Header Ads

  • Breaking News

    World Report 2021 - Việt Nam : Các sự kiện năm 2020

    Người bị giam giữ vì lý dochính trị tại Việt Nam: Phạm Đoan Trang; Cấn Thị Thêu và các con là Trịnh Bá Phương, Trịnh Bá Tú; Đinh Thị Thu Thủy; Phạm Chí Dũng; Nguyễn Tường Thụy; Lê Hữu Minh Tuấn; Trần Đức Thạch

    Song ngữ Việt Anh

    Việt Nam: Các sự kiện năm 2020

    Trong năm 2020, Việt Nam tiếp tục vi phạm các quyền dân sự và chính trị cơ bản một cách có hệ thống. Chính quyền, dưới chế độ cai trị độc đảng của Đảng Cộng sản Việt Nam, xiết chặt vòng kiềm tỏa các quyền tự do biểu đạt, tự do lập hội, nhóm họp ôn hòa, tự do đi lại và tự do tôn giáo. Các công đoàn độc lập hay bất kỳ một tổ chức, hội nhóm nào bị coi là có nguy cơ đối với sự độc tôn quyền lực của Đảng Cộng sản vẫn bị cấm thành lập và hoạt động. Nhà cầm quyền chặn đường truy cập tới một số trang mạng và tài khoản trên mạng xã hội, và gây sức ép, buộc các công ty viễn thông và mạng xã hội phải gỡ bỏ hoặc hạn chế các nội dung phê phán chính quyền hoặc đảng cầm quyền.

    Những người lên tiếng phê phán đảng hoặc chính quyền phải đối mặt với nguy cơ bị công an đe dọa, sách nhiễu, cản trở việc đi lại, hành hung thân thể, bị câu lưu và bắt giữ tùy tiện, và bỏ tù. Công an giam giữ các nhà hoạt động chính trị hàng tháng trời mà không cho tiếp xúc với luật sư và thẩm vấn họ thô bạo. Các tòa án do đảng kiểm soát kết án các nhà hoạt động và blogger dựa trên các cáo buộc ngụy tạo về an ninh quốc gia.

    Chính quyền Việt Nam có vẻ đã đạt được một số thành công trong việc chống dịch Covid-19. Sau khi áp dụng chính sách gắt gao về theo dõi tiếp xúc, xét nghiệm hàng loạt, tuyên truyền vệ sinh, đóng cửa biên giới sớm, giãn cách xã hội, bắt buộc cách ly tập trung, tính đến cuối năm 2020 Việt Nam chỉ ghi nhận khoảng hơn 1.000 ca nhiễm và 35 người chết. Tuy nhiên, các thành tích đó của Việt Nam phải đổi bằng cái giá là gia tăng vi phạm nhân quyền: hạn chế tự do biểu đạt; không bảo vệ được quyền riêng tư; và bất bình đẳng trong khả năng tiếp cận các dịch vụ xã hội và hỗ trợ của chính phủ.

    Tự do Biểu đạt, Tự do Chính kiến và Tự do Ngôn luận

    Trong năm 2020, những người bất đồng chính kiến trên mạng thường xuyên phải đối mặt với sách nhiễu và đe dọa. Một số người bị bắt và bị cáo buộc theo bộ luật hình sự Việt Nam, có nội dung hình sự hóa các hành vi ngôn luận có tính phê phán chính quyền hay khuyến khích các tư tưởng “phản động.” Chính quyền truy tố nhiều nhà bất đồng chính kiến trong suốt năm 2020.

    Trong tháng Tư, tháng Sáu và tháng Bảy, các toà án Việt Nam xử Phan Công Hải, Nguyễn Văn Nghiêm, Đinh Văn Phú và Nguyễn Quốc Đức Vượng và kết án mỗi người từ năm đến tám năm tù vì đã phê phán Đảng và Nhà nước.

    Tháng Năm, công an bắt Nguyễn Tường Thụy và tháng Sáu bắt Lê Hữu Minh Tuấn vì tham gia Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam (IJAVN) và cáo buộc họ tội danh tuyên truyền chống nhà nước theo điều 117 của bộ luật hình sự Việt Nam. Chủ tịch hội, Ts. Phạm Chí Dũng, đã bị bắt từ tháng Mười một năm 2019, dường như liên quan đến việc ông công khai bày tỏ ý kiến phản đối hiệp ước thương mại tự do EU-Việt Nam. Từ tháng Tư đến tháng Tám, công an bắt giữ chín người khác trong đó có blogger độc lập Phạm Chí Thành, nhà hoạt động quyền lợi đất đai Nguyễn Thị Tâm cựu tù nhân chính trị Cấn Thị Thêu và các con trai bà là Trịnh Bá Phương và Trịnh Bá Tư. Tháng Mười, công an bắt blogger nhân quyền nổi tiếng Phạm Đoan Trang. Cả 10 người này đều bị cáo buộc tội danh tuyên truyền chống nhà nước theo điều 117 của bộ luật hình sự.

    Quyền Tự do Báo chí và Tiếp cận Thông tin

    Chính quyền Việt Nam tiếp tục cấm các kênh truyền thông tư nhân hoặc độc lập hoạt động và kiểm soát chặt chẽ các đài phát thanh, truyền hình và cơ sở in ấn. Nhà cầm quyền chặn đường kết nối tới một số trang mạng nhạy cảm về chính trị, thường xuyên đóng các blog và yêu cầu các nhà cung cấp dịch vụ internet phải gỡ bỏ các nội dung hay tài khoản mạng xã hội bị coi là trái ý về chính trị.

    Trong tháng Tư, chính quyền chặn đường truy cập tới các máy chủ bộ nhớ đệm địa phương (local cache server) của Facebook và yêu cầu công ty này gỡ bỏ các trang do các nhà bất đồng chính kiến điều hành. Facebook, thỏa hiệp trước sức ép, đã đồng ý hạn chế đường truy cập tới một số trang ở trong nước Việt Nam, tạo thành một tiền lệ đáng lo ngại. Tháng Chín, Bộ Thông tin Truyền thông Việt Nam khen ngợi Facebook và YouTube “đã có chuyển biến tích cực trong việc phối hợp với Bộ TT-TT để ngăn chặn thông tin vi phạm pháp luật Việt Nam.”

    Trong tháng Tư và tháng Năm, một toà án Việt Nam đã kết án hai người sử dụng Facebook là Chung Hoàng Chương và Mã Phùng Ngọc Phú các mức án lần lượt là 18 tháng và 9 tháng tù vì các bài phê phán chính quyền đăng trên Facebook của họ theo điều 331 bộ luật hình sự. Tháng Sáu, nhà cầm quyền bắt giữ Huỳnh Anh Khoa và Nguyễn Đăng Thương vì làm điều hợp viên cho một nhóm của những người sử dụng Facebook thảo luận về kinh tế, xã hội và chính trị Việt Nam, và cáo buộc họ cũng theo điều 331.

    Quyền Tự do Lập hội và Nhóm họp

    Công đoàn độc lập, các tổ chức nhân quyền và đảng chính trị vẫn bị cấm. Những người vận động cố gắng thành lập công đoàn hay các nhóm hội của người lao động phải đối mặt với sự sách nhiễu, đe dọa và trả đũa từ cả phía chính quyền lẫn những người sử dụng lao động. Nhà cầm quyền Việt Nam quy định các cuộc tụ tập đông người nơi công cộng phải được phê duyệt, và từ chối cấp phép một cách hệ thống đối với bất kỳ một cuộc gặp mặt, tuần hành hay nhóm họp đông người nào bị coi là không vừa ý về chính trị.

    Tháng 11 năm 2019, Quốc hội Việt Nam thông qua bộ luật lao động sửa đổi, có hiệu lực vào tháng Giêng năm 2021. Bộ luật mới, trên bề nổi sẽ cho phép thành lập “các tổ chức đại diện của người lao động,” nhưng các tổ chức đó chỉ có thể được thành lập nếu được chính quyền cho phép, và chắc sẽ bị kiểm soát chặt chẽ.

    Tháng Tư, công an bắt giữ cựu tù nhân chính trị Trần Đức Thạch vì cho rằng ông có liên quan tới một nhóm nhân quyền, Hội Anh em Dân chủ. Chính quyền cáo buộc ông tội lật đổ theo điều 109 bộ luật hình sự.

    Cũng như các năm trước, chính quyền trưng thu đất đai cho các dự án kinh tế, thường là không đền bù thỏa đáng hoặc theo một quy trình thích đáng. Đến năm 2020, khái niệm “dân oan” đã trở thành một thành ngữ quen thuộc được dùng để tả những người bị chính quyền ép buộc phải rời bỏ mảnh đất của mình.

    Tháng Giêng, một vụ xung đột bạo lực xảy ra ở Đồng Tâm, một xã thuộc Hà Nội, giữa công an và các nhà hoạt động quyền lợi đất đai từng tham gia các cuộc biểu tình phản đối trưng thu đất đai ở khu vực này. Các chi tiết vẫn chưa rõ ràng, nhưng được biết đã có vài người bị tử vong, trong đó có ba công an và một dân làng. Chính quyền bắt giữ 29 người dân trong làng và cáo buộc họ tội giết người và chống người thi hành công vụ. Tháng Chín, một tòa án ở Hà Nội xét xử và kết án hai người trong số đó mức án tử hình. Một người khác bị kết án tù chung thân. Những người còn lại nhận án treo hoặc mức án tù thấp hơn, người nhiều nhất là 16 năm. Các luật sư bào chữa nói rằng một số bị cáo cho biết họ đã bị tra tấn và ép nhận tội.

    Tự do Tôn giáo

    Chính quyền Việt Nam hạn chế các hoạt động thực hành tôn giáo bằng các quy phạm pháp luật, các quy định về đăng ký, và bằng theo dõi. Các nhóm tôn giáo phải được phê chuẩn và đăng ký với chính quyền, đồng thời phải hoạt động dưới các ban trị sự do nhà nước quản lý. Dù nhà cầm quyền cho phép nhiều nhà thờ, chùa chiền trong hệ thống kiểm soát của nhà nước được tổ chức thờ phượng, cúng lễ nhưng vẫn cấm các hoạt động tôn giáo bị tùy tiện quy kết là đi ngược lại với “lợi ích quốc gia,” “trật tự xã hội,” hay “khối đại đoàn kết dân tộc,” trong đó có nhiều hoạt động tôn giáo thông thường.

    Công an Việt Nam giám sát, sách nhiễu và đôi khi dùng vũ lực đàn áp đối với các nhóm tôn giáo hoạt động bên ngoài hệ thống tôn giáo do nhà nước kiểm soát. Các nhóm tôn giáo không được công nhận, trong đó có các nhóm Cao Đài, Phật giáo Hòa Hảo, Cơ đốc giáo, và Phật giáo phải đối mặt với nguy cơ bị theo dõi liên tục, bị sách nhiễu và đe dọa. Tín đồ của các nhóm tôn giáo độc lập có thể bị đấu tố đông người, buộc từ bỏ đạo, giam giữ, thẩm vấn, tra tấn và bỏ tù.

    Quyền Trẻ em

    Bạo hành đối với trẻ em, bao gồm cả lạm dụng tình dục, lan tràn ở Việt Nam, kể cả ở học đường. Nhiều bài báo Việt Nam đưa tin về các trường hợp thầy cô giáo hay nhân viên ở các cơ sở nhà nước lạm dụng tình dục, đánh đập trẻ em bằng tay chân hoặc thậm chí bằng roi gậy.

    Các thanh thiếu niên đồng tính nữ, đồng tính nam, song tính và chuyển giới phải đối mặt với nạn kỳ thị và bạo hành phổ biến ở nhà và ở trường. Các huyền thoại hoang đường tràn lan về xu hướng tính dục và bản dạng giới, trong đó có niềm tin sai lệch rằng hấp dẫn tính dục đồng giới là một triệu chứng tâm lý có thể chẩn đoán và chữa trị được, rất phổ biến trong ngành giáo dục nói riêng và dân chúng nói chung.

    Các trường học thường không bảo vệ được sinh viên, học sinh trước nguy cơ bạo hành thể chất và giới chức nhà trường không nhất quán trong việc giải quyết các vụ việc xâm hại thể chất hoặc bằng lời nói, và các bài giảng thường có nội dung kỳ thị người đồng tính. Nhà cầm quyền chưa triển khai được cơ chế thích đáng để giải quyết các vụ việc bạo hành và kỳ thị.

    Các Đối tác Quốc tế Chủ chốt

    Trung Quốc vẫn là nhân tố ngoại quốc có ảnh hưởng lớn nhất tới Việt Nam. Các tranh chấp về lãnh hải tiếp tục làm phức tạp quan hệ giữa hai nước.

    Tháng Hai, Liên minh Châu Âu và Việt Nam tổ chức đối thoại nhân quyền thường niên lần thứ 9, một thực hành vẫn tiếp tục không mang lại kết quả cụ thể nào. Tháng Tám, Hiệp ước Thương mại Tự do Việt Nam – EU bắt đầu có hiệu lực, tăng cường mối quan hệ của Việt Nam với khối liên minh Châu Âu. Hiệp ước có chứa đựng những điều khoản chung chung, bất khả chế tài về nhân quyền. Dù ở Việt Nam mọi hình thức bất đồng chính kiến đều đang bị xiết ngày càng chặt, Châu Âu chỉ tập trung gây sức ép về quyền của người lao động, dẫn tới một số cải cách và cam kết từ phía Hà Nội. Dù đã ghi nhận các mối quan ngại lớn về việc hồ sơ nhân quyền của Việt Nam đang có xu hướng tệ đi, trong tháng Hai, số đông các thành viên Nghị viện châu Âu vẫn đồng ý thông qua hiệp ước nói trên.

    Năm 2020 đánh dấu kỷ niệm 25 năm nối lại quan hệ ngoại giao giữa Hoa Kỳ và Việt Nam. Dù nội các đương nhiệm của Hoa Kỳ không mấy quan tâm đến tình trạng nhân quyền ở Việt Nam, một số chính trị gia Hoa Kỳ tiếp tục lên án Việt Nam vi phạm nhân quyền và lên tiếng ủng hộ các nhà hoạt động ở Việt Nam.

    Tháng Tư năm 2020, Ủy ban Tự do Tôn giáo Quốc tế của Hoa Kỳ công bố bản phúc trình trong đó có khuyến nghị xếp hạng Việt Nam là một “Quốc gia Cần Quan tâm Đặc biệt.” Tháng Mười năm 2020, Hoa Kỳ và Việt Nam tổ chức đối thoại nhân quyền qua màn hình, trong đó các quan chức Hoa Kỳ tuyên bố rằng họ đã nêu quan ngại về nhiều vấn đề nhân quyền. Tuy nhiên, vụ bắt giữ nhà bất đồng chính kiến nổi tiếng Phạm Đoan Trang, đã nêu ở phần trên, xảy ra sau khi cuộc đối thoại kết thúc chưa đầy 24 giờ, như khẳng định rằng cuộc đối thoại chẳng mấy hiệu quả.

    Quan hệ song phương giữa Australia và Việt Nam tiếp tục phát triển ngay cả khi một công dân Australia, Châu Văn Khảm, tiếp tục phải ngồi tù ở Việt Nam với tội danh “khủng bố” vì bị cho là đã tham gia một đảng chính trị hải ngoại bị chính quyền Việt Nam tuyên bố là bất hợp pháp.

    Nhật Bản vẫn là nhà tài trợ quốc tế song phương quan trọng nhất của Việt Nam. Cũng như các năm trước, Nhật Bản từ chối sử dụng cán cân kinh tế để công khai thúc đẩy Việt Nam cải thiện hồ sơ nhân quyền.

    Human Rights Watch - Vietnam  Events of 2020

     

    Vietnam continued to systematically violate basic civil and political rights in 2020. The government, under the one-party rule of the Communist Party of Vietnam, tightened restrictions on freedom of expression, association, peaceful assembly, movement, and religion. Prohibitions remained on the formation or operation of independent unions and any other organizations or groups considered to be a threat to the Communist Party’s monopoly of power. Authorities blocked access to several websites and social media pages and pressured social media and telecommunications companies to remove or restrict content critical of the government or the ruling party.

    Those who criticized the government or party faced police intimidation, harassment, restricted movement, physical assault, arbitrary arrest and detention, and imprisonment. Police detained political detainees for months without access to legal counsel and subjected them to abusive interrogations. Party-controlled courts sentenced bloggers and activists on fabricated national security charges.

    Vietnamese authorities appeared to have had some successes in combating the Covid-19 pandemic. After adopting aggressive contact tracing, mass testing, public campaigns on hygiene, early border closures, social-distancing, and mandatory centralized quarantines, Vietnam by late 2020 reported only about 1,000 confirmed cases and 35 deaths. However, Vietnam’s successes came at the cost of increasing violations of rights: restrictions on freedom of speech; failure to protect the right of privacy; and inequity in access to social services and government support.

    Freedom of Expression, Opinion, and Speech

    Online dissidents faced routine harassment and intimidation in 2020. Several were arrested and charged under Vietnam’s penal code, which criminalizes speech critical of the government or which promotes “reactionary” ideas. The government prosecuted numerous dissidents throughout the year.

    In April, June, and July, courts tried Phan Cong Hai, Nguyen Van Nghiem, Dinh Van Phu, and Nguyen Quoc Duc Vuong and sentenced them to between five and eight years each in prison for criticizing the party and the state.

    Police arrested Nguyen Tuong Thuy in May and Le Huu Minh Tuan in June for involvement with the Independent Journalists Association of Vietnam (IJAVN) and charged them with anti-state propaganda under article 117 of the penal code. The organization’s president, Dr. Pham Chi Dung, was arrested in November 2019, apparently in connection to his vocal opposition to the European Union-Vietnam free trade agreement. Between April and August, police arrested nine other people including independent blogger Pham Chi Thanh, land rights activists Nguyen Thi Tam, and former political prisoner Can Thi Theu and her sons Trinh Ba Phuong and Trinh Ba Tu. In October, police arrested prominent rights blogger Pham Doan Trang. All 10 were charged with anti-state propaganda under article 117 of the penal code.

    Freedom of Media and Access to Information

    The Vietnamese government continued to prohibit independent or privately owned media outlets and impose strict control over radio and television stations and printed publications. Authorities block access to websites, frequently shut blogs, and require internet service providers to remove content or social media accounts deemed politically unacceptable.

    In April, the government throttled access to Facebook’s local cache servers, demanding that the company remove pages controlled by dissidents. Facebook, bowing to pressure, agreed to restrict access to the pages within Vietnam, setting a worrying precedent. In early September, the Ministry of Information and Communications (MIC) praised Facebook and YouTube for their “positive change in collaborating with MIC to block information that violates Vietnam’s law.”

    In April and May, a court sentenced two Facebook users, Chung Hoang Chuong and Ma Phung Ngoc Phu, to 18 months and 9 months’ imprisonment respectively for posts on Facebook critical of the government under article 331 of the penal code. In June, authorities arrested Huynh Anh Khoa and Nguyen Dang Thuong for being the moderators of a Facebook group in which users discussed Vietnamese economic, social, and political issues, and charged them also under article 331.

    Freedom of Association and Assembly

    Prohibitions remained on independent labor unions, human rights organizations, and political parties. Organizers trying to establish unions or workers’ groups face harassment, intimidation, and retaliation from employers and authorities. Authorities require approval for public gatherings, and systematically refuse permission for meetings, marches, or public gatherings they deem to be politically unacceptable.

    In November 2019, the National Assembly passed a revised labor code effective in January 2021. The new code ostensibly will allow the formation of “Worker Representation Organizations” to represent workers, but such groups can only form with the permission of the government and are likely to be tightly controlled.

    In April, the police arrested former political prisoner Tran Duc Thach for alleged association with a human rights group, the Brotherhood for Democracy. Authorities charged him with subversion under article 109 of the penal code.

    As in previous years, the government confiscated land for various economic projects, typically without due process or adequate compensation. The term “dan oan,” or “wronged people,” as of 2020 has emerged as a common idiom in Vietnamese usage to describe people forced off their land by authorities.

    In January, a violent incident occurred in Dong Tam, a commune in Hanoi, involving police and land rights activists involved in past protests against local land confiscations in the area. Details are unclear, but several deaths were reported, including three police officers and one villager. Authorities arrested 29 villagers and charged them with murder or resisting persons on public duty. In September, a court in Hanoi convicted and sentenced two of them to death. Another was sentenced to life in prison. The rest received either suspended sentences or various shorter terms, ranging up to 16 years. Defense lawyers said several defendants alleged they were tortured and forced to admit guilt.

    Freedom of Religion

    The government restricts religious practice through legislation, registration requirements, and surveillance. Religious groups are required to get approval from, and register with, the government and operate under government-controlled management boards. While authorities allow many government-affiliated churches and pagodas to hold worship services, they ban religious activities that they arbitrarily deem to be contrary to the “national interest,” “public order,” or “national unity,” including many ordinary types of religious functions.

    Police monitor, harass, and sometimes violently crack down on religious groups operating outside government-controlled institutions. Unrecognized religious groups, including Cao Dai, Hoa Hao, Christian, and Buddhist groups, face constant surveillance, harassment, and intimidation. Followers of independent religious group are subject to public criticism, forced renunciation of faith, detention, interrogation, torture, and imprisonment.

    Children’s Rights

    Violence against children, including sexual abuse, is pervasive in Vietnam, including in schools. Numerous media reports have described cases of teachers or government caregivers engaging in sexual abuse, beating children, or hitting them with sticks.

    Vietnamese lesbian, gay, bisexual, and transgender youth face widespread discrimination and violence at home and at school. Pervasive myths about sexual orientation and gender identity, including the false belief that same-sex attraction is a diagnosable and curable mental health condition, is common among Vietnamese school officials and the population at large.

    Schools often fail to protect students from physical violence and school staff inconsistently respond to incidents of verbal and physical abuse and lessons often contain homophobic content. Authorities have not put in place adequate mechanisms to address cases of violence and discrimination.

    Key International Actors

    China remains the most influential outside actor in Vietnam. Maritime disputes continue to complicate the relationship.

    In February, the EU and Vietnam held their ninth yearly human rights dialogue, an exercise that once again did not bring concrete results. In August, the EU-Vietnam Free Trade Agreement came into force, strengthening Vietnam’s ties with the bloc. The deal includes vague, non-enforceable human rights provisions. Amid increasing repression of any form of dissent in the country, EU pressure focused solely on labor rights, triggering some reforms and commitments by Hanoi. Despite acknowledging major concerns over Vietnam’s deteriorating human rights record, in February a majority in the European Parliament gave its consent to the deal.

    2020 marked the 25th anniversary of the resumption of diplomatic relations between the United States and Vietnam. While the current US administration paid little attention to human rights situation in Vietnam, a number of US politicians continued to condemn the country’s violations of rights and voice their supports for Vietnamese activists.

    In April 2020, the United States Commission on International Religious Freedom published its report in which Vietnam is recommended for designation as a “Country of Particular Concern.” In October 2020, the US and Vietnam held a human rights dialogue, virtually, during which US officials claim to have raised concerns about various human rights issues.  However, the arrest of prominent dissident Pham Doan Trang, noted above, occurred less than 24 hours after the end of the dialogue, underscoring its lack of efficacy.

    Australia’s bilateral relationship with Vietnam continued to grow even as an Australian citizen, Chau Van Kham, remained in prison in Vietnam on a “terrorism” conviction for his alleged involvement in an overseas political party declared unlawful by the Vietnamese government.

    Japan remained the most important bilateral donor to Vietnam. As in previous years, Japan has declined to use its economic leverage to publicly urge Vietnam to improve its human rights record.

    https://www.hrw.org/world-report/2021/country-chapters/vietnam

    Không có nhận xét nào