Trung Quốc tiến hành cải tạo thêm
đất và gia cố bờ chống xói mòn trên đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa.
Đây là tiền đồn chính của Hoa Lục hiện nay tại khu vực Bắc Biển Đông.
Trung Quốc cải tạo, gia cố bờ căn cứ đảo Phú Lâm để ngăn xói mòn |
Những
nỗ lực đó cho thấy quyết tâm giữ những căn cứ đảo của Trung Quốc trước
những điều kiện môi trường cực đoan tại Biển Đông, nơi mà tuyên bố chủ
quyền bao trùm của Bắc Kinh bị các nước láng giềng phản bác.
Đảo Phú Lâm là thực thể tự nhiên lớn nhất mà Trung Quốc chiếm đóng ở Biển Đông. Đảo này thuộc quần đảo Hoàng Sa, và được sử dụng làm trụ sở chính cho Thành phố Tam Sa cũng như căn cứ cho những lực lượng thuộc Giải Phóng Quân Nhân Dân Trung Quốc.
Bắc Kinh cho thành lập Thành phố Tam Sa vào năm 2012 để quản lý hành chính hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa, Bãi Macclesfield, Bãi Scaborough và những vùng nước xung quanh dù rằng đó là khu vực có tranh chấp giữa một số nước trong khu vực.
Kể từ khi thành lập Thành phố Tam Sa, Trung Quốc cho mở rộng đáng kể đảo Phú Lâm và cải thiện cơ sở hạ tầng trên đảo, mở rộng cảng chính, hoàn tất một cảng mới, và tiến hành cải tạo, bồi lấp đất đáng kể dọc theo bờ bắc của đảo. Hoạt động này thuộc chiến dịch cải tạo đất rộng thêm ở Biển Đông mà mọi người có thể thấy qua những đảo nhân tạo lớn mà Trung Quốc xây dựng ở quần đảo Trường Sa tại phía nam.
Mặc dù đợt cải tạo đất gấp rút của Trung Quốc chủ yếu hoàn tất vào năm 2017, tài liệu mà RFA xem lại gần đây cho thấy hoạt động này vẫn tiếp tục ở đảo Phú Lâm như thế nào. Tài liệu cho thấy Thành phố Tam Sa khởi động giai đoạn 1 dự án ‘cải tạo và khôi phục’ trên đảo này vào cuối năm 2018 với lời mời các công ty tham gia đấu thầu khảo sát và kế hoạch thực hiện.
Tài liệu cho thấy Công ty TNHH Viện Nghiên Cứu & Thiết kế Kim loại Màu Tây An Trung Quốc đã thắng thầu hợp đồng khảo sát và Công ty TNHH Viện Thiết kế & Kế hoạch Vận tải Thủy thắng thầu thiết kế. Cả hai đều là những công ty con của doanh nghiệp Nhà nước.
Theo một đánh giá tác động môi trường từ tháng 2 năm 2019, cơ quan chức năng địa phương có kế hoạch tiến hành các công trình trên tuyến bờ biển dài hơn 2100 ở mạn bắc đảo Phú Lâm. Báo cáo cho thấy họ có kế hoạch xây một đê biển dài 336,9 mét, một kè chắn cát dài 55 mét, bốn đê chắn sóng mỗi cái dài 40 mét, và hơn 1.800 mét bờ kè. Một tài liệu đấu thầu khác từ tháng 3 năm 2019 cho thấy những chi tiết có khác một chút.
Vào tháng 5 năm 2019, đại diện Thành phố Tam Sa ký một hợp đồng thí nghiệm mẫu với Viện Nghiên Cứu Thiên Tân về Công trình Vận Tải Thủy thuộc Bộ Giao Thông Trung Quốc. Hồ sơ thầu trong việc ký kết hợp đồng này cho thấy Viện Nghiên cứu Thiên Tân về Công trình Vận Tải Thủy chịu trách nhiệm vẽ mô hình xói mòn đường bờ biển trên đảo Phú Lâm nhằm hỗ trợ cho công tác cải tại và nâng cấp.
Tại liệu nêu rõ chi tiết đơn vị thắng thầu sẽ mô phỏng sóng phá những rạn san hô ven bờ đảo Phú Lâm và những thiệt hại về mặt truyền tải trong điều kiện gia tăng bão tố. Ngoài ra còn có những thí nghiệm khác nữa.
Việc đầu tư nhằm bảo vệ đảo Phú Lâm từ những yếu tố vừa nêu phản ánh tầm quan trọng chiến lược của đảo này đối với Trung Quốc. Cơ sở hạ tầng tại đảo Phú Lâm hỗ trợ cho hoạt động của Hải quân Giải phóng quân Nhân dân, Tuần Duyên và dân quân biển. Tuần Duyên và dân quân biển Trung Quốc thường xuyên sách nhiễu tàu đánh cá và những tàu khác của những nước có tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông. Riêng Hoàng Sa có tranh chấp giữa Trung Quốc, Việt Nam và Đài Loan.
Vào tháng 6 năm 2020, RFA loan tin Trung Quốc tái tục hoạt động nạo vét tại đảo Phú Lâm và khởi sự xây dựng những công trình gia cố trên bờ bắc của đảo. Hình ảnh vệ tinh mới cho thấy Trung Quốc tiếp tục công việc này sang đến cuối năm 2020, gồm cả việc cải tạo thêm đất để mở rộng đường bờ biển của đảo. Trung Quốc dường như đã gia cố hầu hết bờ bắc đảo Phú Lâm, đào đoạn 20x30 mét trên một rạn san hô ven bờ về phía tây bắc và rồi từ tháng 6 cho lấp chừng 30 ngàn mét vuông đất mới về phía đông bắc.
Những thay đổi này chắc hẳn là sản phẩm của ‘dự án nâng cấp và cải tạo bờ biển’ thành phố Tam Sa.
Công tác cải tạo bờ đảo Phú Lâm do thành phố Tam Sa tiến hành dường như tiếp tục sang năm 2021. Tài liệu lưu trữ cho thấy Thành phố Tam Sa vào tháng 8 năm 2020 đã ký một hợp đồng lập kế hoạch khác cho giai đoạn 1 của dự án với Công ty TNHH Viện Thiết Kế & Kế hoạch Vận tải Thủy. Hơn thế, việc khởi sự giai đoạn một cho thấy rằng thành phố này có thể phát động những giai đoạn tiếp theo.
Đảo Phú Lâm là thực thể tự nhiên lớn nhất mà Trung Quốc chiếm đóng ở Biển Đông. Đảo này thuộc quần đảo Hoàng Sa, và được sử dụng làm trụ sở chính cho Thành phố Tam Sa cũng như căn cứ cho những lực lượng thuộc Giải Phóng Quân Nhân Dân Trung Quốc.
Bắc Kinh cho thành lập Thành phố Tam Sa vào năm 2012 để quản lý hành chính hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa, Bãi Macclesfield, Bãi Scaborough và những vùng nước xung quanh dù rằng đó là khu vực có tranh chấp giữa một số nước trong khu vực.
Kể từ khi thành lập Thành phố Tam Sa, Trung Quốc cho mở rộng đáng kể đảo Phú Lâm và cải thiện cơ sở hạ tầng trên đảo, mở rộng cảng chính, hoàn tất một cảng mới, và tiến hành cải tạo, bồi lấp đất đáng kể dọc theo bờ bắc của đảo. Hoạt động này thuộc chiến dịch cải tạo đất rộng thêm ở Biển Đông mà mọi người có thể thấy qua những đảo nhân tạo lớn mà Trung Quốc xây dựng ở quần đảo Trường Sa tại phía nam.
Mặc dù đợt cải tạo đất gấp rút của Trung Quốc chủ yếu hoàn tất vào năm 2017, tài liệu mà RFA xem lại gần đây cho thấy hoạt động này vẫn tiếp tục ở đảo Phú Lâm như thế nào. Tài liệu cho thấy Thành phố Tam Sa khởi động giai đoạn 1 dự án ‘cải tạo và khôi phục’ trên đảo này vào cuối năm 2018 với lời mời các công ty tham gia đấu thầu khảo sát và kế hoạch thực hiện.
Tài liệu cho thấy Công ty TNHH Viện Nghiên Cứu & Thiết kế Kim loại Màu Tây An Trung Quốc đã thắng thầu hợp đồng khảo sát và Công ty TNHH Viện Thiết kế & Kế hoạch Vận tải Thủy thắng thầu thiết kế. Cả hai đều là những công ty con của doanh nghiệp Nhà nước.
Theo một đánh giá tác động môi trường từ tháng 2 năm 2019, cơ quan chức năng địa phương có kế hoạch tiến hành các công trình trên tuyến bờ biển dài hơn 2100 ở mạn bắc đảo Phú Lâm. Báo cáo cho thấy họ có kế hoạch xây một đê biển dài 336,9 mét, một kè chắn cát dài 55 mét, bốn đê chắn sóng mỗi cái dài 40 mét, và hơn 1.800 mét bờ kè. Một tài liệu đấu thầu khác từ tháng 3 năm 2019 cho thấy những chi tiết có khác một chút.
Vào tháng 5 năm 2019, đại diện Thành phố Tam Sa ký một hợp đồng thí nghiệm mẫu với Viện Nghiên Cứu Thiên Tân về Công trình Vận Tải Thủy thuộc Bộ Giao Thông Trung Quốc. Hồ sơ thầu trong việc ký kết hợp đồng này cho thấy Viện Nghiên cứu Thiên Tân về Công trình Vận Tải Thủy chịu trách nhiệm vẽ mô hình xói mòn đường bờ biển trên đảo Phú Lâm nhằm hỗ trợ cho công tác cải tại và nâng cấp.
Tại liệu nêu rõ chi tiết đơn vị thắng thầu sẽ mô phỏng sóng phá những rạn san hô ven bờ đảo Phú Lâm và những thiệt hại về mặt truyền tải trong điều kiện gia tăng bão tố. Ngoài ra còn có những thí nghiệm khác nữa.
Việc đầu tư nhằm bảo vệ đảo Phú Lâm từ những yếu tố vừa nêu phản ánh tầm quan trọng chiến lược của đảo này đối với Trung Quốc. Cơ sở hạ tầng tại đảo Phú Lâm hỗ trợ cho hoạt động của Hải quân Giải phóng quân Nhân dân, Tuần Duyên và dân quân biển. Tuần Duyên và dân quân biển Trung Quốc thường xuyên sách nhiễu tàu đánh cá và những tàu khác của những nước có tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông. Riêng Hoàng Sa có tranh chấp giữa Trung Quốc, Việt Nam và Đài Loan.
Vào tháng 6 năm 2020, RFA loan tin Trung Quốc tái tục hoạt động nạo vét tại đảo Phú Lâm và khởi sự xây dựng những công trình gia cố trên bờ bắc của đảo. Hình ảnh vệ tinh mới cho thấy Trung Quốc tiếp tục công việc này sang đến cuối năm 2020, gồm cả việc cải tạo thêm đất để mở rộng đường bờ biển của đảo. Trung Quốc dường như đã gia cố hầu hết bờ bắc đảo Phú Lâm, đào đoạn 20x30 mét trên một rạn san hô ven bờ về phía tây bắc và rồi từ tháng 6 cho lấp chừng 30 ngàn mét vuông đất mới về phía đông bắc.
Những thay đổi này chắc hẳn là sản phẩm của ‘dự án nâng cấp và cải tạo bờ biển’ thành phố Tam Sa.
Công tác cải tạo bờ đảo Phú Lâm do thành phố Tam Sa tiến hành dường như tiếp tục sang năm 2021. Tài liệu lưu trữ cho thấy Thành phố Tam Sa vào tháng 8 năm 2020 đã ký một hợp đồng lập kế hoạch khác cho giai đoạn 1 của dự án với Công ty TNHH Viện Thiết Kế & Kế hoạch Vận tải Thủy. Hơn thế, việc khởi sự giai đoạn một cho thấy rằng thành phố này có thể phát động những giai đoạn tiếp theo.
Hình ảnh vệ tinh cho thấy công tác xây dựng tiếp diễn trên một khu vực đất mới được cải tạo bồi lấp ở bờ bắc đảo Phú Lâm.
Những nỗ lực hiện tại của Thành phố Tam Sa nhằm củng cố bờ biển đảo Phú Lâm chống xói mòn nằm trong kế hoạch rộng hơn của Trung Quốc nhằm bảo đảm khả năng tồn tại lâu dài cho những khu cư trú tại Biển Đông. Đơn cử, Trung quốc cũng cho trồng cây trên những đảo nhỏ để tránh xói mòn đất. Những nỗ lực này cho thấy rõ ý đồ của Trung Quốc muốn duy trì sự hiện diện thường xuyên trên những đảo và đá tranh chấp ở Biển Đông, bất chấp những chỉ trích ngày càng tăng về những tuyên bố chủ quyền và lãnh hải của Trung Quốc trái luật quốc tế.
Những nỗ lực hiện tại của Thành phố Tam Sa nhằm củng cố bờ biển đảo Phú Lâm chống xói mòn nằm trong kế hoạch rộng hơn của Trung Quốc nhằm bảo đảm khả năng tồn tại lâu dài cho những khu cư trú tại Biển Đông. Đơn cử, Trung quốc cũng cho trồng cây trên những đảo nhỏ để tránh xói mòn đất. Những nỗ lực này cho thấy rõ ý đồ của Trung Quốc muốn duy trì sự hiện diện thường xuyên trên những đảo và đá tranh chấp ở Biển Đông, bất chấp những chỉ trích ngày càng tăng về những tuyên bố chủ quyền và lãnh hải của Trung Quốc trái luật quốc tế.
https://www.rfa.org/
Không có nhận xét nào