Thủ tướng Chính phủ Việt Nam ngày 31/12 có văn bản đồng ý về việc chuyển hơn 155 héc ta rừng sang mục đích khác để thực hiện 3 dự án nhà máy điện mặt trời Phù Mỹ tại Bình Định.
Truyền
thông nhà nước Việt Nam loan tin dẫn văn bản gửi Bộ Nông nghiệp và Phát
triển Nông thôn, Uỷ ban Nhân dân tỉnh Bình Định nêu rõ, Thủ tuớng đồng ý
chuyển 155,13 héc ta rừng trồng, bao gồm 125,18 héc ta rừng thuộc quy
hoạch, rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát và 29,95 héc ta ngoài quy hoạch 3
loại rừng sang thực hiện dự án điện mặt trời Phù Mỹ.
Thủ tướng Chính phủ Hà Nội yêu cầu Uỷ ban Nhân dân tỉnh Bình Định nghiên cứu rà soát, kiểm tra kỹ hồ sơ đề nghị chuyển mục đích sử dụng, xác định vị trí, ranh giới, hiện trạng rừng phải phù hợp với quy hoạch…Nếu đủ điều kiện theo quy định pháp luật thì mới được tổ chức thực hiện chuyển mục đích.
Ngoài ra, chủ tịch Uỷ ban Nhân dân tỉnh Bình Định phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc chuyển mục đích sử dụng, tiết kiệm, hiệu quả, không gây thất thoát tài sản, ngân sách nhà nước, tham nhũng và khiếu kiện mất trật tự xã hội.
Trước đó vào tháng 10/2020 Uỷ ban Nhân dân tỉnh Bình Định đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn xem xét chuyển mục đích sử dụng hơn 155 héc ta rừng để thực hiện xây dựng nhà máy điện mặt trời Phù Mỹ 1, 2 và 3 với tổng mức đầu tư dự kiến của 3 nhà máy lên tới gần 8000 tỷ đồng.
Trong một diễn biến liên quan, dự án điện mặt trời tại Quảng Bình cấp điện cho các xã vùng sâu, vùng xa chưa có điện lưới có nguy cơ thành phế liệu khi các điểm cung cấp điện vừa mới đưa vào sử dụng đã hỏng hóc gây mất điện triền miên.
Được biết, vào năm 2012 dự án điện mặt trời này của tỉnh Quảng Bình được thực hiện vay vốn ODA khoảng 12 triệu USD và Việt Nam đối ứng 1,7 triệu USD được xem là dự án điện mặt trời lớn nhất vào thời điểm đó, nhằm phục vụ cho 8 xã, 4 huyện với gần 1,300 hộ dân và 78 cơ quan chính phủ.
Dự án dự kiến hoàn thành vào năm 2015 nhưng đến cuối năm 2019 mới được bàn giao đưa vào sử dụng. Tuy nhiên, nhiều hộ dân phản ánh rằng dự án vừa đưa vào hoạt động đã hư hỏng và mất điện liên tục.
Thủ tướng Chính phủ Hà Nội yêu cầu Uỷ ban Nhân dân tỉnh Bình Định nghiên cứu rà soát, kiểm tra kỹ hồ sơ đề nghị chuyển mục đích sử dụng, xác định vị trí, ranh giới, hiện trạng rừng phải phù hợp với quy hoạch…Nếu đủ điều kiện theo quy định pháp luật thì mới được tổ chức thực hiện chuyển mục đích.
Ngoài ra, chủ tịch Uỷ ban Nhân dân tỉnh Bình Định phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc chuyển mục đích sử dụng, tiết kiệm, hiệu quả, không gây thất thoát tài sản, ngân sách nhà nước, tham nhũng và khiếu kiện mất trật tự xã hội.
Trước đó vào tháng 10/2020 Uỷ ban Nhân dân tỉnh Bình Định đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn xem xét chuyển mục đích sử dụng hơn 155 héc ta rừng để thực hiện xây dựng nhà máy điện mặt trời Phù Mỹ 1, 2 và 3 với tổng mức đầu tư dự kiến của 3 nhà máy lên tới gần 8000 tỷ đồng.
Trong một diễn biến liên quan, dự án điện mặt trời tại Quảng Bình cấp điện cho các xã vùng sâu, vùng xa chưa có điện lưới có nguy cơ thành phế liệu khi các điểm cung cấp điện vừa mới đưa vào sử dụng đã hỏng hóc gây mất điện triền miên.
Được biết, vào năm 2012 dự án điện mặt trời này của tỉnh Quảng Bình được thực hiện vay vốn ODA khoảng 12 triệu USD và Việt Nam đối ứng 1,7 triệu USD được xem là dự án điện mặt trời lớn nhất vào thời điểm đó, nhằm phục vụ cho 8 xã, 4 huyện với gần 1,300 hộ dân và 78 cơ quan chính phủ.
Dự án dự kiến hoàn thành vào năm 2015 nhưng đến cuối năm 2019 mới được bàn giao đưa vào sử dụng. Tuy nhiên, nhiều hộ dân phản ánh rằng dự án vừa đưa vào hoạt động đã hư hỏng và mất điện liên tục.
https://www.rfa.org/
Không có nhận xét nào