Tít
hiện lên trang là tít khác, cụ thể và cay đắng hơn: “Xã giàu nhất nước,
dân làng sắm 300 ô tô chạy chật đường, giờ hoang tàn ảm đạm”.
Tác giả đưa người đọc vào xã Nâm N’Giang, huyện Đăk Song, nơi được coi là thủ phủ của thủ phủ hồ tiêu Việt Nam-tỉnh Đắc Nông.
“Ba năm trước đây, Nâm N’ Giang được coi là một trong những xã giàu nhất khi có hàng trăm ngôi nhà tiền tỷ, 300 xe hơi, nhà nhà tậu ô tô phóng chật đường làng”.
Xe hơi ở Mỹ chỉ là một phương tiện giao thông thông thường, nghèo giàu gì cũng phải có nếu không muốn bị “chặt chân”, nhưng ở Việt Nam, phải có nhiều tiền mới có thể xài xe hơi. Đầu tiên là do các chính sách thuế và phí nên một chiếc xe hơi về Việt Nam có giá gấp 3 lần chiếc cùng loại ở nước ngoài. Ở các thành phố lớn, diện tích đất ở chật hẹp cùng với chính sách không khuyến khích sở hữu xe hơi cá nhân, nên chi phí thuê bãi đỗ, bảo hiểm, thuế xăng dầu..v.v cộng với nỗi lo canh cánh bị trộm vặt gương chiếu hậu và các khoản đút túi “bánh mì cho cảnh sát giao thông” khiến ở Việt Nam, xe hơi thực sự là một chỉ dấu cho sự khá giả, chỉ người có tiền mới sắm được.
Tác giả đưa người đọc vào xã Nâm N’Giang, huyện Đăk Song, nơi được coi là thủ phủ của thủ phủ hồ tiêu Việt Nam-tỉnh Đắc Nông.
“Ba năm trước đây, Nâm N’ Giang được coi là một trong những xã giàu nhất khi có hàng trăm ngôi nhà tiền tỷ, 300 xe hơi, nhà nhà tậu ô tô phóng chật đường làng”.
Xe hơi ở Mỹ chỉ là một phương tiện giao thông thông thường, nghèo giàu gì cũng phải có nếu không muốn bị “chặt chân”, nhưng ở Việt Nam, phải có nhiều tiền mới có thể xài xe hơi. Đầu tiên là do các chính sách thuế và phí nên một chiếc xe hơi về Việt Nam có giá gấp 3 lần chiếc cùng loại ở nước ngoài. Ở các thành phố lớn, diện tích đất ở chật hẹp cùng với chính sách không khuyến khích sở hữu xe hơi cá nhân, nên chi phí thuê bãi đỗ, bảo hiểm, thuế xăng dầu..v.v cộng với nỗi lo canh cánh bị trộm vặt gương chiếu hậu và các khoản đút túi “bánh mì cho cảnh sát giao thông” khiến ở Việt Nam, xe hơi thực sự là một chỉ dấu cho sự khá giả, chỉ người có tiền mới sắm được.
Còn
nhà tiền tỷ? Ở thành phố lớn như Sài Gòn, Hà Nội, Đà Nẵng nơi giá đất
đắt bậc nhất thế giới, bất cứ ngôi nhà nào cũng có thể có giá trị tiền
tỷ. Nhưng ở một vùng miền núi Tây Nguyên, thuộc cao nguyên Trung phần
trước kia, nơi chung sống đến 40 dân tộc, với thu nhập bình quân đầu
người từng nằm trong diện thấp nhất cả nước, đất rộng người thưa, hầu
hết làm nông nghiệp, thì vài tỷ đồng là con số ghê gớm, có thể xây hoàn
chỉnh cả một biệt thự.
Ông phó chủ tịch UBND xã nói với phóng viên báo Thanh Niên năm 2017: “Hơn một năm nay, bình quân mỗi tuần trên địa bàn xã có thêm 4 - 5 chiếc ô tô mới, vài biệt thự tổ chức tân gia. Cuối năm nhiều nhà đi gửi ngân hàng 5 - 7 tỉ đồng”.
Đó là thời kỳ vàng son, hay nói đúng hơn là vàng đen của Nâm N’ Jang trong suốt bốn, năm năm, khi giá tiêu ổn định ở mức rất cao, khiến nông dân trồng tiêu hầu hết đều thành tỷ phú.
Còn bây giờ, tin tức trên báo chí vẫn còn, nhưng là các tin buồn bã. Các ngôi nhà biệt thự chưa hoàn tất phải vội rao bán, 70% người trong độ tuổi lao động đi các nơi kiếm việc làm. Trên các trang tin bất động sản, các thông tin “bán gấp đất vườn, nhà vườn” ở Nâm N’ Jang nhan nhản.
Nguyên nhân là vì giá tiêu đã rớt nặng, từ việc nguồn cung trên toàn thế giới đã tăng đến 8%-10% mỗi năm, trong khi nhu cầu chỉ tăng 2%-3%.
Lại thêm, khi giá tăng thì chất lượng tiêu trong nước lại giảm so với thế giới, nên giá trị nói chung lại càng giảm.
Tôi nhớ những ngày trên thủ phủ hồ tiêu Việt Nam. Những mảnh sân bát ngát phơi ngập tiêu nhưng không hề đồng đều về chất lượng.
Câu chuyện này nghe thì não nề, thế nhưng, nó không mới.
Không chỉ nông dân mà bất cứ ai có thể đọc tiếng Việt, đều quá quen thuộc với điệp khúc “giải cứu nông sản” của Việt Nam từ nhiều năm nay.
Từ cà chua, dưa hấu, thanh long, dừa, khoai lang, cam, vải, sầu riêng, tôm, cá… cứ như một bài hát phải có điệp khúc, cứ mỗi năm một hoặc vài lần, truyền thông cả nước gióng giả ca bài “giải cứu”.
OK giải cứu. Cơ mà có là hero anh hùng bay bay như gia đình siêu nhơn Incredibles chăng nữa thì cũng phải có xèng mới đặt may bộ đồ chịu lửa, hay co giãn được chứ. Giải cứu lần đầu tiên có thể là lỗi của thị trường, nhưng giải cứu đến lần thứ ba? Đó chắc chắn là lỗi của người sản xuất.
https://www.rfa.org/
Không có nhận xét nào