Cử tri tỉnh Bình Định gửi kiến nghị đến Bộ Giao thông- Vận tải đề nghị
“Tiếp tục thực hiện việc thu phí không dừng và chỉ đạo các nhà đầu tư có
phương án giảm giá vé qua trạm thu phí BOT để góp phần hỗ trợ cho doanh
nghiệp, người dân bị ảnh hưởng của dịch COVID-19”.
Đáp
lại, Bộ Giao thông -Vận tải cho biết không đồng ý giảm giá vé BOT vì
nhà đầu tư rất khó khăn, đồng thời kêu gọi các chủ phương tiện, các
doanh nghiệp vận tải chia sẻ khó khăn với doanh nghiệp BOT. Bộ này cho
rằng, mức phí hiện nay là mức giá sử dụng dịch vụ đường bộ được tính
toán trong phương án tài chính của hợp đồng dự án, đủ để các doanh
nghiệp BOT hoàn trả phần vốn đã huy động đầu tư các dự án BOT đường bộ.
Tiến Sĩ Ngô Trí Long, nguyên viện trưởng Viện Nghiên cứu Thị trường Giá cả thuộc Bộ Tài Chính, nêu quan điểm của ông về vấn đề này:
“Nói chung về BOT thì do COVID-19 cho nên thu nhập cũng như doanh thu của hoạt động sản xuất ảnh hưởng rất lớn. Không những doanh nghiệp mà cả người dân.
Theo kế hoạch lộ trình thì BOT phải thu như vậy. Bây giờ người dân yêu cầu giảm thì không thể giảm bởi nếu giảm thì phải kéo dài thời gian. Phía đầu tư BOT lại không đồng ý chuyện giảm vì họ cho rằng họ cũng khó khăn trong việc trả nợ ngân hàng. Vừa qua không trả được nên số nợ chồng chất. Trước tình trạng đó, Chính phủ quyết định đến 31 tháng 12 vừa rồi, tất cả các trạm phải thực hiện hình thức thu phí không dừng.”
Thu phí không dừng được xem là hình thức mang lại nhiều lợi ích hơn so với thu phí bằng tay như là thuận tiện, tiết kiệm thời gian, giảm ùn tắc giao thông và đặc biệt là minh bạch khoản thu của các dự án BOT. Theo Quyết định 19/2020 do Thủ tướng Chính phủ Việt Nam ban hành, các trạm BOT được yêu cầu lắp đặt hệ thống thu phí tự động không dừng và phải bắt buộc hoàn tất chậm nhất vào ngày 31 tháng 12 năm 2020. Nếu trạm BOT nào chưa hoàn thành là do lỗi của nhà đầu tư, và sẽ bị buộc dừng thu phí.
Nói chung về BOT thì do COVID-19 cho nên thu nhập cũng như doanh thu của hoạt động sản xuất ảnh hưởng rất lớn. Không những doanh nghiệp mà cả người dân. -Tiến Sĩ Ngô Trí Long
Trước đó, vào tháng 11 năm 2020, Hiệp hội các nhà đầu tư công trình giao thông đường bộ (VARSI) đã nêu vấn đề mức phí BOT với Chính phủ. Theo VARSI, mức phí sử dụng đường bộ tại các dự án BOT thời gian qua không được tăng theo lộ trình cam kết làm ảnh hưởng lớn đến phương án tài chính của nhiều dự án.
Lên tiếng với RFA ngay sau đó, ông Minh Đức, chủ một doanh nghiệp vận chuyển ở TP.HCM nói rằng, các nhà đầu tư chỉ biết nghĩ đến lợi nhuận của chính họ chứ không quan tâm đến lợi ích của cộng đồng, của người tiêu dùng. Ông nói thêm:
“Tôi ở Việt Nam nên tôi biết rất rõ tất cả các công trình BOT đều có, gọi là cổ phần, góp vốn của quan chức nhà nước cả. Lúc đầu, thời gian thu phí rồi sau này lấy lý do là dịch bệnh bị thất thu và bị lỗ cùng nhiều lý do khác để đòi tăng thu. Theo nhận thức hiểu biết của tôi thì BOT đều có lợi ích nhóm cả. Tất nhiên, tôi nói theo hiểu biết của mình thôi, chứ còn để có căn cứ và cơ sở đầy đủ thì tôi không trưng ra được.”
Trong khi VARSI phàn nàn về việc không được tăng giá vé qua trạm BOT thì chủ phương tiện giao thông cũng như các doanh nghiệp vận tải lại yêu cầu được giảm giá vé. Vậy giải pháp nào để có thể dung hòa?
Giáo sư Đặng Hùng Võ, Nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường nói với RFA:
“Theo tôi thì giải pháp đơn giản cho cả hai bên - người sử dụng dịch vụ và nhà đầu tư - là cho nhà đầu tư BOT kéo dài thời gian thu phí. Như thế nhà đầu tư sẽ có đủ thời gian để bù đắp lại tiền mình đã đầu tư cộng với lợi nhuận và việc giảm mức phí qua trạm sẽ hoàn toàn hợp lý trong thời gian khó khăn này.
Ví dụ hiện nay đang cho thu phí 20 năm thì tăng lên 25 năm. Tính toán lại sao cho mức phí được giảm tương ứng với thời gian được kéo dài, kể cả chuyện chịu thêm tổn thất về lãi suất từ phí ngân hàng.
Tôi cho là chẳng ai thiệt cả vì nhà đầu tư luôn muốn kéo dài thời gian thu phí ngay cả khi không giảm phí. Sau khi tính toán thử nghiệm số lượng xe trung bình qua một ngày là bao nhiêu thì Nhà nước mới xác định thời hạn thu phí, ví dụ 20 năm. Bây giờ giảm phí thì bài toán cũng giống nhau, cũng tính ra số năm tương ứng. Tôi chắc rằng như thế thì người dân và các doanh nghiệp vận tải cũng hài lòng trong tình hình COVID làm giảm hoạt động kinh tế.”
Liên quan đến việc không đồng ý giảm giá vé BOT, Bộ Giao thông - Vận tải giải thích rằng từ đầu năm 2020, dịch COVID-19 đã tác động tiêu cực tới mọi mặt đời sống kinh tế - xã hội của đất nước, trong đó các nhà đầu tư (doanh nghiệp BOT) bị ảnh hưởng trực tiếp do lưu lượng phương tiện thông qua trạm thu phí giảm dẫn đến doanh thu giảm, đặc biệt trong thời gian thực hiện giãn cách xã hội.
Để hỗ trợ các doanh nghiệp BOT gặp khó khăn trong hoạt động, hồi tháng 5 năm 2020, Bộ Giao thông Vận tải kiến nghị Chính phủ cho phép tăng phí BOT đường bộ theo đúng lộ trình tăng giá đã ký hợp đồng với nhà đầu tư, để hoàn vốn cho dự án, tránh phát sinh nợ xấu. Bộ này cũng đồng thời kiến nghị Chính phủ tiếp tục chỉ đạo các bộ ngành, địa phương thống nhất phương án xử lý dứt điểm tồn tại, bất cập tại các trạm thu phí BOT giao thông, chỉ đạo Bộ Công an và các địa phương có giải pháp đảm bảo trật tự tại các trạm thu phí.
Theo tôi thì giải pháp đơn giản cho cả hai bên - người sử dụng dịch vụ và nhà đầu tư - là cho nhà đầu tư BOT kéo dài thời gian thu phí. Như thế nhà đầu tư sẽ có đủ thời gian để bù đắp lại tiền mình đã đầu tư cộng với lợi nhuận và việc giảm mức phí qua trạm sẽ hoàn toàn hợp lý trong thời gian khó khăn này. -Giáo sư Đặng Hùng Võ
Theo lý giải của Bộ Giao thông Vận tải, đây là cách giúp Nhà nước khỏi phải bỏ ra hơn 5.000 tỉ đồng hỗ trợ doanh nghiệp BOT bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19.
Tiến sĩ Ngô Trí Long nêu đánh giá của ông với RFA:
“Chủ đầu BOT kêu lỗ nhưng theo tôi thì không phải như vậy. Họ nói thế vì họ không thích kiểu thu phí tự động - thu phí không dừng - vì sẽ lộ nguồn thu chính thức của họ.”
Các trạm thu phí BOT là tâm điểm gây ra nhiều phản đối, ách tắc giao thông trên các quốc lộ của Việt Nam thời gian qua vì người dân và các tài xế cho rằng một số các trạm BOT đặt sai vị trí, thu tiền quá cao.
Số liệu thống kê của Bộ Giao thông Vận tải chỉ ra rằng, trong quý 3 năm 2020, các trạm thu phí BOT ở Việt Nam thu bình quân hơn 1.000 tỷ đồng tiền phí xe qua trạm. Con số này được Bộ Giao thông Vận tải đánh giá là khá thấp.
Hôm 7 tháng 2 năm 2019, báo chí Nhà nước loan tin hai tên cướp đã ập vào trạm thu phí trên đường cao tốc Thành phố HCM - Long Thành - Dầu Giây lấy đi hơn hai tỷ đồng tiền thu phí. Dư luận đặt câu hỏi về số tiền này vì trước đó, Tổng công ty Đầu tư phát triển cao tốc Việt Nam (VEC) đưa ra con số doanh thu chỉ hơn ba tỷ đồng cho ba trạm thu phí trong chín ngày.
Nguyên Viện trưởng Viện Quản lý Kinh tế Trung ương Lê Đăng Doanh từng phát biểu, BOT dùng vốn xã hội để phát triển kết cấu hạ tầng, song ở Việt Nam thì toàn bộ quá trình đó được bảo mật, không cho người dân giám sát, cũng không có sự giám sát trực tiếp của Quốc hội hay Hội đồng Nhân dân.
Tiến Sĩ Ngô Trí Long, nguyên viện trưởng Viện Nghiên cứu Thị trường Giá cả thuộc Bộ Tài Chính, nêu quan điểm của ông về vấn đề này:
“Nói chung về BOT thì do COVID-19 cho nên thu nhập cũng như doanh thu của hoạt động sản xuất ảnh hưởng rất lớn. Không những doanh nghiệp mà cả người dân.
Theo kế hoạch lộ trình thì BOT phải thu như vậy. Bây giờ người dân yêu cầu giảm thì không thể giảm bởi nếu giảm thì phải kéo dài thời gian. Phía đầu tư BOT lại không đồng ý chuyện giảm vì họ cho rằng họ cũng khó khăn trong việc trả nợ ngân hàng. Vừa qua không trả được nên số nợ chồng chất. Trước tình trạng đó, Chính phủ quyết định đến 31 tháng 12 vừa rồi, tất cả các trạm phải thực hiện hình thức thu phí không dừng.”
Thu phí không dừng được xem là hình thức mang lại nhiều lợi ích hơn so với thu phí bằng tay như là thuận tiện, tiết kiệm thời gian, giảm ùn tắc giao thông và đặc biệt là minh bạch khoản thu của các dự án BOT. Theo Quyết định 19/2020 do Thủ tướng Chính phủ Việt Nam ban hành, các trạm BOT được yêu cầu lắp đặt hệ thống thu phí tự động không dừng và phải bắt buộc hoàn tất chậm nhất vào ngày 31 tháng 12 năm 2020. Nếu trạm BOT nào chưa hoàn thành là do lỗi của nhà đầu tư, và sẽ bị buộc dừng thu phí.
Nói chung về BOT thì do COVID-19 cho nên thu nhập cũng như doanh thu của hoạt động sản xuất ảnh hưởng rất lớn. Không những doanh nghiệp mà cả người dân. -Tiến Sĩ Ngô Trí Long
Trước đó, vào tháng 11 năm 2020, Hiệp hội các nhà đầu tư công trình giao thông đường bộ (VARSI) đã nêu vấn đề mức phí BOT với Chính phủ. Theo VARSI, mức phí sử dụng đường bộ tại các dự án BOT thời gian qua không được tăng theo lộ trình cam kết làm ảnh hưởng lớn đến phương án tài chính của nhiều dự án.
Lên tiếng với RFA ngay sau đó, ông Minh Đức, chủ một doanh nghiệp vận chuyển ở TP.HCM nói rằng, các nhà đầu tư chỉ biết nghĩ đến lợi nhuận của chính họ chứ không quan tâm đến lợi ích của cộng đồng, của người tiêu dùng. Ông nói thêm:
“Tôi ở Việt Nam nên tôi biết rất rõ tất cả các công trình BOT đều có, gọi là cổ phần, góp vốn của quan chức nhà nước cả. Lúc đầu, thời gian thu phí rồi sau này lấy lý do là dịch bệnh bị thất thu và bị lỗ cùng nhiều lý do khác để đòi tăng thu. Theo nhận thức hiểu biết của tôi thì BOT đều có lợi ích nhóm cả. Tất nhiên, tôi nói theo hiểu biết của mình thôi, chứ còn để có căn cứ và cơ sở đầy đủ thì tôi không trưng ra được.”
Trong khi VARSI phàn nàn về việc không được tăng giá vé qua trạm BOT thì chủ phương tiện giao thông cũng như các doanh nghiệp vận tải lại yêu cầu được giảm giá vé. Vậy giải pháp nào để có thể dung hòa?
Giáo sư Đặng Hùng Võ, Nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường nói với RFA:
“Theo tôi thì giải pháp đơn giản cho cả hai bên - người sử dụng dịch vụ và nhà đầu tư - là cho nhà đầu tư BOT kéo dài thời gian thu phí. Như thế nhà đầu tư sẽ có đủ thời gian để bù đắp lại tiền mình đã đầu tư cộng với lợi nhuận và việc giảm mức phí qua trạm sẽ hoàn toàn hợp lý trong thời gian khó khăn này.
Ví dụ hiện nay đang cho thu phí 20 năm thì tăng lên 25 năm. Tính toán lại sao cho mức phí được giảm tương ứng với thời gian được kéo dài, kể cả chuyện chịu thêm tổn thất về lãi suất từ phí ngân hàng.
Tôi cho là chẳng ai thiệt cả vì nhà đầu tư luôn muốn kéo dài thời gian thu phí ngay cả khi không giảm phí. Sau khi tính toán thử nghiệm số lượng xe trung bình qua một ngày là bao nhiêu thì Nhà nước mới xác định thời hạn thu phí, ví dụ 20 năm. Bây giờ giảm phí thì bài toán cũng giống nhau, cũng tính ra số năm tương ứng. Tôi chắc rằng như thế thì người dân và các doanh nghiệp vận tải cũng hài lòng trong tình hình COVID làm giảm hoạt động kinh tế.”
Liên quan đến việc không đồng ý giảm giá vé BOT, Bộ Giao thông - Vận tải giải thích rằng từ đầu năm 2020, dịch COVID-19 đã tác động tiêu cực tới mọi mặt đời sống kinh tế - xã hội của đất nước, trong đó các nhà đầu tư (doanh nghiệp BOT) bị ảnh hưởng trực tiếp do lưu lượng phương tiện thông qua trạm thu phí giảm dẫn đến doanh thu giảm, đặc biệt trong thời gian thực hiện giãn cách xã hội.
Để hỗ trợ các doanh nghiệp BOT gặp khó khăn trong hoạt động, hồi tháng 5 năm 2020, Bộ Giao thông Vận tải kiến nghị Chính phủ cho phép tăng phí BOT đường bộ theo đúng lộ trình tăng giá đã ký hợp đồng với nhà đầu tư, để hoàn vốn cho dự án, tránh phát sinh nợ xấu. Bộ này cũng đồng thời kiến nghị Chính phủ tiếp tục chỉ đạo các bộ ngành, địa phương thống nhất phương án xử lý dứt điểm tồn tại, bất cập tại các trạm thu phí BOT giao thông, chỉ đạo Bộ Công an và các địa phương có giải pháp đảm bảo trật tự tại các trạm thu phí.
Theo tôi thì giải pháp đơn giản cho cả hai bên - người sử dụng dịch vụ và nhà đầu tư - là cho nhà đầu tư BOT kéo dài thời gian thu phí. Như thế nhà đầu tư sẽ có đủ thời gian để bù đắp lại tiền mình đã đầu tư cộng với lợi nhuận và việc giảm mức phí qua trạm sẽ hoàn toàn hợp lý trong thời gian khó khăn này. -Giáo sư Đặng Hùng Võ
Theo lý giải của Bộ Giao thông Vận tải, đây là cách giúp Nhà nước khỏi phải bỏ ra hơn 5.000 tỉ đồng hỗ trợ doanh nghiệp BOT bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19.
Tiến sĩ Ngô Trí Long nêu đánh giá của ông với RFA:
“Chủ đầu BOT kêu lỗ nhưng theo tôi thì không phải như vậy. Họ nói thế vì họ không thích kiểu thu phí tự động - thu phí không dừng - vì sẽ lộ nguồn thu chính thức của họ.”
Các trạm thu phí BOT là tâm điểm gây ra nhiều phản đối, ách tắc giao thông trên các quốc lộ của Việt Nam thời gian qua vì người dân và các tài xế cho rằng một số các trạm BOT đặt sai vị trí, thu tiền quá cao.
Số liệu thống kê của Bộ Giao thông Vận tải chỉ ra rằng, trong quý 3 năm 2020, các trạm thu phí BOT ở Việt Nam thu bình quân hơn 1.000 tỷ đồng tiền phí xe qua trạm. Con số này được Bộ Giao thông Vận tải đánh giá là khá thấp.
Hôm 7 tháng 2 năm 2019, báo chí Nhà nước loan tin hai tên cướp đã ập vào trạm thu phí trên đường cao tốc Thành phố HCM - Long Thành - Dầu Giây lấy đi hơn hai tỷ đồng tiền thu phí. Dư luận đặt câu hỏi về số tiền này vì trước đó, Tổng công ty Đầu tư phát triển cao tốc Việt Nam (VEC) đưa ra con số doanh thu chỉ hơn ba tỷ đồng cho ba trạm thu phí trong chín ngày.
Nguyên Viện trưởng Viện Quản lý Kinh tế Trung ương Lê Đăng Doanh từng phát biểu, BOT dùng vốn xã hội để phát triển kết cấu hạ tầng, song ở Việt Nam thì toàn bộ quá trình đó được bảo mật, không cho người dân giám sát, cũng không có sự giám sát trực tiếp của Quốc hội hay Hội đồng Nhân dân.
https://www.rfa.org/
Không có nhận xét nào