Ngày 16/1 trang facebook của nhà báo Lê Nguyễn Hương Trà có đăng mẩu tin quan trọng như sau:
Rộ tin Nguyễn Phú Trọng đưa Hồ Thị Kim Thoa về quy án |
“Bà Hồ Thị Kim Thoa cựu Thứ trưởng Bộ Công Thương, đã có mặt ở Việt Nam trên chuyến bay từ Paris về hôm nay 16/1. Sau khi chịu cách ly 14 ngày, sẽ đưa ra xét xử trong các vụ án liên quan tới Vũ Huy Hoàng và Đinh La Thăng.
Liên quan đến vi phạm xảy ra tại Sabeco làm thất thoát 2.700 tỉ đồng trong vụ án Vũ Huy Hoàng – Bộ Công Thương, Hồ Thị Kim Thoa đã bị truy nã từ tháng 7/2020. Trước đó, bà Thoa đi du lịch qua Làng Mai, Pháp và nghe tin truy nã đã ở lại. Nửa năm qua, Việt Nam xúc tiến các thủ tục tương trợ tư pháp với Interpol để đưa bà Thoa về xét xử!
Phiên xử Vũ Huy Hoàng đã được tách khỏi vụ Thăng và lẽ ra đã được tiến hành hôm 7/1. Tuy nhiên, theo các luật sư cho hay, ông Hoàng đã đổ hầu hết tội danh cho bà Kim Thoa; phiên xử đã bị hoãn gấp gáp ngay trước giờ xử. Khả năng, vụ án sẽ được mở lại trước hoặc ngay trong thời gian diễn ra đại hội 13.
– Chào mừng đến với Đại hội XIII của đảng CS Việt Nam”.
Hồ Thị Kim Thoa là nhân vật vô cùng quan trọng mà nhiều tháng qua Bộ Công An đã tìm mọi cách để bắt cho bằng được nhân vật này. Từ kêu gọi, dụ dỗ, chó đến gây áp lực với gia đình nhưng dường như là vô dụng. Tuy nhiên, bà Hồ Thị Kim Thoa đang lẩn trốn tại Pháp nơi mà có mối liên hệ mật thiết với chính quyền CS Việt Nam.
Hồ Thị Kim Thoa bị bắt từ bao giờ?
Ngay từ ngày 16/11/2020 bất ngờ trên trang facebook của Thanh Hiếu Bùi có đăng mẫu tin “Cựu thứ trưởng bộ công thương Hồ Thị Kim Thoa đã bị mật vụ Việt Nam bắt giữ cách đây một tuần tại Pháp. Hiện đang bị giam giữ tại cơ sở ngoại giao Việt Nam tại Paris và đợi chuyến bay trở về Việt Nam”
Rất có thể bà Hồ Thị Kim Thoa bị bắt lúc này nhưng hôm nay mới đưa về, và cũng có thể là bắt sau đó.
Tại họp báo thường kỳ ngày 19/11, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam lên tiếng trước thông tin cựu Thứ trưởng Bộ Công Thương Hồ Thị Kim Thoa bị bắt giữ ở Pháp. Lúc đó bà Lê Thị Thu Hằng khẳng định: “Tôi không có thông tin về việc bà Hồ Thị Kim Thoa bị bắt giữ tại Pháp“.
Thêm vào đó ông Chánh văn phòng, người phát ngôn của Bộ Công an, Tô Ân Xô cho biết Bộ công an cũng không nhận được thông tin chính thức về việc bà Hồ Thị Kim Thoa bị bắt và sẽ sớm được dẫn giải về Việt Nam, nên chưa xác nhận nguồn tin là đúng hay sai.
Đây là vụ việc liên quan đến vi phạm xảy ra tại Tổng công ty Bia rượu, nước giải khát Sài Gòn (Sabeco) làm thất thoát 2.700 tỉ đồng và bà Thoa cũng bị truy nã từ tháng 7. Cụ thể, ngày 10/7 Bộ Công an Việt Nam ra Quyết định khởi tố bị can, Lệnh bắt bị can để tạm giam, Lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú và Lệnh khám xét về hành vi trên đối với bà Thoa và cựu Bộ trưởng Công thương Vũ Huy Hoàng.
Tuy nhiên, ngay khi cơ quan công an biết bà Thoa đã trốn ở Pháp thì Bộ Công An đã tạm đình chỉ phần vụ án với bà Thoa vì xác định bị can đã bỏ trốn, khi nào bắt được sẽ tiếp tục xử lý theo quy định. Được biết vào thời điểm đó bà Kim Thoa đang đi du lịch Pháp, trong đó có ghé trung tâm thiền tập Làng Mai, Pháp. Sau khi nghe tin khởi tố, bà Thoa đã ở lại Pháp bằng visa du lịch.
Hồi giữa tháng 7 năm nay, Bộ Công an cho biết, khi cảnh sát điều tra đã xác định bà Thoa đã ra nước ngoài thì đã xúc tiến các thủ tục tương trợ tư pháp với Interpol ra lệnh quốc tế, kế hoạch là sẽ phối hợp với cảnh sát nước bạn để bắt bị can về nước. Tuy nhiên qua kiểm tra thì trên danh sách truy nã quốc tế của Interpol không có tên bà Hồ Thị Kim Thoa.
Liệu ông Nguyễn Phú Trọng có lập lại sai phạm bắt cóc người tại một quốc gia có chủ quyền hay không?
Có hai giả thiết được đặt ra, thứ nhất nếu bắt bà Thoa trong vài ngày gần đây thì chỉ có thể là bắt cóc, còn nếu đã bắt bà thoa ngay từ tháng 11 năm ngoái như ông Bùi Thanh Hiếu đưa tin thì khả năng là Việt Nam yêu cầu cảnh sát Pháp bắt bà Thoa. Vì thực tế giữa Việt Nam và Pháp đã có hiệp định dẫn độ nên việc bắt bà Thoa bằng cách hợp tác với cảnh sát Pháp thì sẽ dễ dàng hơn so với vụ Trịnh Xuân Thanh ở Đức hồi năm 2017.
Dư luận về việc bắt bà Thoa khá đa chiều. Có người cho rằng Pháp hay những quốc gia khác không phải là nơi chứa chấp cho quan tham Việt Nam lánh nạn nên cần phải bắt bà Thoa về quy án. Số khác cho rằng việc bắt giữ bà Thoa cần đúng luật pháp quốc tế chứ không nên ‘bắt cóc’, nhất là khi giữa Pháp và Việt Nam có hiệp định dẫn độ. Và lần này khả năng rất cao là dẫn độ đúng luật pháp quốc tế.
Theo Hiệp định dẫn độ Pháp – Việt thì việc bắt giữ và dẫn độ được quy định như sau:
Điều 1 của Hiệp định nêu rõ, các bên cam kết chuyển giao cho nhau, theo quy định của Hiệp định này, bất cứ người nào đang có mặt trên lãnh thổ của một trong các bên, bị các cơ quan tư pháp của bên kia truy tố vì đã thực hiện một tội phạm hoặc truy nã để thi hành hình phạt tù đối với một hành vi có thể bị dẫn độ.
Điều 2 quy định về các hành vi có thể bị dẫn độ. Cụ thể là các hành vi bị xử phạt tù từ một năm trở lên hoặc nặng hơn theo pháp luật của bên yêu cầu và bên được yêu cầu. Ngoài ra, nếu việc dẫn độ được yêu cầu nhằm thi hành một hình phạt tù được tuyên bởi cơ quan tư pháp có thẩm quyền của bên yêu cầu, thời hạn chấp hành hình phạt còn lại ít nhất phải là sáu tháng.
Nếu yêu cầu dẫn độ liên quan đến nhiều hành vi khác nhau mà mỗi hành vi đều có thể bị xử phạt theo pháp luật của hai bên nhưng một số hành vi không đáp ứng các điều kiện quy định tại các khoản 1 và 2 Điều này thì bên được yêu cầu cũng có thể đồng ý dẫn độ đối với các hành vi đó.
Như vậy thì bà Thoa hoàn toàn có thể bị bắt và dẫn độ từ Pháp về Việt Nam chứ khả năng là không có bắt cóc như vụ Trịnh Xuân Thanh.
Thủ tục dẫn độ như thế nào?
Về thủ tục thì Hiệp ước dẫn độ cũng có quy định như sau:
Điều 6 Hiệp định quy định, trừ trường hợp Hiệp định này có quy định khác, pháp luật của bên được yêu cầu là hệ thống pháp luật duy nhất được áp dụng đối với thủ tục bắt khẩn cấp, dẫn độ và quá cảnh.
Theo Điều 7 của Hiệp định, mỗi bên chỉ định một cơ quan trung ương để thực hiện hiệp định này. Theo đó, đối với Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, cơ quan trung ương là Bộ Công an; đối với Cộng hòa Pháp, cơ quan trung ương là Bộ Tư pháp.
Như vậy khi bắt khẩn cấp là dựa theo quy định của luật pháp bên đề nghị. Trong trường hợp này bên đề nghị là phía Việt Nam. Vậy khả năng bà Thoa bị bắt từ tháng 11 năm ngoái là không cao, bởi có điều khoản bắt khẩn cấp thì rất ít khả năng phía CS Việt Nam yêu cầu bắt người mà để ngâm lâu đến như vậy. Tuy nhiên trong điều 6 của Hiệp định dẫn độ vẫn trường hợp loại trừ.
Những năm gần đây, Bộ Công an liên tục khoe trên mạng xã hội rằng, họ đã phát lệnh truy nã toàn quốc và quốc tế đối với một số bị can từng là quan chức, cán bộ nhà nước và một số ông chủ doanh nghiệp bỏ trốn khi bị cơ quan chức năng phát hiện sai phạm. Điển hình như trường hợp của Vũ Đình Duy cựu tổng giám đốc PVTEX, ông chủ Nhật Cường Bùi Quang Huy, Trịnh Xuân Thanh… Tuy nhiên khi kiểm tra danh sách truy nã của Interpol thì người ta không thấy tên những người này.
Trường hợp bà Hồ Thị Kim Thoa bị ông Nguyễn Phú trọng chiếu cố từ năm 2017
Vì tầm quan trọng của bà Hồ Thị Kim Thoa trong sai phạm của bông Vũ Huy Hoàng và Bộ Công Thương dưới thời Nguyễn Tấn Dũng mà ngay từ năm 2017, ông Nguyễn Phú Trọng đã hối thúc việc điều tra xác minh của bà Thoa.
Ngay ngày 1/3/2017 ông Nguyễn Phú Trọng đã yêu cầu ông Nguyễn Xuân Phúc phải chỉ đạo 3 bộ và Thanh tra Chính phủ khẩn trương thực hiện nghiêm ý kiến chỉ đạo của của ông về xác minh tài sản của Thứ trưởng Bộ Công thương Hồ Thị Kim Thoa.
Được biết ngày 16/2/2017, Văn phòng Trung ương Đảng có văn bản thông báo của ông Trọng, trong đó kiểm tra thông tin 2 bài báo nêu về tài sản của Thứ trưởng Bộ Công thương Hồ Thị Kim Thoa.
Sau khi có ý kiến của ông Trọng, ông Nguyễn Xuân Phúc đã giao cho Bộ kế hoạch và đầu tư, bộ Tài chính, bộ Công thương, Thanh tra Chính phủ khẩn trương thực hiện nghiêm ý kiến chỉ đạo.
Theo đó, các cơ quan sẽ báo cáo ông Nguyễn Xuân Phúc về tái cơ cấu của doanh nghiệp nơi Thứ trưởng công tác trước đây, cổ phần hóa, vốn, liên quan đến thực hiện quyết định bổ nhiệm người nhà, nắm tài chính…Tiếp đó Thủ tướng sẽ báo cáo Tổng bí thư các kết quả xác minh. Khi đó, ông Mai Tiến Dũng – Bộ trưởng chủ nhiệm văn phòng chính phủ cũng cho biết, Chính phủ đã giao Bộ Tài chính chủ trì, cùng với Thanh tra Chính phủ, Ban đổi mới doanh nghiệp nhà nước rà soát tất cả quy định liên quan tới tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, để tránh những kẽ hở trong cổ phần hoá. Các cơ quan sẽ phải báo cáo Thủ tướng trong quý 2/2017.
Nhìn cách quan tâm của ông Trọng đến vụ án, người ta cũng dễ hình dung ra mức độ quan trọng của nhân vật Hồ Thị Kim Thoa này với vụ án như thế nào. Vậy nên, bà Thoa bị bắt kỳ này có thể chịu mức án không nhẹ.
https://thoibao.de/blog
Không có nhận xét nào