Tháng giêng để nhớ một người
Ngày 8 Tháng Giêng năm 1985, nhà cầm quyền cộng sản Hà Nội tuyên án tử hình ba chiến sĩ phục quốc thuộc Mặt Trận Thống Nhất Các Lực Lượng Yêu Nước Giải Phóng Việt Nam. Ðó là các ông Lê Quốc Quân, Hồ Thái Bạch và Trần Văn Bá. Ðây là một tin dữ đối với người Việt trong và ngoài nước, cũng như đối với các dân tộc yêu chuộng tự do dân chủ trên thế giới. Mọi người đều lên án chế độ cộng sản Hà Nội và xem đây là một thái độ thách thức lương tâm loài người. Riêng trường hợp người thanh niên Trần Văn Bá, hành động vị quốc vong thân của anh là một đại tang đối với Tổng Hội Sinh Viên Việt Nam tại Paris và với những người trẻ khắp nơi trên thế giới.
“…Chắc Trần Văn Bá khi chọn lựa về nước để rồi lên đoạn đầu đài hay LS Lý Văn Hiệp khi quyết định phục quốc để rồi sau mười mấy năm lao tù trở về bị mất trí (phải chăng vì do những mủi thuốc nước trong veo mà tù VC đã đè ông ra chích mấy lần?) cũng không đau đớn thốt lên “I have committed this mistake of believing in you, the Americans ~ Tôi đã phạm lổi lầm đặt lòng tin nơi quý vị, những người Hoa Kỳ” như Thủ Tướng Sirik Matak của Kam-pu-chia đã viết trong thơ gởi Đại sứ Mỹ tại Nam-vang vào ngày 16 tháng 4 năm 1975!
Những người quốc gia yêu nước như những Trần Văn Bá, những Lý Văn Hiệp là các tấm gương sáng ngời chiếu xuống đám rong rêu VC bán nước can tâm làm nô lệ cho Trung cộng và Liên-Xô. Họ đủ sáng suốt để ghi ơn biết bao quân nhân Mỹ đã bỏ mình tại quê hương họ để giúp bảo vệ lý tưởng tự do và họ cũng đã chấp nhận đi vào Lịch Sử Việt-Nam Kính Yêu như Nguyễn Thái Học: “KHÔNG THÀNH CÔNG THÌ CŨNG THÀNH NHÂN” để lưu lại ngàn năm sau cho hậu thế các tấm gương oai hùng bất tử…”
“Thái độ thiên Việt-cộng phát xuất phần nào từ quan niệm chống Mỹ mà giới trí thức tự đội lấy cũng như là từ mặc cảm tội lổi của người Da Trắng trong các nước quá phát triển đối với các quốc gia đệ tam.”
(Mạn đàm với Nguyệt san Réalités, 1973)
Là một nhà báo, biên tập viên, nhà văn, bình luận viên truyền hình và một kẻ đứng ngoài mọi khuôn mẫu xã hội, danh tiếng của ông thật là đáng nể – cũng như là số lượng bài viết của ông: 19 cuốn sách, bao gồm cả tiểu sử của André Malraux, Albert Camus và Jacques Brel, cùng với hàng trăm bài báo và các chương trình cho các tạp chí và đài truyền hình hàng đầu thế giới.
Ông sinh ra không cha vào năm 1929 tại Ba-lê vì thân phụ nguyên là một người Do-thái gốc Áo đã bỏ ra đi trước đó. Thân mẫu, một phụ nữ cộng sản rất dấn thân người Anh, cũng lại là con gái ngoại hôn của Dorothy Todd, biên tập viên văn học đồng tính nữ của tạp chí Vogue.
Vào năm 18 tuổi, ông có người yêu tên Anne-Marie, là con gái của Paul Nizan, một nhà văn Pháp đã nổi tiếng và cũng là em gái bạn trai của ông. Người giám hộ của cô ta chính là Jean Paul Sartre.
Ngay lần gặp gở đầu tiên với Sartre, Oliver Todd đã tuyên bố tỉnh bơ: “Tôi thích các tác phẫm của ông nhưng tôi không chịu được cái triết lý của ông!”.
Ông công nhận là có thể đã ráng tìm nơi Sartre hình bóng người cha mà mình thiếu vắng nhưng cũng nhìn nhận là Sartre không hề xem ông như con vì “ông ta không thích gần đàn ông mà lại chỉ thích đàn bà”.
Năm 1947, ông nhận được một học bổng của Corpus Christi College, tại Cambridge, Anh quốc. Rồi ông thành hôn với người bạn gái Pháp vào năm 1948, ngay sau khi đậu Tú Tài Toàn Phần Baccalauréat.
Ngay dạo đó, ông đã tự xem mình như là một người cấp tiến, gần với đảng Cộng sản Pháp nhưng lại không được họ chấp nhận vì cha vợ ông đã bị đảng này luôn luôn tố cáo là phản bội dù ông ta đã qua đời.
Năm 1951, sau khi lấy bằng tiến sĩ tại Cambridge, ông về Pháp theo học tiếp ở Sorbonne để lấy bằng Thạc sĩ Anh ngữ nhưng đã thi rớt 2 lần vào năm 1953 và 1954. Tuy nhân ông vẫn lấy được bằng cử nhân và DES ở đó.
Trong thời gian này, ông đã cộng tác với tờ Temps Modernes cùng lúc với nhiều tạp-chí văn học tại Anh. Ông luôn luôn minh định mình không là một đệ tử của Sartre.
Rồi ông tới tuổi quân dịch và một thời gian sau đó, đi thi hành nghĩa vụ quân sự tại Ma-rốc và đã viết tác phẫm đầu tay, Une demi campagne (Julliard, 1956) mà sau đó Sartre đã giúp ông bằng cách giới thiệu bản thảo cho nhà xuất bản của chính Sartre.
Cũng chính tại Ma-rốc mà ông đã được đài BBC thuê làm phóng viên tại chổ.
Từ năm 1956, ông dạy tại trường trung học quốc tế SHAPE ở Saint-Germain-en-Laye
và có đảm nhận vài chức vụ địa phương của đảng Parti Socialiste Unifié. Sau khi dấn thân vào nhóm Tân Tả, từ từ ông cũng xa rời phong trào này và sinh sống hẳn theo nghề báo, dù trước đó cũng đã có viết được trả lương cho tờ Times, nhưng dứt khoát hẳn là sau thất bại của tác phẫm thứ nhì của ông là La Traversée de la Manche (Julliard, 1960). Ông đã sinh hoạt gần kề với Jean-François Revel, giám đốc của mục văn hóa tờ France Observateur.
Năm 1963, ông được mời làm phụ giảng tại Viện thính thị ENS Saint-Cloud nhưng rốt cuộc ông tự thấy thích hợp với nghề báo nên đã chấp nhận xuống một phần mười lương để vào làm cho France Observateur.
Ông đã góp cổ phần trong việc ra mắt tờ France Observateur và bắt đầu viết cho tờ Nouvel Observateur nhưng ông bị thân mẫu “gây những cảnh rất ư là mất mặt” vì bà ta nghỉ báo này quá cực hữu!
Không hề bị ai ảnh hưởng, ông vẫn chủ trương là một phóng viên phải luôn luôn trung lập mà không nên theo một đảng phái nào cả.
Ông thành một phóng viên chiến trường phụ trách vùng Trung –Đông. Và nhờ một thư giới thiệu của Sartre gởi cho Phạm Văn Đồng, ông đã được mời đi ‘tham quan’ Băc-việt trong vài tháng.
Năm 1965, ông được giao đi lấy tin về cuộc chiến Việt-nam trong vòng hai tháng.
Cùng lúc, ông cũng có viết cho vài ấn bản Anh và Mỹ như là Times Literary Supplement, New Statesman, Hudson Review, cũng như cho đài BBC (chương trình Europa, Twenty four hours).
Tháng 11 năm 1969, ông quay qua cộng tác với tạp chí tin tức Panorama để rồi trở về lại với Nouvel Observateur để thay thế trưởng ban Notre Époque, nơi mà ảnh hưởng của ông ngày càng lớn với nhiều sáng kiến và thành công.
Cùng lúc đó, ông vẫn tiếp tục tường thuật về cuộc chiến Việt Nam với một thái độ dấn thân, thiên Việt-cộng được bày tỏ một cách rất là công khai. Ông đã ráng đăng những lần phỏng vấn tù binh Mỹ mà theo đó, họ đã nguyển rũa chính chính phủ của họ trong khi ngược lại thì yêu thương ca ngợi bọn quản giáo cai tù nhưng Jean Daniel đã cản lại được.
Tháng 9 năm 1973, ông được Chính Phủ Cách Mạng Lâm Thời của bọn VC đưa vào “tham quan” một vùng do chúng chiếm giữ và sự thật trước mắt đã là gáo nước lạnh đánh thức ông ta trở lại với thực tế hiển nhiên.
Và sau đó thì đúng là hình ảnh của một sự ngay thẳng có tính cách trí thức (honnêteté intellectuelle): Việt cộng quá tự tin, như với người hùng Võ Đại Tôn, đã cho Olivier Todd vào thăm mật khu của chúng vào tháng 9 năm 1973. Kết quả là một sự xoay chiều 180 độ, vì với tính bén nhậy của một phóng viên và trước các sự thật hiển nhiên (mà chỉ những kẻ vô lương tâm hay vì một ý đồ gì đó mới không chịu sáng mắt ra), Olivier Todd đã thấy rỏ là MTGPMN chỉ là « au Sud le bras séculier et idéologique du gouvernement communiste de Hanoi ». (ở miền Nam cánh tay thế-tục bị kiểm soát bởi chính quyền cộng-sản tại Hà-nội.)
Sau đó, ông đã cố gắng gióng lên tiếng chuông báo động với một bài trao đổi ý kiến trên nguyệt-san Réalités tại Ba-lê, nhưng đã qua trể. Và ông đành đã phải thú nhận tháng 4 năm 1975 quả đúng là nghiệt ngã với dân tộc Việt với quyển Cruel Avril ~ Tháng Tư Nghiệt Ngã vào năm 1987 và hiệu đính lại để tái bản với tựa đề mới là La Chute de Saigon ~ Sài-gòn Xụp Đổ vào năm 2005 và mới đây là vào năm 2011 để thỏa mãn yêu cầu độc giả tại Pháp cũng ở như khắp thế giới.
Dù ông ta đã dặn Serge Lafaurie hãy “bọc đường những gì tốt và giữ lại tin chính trị (sucrer le pittoresque et garder le politique)”, viên chủ bút đã làm ngược lại mà còn được Jean Daniel binh vực chiếu theo nguyên tắc “quá sớm để loan tin”.
Bất mãn vì việc này, ông đã chọn lựa cách trình bày quan điểm chính trị của mình trong một bài mạn đàm với tờ Réalités. Ông đã phân tích là “thái độ thiên Việt-cộng phát xuất phần nào từ quan niệm chống Mỹ mà giới trí thức tự đội lấy cũng như là từ mặc cảm tội lổi của người Da Trắng trong các nước quá phát triển đối với các quốc gia đệ tam.”
Ông bực bội về toàn thể cái vụ “bản in sẳn để phổ biến và những phản ứng đầy đam mê gây ra bỡi chiến tranh Việt-nam ~ clichés à l’emporte pièce et de réactions passionnelles suscitées par la guerre du Vietnam”, mà đã không hề bao giờ được “sự thực chứng minh”.
Tại báo Nouvel Observateur, các phát biểu của ông đều bị phản đối.
Dù Pierre Bénichou công nhận là ông có quyền nói lên quan điểm của mình thì De Galard và Lafaurie đã ngậm miệng trong một thái độ chê trách. Michel Bosquet đòi xuống chức ông ta còn Jacques Laurent Bost thì yều cầu sa thải. Đối với Jean Daniel thì y muốn ông rút lại tất cà những gì đã tuyên bố với tờ Réalités đề rồi sau đó phải tự biện minh trước “mọi người quan trọng” tại tòa soạn. Khi từ chối thì nhiệm vụ lấy tin về Việt-nam của ông bị rút lại giao cho Jean Lacouture.
Hai năm sau, ông đã đưa ra các quan điểm của mình dưới hình thức một tiểu thuyết tựa là Les Canards de Camao ~ Những Con Vịt vùng Cà-Mau (Le Club français du livre, 1975).
Hành vi kìểm duyệt này đánh dấu tiến trình chậm chạp rời xa phần hành trong bộ biên tập cũng như là quan điểm chính trị của tờ báo. Kể từ năm 1973, ông đã là chủ bút của tờ Newsweek International và chỉ còn góp vài bài về các cuộc phỏng vấn hay phóng sự tại các xứ Hồng mao thôi.
Từ kinh nghiệm Việt-nam đau đớn này, ông đã rút ra những kết luận về các hệ quả liên quan đến cộng sản mà đã được ông phát biểu rất rỏ ràng minh bạch trong phúc trình có tính cách chỉ trích tại Hiệp Hội Cánh Tả ~ Union de la Gauche. Để đánh dấu lập trường chính trị quay về giữa, bằng cách tỏ lộ rỏ thêm cá tính “cực xã-hội dân chủ”, ông đã không che dấu sự quan tâm của mình về đặc điểm “tự do, mang cá tính ‘Tocqueville’, cải cách” của vị Tổng Thống thứ ba nền Đệ Ngũ Cộng Hòa. Thậm chí ông còn xuất bản vào năm 1977 một quyền tiểu sử của Valéry Giscard d’Estaing (La Marelle de Giscard, Club de livre) mà đã giữ một “vai chính yếu nhân các cuộc tranh luận về ý thức hệ và các cuộc đụng độ chính trị” của thời đó.
Và như một hành vi tạ lổi, Olivier đã tiếp tục cứ mãi viết về Việt Nam thân yêu của Người Việt Quốc Gia chúng ta, khởi đầu với tác phẫm Cruel Avril ~ Tháng Tư Nghiệt Ngã vào năm 1987 và hiệu đính lại để tái bản với tựa đề mới là La Chute de Saigon ~ Sài-gòn Xụp Đổ vào năm 2005, có phần giới thiệu bởi Nhà Xuất bàn Robert Laffont như sau:
http://www.laffont.fr/site/la_chute_de_saigon_&100&9782221104415.html
Ba mươi năm sau, Olivier Todd trở về lại trên chặng đường trí thức và chính trị để từ đó đã rút ra được bài học về Lịch Sử.
Ngày 30 tháng 4 năm 1975, các lực lượng của Cộng Hòa Dân Chủ Việt-nam vô Sài-gòn. Ngày đó đánh dấu việc chấm dứt cuộc chiến ba mươi năm do cộng sản Việt tiến hành để đuổi người Pháp, rồi người Mỹ ra khỏi bán đảo Đông Dương – nhằm hiến dâng, sau biết bao là khổ đau kinh hoàng – bức thành trì trung tâm điểm của Đông Nam Á vào tay quan thày Liên Xô.
Sách này của Oliver Todd nổi bật như là câu chuyện kể đầy đủ và chính xác nhất của những tàn khốc đó mà đã loan báo một đêm dài thăm thẳm càng sẽ khủng khiếp hơn nữa. Với tư cách phóng viên, ông đã là một trong những người phương Tây hiếm hoi mà đã quan sát được tại chổ Hà-nội, Sài-gòn và các chiến khu của Việt-cộng – và với tư cách văn sĩ, Olivier Todd đã kể lại ba tháng cuối cùng của bi kịch này. Ấn bản này có thêm phần nhập đề mới của chính tác già. Ba mươi năm sau, Olivier Todd trở về lại trên chặng đường trí thức và chính trị để từ đó đã rút ra được bài học về Lịch Sử.
Trong khi lại có một đám người Việt (?) vô cảm thì thế giới cũng đã nhận chân ra bộ mặt kinh tởm của Việt-cộng (nói riêng) và Cộng sản (nói chung) và quyển sách vô giá (chỉ nói lên một sự thật không sao chối cải được), lại đã cứ được tái bản, ngay cả bởi Laffont mà luôn cả, chẳng hạn như Nhà Xuất bản France Loisirs vào năm 1988 và mới nhất là Nhà Xuất bản Libgrairie Académique Perrin, phân mục Tempus vào năm 2011 để đáp ứng nhu cầu người đọc khắp nơi.
Cùng với những bài sau đó mà điển hình nhất là qua tiểu sử của Nhà Ái Quốc Chân Chính là Trần Văn Bá mà tôi xin chuyển ngữ ở phần sau đây, có vẻ như Olivier Todd, một người ngoại quốc ‘thật sự trí có thức’ mà cũng có bằng cấp, đã vẫn mang mặc cảm từng ngây thơ dính tay vào một trò hề bi đát đầy tang thuơng do bọn Việt-cộng và quan thày dựng nên. Và để chuộc một lổi, dù vô tình nhưng chính tự mình nghỉ là không bao giờ gột rữa được, Olivier Todd vẫn cứ theo dỏi nội tình Việt-nam.
Tuy nhiên, vì Olivier Todd đã không nằm lại miền Nam sau 1975 như đã từng vào bưng để một lần nữa nói ra một sự thật não nề khác: tụi công an VC sao quá giỏi để phá tan các tổ chức phục quốc rất nhanh và có hiệu quả tại miền Nam sau tháng 4 năm 1975!
NHỜ AI?
VÌ BỌN NÓN CỐI DÉP RÂU KHÔNG THỂ CÓ KHÃ NĂNG NÀY!
Trần Văn Bá, cũng như biết bao nhiêu người yêu nước chẳng hạn như Luật Sư Lý Văn Hiệp, Thủ Lãnh Luật Sư Đoàn Tòa Thượng Thẫm Huế đều chủ trương “nếu người Việt không giúp người Việt thì không ai giúp mình cả”!
Tuy biết là Hoa kỳ đã xóa bàn cờ nhưng không ai ngờ được là chính Mỹ cũng chủ trương diệt sạch ngay cả những con chốt còn lây lất hoạt động phục quốc làm hư chính sách quốc tế trường kỳ của họ! Họ tuyệt đối muốn tránh cảnh có một lực lượng Việt quốc gia chống cộng có thực lực mà họ sẽ phải nhục nhã khước từ yểm trợ lần nữa! Một lần vuốt mặt nhục nhã vì đã bỏ rơi đồng minh chết sống với mình đã là quá đủ cho đám Mỹ loại Nixon và Kissinger đối với dư luận thế giới!
Chắc Trần Văn Bá khi chọn lựa về nước để rồi lên đoạn đầu đài hay LS Lý Văn Hiệp khi quyết định phục quốc để rồi sau mười mấy năm lao tù trở về bị mất trí (phải chăng vì do những mủi thuốc nước trong veo mà tù VC đã đè ông ra chích mấy lần?) cũng không đau đớn thốt lên “I have committed this mistake of believing in you, the Americans ~ Tôi đã phạm lổi lầm đặt lòng tin nơi quý vị, những người Hoa Kỳ” như Thủ Tướng Sirik Matak của Kam-pu-chia đã viết trong thơ gởi Đại sứ Mỹ tại Nam-vang vào ngày 16 tháng 4 năm 1975!
Những người quốc gia yêu nước như những Trần Văn Bá, những Lý Văn Hiệp là các tấm gương sáng ngời chiếu xuống đám rong rêu VC bán nước can tâm làm nô lệ cho Trung cộng và Liên-Xô. Họ đủ sáng suốt để ghi ơn biết bao quân nhân Mỹ đã bỏ mình tại quê hương họ để giúp bảo vệ lý tưởng tự do và họ cũng đã chấp nhận đi vào Lịch Sử Việt-Nam Kính Yêu như Nguyễn Thái Học: “KHÔNG THÀNH CÔNG THÌ CŨNG THÀNH NHÂN” để lưu lại ngàn năm sau cho hậu thế các tấm gương oai hùng bất tử.
Tháng Giêng 2013 để nhớ một ngưởi.
***
Viết dựa trên các tài liệu tại:
http://www.connexionfrance.com/olivier-todd-on-68-riots-and-vietnam-10373-news-article.html
http://fr.wikipedia.org/wiki/Olivier_Todd
http://www.charlierose.com/guest/view/3887
https://lehung14.wordpress.com/linh-tinh-miscellaneous/tran-van-ba-va-olivier-todd/
Không có nhận xét nào