Toàn văn bài phát biểu của TT Trump sau ngày 6/1
Tổng thống Trump (ảnh chụp video).
Cách đây vài giờ, tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đã ra tuyên bố từ Tòa Bạch ốc sau ngày 6/1 hỗn loạn.
Sau đây là toàn văn tuyên bố của ông:
Tôi muốn bắt đầu bằng việc đề cập đến cuộc tấn công kinh hoàng vào Điện Capitol của Hoa Kỳ. Giống như tất cả người Mỹ, tôi phẫn nộ vì bạo lực, [tình trạng] vô luật pháp và hỗn độn.
Tôi ngay lập tức triển khai Vệ binh Quốc gia và cơ quan thực thi pháp luật liên bang để bảo vệ tòa nhà và trục xuất những kẻ xâm nhập. Nước Mỹ luôn phải là một quốc gia của luật pháp và trật tự.
Đối với những người biểu tình xâm nhập Điện Capitol: Các bạn đã làm ô uế vị thế nền dân chủ nước Mỹ. Đối với những người tham gia vào các hành động bạo lực và phá hoại: Các bạn không đại diện cho đất nước chúng tôi. Và đối với những người đã phạm luật: Các bạn sẽ phải trả giá.
Chúng ta vừa trải qua một cuộc bầu cử căng thẳng và [với] cảm xúc dâng trào. Nhưng bây giờ, [chúng ta phải] làm dịu lại nóng giận và khôi phục sự bình tĩnh. Chúng ta phải tiếp tục với công việc của nước Mỹ.
Chiến dịch của tôi đã quyết liệt theo đuổi mọi con đường hợp pháp để thách thức kết quả bầu cử, mục tiêu duy nhất của tôi là đảm bảo tính toàn vẹn của các lá phiếu. Khi làm như vậy, tôi đã đấu tranh để bảo vệ nền dân chủ của Mỹ.
Tôi tiếp tục tin tưởng mạnh mẽ rằng chúng ta phải cải cách luật bầu cử để xác minh danh tính và tư cách hợp lệ của tất cả các cử tri và đảm bảo [khôi phục] niềm tin và sự tin tưởng trong tất cả các cuộc bầu cử trong tương lai.
Bây giờ, Quốc hội đã chứng nhận kết quả. Một chính quyền mới sẽ nhậm chức vào ngày 20 tháng 1. Trọng tâm của tôi bây giờ chuyển sang đảm bảo một quá trình chuyển giao quyền lực [diễn ra] suôn sẻ, có trật tự và liền mạch. Khoảnh khắc này kêu gọi sự hàn gắn và hòa giải.
Năm 2020 là một thời điểm đầy thách thức đối với người dân của chúng ta. Đại dịch uy hiếp đã cướp đi sinh mạng công dân của chúng ta, cô lập hàng triệu người trong nhà, gây thiệt hại cho nền kinh tế của chúng ta và cướp đi vô số sinh mạng.
Đánh bại đại dịch này và xây dựng lại nền kinh tế vĩ đại nhất trên trái đất sẽ đòi hỏi tất cả chúng ta phải cùng nhau làm việc. Nó sẽ đòi hỏi sự nhấn mạnh mới về các giá trị công dân của lòng yêu nước, đức tin, lòng bác ái, cộng đồng và gia đình.
Chúng ta phải làm sống lại những mối dây thiêng liêng của tình yêu và lòng trung thành, [những điều] đã gắn kết chúng ta lại với nhau như một quốc gia gia đình. Đối với các công dân của đất nước, được phục vụ với tư cách là tổng thống của các bạn là niềm vinh dự trong cuộc đời của tôi.
Và gửi đến tất cả những người ủng hộ tuyệt vời của tôi. Tôi biết các bạn thất vọng, nhưng tôi cũng muốn các bạn biết rằng cuộc hành trình đáng kinh ngạc của chúng ta chỉ mới bắt đầu.
Cảm ơn các bạn, Chúa phù hộ các bạn, và Chúa phù hộ nước Mỹ.
Nữ bộ trưởng người Mỹ gốc Hoa, Elaine Chao từ chức
Bộ trưởng Giao thông Vận tải Hoa Kỳ Elaine Chao (Triệu Tiểu Lan) hôm thứ Năm cho biết bà sẽ từ chức, với lý do rằng ‘những người ủng hộ bạo lực’ của Tổng thống Donald Trump đã gây bão ở Điện Capital, theo Reuters.
Bà Chao, vợ Lãnh đạo Đa số Thượng viện Mitch McConnell sẽ là viên chức nội các đầu tiên từ chức vì vụ việc hôm thứ Tư. Nhiều viên chức cấp thấp hơn đã tuyên bố sẽ từ chức, trong đó có một số trợ lý của Nhà Trắng.
Bà Chao cho biết, đơn từ chức của bà sẽ có hiệu lực vào thứ Hai tuần sau, chỉ 9 ngày trước khi Tổng thống Trump hết nhiệm kỳ tổng thống.
Nông dân Ấn Độ vẫn biểu tình
Sau khi hàng chục nghìn nông dân lái máy kéo tụ tập bên ngoài Delhi vào hôm qua – đây là cuộc biểu tình mới nhất trong một phong trào bắt đầu từ tháng 11 và đã chứng kiến hơn 250 triệu người đình công – hôm nay các cuộc đàm phán nối lại giữa những người biểu tình và chính phủ Narendra Modi. Các vòng đàm phán trước đã bị trì hoãn. Hơn 30 liên đoàn nông dân nhấn mạnh yêu cầu bãi bỏ bộ ba “cải cách” được đưa vào luật từ tháng 9.
Giới chuyên gia phần lớn hoan nghênh các luật mới, vốn nhằm gỡ bỏ các quy tắc ngột ngạt và làm cho nông nghiệp Ấn Độ trở nên cạnh tranh hơn. Chính phủ tuyên bố có ít nhất mười công đoàn nông nghiệp cạnh tranh nhau, chủ yếu có trụ sở ở miền nam và miền đông Ấn Độ, ủng hộ các sửa đổi. Nhưng nông dân ở vành đai giàu có nhất Ấn Độ, phía bắc và phía tây Delhi, đã thịnh vượng trong nhiều thập niên qua nhờ các quy tắc trước đây, ổn định hơn dù không hoàn hảo. Điều họ muốn không phải là thị trường tự do hơn, mà là giá cao hơn. Và họ đã tỏ ra sẵn sàng chịu đựng hơi cay, giá lạnh và những cơn mưa như trút nước để bày tỏ quan điểm.
Triều Tiên họp đại hội đảng
Nhà độc tài Triều Tiên Kim Jong Un đã khai mạc đại hội Đảng Lao động cầm quyền của Triều Tiên trong tuần này với một sự thừa nhận thất bại. Ông thừa nhận kế hoạch kinh tế 5 năm của đất nước ông đã “vô cùng kém hiệu quả trong hầu hết các lĩnh vực”. Cuộc họp này, lần đầu tiên kể từ 2016, là nhằm thiết lập hướng đi mới cho Triều Tiên. Đất nước đang ở một tình thế tồi tệ nhất có thể.
Để đáp lại covid-19, ông Kim đã đóng cửa biên giới, bao gồm cả biên giới với Trung Quốc, một huyết mạch kinh tế. Điều đó làm gia tăng sự cô lập của đất nước. Thương mại sụp đổ ước tính khoảng 80%; và giá thực phẩm đang tăng mạnh. Nếu ông Kim quan tâm đến người dân của mình, ông nên hoan nghênh vắc-xin nước ngoài và khởi xướng các cải cách thị trường như Trung Quốc và Việt Nam đã làm trên con đường phát triển. Thay vào đó, hôm qua ông được cho là đã nói với đại hội về kế hoạch tăng cường khả năng quốc phòng của đất nước.
Thị trường lao động Mỹ phục hồi ngày càng chậm
Kể từ tháng 4, khi tỷ lệ thất nghiệp đạt gần 15%, thị trường lao động Mỹ đã tạo ra việc làm với tốc độ trung bình hàng tháng trên 1,5 triệu vị trí. Nhưng tốc độ tăng đã chậm lại đáng kể. Dữ liệu việc làm hôm nay có lẽ sẽ là báo cáo yếu nhất trong giai đoạn sau tháng 4, với các nhà kinh tế dự đoán Mỹ chỉ có thêm khoảng 100.000 việc làm vào tháng 12. Một phần là vì những mảng dễ hồi phục nhất đã hồi phục rồi.
Nhưng đó cũng là do nền kinh tế bắt đầu chậm lại đáng kể từ tháng 11, khi làn sóng covid-19 thứ ba dẫn đến việc người tiêu dùng cắt giảm chi tiêu và việc áp dụng các lệnh ở nhà, đồng thời cũng là khi tác động của gói kích thích thông qua hồi mùa xuân lu mờ. Một dự luật kích thích mới sẽ giúp ích, và việc tiêm chủng vào một lúc nào đó sẽ làm chậm tăng ca nhiễm mới. Nhưng khoảng 11 triệu người vẫn thất nghiệp, nhiều hơn 5 triệu so với tháng 3. Đối với họ, phục hồi kinh tế dường như còn rất xa.
Kyrgyzstan bầu tổng thống
Các cử tri Kyrgyzstan sẽ bầu tổng thống mới vào Chủ nhật, sau khi bất ổn chính trị lật đổ tổng thống trước hồi tháng 10 — cuộc nổi dậy thứ ba kể từ 2005 nhằm lật đổ một nhà lãnh đạo ở quốc gia Trung Á đầy biến động. Ứng viên dẫn đầu là Sadyr Japarov, một nhà dân túy lôi cuốn được ủng hộ nhiệt tình với quá khứ bao gồm ngồi tù vì tội bắt cóc và phục vụ trong chính quyền của một tổng thống tham nhũng bị lật đổ vào năm 2010.
Sau cuộc cách mạng đó, Kyrgyzstan từ bỏ nền độc tài và áp dụng một hệ thống nghị viện dân chủ hơn, điều hiếm có trong một khu vực chủ yếu độc tài. Nhưng nó có thể thay đổi vào cuối tuần này. Bên cạnh cuộc bầu cử, một cuộc trưng cầu dân ý hỏi cử tri về lựa chọn của họ xem nên giữ lại hệ thống nghị viện hay một hiến pháp mới trao cho tổng thống nhiều quyền lực hơn. Ông Japarov ủng hộ lựa chọn sau. Những người chỉ trích ông lo ngại nếu cả ông và hiến pháp được đề xuất đều được thông qua, Kyrgyzstan sẽ quay lại chế độ chuyên quyền. Song dù Kyrgyzstan có bỏ phiếu như thế nào, tân tổng thống cũng khó có thể cảm thấy yên tâm.
Gần 11 triệu dân đã rời khỏi ‘quốc gia tốt nhất’ – Trung Quốc – để đi tìm tự do
Theo Vision Times, Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) luôn tự hào rằng Trung Quốc là quốc gia tốt nhất, an toàn nhất và là quốc gia hứa hẹn nhất trên thế giới. Có vẻ như theo các cuộc thăm dò dư luận ở Triều Tiên hay Trung Quốc, chỉ số hạnh phúc của người dân Trung Quốc thuộc hàng tốt nhất thế giới. Vậy tại sao lại có quá nhiều người rời khỏi Trung Quốc đến thế?
Một báo cáo gần đây chứng minh rằng tuyên truyền của ĐCSTQ là một sự xuyên tạc hoàn toàn sai sự thật. Một câu tục ngữ nói rằng: “Con người chiến đấu để đi lên, trong khi dòng nước luôn chảy xuống”. Bất cứ khi nào có thể, con người đều cố gắng đến những đất nước tự do và hạnh phúc, rời xa những chế độ xấu xa và độc ác.
Tạp chí Văn học Khoa học Xã hội Trung Quốc gần đây đã xuất bản Sách Xanh về Nhân tài Toàn cầu – Báo cáo Thường niên về Di cư Quốc tế Trung Quốc đến năm 2020 , do Trung tâm Trung Quốc và Toàn cầu hóa và Viện Nghiên cứu Phát triển của Đại học Kinh tế Tài chính Tây Nam phối hợp nghiên cứu và biên tập, một trường đại học quốc gia ở tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc. Mặc dù, quan điểm mà cuốn sách trình bày đưa ra rằng những người rời Trung Quốc là một phần của “trao đổi tài năng” – là khá vô lý, nhưng nó dựa trên số liệu thống kê từ Cục Đăng ký Hộ khẩu Bộ Công an và các dữ liệu nhân khẩu học khác.
Thật khó có thể tin được dù bất kể ĐCSTQ quảng bá Trung Quốc như thế nào, vẫn có 10,73 triệu người Trung Quốc rời khỏi đất nước và di cư sang thế giới tự do, khiến nước này có tỷ lệ di cư quốc tế cao thứ ba thế giới, chỉ sau Ấn Độ và Mexico.
Quan chức Mỹ thăm Đài Loan vào tuần tới, Trung Quốc dọa ‘chơi với lửa sẽ bị thiêu’
Phái bộ Hoa kỳ tại Liên Hợp Quốc thông báo hôm thứ Năm (7/1) rằng Đại sứ Kelly Craft sẽ thăm Đài Loan từ ngày 13 đến ngày 15/1 để gặp các quan chức cấp cao Đài Loan. Thông báo này khiến Trung Quốc tức giận và đưa ra cảnh báo rằng “ai chơi với lửa sẽ bị thiêu”, Reuters đưa tin.
Bắc Kinh vốn đã tức giận trước sự hỗ trợ tăng cường của chính quyền Tổng thống Trump dành cho Đài Loan, trong đó có các chuyến thăm Đài Bắc liên tiếp của các quan chức cấp cao Hoa Kỳ.
Hồi tháng 8 và tháng 9 năm ngoái, Trung Quốc đã điều các máy bay chiến đấu tiếp cận hòn đảo Đài Loan, trùng vào thời điểm diễn ra hai chuyến thăm của Bộ trưởng Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Alex Azar và Thứ trưởng Ngoại giao Keith Krach.
Trung Quốc tuyên bố kiên quyết phản đối chuyến thăm mới nhất này. Phái bộ Trung Quốc tại Liên Hợp Quốc nói: “Chúng tôi muốn nhắc nhở Hoa Kỳ rằng ai chơi với lửa sẽ bị thiêu. Hoa Kỳ sẽ phải trả giá đắt cho hành động sai lầm của mình”.
Ngoài ra, phái bộ tuyên bố thêm: “Trung Quốc cực lực kêu gọi Hoa Kỳ ngừng hành động khiêu khích điên cuồng, ngừng tạo ra những khó khăn mới cho quan hệ Trung Quốc – Hoa Kỳ và hợp tác của hai nước ở Liên Hợp Quốc, đồng thời ngừng không đi xa hơn nữa trên con đường sai lầm”.
Lần đầu tiên tư pháp Hàn Quốc buộc Nhật Bản bồi thường cho nạn nhân vụ "gái giải sầu”
Một tòa án Hàn Quốc vào hôm nay 08/01/2020 đã phán quyết rằng chính quyền Tokyo phải bồi thường cho các nạn nhân bị ép buộc làm nô lệ tình dục cho quân đội Nhật Bản trong Thế Chiến Thứ Hai. Đây là lần đầu tiên mà Tư Pháp Hàn Quốc đã có một bản án như vậy, và sự kiện này sẽ không giúp làm dịu quan hệ vốn đã căng thẳng giữa hai nước láng giềng.
Từ Seoul, thông tín viên Nicolas Rocca cho biết thêm chi tiết :
"Đây là một quyết định chưa từng có và mang hương vị chiến thắng đối với mười hai người phụ nữ đã yêu cầu được Tokyo bồi thường. Tòa án quận Seoul đã ra quyết định rằng chính phủ Nhật Bản phải bồi thường cho mỗi nạn nhân một khoản tiền lên đến 100 triệu won, tương đương với gần 75.000 euro.
Đây là vụ kiện dân sự đầu tiên, về một chủ đề rất nhạy cảm liên quan đến những người được gọi là phụ nữ giải sầu, những người từng phải làm nô lệ tình dục cho quân đội Nhật Bản.
Vấn đề bồi thường và sự công nhận của Tokyo đối với tội ác chiến tranh này, được cho là liên quan đến 200.000 nạn nhân, đã chia rẽ hai nước láng giềng.
Không có nhận xét nào