Header Ads

  • Breaking News

    Điểm tin thế giới ngày Thứ sáu 15 tháng 1 năm 2021

    TNS Lindsey Graham: “Chúng ta có nên luận tội Barack Obama vì vụ Benghazi?”

    Hôm 13/1, trong chương trình “Hannity” của FNC, Thượng nghị sĩ Lindsey Graham, Chủ tịch Ủy ban Tư pháp Thượng viện, đã đặt câu hỏi về tính xác đáng trong nỗ lực luận tội do các đảng viên Đảng Dân chủ tại Hạ viện khởi xướng.

    Chủ tịch Ủy ban Tư pháp Thượng viện Lindsey Graham (Ảnh: Gage Skidmore/ Wikimedia)

    Ông Graham đã phản đối việc luận tội một Tổng thống đã rời nhiệm sở và đề cập đến khả năng luận tội cựu Tổng thống Barack Obama vì đã không hành động kịp thời trong vụ lãnh sự quán Hoa Kỳ ở Bengazi (Lybia) bị tấn công năm 2012.

    Sự cố Bengazi xảy ra ngày 11/9/2012 khi phiến quân Hồi giáo đã tấn công tổ hợp ngoại giao Mỹ tại đây, khiến Đại sứ Mỹ Christopher Stevens và 1 nhân viên công vụ thiệt mạng. Sau đó, một cuộc tấn công khác vào cơ sở tiền trạm của CIA gần đó đã khiến 2 người khác thiệt mạng và 10 người bị thương.

    Chính quyền Obama khi đó, cùng với bà Hillary Clinton là Ngoại trưởng, đã bị cáo buộc che giấu thông tin, cũng như hành động chậm trễ để cứu viện, khiến thảm kịch xảy ra.

    Ông Graham nói: “Chúng ta luận tội Tổng thống ngày hôm nay mà không có bất kỳ bằng chứng nào. Đó chỉ là sự căm ghét tuyệt đối. Nếu điều này trở thành tiêu chuẩn, hãy cẩn thận với những gì bạn mong muốn cho ngày hôm nay.

    Theo lý thuyết của cánh tả cực đoan, nếu họ có thể luận tội một tổng thống sau khi người này mãn nhiệm, tại sao chúng ta không luận tội George Washington? Ông ta sở hữu nô lệ. Khi nào điều này mới dừng lại? Vì vậy, gửi tới các đồng nghiệp Đảng Cộng hòa của tôi, chúng ta hãy giữ vững lập trường rằng, cho dù quý vị có thích Donald Trump hay không, thì ông ấy cũng không đứng trên luật pháp.

    “Nếu ông ấy làm sai điều gì đó, quý vị biết đấy, ông có thể phải đối mặt với hậu quả, theo luật,” ông Graham tiếp tục.

    “Việc luận tội này là vì động cơ chính trị. Chúng ta đang luận tội Tổng thống mà không có bất kỳ bằng chứng nào, không có bất kỳ nhân chứng nào và chúng ta sẽ đưa ra xét xử sau khi ông ấy mãn nhiệm chăng. Làm thế nào để các Tổng thống trong tương lai có thể tiếp tục đây? Đây là một cuộc tấn công vĩnh viễn vào nhiệm kỳ Tổng thống.

    “Chúng ta có nên luận tội Barack Obama không? Vì trong 24 giờ, ông ấy không hề nhấc ngón tay lên để giúp những người đang bị bao vây ở Benghazi. Bao giờ thì những điều này mới dừng lại?”

    Ngân Hà (theo Breitbart)

    Hoa Kỳ liệt thêm 9 công ty Trung Quốc vào danh sách đen

    Chính quyền TT Trump hôm thứ Năm (14/1) đã thêm 9 công ty Trung Quốc vào danh sách đen các doanh nghiệp Trung Quốc có quan hệ với quân đội nước này, bao gồm Tổng công ty máy bay Thương mại Trung Quốc – Comac và nhà sản xuất điện thoại di động Xiaomi, Reuters đưa tin.

    Theo đó, các công ty này sẽ phải chịu lệnh cấm đầu tư mới của Mỹ, buộc các nhà đầu tư Mỹ phải thoái vốn khỏi các công ty nằm trong danh sách đen trước ngày 11/11/2021.

    Đến nay, Đại sứ quán Trung Quốc tại Hoa Kỳ, COMAC và Xiaomi vẫn chưa trả lời yêu cầu bình luận về vấn đề này.

    Luật năm 1999 yêu cầu Bộ Quốc phòng Mỹ soạn thảo danh mục các công ty thuộc sở hữu hoặc kiểm soát của quân đội Trung Quốc. Tuy nhiên, bắt đầu từ năm ngoái, Bộ Quốc phòng Mỹ mới thực hiện quy định trên. Cho đến nay, đã có thêm 35 công ty, bao gồm cả tập đoàn dầu khí khổng lồ CNOOC và nhà sản xuất chip hàng đầu SMIC của Trung Quốc bị liệt vào danh sách các thực thể chịu chế tài của Mỹ.

    Hôm 13/1, Tổng thống Trump đã ban hành lệnh hành chính mới nhất yêu cầu các nhà đầu tư Mỹ thoái vốn khỏi các công ty Trung Quốc thuộc sở hữu hoặc kiểm soát của quân đội Trung Quốc kể từ ngày 11/11/2021 (theo Giờ Miền Đông Hoa Kỳ).

    Lệnh hành chính mới sẽ củng cố hơn nữa lệnh hành chính số 13959 được ban hành vào tháng 11 năm ngoái. Đồng thời, quyền hạn của Bộ Tài chính và Bộ Quốc phòng trong việc thực hiện lệnh này được quy định rõ ràng hơn. Đây là động thái tăng cường mới nhất của Tổng thống Trump trước khi kết thúc nhiệm kỳ đầu tiên của mình nhằm hạn chế sự xâm nhập của ĐCSTQ vào thị trường vốn Hoa Kỳ.

    “Lệnh hành chính hôm nay (13/1) đảm bảo rằng, Hoa Kỳ giữ lại một công cụ quan trọng để bảo vệ các nhà đầu tư Mỹ và không tài trợ cho việc hiện đại hóa quân đội của Trung Quốc”, một quan chức chính phủ cấp cao nói với

    Giáo sư MIT bị truy tố vì không khai báo các liên hệ với Trung Quốc

    Một xe chữa lửa đồ chơi của trẻ em được sinh viên đặt trên nóc vòm đại sảnh Viện Công nghệ Massachusetts (MIT), ngày 11/9/2006.

    Nhà chức trách Mỹ bắt giam, truy tố một giáo sư Viện Công nghệ Massachusetts (MIT) vì nhận tiền của nước ngoài, hầu hết từ Trung Quốc, mà không khai báo.

    Ông Gang Chen bị bắt ngày 14/1 tại gia và bị truy tố vì gian lận trong việc chuyển nhận tiền, không khai có tài khoản trong ngân hàng nước ngoài và khai gian hồ sơ thuế, Bộ Tư pháp Mỹ cho biết.

    Ông Chen là giám đốc Phòng thí nghiệm Pappalardo về Micro/Nano của MIT và là giám đốc Trung tâm chuyển đổi năng lượng mặt trời.

    Kể từ năm 2013, nghiên cứu của ông Chen được tài trợ hơn 19 triệu đô la từ các nguồn quỹ của liên bang, Bộ Tư pháp nói.

    Trong cùng thời kỳ này, ông được biết đã nhận được gần 29 triệu đô la tài trợ của nước ngoài, trong đó có 19 triệu đô la từ Trường đại học Khoa học và Công nghệ Phương Nam (SUSTech) của Trung Quốc.

    Tội gian lận chuyển nhận tiền có thể bị phạt đến 20 năm tù, 3 năm quản chế và tiền phạt lên đến 250.000 đô la. Khai gian bị phạt đến 5 năm tù, 3 năm quản chế và phạt 250.000 đô la.

    Không tiết lộ tài khoản tại ngân hàng nước ngoài có thể bị kết án 5 năm tù, 3 năm quản chế và phạt tiền 250.000 đô la, theo Bộ Tư pháp.

    Ấn Độ bắt đầu chiến dịch tiêm ngừa covid-19

    Đợt tiêm chủng lớn nhất thế giới sẽ bắt đầu vào ngày mai. Mục đích của nó là tiêm ngừa cho 300 triệu trong số 1,3 tỷ dân Ấn Độ trong vòng sáu đến tám tháng tới. Cả vắc xin Astra-Zeneca, được phát triển tại Đại học Oxford và được sản xuất bởi Viện Huyết thanh Ấn Độ tại Pune, và một loại vắc-xin nội địa khác của Bharat Biotech (được phê duyệt trước cả khi hoàn thành các thử nghiệm an toàn) đã được phân phối tới 37 địa điểm bảo quản lạnh xung quanh đất nước.

    Bước tiếp theo này phụ thuộc vào hình thức tổ chức mà Ấn Độ có ưu thế: một hoạt động phối hợp khổng lồ, ồ ạt (chẳng hạn như tổ chức bầu cử toàn quốc). Một quân đoàn xe tải đông lạnh, được giám sát bằng GPS, sẽ chạy từ các huyện đến các làng, đem liều đầu tiên đến cho 30 triệu nhân viên y tế và nhân viên tuyến đầu, và sau đó là các công dân trên 50 tuổi cùng những người có bệnh lý nền. Mỗi chiếc xe có thể được theo dõi qua ứng dụng “Mạng Thông minh Vắc-xin COVID” (biệt danh là “Co-WIN”).

    Chỉ số Big Mac cho thấy đô la Mỹ vẫn mạnh

    Mặc dù có một đợt suy yếu gần đây, đồng đô la vẫn có vẻ mạnh, nhìn từ chỉ số Big Mac mới nhất của The Economist. Bằng cách so sánh giá burger của McDonald’s trên khắp thế giới, chỉ số mang lại một thước đo sơ bộ về sức mua của các loại tiền tệ. Ước tính của chúng tôi cho thấy đồng tiền của tất cả 20 đối tác thương mại được Bộ Tài chính Mỹ nghiên cứu đã mạnh lên so với đồng bạc xanh kể từ tháng 7, song tất cả ngoại trừ đồng franc Thụy Sĩ vẫn còn bị định giá thấp.

    Mỹ muốn trừng phạt những nước cố tình hạ giá đồng tiền: vào tháng 11, họ đã dùng thao túng tiền tệ để biện minh cho việc áp thuế lên hàng nhập khẩu dây buộc xoắn, được dùng để niêm phong túi nhựa, từ Trung Quốc. Nhưng theo một phiên bản khác của chỉ số, được điều chỉnh theo GDP đầu người, đồng nhân dân tệ trên thực tế đang được định giá cao so với đồng đô la 2,5%. Điều đó sẽ gây đau đầu cho chính quyền Biden, vốn đã hứa sẽ thực hiện “các hành động thực thi thương mại quyết liệt” chống lại những kẻ thao túng tiền tệ.

    Đảng CDU Đức bầu lãnh đạo mới thay bà Merkel

    Ngày mai Đảng Dân chủ Thiên Chúa giáo (CDU) cầm quyền của Đức cuối cùng sẽ bầu ra một nhà lãnh đạo mới. Sau khi đại dịch khiến phải hủy bỏ hai đợt bỏ phiếu theo kế hoạch, 1.001 đại biểu của đảng thay vào đó sẽ phải tham dự đại hội trực tuyến. Ba người đàn ông đang chạy đua. Armin Laschet, thủ hiến dễ mến của North Rhine-Westphalia, bang lớn nhất nước Đức, đại diện cho sự tiếp nối chủ nghĩa trung dung của Angela Merkel, người sẽ nghỉ hưu khỏi chức vụ thủ tướng sau cuộc bầu cử tháng 9.

    Đối thủ chính của ông là Friedrich Merz, một cựu lãnh đạo của nhóm nghị sĩ CDU, người hứa hẹn bảo thủ hơn. Ứng viên thứ ba là Norbert Röttgen, người đứng đầu ủy ban đối ngoại của Bundestag (Quốc hội Đức), người đã vận động tốt nhưng có thể gặp khó khăn vào ngày mai. Người chiến thắng sẽ trở thành ứng viên kế nhiệm bà Merkel, mặc dù trước tiên họ cần phải giành được vị trí ứng cử viên thủ tướng chung của CDU và CSU, đảng Bavaria chị em của CDU. Song lãnh đạo của CSU, Markus Söder, lại nổi tiếng hơn cả ba ứng viên của CDU.

    Triển vọng cuộc luận tội Donald Trump

    Donald Trump là tổng thống Mỹ đầu tiên bị Hạ viện luận tội hai lần. Chưa từng có tổng thống nào bị kết án tại Thượng viện. Khả năng ông Trump trở thành người đầu tiên có vẻ thấp, nhưng không phải bằng không. Nhiệm kỳ của ông kết thúc vào thứ Tư, không đủ thời gian cho một phiên tòa tại Thượng viện. Tòa án Tối cao khuynh hướng bảo thủ có thể sẽ phải xác định xem liệu ông có thể bị xét xử sau khi rời nhiệm sở hay không.

    Nếu đúng như vậy, Thượng viện có thể sẽ tiến hành ngay lập tức. Nếu cần thiết, Quốc hội có thể phân chia thời gian giữa phiên tòa và các công việc khác. Để kết tội ông Trump, ít nhất 17 thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa sẽ phải quay lưng với ông. Trong phiên tòa luận tội đầu tiên của ông, chỉ một người, Mitt Romney, là bỏ phiếu ủng hộ. Nhưng mười nghị sĩ Cộng hòa đã bỏ phiếu chống lại ông tại Hạ viện lần này. Các đồng nghiệp của họ tại Thượng viện có thể nhận ra luận tội là cách duy nhất để giúp đảng của họ thoát khỏi sự kìm kẹp của ông Trump.

    Kết quả kinh doanh quý 4/2020 của các ngân hàng Mỹ

    Trong suốt thời kỳ đại dịch ở Mỹ, các ngân hàng của nước Mỹ đã đóng vai trò như một cửa sổ quan sát sức khỏe tài chính của khách hàng. Hôm nay có thể có nhiều thông tin hơn về tình hình của cả người cho vay và khách hàng trong quý cuối năm 2020, khi ba trong số các ngân hàng lớn nhất – JPMorgan Chase, Citigroup và Wells Fargo – báo cáo kết quả kinh doanh. Các nhà phân tích tại hãng phân tích KBW cho biết các con số sẽ rất “lộn xộn”.

    Ở chiều bi quan, các khoản dự phòng nợ xấu được cho là sẽ tăng lên khi người đi vay bắt đầu vỡ nợ. Các chủ ngân hàng đã cố gắng lường trước điều này bằng cách ghi giảm giá trị các khoản vay, nhưng chúng có thể đã đi quá xa — hoặc không đủ xa. Còn ở chiều lạc quan, năm ngoái các ngân hàng cũng được hưởng lợi từ những nguồn thu bất ngờ: nhu cầu thế chấp mạnh, bùng nổ IPO và doanh thu giao dịch bội thu trên các thị trường biến động. Hiệu ứng tổng thể vẫn chưa chắc chắn. Tuy nhiên, thu nhập nhìn chung của các ngân hàng trong quý bốn dự kiến sẽ giảm khoảng 8% so với cùng kỳ năm ngoái.

    Mỹ tuyên bố giành cho Đài Loan địa vị “quốc gia tự do”

    Sau khi tuyên bố bãi bỏ các hạn chế đối với việc trao đổi với Đài Loan, Ngoại trưởng Mỹ Pompeo lại tuyên bố giành cho Đài Loan địa vị “quốc gia tự do”; Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã kịch liệt phản đối.

    Theo Bắc Kinh Nhật báo, chiều ngày 14/1, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên đã chủ trì cuộc họp báo thường kỳ. Một phóng viên đặt câu hỏi: “Vào ngày 13/1, Thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ Keith Krach đã thông báo trên Twitter rằng Ngoại trưởng Mike Pompeo đã tuyên bố rằng Hoa Kỳ sẽ mở ra những hạn chế tự áp đặt đối với sự giao lưu giữa chính phủ Hoa Kỳ với Đài Loan, cho Đài Loan hưởng địa vị ‘quốc gia tự do’. Xin hỏi, Trung Quốc có ý kiến ​​gì về vấn đề này?”.

    Ông Triệu Lập Kiên nói: “Những lời lẽ trên của Keith Krach đã vi phạm nghiêm trọng các chuẩn mực cơ bản trong quan hệ quốc tế, vi phạm nghiêm trọng nguyên tắc một Trung Quốc và các quy định trong ba bản thông cáo chung Trung-Mỹ, vi phạm nghiêm trọng cam kết chính trị của Mỹ về vấn đề Đài Loan. Trung Quốc kiên quyết phản đối và lên án mạnh mẽ điều này. Trung Quốc nhắc nhở Mỹ cần tuân thủ nguyên tắc một Trung Quốc và các quy định của ba bản thông cáo chung giữa hai nước Trung-Mỹ, ngay lập tức ngừng sử dụng vấn đề Đài Loan để thao túng chính trị, ngừng ngay việc trao đổi chính thức giữa Mỹ và Đài Loan và nâng cấp quan hệ thực chất”.

    Trước đó, vào ngày 9/1, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo đã đưa ra một tuyên bố nêu rõ: “Đài Loan là một nền dân chủ sôi động và là đối tác đáng tin cậy của Hoa Kỳ, nhưng Bộ Ngoại giao trong nhiều thập kỷ qua đã thiết lập các hạn chế nội bộ phức tạp để quản lý các nhà ngoại giao, quân nhân và các quan chức khác của chúng ta giao lưu ngang hàng với Đài Loan. Chính phủ Hoa Kỳ đơn phương thực hiện những hành động này nhằm nỗ lực xoa dịu chính quyền ở Bắc Kinh. Điều này sẽ không xảy ra nữa”.

    Sau khi tuyên bố được đưa ra, ngày 12/1, Trợ lý Ngoại trưởng về chính trị quân sự Clarke Cooper đã gặp bà Tiêu Mỹ Cầm, đại diện của Đài Loan tại Hoa Kỳ.

    Ngoài ra, Kelly Craft, đại sứ Hoa Kỳ tại Liên Hợp Quốc, ban đầu dự kiến ​​thăm Đài Loan từ ngày 13 đến ngày 15/1, nhưng chuyến đi bất ngờ bị hủy bỏ. Sau đó, bà Kelly Craft đã chuyển sang hình thức nói chuyện điện thoại với nhà lãnh đạo Đài Loan Thái Anh Văn vào tối ngày 13/1.

    Kelly Craft đã đăng trên Twitter vào đêm 13/1 rằng bà đã nói chuyện điện thoại với nhà lãnh đạo Đài Loan Thái Anh Văn vào hôm đó. “Chúng tôi đã thảo luận rằng Đài Loan là một hình mẫu cho thế giới về nhiều mặt. Điều này có thể thấy được từ thành công của cuộc chiến chống lại COVID-19 và những thứ mà Đài Loan cung cấp trong các lĩnh vực y tế, công nghệ và khoa học tiên tiến”.

    95% lượng vaccine trên thế giới đang được triển khai tại 10 nước

     

    Trưởng phụ trách về Châu Âu trong Tổ chức Y tế Thế giới cho biết 95% trong số 23,5 triệu liều vaccine ngừa COVID trên thế giới hiện được triển khai tại 10 nước.

    Tại cuộc họp báo ở Copenhagen ngày 14/1, ông Hans Kluge lên tiếng về một chủ đề được nhắc lại nhiều nhất về đại dịch COVID-19: Để ngăn chặn virus một cách hữu hiệu, vaccine phải được chia sẻ đồng đều trên thế giới, với những nước lợi tức thấp cũng như những nước nghèo.

    Trong nỗ lực toàn cầu chấm dứt đại dịch, ông Kluge nói, “phải là tập thể, chúng ta đơn giản không thể bỏ rơi bất cứ nước nào, bất cứ cộng đồng nào.”

    WHO và các đối tác trong chương trình COVAX, ông nói thêm, đang có “nỗ lực rộng lớn để đưa vaccine đến tất cả các nước; chúng ta cần các nước đóng góp, tài trợ và hỗ trợ cho việc tiếp cận đồng đều và phân phối vaccine.”

    Tổng thống Trump trao huân chương cho tác giả ảnh ‘Em bé Napalm’

    Hôm 13/1 tại Nhà Trắng, Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump trao Huân chương Nghệ thuật Quốc gia cho phóng viên ảnh chiến tranh Việt Nam Nick Út, người nổi tiếng với bức ảnh ‘Em bé Napalm.’

    Bức ảnh nổi tiếng nhất của ông, “Sự khủng bố của chiến tranh”, là một lời nhắc nhở vĩnh viễn về quá khứ và là nguồn cảm hứng cho một tương lai hòa bình.

    Thông cáo của Nhà Trắng viết về ông Nick Út ngày 14/1/2021.

    Thông báo của Nhà Trắng hôm 14/1 cho biết huân chương cao quý này được trao cho Nick Út vì “những đóng góp hàng chục năm của ông cho ngành phóng viên ảnh thời chiến. Qua ống kính của mình, ông Út đã kịp thời ghi lại những khoảnh khắc khiến chúng ta nhớ đến sự khủng khiếp của cuộc xung đột.”

    “Bức ảnh nổi tiếng nhất của ông, “Sự khủng bố của chiến tranh”, là một lời nhắc nhở vĩnh viễn về quá khứ và là nguồn cảm hứng cho một tương lai hòa bình,” Nhà Trắng cho biết.

    Hãng tin AP cho biết phóng viên ảnh Nick Út, người có tên tiếng Việt là Huỳnh Công Út, đã có 51 năm làm việc cho hãng tin này, là nhà báo đầu tiên nhận được Huân chương Nghệ thuật Quốc gia Hoa Kỳ, giải thưởng cao quý nhất do chính phủ liên bang trao cho các nghệ sĩ và những người bảo trợ nghệ thuật.

    Nick Út, một nhiếp ảnh gia từng đoạt giải Pulitzer, được biết đến nhiều nhất với bức ảnh “sự khủng bố của chiến tranh” mang tính biểu tượng từ Chiến tranh Việt Nam, bức ảnh được chụp vào năm 1972 đã giúp nâng cao nhận thức về cuộc xung đột.

     “Tại cuộc gặp gỡ và tiếp đón trước lễ trao tặng Huân chương Nghệ thuật, Tổng thống với vẻ tươi vui đã chúc mừng tôi. Ông ấy nói về bức ảnh Em bé Napalm của tôi và nói rằng ông ấy rất vui khi tôi có mặt,” ông Út nói.

    Ông Út cho biết thêm: “Tôi tặng Tổng thống một bức ảnh Em bé Napalm, và nói với ông rằng tôi đã ký vào đó và Phan Thị Kim Phúc, mọi người đều biết cô ấy là Kim Phúc - cũng đã ký vào đó.”

    “Tôi nói với ông ấy là bà Kim Phúc cũng muốn gặp ông nhưng bà ấy đang ở Canada và không thể tới vì đại dịch COVID-19. Ông ấy đã rất vui khi tôi tặng ông bức ảnh.”

    Kamala Harris tiết lộ kế hoạch nhập cư ồ ạt của chính quyền mới

    Joe Biden sẽ sớm yêu cầu Quốc hội giúp tạo ra lộ trình nhập quốc tịch cho dân nhập cư bất hợp pháp, Kamala Harris tuyên bố hôm thứ Ba (12/1).

    Bà Harris đã đưa ra những bình luận trên trong một cuộc phỏng vấn với hãng truyền thông tiếng Tây Ban Nha Univision.

    Bà Harris cho biết dự luật sẽ ngay lập tức cấp thẻ xanh cho những người nhập cư được bảo vệ bởi các chương trình Tình trạng được Bảo vệ Tạm thời hoặc Trì hoãn Động thái cho Trẻ em Nhập cư (DACA), theo trang Politico.

    Chính quyền sắp tới cũng muốn giảm thời gian nhập tịch trở thành công dân Mỹ xuống còn 8 năm. Hiện tại, quá trình này là 13 năm.

    Bà Harris nhận định:

    “Đây là một cách tiếp cận chính sách nhập cư thông minh hơn và nhân đạo hơn”.

    Dự luật được đề xuất sẽ “tạo ra một con đường cho đại bộ phận 11 triệu người nhập cư không có giấy tờ ở nước này” có được quyền công dân.

    Lộ trình này sẽ được phân thành các giai đoạn, “đầu tiên là đưa họ trở thành thường trú nhân hợp pháp, một trạng thái mà họ có thể tiếp cận trong vòng tám năm”, bà Harris nói.

    Trên trang web tranh cử của mình, chiến dịch Biden cho biết ông sẽ “làm việc với Quốc hội để thông qua đạo luật: Tạo ra một lộ trình trở thành công dân cho gần 11 triệu người đã sinh sống ở Mỹ trong nhiều năm.

    “Ông Biden sẽ tích cực ủng hộ dự luật nhằm tạo ra một lộ trình rõ ràng về tình trạng pháp lý và quyền công dân cho những người nhập cư trái phép đã đăng ký, đã cập nhật hồ sơ thuế đầy đủ và đã qua kiểm tra lý lịch”.

    Bà Harris cho biết ông Biden sẽ “mở rộng các biện pháp bảo vệ” cho những người nhận DACA và nói rằng các chính sách mới “sẽ đảm bảo rằng mọi người nhận được vắc-xin bất kể tình trạng nhập cư của họ”.

    Không có nhận xét nào