Header Ads

  • Breaking News

    Điểm tin thế giới ngày Thứ bảy 9 tháng 1 năm 2021

    Sách mới của TNS Hawley bị hủy xuất bản vì ông phản đối kết quả phiếu Đại cử tri

    Thượng nghị sĩ Josh Hawley thông báo nhà xuất bản Simon & Schuster quyết định hủy xuất bản cuốn sách của ông sau khi ông bỏ phiếu phản đối kết quả bầu cử trong phiên họp chung Quốc hội ngày 6/1, theo The BL.

    Ông Hawley nằm trong nhóm các nhà lập pháp Cộng hòa quyết định phản đối kết quả của Cử tri đoàn trong phiên họp chung của Lưỡng viện ngày 6/1. Hôm thứ Năm (7/1), nhà xuất bản Simon & Schuster đã từ chối xuất bản cuốn sách tiếp theo của ông có tựa đề “The Tyranny of Big Tech” (tạm dịch: “Sự chuyên chế của các công ty công nghệ lớn”).

    Thượng nghị sĩ viết trên Twitter “Simon & Schuster sẽ hủy hợp đồng của tôi vì tôi đã đại diện cho các cử tri của mình, dẫn đầu một cuộc tranh luận tại Thượng viện về tính liêm chính của cử tri, bây giờ họ quyết định tái định nghĩa [điều này] là xúc giục sự nổi loạn”.

    Ông nói thêm “Hãy để tôi nói rõ; đây không chỉ là một tranh chấp hợp đồng. Đó là một cuộc tấn công trực tiếp vào Tu chính án thứ nhất (1). Bây giờ chỉ có [những] bài phát biểu đã được duyệt mới có thể được [phép] xuất bản. Đây là [cách] phe tả tìm cách bãi bỏ những người không được họ chấp thuận. Tôi sẽ chống lại văn hóa bác bỏ này bằng tất cả những gì tôi có. Chúng ta sẽ gặp lại tại tòa án”.

    Tuyên bố của Simon & Schuster nêu rõ: “Sau khi chứng kiến ​​cuộc nổi dậy chết chóc, đáng lo ngại, diễn ra vào thứ Tư tại Washington, DC, Simon & Schuster đã quyết định hủy xuất bản cuốn sách sắp tới của Thượng nghị sĩ Josh Hawley, THE TYRANNY OF BIG TECH Chúng tôi đã cân nhắc khi đi tới quyết định này. Là một nhà xuất bản, nhiệm vụ của chúng tôi là mở rộng sự đa dạng của những tiếng nói và quan điểm [khác nhau], cùng lúc chúng tôi quan tâm đến trách nhiệm cộng đồng của mình như [mọi] công dân, và [chúng tôi] không thể ủng hộ thượng nghị sĩ Hawley sau khi [thấy] vai trò của ông trong sự kiện đã trở thành mối đe dọa nguy hiểm với nền dân chủ và tự do của chúng ta.”

    Ông Hawley cũng đã trở thành mục tiêu công kích của các phương tiện truyền thông sau khi thách thức kết quả bầu cử tổng thống năm 2020.

    (*) Tu chính án thứ nhất Hiến pháp Hoa Kỳ cấm việc chính phủ đưa ra bất kỳ luật nào trong việc thiết lập tôn giáo; đảm bảo rằng không có lệnh nào cấm tự do thực hành tôn giáo, giảm bớt quyền tự do ngôn luận, xâm phạm tự do báo chí, can thiệp vào quyền tụ tập ôn hòa, hoặc cấm yêu cầu kiến ​​nghị sửa đổi các khiếu nại của chính phủ. Nó đã được thông qua vào ngày 15/12/1791, là một trong mười sửa đổi tạo thành Tuyên ngôn nhân quyền Hoa Kỳ.

    Cựu đại sứ Nikkei Haley: Big Tech đang hành xử theo cách của ĐCSTQ


    Cựu Đại sứ Mỹ tại Liên hợp quốc, bà Nikki Haley, hôm thứ Sáu (8/1) đã lên tiếng chỉ trích hành vi “bịt miệng người dân” của Big Tech, tuyên bố rằng kiểu hành vi đó là “những gì xảy ra ở Trung Quốc, không phải đất nước của chúng ta”, theo Breitbart.

    Bà Haley đưa ra nhận xét này trong một tweet ngay sau khi Twitter thông báo khóa vĩnh viến tài khoản của Tổng thống Trump.

    “Bịt miệng mọi người, chưa kể Tổng thống Mỹ, là những gì xảy ra ở Trung Quốc chứ không phải đất nước của chúng ta”, bà Haley viết, kèm theo hashtag “# Không thể tin được”.

    Vào tháng 11/2020, sau khi Twitter gắn cờ đối với các tweet đề cập tới gian lận bầu cử của bà Haley, ngay lập tức bà đã chỉ ra cách hành xử theo tiêu chuẩn kép của nền tảng mạng xã hội này.

    “Khi Tổng thống Iran nói rằng Holocaust [việc giệt chủng người Do Thái của Đức Quốc xã] không hề có, Twitter không nói rằng ‘tuyên bố này bị tranh cãi’. Khi tôi nói hình thức bầu cử [qua thư] thúc đẩy gian lận phiếu bầu thì Twitter nói rằng điều đó đang bị tranh chấp. Tự hỏi tại sao những người bảo vệ truyền thống văn hóa không tin tưởng vào Big Tech?”, bà Haley viết trên Twitter.

    Ngoài Twitter, các nền tảng mạng xã hội khác thuộc Big Tech như Facebook, Instagram và Twitch đã đình chỉ vô thời hạn quyền truy cập của Tổng thống Trump.

    Big Tech đe dọa mạng xã hội đang lên Parler


    Apple hiện đang đe dọa Parler, một nền tảng mạng xã hội mới nổi lên sau khi Big Tech bị nhiều người chỉ trích vì kiểm duyệt những tiếng nói bảo vệ văn hóa truyền thống và thậm chí là những phát biểu của Tổng thống Trump.

    Theo Gateway Pundit, vào sáng thứ Năm (7/1), Giám đốc điều hành của Parler, John Matze, đã có một tuyên bố táo bạo trên nền tảng truyền thông xã hội đang phát triển nhanh chóng của mình và lên án việc kiểm duyệt của Facebook và Twitter. 24 giờ sau, Apple đe dọa rằng họ sẽ cấm Parler trừ khi mạng xã hội này thực hiện chính sách kiểm duyệt.

    Google cũng đe dọa xóa Parler khỏi cửa hàng ứng dụng nếu không đáp ứng yêu cầu kiểm duyệt nội dung bài đăng.

    Theo nhà bình luận Sean Hannity, Tổng thống Trump đã chuyển qua sử dụng mạng xã hội Parler.

    Twitter khóa vĩnh viễn tài khoản của Tổng thống Trump

    Cách đây 2 giờ, Twitter đã ra thông báo khóa vĩnh viễn tài khoản của Tổng thống Mỹ Donald Trump.
    Ngày 8/1 (theo giờ Mỹ) Twitter đã ra thông báo:

    “Sau khi xem xét chặt chẽ các Tweet gần đây từ tài khoản @realDonaldTrump và bối cảnh xung quanh… chúng tôi đã khóa vĩnh viễn tài khoản do nguy cơ tăng cường kích động bạo lực.

    Trong bối cảnh các sự kiện kinh hoàng [diễn ra] trong tuần này, chúng tôi đã làm rõ vào thứ Tư (6/1) rằng tiếp tục vi phạm Quy tắc Twitter có thể dẫn đến biện pháp này. Những quy tắc lợi ích cộng đồng của chúng tôi tồn tại [và] cho phép công chúng có thể trực tiếp nghe ý kiến ​​của các quan chức được bầu và các nhà lãnh đạo thế giới. Nó được xây dựng trên nguyên tắc rằng nhân dân có quyền nắm giữ quyền lực công khai.

    Tuy nhiên, chúng tôi đã làm rõ từ nhiều năm trước rằng những tài khoản này không thể vượt quá quy định của chúng tôi và không thể sử dụng Twitter để kích động bạo lực… Chúng tôi sẽ tiếp tục minh bạch về các chính sách của mình và việc thực thi chúng.”

    Tài khoản của ông Trump đã bị khóa (ảnh: chụp màn hình Twitter)


    Sau đó Twitter trích dẫn 2 tweet của tổng thống Trump mà họ cho rằng sẽ “kích động bạo lực”

    “75.000.000 người yêu nước vĩ đại của Mỹ đã bầu chọn cho tôi, ĐẶT NƯỚC MỸ LÊN HÀNG ĐẦU, và LÀM NƯỚC MỸ VĨ ĐẠI TRỞ LẠI, sẽ có một TIẾNG NÓI LỚN MẠNH trong tương lai. Họ sẽ không bị thiếu tôn trọng hoặc bị đối xử bất công dưới bất kỳ hình thức, phương thức nào !!!”

    “Gửi đến tất cả những người đã hỏi, tôi sẽ không tham dự Lễ nhậm chức vào ngày 20 tháng 1.”

    Twitter lập luận rằng trong bối cảnh vụ tấn công Điện Capitol, 2 tweet này có thể khiến kích động bạo lực.

    Trước đó, sau vụ một số người tấn công vào điện Capitol ngày 6/1, ông Trump đã kêu gọi những người biểu tình đang tập trung gần tòa nhà Quốc hội Hoa Kỳ hãy “trở về nhà trong hòa bình”.

    TT Trump né lệnh cấm của Twitter, đăng tweet khẳng định sẽ ‘không bị bịt miệng’

    Tổng thống Trump đã lên án Twitter ngay sau khi nền tảng mạng xã hội này xóa ông vĩnh viễn.

    “Như tôi đã nói từ lâu, Twitter đã ngày càng tiến xa hơn trong việc cấm đoán tự do ngôn luận và tối nay, các nhân viên Twitter đã phối hợp với Đảng Dân chủ và phe Cánh tả cấp tiến trong việc xóa tài khoản của tôi khỏi nền tảng của họ, để bịt miệng tôi – cũng như bịt miệng CÁC BẠN, 75.000.000 người yêu nước vĩ đại đã bỏ phiếu cho tôi”, tổng thống nói trong một thông điệp vào tối thứ Sáu từ tài khoản Twitter tổng thống của mình. “Twitter có thể là một công ty tư nhân, nhưng nếu không có món quà được chính phủ ban tặng là Mục 230, họ sẽ không tồn tại được lâu”.

    Điều luật 230 bảo vệ các công ty Internet trước trách nhiệm pháp lý khi kiểm duyệt nội dung người dùng. Ông Trump thường xuyên chỉ trích hai mạng xã hội Facebook và Twitter vì đứng ở lập trường của phe cánh tả để kiểm duyệt tiếng nói của những người theo trường phái bảo thủ (conservative).

    TT Trump dường như đã đi vòng qua lệnh cấm của Twitter đối với tài khoản cá nhân của mình, để đăng thông điệp ngắn gọn từ tài khoản Tổng thống @POTUS trước khi dòng tweet này biến mất. Thông điệp của ông sau đó đã được bao hàm trong một tuyên bố chính thức. Không rõ có phải chính TT Trump đã xóa tweet @POTUS hay Twitter đã xóa nó.

    Mỹ sẽ không khoanh tay nhìn người Hồng Kông bị ĐCSTQ đàn áp


    Cảnh sát Hồng Kông đã bắt giữ 53 nhà hoạt động ủng hộ dân chủ bằng Luật An ninh Quốc gia, gây chấn động dư luận. Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo đáp lại rằng Hoa Kỳ sẽ không bao giờ ngồi nhìn người Hồng Kông bị ĐCSTQ đàn áp, và sẽ xem xét áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với các bên liên quan, theo Sound Of Hope ngày 7/1

    Ngoại trưởng Pompeo đã đưa ra một tuyên bố vào tối thứ Tư (6/1) theo giờ Mỹ, nói rằng cuộc đột kích này phản ánh rõ ràng việc Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) coi thường người dân và pháp quyền của họ. Hoa Kỳ tức giận về điều này và sẽ hành động để ngăn chặn nó. Ông nói: “Ở Hồng Kông, người dân đang bị áp bức bởi ĐCSTQ. Bây giờ, nước Mỹ sẽ không khoanh tay đứng nhìn”.

    Mike Pompeo nói: “Mỹ sẽ xem xét áp đặt các biện pháp trừng phạt hoặc các hạn chế khác đối với bất kỳ cá nhân hoặc tổ chức nào liên quan đến việc đàn áp người Hồng Kông, bao gồm cả các đại diện thương mại của Hồng Kông tại Washington cũng sẽ bị thực thi các hạn chế”.

    Trong số 53 nhà dân chủ bị bắt, Luật sư nhân quyền và là thủ quỹ Động lực Dân chủ John Clancey là công dân Mỹ. Ngoại trưởng Pompeo đặc biệt nhấn mạnh rằng Mỹ sẽ không tha thứ cho việc giam giữ hoặc quấy rối tùy tiện công dân Mỹ. Ông John Clancey hiện đã được tại ngoại.

    Liên minh Nghị viện xuyên quốc gia về Chính sách Trung Quốc (IPAC) – bao gồm hơn 170 thành viên Nghị viện Châu Âu từ 18 quốc gia cũng ra tuyên bố, rằng việc bắt giữ các nhà dân chủ Hồng Kông càng chứng tỏ rằng Luật An ninh Quốc gia đã bị lợi dụng để “đàn áp mọi hình thức đưa ra ý kiến phản đối nền chính trị ở Hương Cảng”, cộng đồng quốc tế cần thực hiện “các hành động khẩn cấp và chưa từng có” để buộc ĐCSTQ phải chịu trách nhiệm về các hành vi vi phạm luật pháp quốc tế, bao gồm việc xem xét các hành động trừng phạt kinh tế tại Liên Hợp Quốc, để bảo đảm rằng ĐCSTQ không thể hành động tùy tiện liều lĩnh.

    Mỹ cảnh báo biến thể vi rút gây COVID-19 cho xét nghiệm âm tính giả


    Cơ quan quản lý Thực phẩm - Dược phẩm Mỹ (FDA) xác định các biến thể của vi rút gây COVID-19 có thể khiến xét nghiệm sinh học phân tử cho kết quả âm tính.

    FDA đã phát đi cảnh báo và nhắc nhở những đơn vị y tế phân tích kỹ kết quả xét nghiệm sinh học phân tử. Nếu vẫn nghi ngờ thì nên tiến hành thêm kiểu xét nghiệm khác.

    Ngoài ra FDA còn lưu ý đến việc hai bộ thử TaqPath (của Thermo Fisher) và Linea (Applied DNA Sciences) giảm độ nhạy do biến thể vi rút, mặc dù vẫn đủ sức phát hiện bệnh. Khả năng phát hiện bệnh của bộ thử Accula (Mesa Biotech) cũng bị ảnh hưởng.

    Thời gian qua tại Anh và Nam Phi xuất hiện hai biến thể vi rút gây COVID-19 đáng lo ngại. Cả hai đều mang nhiều đột biến làm thay đổi đặc tính vi rút, giúp chúng dễ lây lan hơn. Giới khoa học lo ngại hai biến thể này sẽ vô hiệu hóa vắc xin đã được cấp phép hoặc đang phát triển hiện nay.

    Tại Mỹ, ít nhất 5 tiểu bang đã ghi nhận ca mắc biến thể phát hiện tại Anh. Các biển thể cũng lan sang nhiều quốc gia khác.

    Máy bay Boeing 737 mất liên lạc sau khi cất cánh từ Jakarta, Indonesia

    Chiều 9/1, hàng loạt phương tiện truyền thông đưa tin một máy bay chở khách Boeing 737 đã mất liên lạc ngay sau khi cất cánh từ thủ đô Jakarta của Indonesia.

    Theo hãng tin Bloomberg, máy bay trên chở hơn 50 người và thực hiện hành trình đến Pontianak ở tỉnh West Kalimantan.


    Chiếc máy bay mang số hiệu 182 của hãng hàng không Sriwijaya Air (Indonesia) đã mất liên lạc với trạm kiểm soát không lưu vài phút sau khi cất cánh. Dữ liệu của ứng dụng theo dõi các chuyến bay FlightRadar24 cho biết máy bay này thuộc dòng Boeing 737-500.

    Trong một thông báo đầu tiên, hãng Sriwijaya Air cho biết đang thu thập thêm thông tin chi tiết hơn liên quan tới chuyến bay này.

    Công tác tìm kiếm cứu hộ đang khẩn trương được triển khai.

    Những hình ảnh đầu tiên về các "mảnh vỡ" được cho là của máy bay Indonesia vừa gặp nạn


    Theo Flight Radar 24, sau khi cất cánh khoảng 4 phút từ thủ đô Jakarta, máy bay SJ182 đã bất ngờ hạ độ cao hơn 10.000 feet (tương đương hơn 3.000m) chỉ trong vòng chưa đầy 1 phút.

    Vào khoảng 14h40' chiều ngày hôm nay (9/1 - giờ Việt Nam), một chiếc máy bay Boeing 737 mang số hiệu SJ182 của hãng Sriwijaya Air Indonesia đã "biến mất" khỏi radar chỉ vài phút sau khi cất cánh. Truyền thông địa phương cho biết chiếc máy bay này chở 59 người - bao gồm cả hành khách và phi hành đoàn.

    Trang Flight Radar 24 chuyên theo dõi các chuyến bay cho biết, sau khi cất cánh khoảng 4 phút từ thủ đô Jakarta, máy bay SJ182 đã bất ngờ hạ độ cao hơn 10.000 feet (tương đương hơn 3.000m) chỉ trong vòng chưa đầy 1 phút.

    Flight Radar 24 cũng lưu ý rằng chiếc may bay này là mẫu Boeing 737-500 "cổ điển", được tung ra thị trường lần đầu tiên vào tháng 5/1994 (cách đây 26 năm).


    Võ Thái Hà tóm lược


    Không có nhận xét nào