Hai tiếng Việt Nam, tên gọi của đất nước chúng ta không phải mới có từ đời nhà Nguyễn (1802,) mà đã được ghi nhận trong sử sách, cách đây hơn 500 năm từ thời Nguyễn Trãi (Dư Địa Chí,) Lê Quý Đôn (Văn Đài Loại Ngữ,) Nguyễn Bỉnh Khiêm (Trình Tiên Sinh Quốc Ngữ.)
Từ khi chế độ Cộng Sản xâm nhập vào đất nước chúng ta, dân chúng thường đặt tên cho hai chế độ để phân biệt rõ ràng, một bên là Quốc Gia, một bên là Cộng Sản. Quốc gia phải được hiểu là quốc gia Việt Nam, nghìn đời từ cha ông để lại, còn Cộng Sản thì ai cũng hiểu là Cộng Sản quốc tế, đến từ cái đất nước Liên Sô xa xôi bên kia.
Không phải tự nhiên mà sau khi chia cắt đất nước, ở miền Nam, nhạc sĩ Hùng Lân đã ca tụng hai tiếng Việt Nam trong bản nhạc “Việt Nam, Minh Châu Trời Đông,” còn Phạm Duy thì dõng dạc cất cao hai tiếng “Việt Nam! Việt Nam!” với câu hát: “Việt Nam Việt Nam nghe từ vào đời- Việt Nam hai câu nói trên vành môi Việt Nam, nước tôi. … Việt Nam!”
Với người quốc gia, tiếng nói đầu tiên của một người ngay lúc chào đời chính là tiếng gọi của đất nước, non sông, xã tắc, trong khi đối với người Cộng Sản ở miền Bắc tiếng gọi đầu tiên của đứa trẻ mới ra đời là Stalin! “Yêu biết mấy, nghe con tập nói. Tiếng đầu lòng con gọi Stalin..” Stalin không phải là một cái tên Việt Nam, Stalin cũng không phải là tên của tổ tiên, anh hùng Việt Nam. Chắc chắn đối với chế độ miền Bắc xã hội chủ nghĩa, cái tên Stalin phải đẹp đẽ, cao cả nghìn lần hơn hai tiếng Việt Nam, nếu không thì há gì, người ta lại đặt tiếng Stalin vào miệng một đứa trẻ mới tập nói bập bẹ, cũng không Cha, không Mẹ, mà cũng chẳng phải liên hệ gì với đất nước non sông!
Nhưng đó chính là nhiệm vụ của những cán bộ Cộng Sản quốc tế nhận lệnh từ Mạc Tư Khoa, quyết nhuộm đỏ Việt Nam.
Những người cho rằng mình yêu đất nước, ai cũng đem hai tiếng Việt Nam ra để vinh danh, ca tụng nói bao nhiêu điều tốt đẹp, để cuối cùng hãnh diện nói rằng: “Tôi là người Việt Nam!”
Cách đây mấy năm báo Thanh Niên trong nước, đặt câu hỏi với độc giả: “Người Việt thông minh, chăm chỉ và anh hùng, đánh thắng ba đế quốc sùng sỏ, thế bạn có hãnh diện là người Việt Nam không?” Có những lúc chúng ta hãnh diện vì hai tiếng Việt Nam, nhưng cũng có những lúc chúng ta phải cúi đầu hổ thẹn vì hai tiếng Việt Nam.
Đi Mã Lai, đến Kuala Lumpur, khi người tài xế taxi biết bạn là người Việt Nam, anh ta khen Việt Nam bằng câu nói: “Con gái Việt Nam đẹp lắm!” Nhưng anh ta lại nói thêm “Con gái Việt Nam rẻ lắm!” Đâu còn gì danh dự tốt đẹp cho hai tiếng Việt Nam nữa.
Đến phi trường Sanghi, Singapore, các thiếu nữ Việt Nam được mời riêng vào phòng để kiểm tra, lý lịch, giấy tờ, tiền bạc mang theo, điều tra những người quen biết của họ ở dất này, chỉ vì cảnh sát Singapore nghĩ rằng các thiếu nữ này là món hàng “đứng đường” tối nay ở khu đèn đỏ Joo Chiat, hay Geylang. Nếu bạn cùng đến Sanghi một lần với những cô gái này, bạn có còn dõng dạc nói rằng: “Tôi là người Việt Nam” nữa hay không?
Linh Mục Ngô Quang Kiệt không phải là một người tầm thường tào lao, những phát biểu của ông không phải nói cho qua chuyện, ông có cái đau của người Việt Nam đi ra ngoại quốc mà không được kính trọng: “Chúng tôi đi nước ngoài rất nhiều, chúng tôi rất là nhục nhã khi cầm cái hộ chiếu Việt Nam, đi đâu cũng bị soi xét, chúng tôi buồn lắm chứ, chúng tôi mong muốn đất nước mình mạnh lên. Làm sao như một anh Nhật nó cầm cái hộ chiếu là đi qua tất cả mọi nơi, không ai xem xét gì cả. Anh Hàn Quốc bây giờ cũng thế!”
Thế là bao nhiêu búa rìu dư luận chụp lên đầu ông linh mục “trung ngôn”này, nhưng sự thật vẫn là sự thật, chẳng qua là người ta thích nhắm mắt, bịt tai thôi.
Một phụ nữ ở Saigon kể chuyện với chúng tôi: “Năm 2008 vào dịp Tết Nguyên Ðán, tôi được con trai cho đi du lịch Doha (Qatar,) sẵn dịp công ty của con bảo lãnh qua chơi Dubai. Nhưng đến chiều về lại Doha thì bị giữ lại phi trường vì nghe nói có chuyện gì xảy ra ở một siêu thị mà có người Việt mình dính vô. Trong khi cả đoàn ‘check in’ thì riêng tôi bị giữ lại vì mang passport CHXHCN Việt Nam. Mang hộ chiếu Việt Nam đi nước ngoài buồn lắm ông ơi!”
Yêu hai tiếng Việt Nam, là người yêu nước, chúng ta phải làm sao để hai tiếng này vang lừng, chói lọi chứ không phải làm hoen ố nó, rồi kêu gào cho là người đời xuyên tạc, bất công.
Sau tháng 4-1975, Nhật Bản cũng tử tế hết lòng với Việt Nam, nhưng vì sao, về sau, trên nhiều diễn đàn của Nhật, người ta kêu gọi tẩy chay người Việt, đuổi hết người Việt về nước, cắt vĩnh viễn các khoản viện trợ cho Việt Nam. Có người so sánh viện trợ cho Việt Nam uổng hơn là đổ tiền vào… cống, bởi tiền thuế của họ đang được dùng để nuôi bọn “giòi bọ” ở Việt Nam. Một tập đoàn cung cấp dịch vụ của Nhật bị Việt Nam đòi hối lộ 15% để được trúng thầu các dự án dùng chính tiền viện trợ của Nhật tại Việt Nam; nhân viên, tiếp viên hàng không và phi công Vietnam Airlines, tổ chức đánh cắp hàng hóa trong các siêu thị Nhật để vận chuyển hàng gian về tiêu thụ tại Việt Nam; lãnh sự quán Việt Nam ở Nhật tại Osaka tổ chức bán giấy thông hành Việt Nam.
Như vậy, chính người Việt Nam để lại ấn tượng xấu xa về hai tiếng Việt Nam trong mắt người Nhật khi xuất ngoại sang đất nước của họ.
Ở Nga, có đường dây buôn người đưa hàng nghìn phụ nữ Việt Nam vào các nhà chứa Nga, theo Tiến Sĩ Nguyễn Ðình Thắng: “Trong tất cả các trường hợp ở Nga này, thủ phạm là những người Việt được bao che bởi một số giới chức ở Tòa Ðại Sứ Việt Nam ở Nga, thậm chí họ thành Hiệp Hội May Dệt dưới sự bảo trợ của Tòa Ðại Sứ Việt Nam.”
Cảnh sát Nga vừa khám phá một xưởng may “đen” dưới lòng đất tại khu chợ Cherkizov ở thủ đô Moscow, bắt hằng trăm di dân lậu Việt Nam. Trong 80,000 người Việt ở Nga đã có 80% làm nghề buôn bán, phần lớn là chợ trời, mánh mung, nhưng toà Đại Sứ Việt Nam ở Nga chủ trương không biết, không nghe, không thấy, không nói!
Ông Trương Văn Món, Giám đốc Trung tâm UNESCO Nghiên cứu và Bảo tồn văn hóa Chăm, kể chuyện ông từng ở Malaysia 3 năm, mỗi khi đến dịp lễ 2/9, toà Đại sứ Việt Nam tổ chức những bữa tiệc mời đại diện đại sứ quán các nước khác và người lao động Việt Nam ở nước ngoài tới dự, nhưng lần nào, đại diện Đại sứ quán Việt Nam tại đây phải chắp tay xin lỗi quan khách vì bị người Việt cướp hết đồ ăn trước giờ vào tiệc, và chuyện này năm nào cũng xẩy ra như vậy!
Ông Đặng Xương Hùng lãnh sự Việt Nam ở Thụy Sỹ nói ông đã theo Đảng Cộng sản 30 năm, nhưng giờ đây có nhiều động lực khiến ông phải rời bỏ Đảng Cộng sản và xin tị nạn chính trị ở Thụy Sỹ. Ông nói Việt Nam đã sang đến thế kỷ XXI rồi mà vẫn còn chủ nghĩa Mác Lê-nin, vẫn còn tương tự như Trung Cộng, Bắc Hàn, Cuba thì ra nước ngoài thật ngượng.” Đó là lời nói của một người đại diện cho Việt Nam hôm nay!
Nói về dân chủ, nhân quyền, Việt Nam đứng thứ 177 trong số 198 quốc gia trên toàn cầu về tự do báo chí, là nhận định của Freedom House trong phúc trình thường niên công bố tại Newseum – Viện Bảo tàng Tin tức ở Washington DC hôm thứ 28/4/2017, năm 2015, Việt Nam xếp hạng thấp nhất về quyền lợi chính trị (hạng 7) và hạng 5 về tự do công dân, nhưng lúc nào chúng ta cũng hét lên hai tiếng Việt NamViệt Nam vào lỗ tai thiên hạ.
Nguyễn Thái Học cùng 12 đồng chí yêu nước, khi bị lên đoạn đầu đài ở Yên Báy, đã đồng thanh hô vang :”Việt Nam muôn năm!” Thậm chí báo chí miền Bắc cũng đã nhét vào miệng Nguyễn Văn Trỗi “đánh Mỹ” tiếng hô “Việt Nam muôn năm!” không quên kèm theo tiếng “muôn năm” cho Hồ Chí minh, tức là Hồ Tập Chương, cán bộ KGB được đào tạo ở Liên Xô. Nhưng Việt Nam là Việt Nam nào để cả dân tộc Việt Nam ngẫng đầu hãnh diện? Việt Nam là Việt Nam nào để khi ra nước ngoài, con người phải cúi mặt mà đi?
Người Tàu Đài Loan vẫn không bao giờ nhận mình là người Trung Hoa lục địa, và tôi, hãnh diện là người Việt Nam. Ngày xưa tôi nhận tôi là Nam Việt Nam, và bây giờ là Việt Nam, nhưng tôi nhận tôi là người Việt Nam lưu vong, không phải Việt Nam trong danh từ kép “Việt Nam- Hồ Chí Minh” mà đứa con bất hiếu Phạm Tuyên đã lớn tiếng, rêu rao, lặp đi, lặp lại nhiều lần
https://www.tvvn.org
Không có nhận xét nào