Thomas Jefferson đã viết rằng việc bảo tồn sự sống là "tự nhiên và không thể chuyển nhượng". Công Ước Quốc Tế về các Quyền Dân Sự và Chính Trị được Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc thông qua năm 1966 đã nêu rõ “Mọi người đều có quyền sống. Quyền này phải được bảo vệ bởi pháp luật. Không ai được tự ý tước đoạt mạng sống của người khác”.
Tuy nhiên, trong hai thập niên qua ĐCSTQ đã xử tử một cách có hệ thống bất cứ lúc nào để cung cấp nội tạng cho việc cấy ghép. Đối với các nạn nhân, bao gồm tù nhân chính trị, học viên Pháp Luân Công và người Duy Ngô Nhĩ, thì họ không những bị cướp nội tạng mà còn mất luôn mạng sống của họ. Đối với nhân loại chúng ta, nó cũng cướp đi tình nhân đạo và vĩnh viễn đầu độc cái bản năng làm người của chúng ta.
Chúng tôi, đại diện cho 125 tổ chức trên thế giới, kính mời quý vị tham dự một hội nghị về nạn cưỡng bức mổ cướp nội tạng để trình bày các bằng chứng và khuyến nghị các biện pháp đối phó. Rất trân trọng kính mời các cơ quan truyền thông và công chúng tham dự.
Hình Thức: Webinar
Ngày: Thứ Tư, ngày 24/02/2021
Thời gian: 04:00 PM - 05:30 PM EST
Bài phát biểu chính: Sir Geoffrey Nice QC: Sir Geoffrey Nice là luật sư từ năm 1971 và là thẩm phán ở Anh từ năm 1984 đến năm 2018. Từ năm 1998 đến năm 2006, ông lãnh đạo vụ truy tố Slobodan Milošević, cựu Tổng thống Serbia, tại Tòa Án Hình Sự Quốc Tế của Liên Hiệp Quốc về cựu quốc Nam Tư. Kể từ năm 2007, ông đã cố vấn và đại diện (tại Tòa Án Hình Sự Quốc Tế và các nơi khác) các quốc gia, các đương đơn và nạn nhân liên quan đến các cuộc xung đột vũ trang nội bộ và quốc tế. Sir Geoffrey là Giáo sư Luật của Đại Học Gresham từ năm 2012-2016. Ông là chủ tọa của Pháp Viện về Trung Quốc, một tòa án dân lập về vấn đề cưỡng chiếm nội tạng.
Các Diễn Giả:
Ethan Gutmann là nghiên cứu gia về Trung Quốc thuộc Tĩnh Hội Tưởng Niệm Nạn Nhân Chủ Nghĩa Cộng Sản ở Washington DC và là người đồng sáng lập Liên Minh Quốc Tế Chấm Dứt Lạm Dụng Cấy Ghép ở Trung Quốc. Tác phẩm viết về Trung Quốc của ông được xuất bản rộng rãi, bao gồm ba cuốn: Mất Đi Một Trung Quốc Mới, Cuộc Tàn Sát, và Thu Hoạch Đẫm Máu / Cuộc Tàn Sát: Một Bản Cập Nhật. Năm 2017, Gutmann được đề cử giải Nobel Hòa Bình Thế Giới.
David Matas, một luật sư, tác giả và nhà nghiên cứu nhân quyền quốc tế có trụ sở tại Winnipeg và hiện đang làm Cố Vấn Danh Dự Cao Cấp cho B’nai Brith Canada. Ông đã phục vụ chính phủ Canada trong nhiều vai trò bao gồm thành viên của phái đoàn Canada tham dự Hội Nghị Liên Hiệp Quốc về Tòa Án Hình Sự Quốc Tế; Lực Lượng Đặc Nhiệm Hợp Tác Quốc Tế về Giáo Dục, Tưởng Niệm và Nghiên Cứu Thảm Họa Holocaust; và các Hội Nghị của Tổ Chức An Ninh và Hợp Tác ở Châu Âu về Chủ Nghĩa Bài Do Thái và Kỳ Thị.
Wendy Rogers, M.D, Ph.D., Giáo Sư Đạo Đức Y khoa, Đại Học Macquarie, Sydney, Úc Đại Lợi. Bà được báo Nature liệt kê vào danh sách một trong 10 người quan trọng nhất của năm 2019 và Bác Sĩ Xuất Sắc Nhất Năm 2019 của Medscape vì đã tường trình việc cấy ghép phi đạo đức của Trung Quốc.
Torsten Trey, M.D., Ph.D., người sáng lập và giám đốc điều hành của tổ chức vận động đạo đức y khoa, Các Bác Sĩ Chống Cưỡng Bức Mổ Cướp Nội Tạng, DAFOH, ông là một trong những người tiên phong cho phong trào toàn cầu chống mổ cướp nội tạng cưỡng bức ở Trung Quốc. Được coi là chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực này, BS. Trey đã xuất bản rộng rãi trên các tạp chí y khoa về chủ đề này. Là một diễn giả quốc tế, BS. Trey đã được giới thiệu trong bộ phim tài liệu đoạt giải thưởng Human Harvest. Ông là đồng biên tập của cuốn sách Nội Tạng Quốc Doanh: Lạm Dụng Cấy Ghép ở Trung Quốc. Tổ chức DAFOH đã được đề cử giải Nobel Hòa Bình Thế Giới năm 2016.
Xiaoxu "Sean" Lin, Ph.D., giám đốc truyền thông của Pháp Luân Đại Pháp ở Washington DC. Ông phục vụ trong Quân đội Hoa Kỳ vừa là sĩ quan quân y vừa là giám đốc phòng thí nghiệm về các bệnh virus tại Viện Nghiên Cứu Quân Đội Walter Reed. TS. Lin là nạn nhân Thiên An Môn năm 1989 và bị giam giữ ở Trung Quốc năm 2000 vì hoạt động của ông nhằm chấm dứt cuộc đàn áp Pháp Luân Công.
RSVP: https://attendee.gotowebinar.com/register/7310088076264056077
Liên lạc: admin@endcommunism.net
Không có nhận xét nào