Cách Mạng hay cải cách cho Việt Nam
(Bài do Gs viết năm 2005)
Nhìn vào tình hình Việt Nam hiện nay, gần như tất cả mọi người đều đồng ý là phải có thay đổi. Nhưng thay đổi như thế nào? Thay đổi đến mức độ một cuộc cách mạng hay chỉ thay đổi trong vòng cải cách ?
Chúng ta hãy cùng nhau xem xét vấn đề.
I) Cách mạng là gì ? Cải cách là gì ?
Cách mạng là một cuộc thay đổi rộng lớn, có tính chất tòan phần và mau lẹ. Trong khi đó cải cách là một cuộc thay đổi nhỏ, có tính cách bán phần và chậm. Trền phương diện chính trị và xã hội, cách mạng nhằm thay đổ cả một chế độ. Trong khi đó, cải cách vẫn duy trì chế độ và chỉ chủ trương thay đổi một vài cơ chế nhỏ của chế độ. Nhìn theo bình diện cơ cấu, cách mạng chủ trương thay đổi 3 cơ cấu chính của một xã hội. Đó là: thể chế chính trị, giai tầng lãnh đạo và trật tự hiện hành của xã hội đó. Trong khi cải cách chủ trương vẫn giữ thể chế chính trị, giai tầng lãnh đạo và trật tự xã hội; nếu có thay đổi là thay đổi một vài cơ cấu nhỏ, một vài nhân sự của chế độ này.
I I) Việt Nam hiện nay cần cách mạng hay cải cách ?
Từ định nhĩa trên, một câu hỏi đến với chúng ta là Việt Nam hiện nay cần cách mạng hay cải cách ?
- Xin thưa : Việt Nam hiện nay cần một cuộc cách mạng. Tại sao ?
- Như trên đã nói, cách mạng nhằm thay đổi 3 cơ chế chính của một xã hội: thể chế chính trị, giai tầng lãnh đạo và trật tự xã hội.
Thể chế chính trị Việt Nam hiện nay, theo tinh thần bản Hiến pháp hiện hành 1992, Lời Mở Đầu : “ Hiến pháp này qui định chế độ chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, cơ cấu, nguyên tắc tổ chức và họat động của các cơ quan Nhà nước, thể chế hóa mối quan hệ giữa Đảng lãnh đạo, nhân dân làm chủ, Nhà nước quản lý .”, và điều 4 : “Đảng Cộng sản Việt Nam, đội tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam, đại biểu trung thành của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, theo chủ nghĩa Mác-Lenin và tư tưỏng Hồ chí Minh, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội.” Ở đây chúng ta không đi xâu vào vấn đề lạm dụng danh nghĩa, lạm dụng danh từ của Đảng Cộng sản Việt Nam, tự cho mình là đại biểu trung thành của giai cấp công nhân và hơn thế cữa của tòan thể nhân dân, nhưng trên thực tế thì chẳng bênh vực gì quyền lợi công nhân, chẳng nghĩ gì đến dân, đến nước; hay việc chơi chữ, nói nhân dân làm chủ mà không có quyền lãnh đạo và quản lý, thì làm chủ ở chỗ nào. Chúng ta chỉ nói đến lý thuyết Mác-Lenin và tư tưởng Hồ chí Minh được coi là nền tảng của chế độ. Về tư tưởng Hồ chí Minh, thì chính ông ta đã nhiều lân tuyên bố tôi chẳng có tư tưởng gì cả, tư tưởng của tôi đã có Marx, Lénine và Mao nghĩ hộ. Vào năm 1920, khi tham dự hội nghị Tours ở Pháp, ông nói ông không ở trình độ phân biệt nổi Đệ Nhị và Đệ Tam Quốc tế Cộng sản. ( Xin xem thêm Những Mẫu Chuyện Về Đời Hoạt Động Của Hồ Chủ Tịch – Tác giả Trần dân Tiến -Nhà Xuất Bản Sự Thật – Hà nội - năm 1950). Trần dân Tiến chính là Hồ chí Minh.Một chế độ mà dựa trên nền tảng một cái gì không có. Điều này không cần bàn tới. Về lý thuyết Marx và Lénine, kinh nghiệm thực tế của tất cả các chế độ cộng sản, từ ngày thành lập chế độ đầu tiên ở Nga Sô năm 1917 cho tới nay còn rơi rớt lại 4 chế độ là Cộng sản Việt Nam, Trung Cộng, Bắc Hàn và Cuba, cho chúng ta thấy lý thuyết Marx, Lénine không những không tưởng, mà còn phản kinh tế, phản dân chủ, phản phát triển, nếu áp dụng thì chẳng khác nào “Đẽo chân để đi vừa giàỷ” làm cho tất cả mọi xã hội sống dưới chế độ cộng sản trở nên què quặt. ( Xin xem thêm những bài viết của tác giả bài này với bút hiệu Trực Ngôn hay Chu chi Nam, trên báo www.anhduong.com, www.danchu.net, www.conong.com, như những bài Phê
Bình Lý Thuyết của Marx; Sự Hồ Đồ của Marx Theo K. Popper; Con Người Thần Thánh, Thương Dân Yêu Nước Trần Hưng Đạo Và Con Người Gian Manh, Quỉ Quyệt, Buôn Dân Bán Nước Hồ Chí Minh; Sự Phá Sản Của Cách Mạng Cộng Sản; Cách Mạng Tất Yếu Không Xảy Ra Ở Những Nước Tư Bản, Mà Cách Mạng Tất Yếu Đã Xảy Ra Và Còn Xảy Ra Ở Những Nước Cộng Sản v.v…). Một chế độ dựa trên nền tảng một cái gì không có là tư tưởng Hồ chí Minh, một lý thuyết phản khoa học, phản kinh tế, phản dân chủ, phản tiến bộ, không tưởng như tư tửong Marx-Lènine, thì hỏi rằng chế độ đó là chế độ gì, phục vụ cho ai? Bởi lẽ đó Việt Nam hiện nay cần phải thay đổi chế độ cộng sản hiện thời, bắt đầu bằng cách thay thế hiến pháp hiện hành chủ truơng độc khuynh, độc đảng, độc tài bằng một hiến pháp chủ trương đa khuynh, đa đảng, tự do, dân chủ.
Về giai tầng lãnh đạo Việt Nam hiện nay ? - Không riêng gì những người không cộng sản, người dân, mà cả ngay những người cộng sản cấp thấp và những người cộng sản phản tỉnh, ai cũng thấy đây là một giai tầng đặt nặng quyền lợi của một thiểu thiểu số đảng đòan lên trên quyền lợi quốc gia dân tộc, một giai tầng buôn dân, bán nước. Nói như cựu đại tá cộng sản, cựu tổng biên tập tờ báo Nghiên Cứu Lịch sử Quân đội Nhân dân Phạm quế Dương: “ Cộng sản vừa bất tài, bất lực và bất lương”. Theo nữ văn sỹ Dương thu Hương thì: “ Dân Việt Nam dầu có mù chữ chăng nữa cũng nhìn thấy mặt của giới lãnh đạo cộng sản vừa tối tăm, ngu dốt, vừa ác ôn, côn đồ và hèn hạ.” Bởi lẽ đó cơ chế thứ nhì mà một cuộc cách mạng chủ trương là thay thế giai tầng lãnh đạo thiếu tài, thiếu đức hiện nay, do đảng cộng sản chỉ định, bằng một giai tầng lãnh đạo có tài, có dức, do người dân chỉ định, qua những cuộc bầu cử tự do, dân chủ thực sự. Có những người trí thức hay lãnh đạo cộng sản đưa ra những luận điệu theo đó dân tộc Việt Nam chưa đủ trình độ để bầu tự do. Điều này hòan toàn sai. Hiện nay có vào khoảng 200 quốc gia trên thế giới, phần lớn đều theo chế độ dân chủ, người dân tự do bầu người lãnh đạo của mình. Không lẽ dân tộc Việt lại thấp hèn thế sao ?
Cơ chế thứ ba mà một cuộc cách mạng ở Việt Nam cần thay đổi đó là trật tự hiện hành. Đây là một trật tự vô cùng bất công. Đại đa số dân Việt không có lấy một đô la một ngày để sống. Trong khi đó thì đảng đoàn, cán bộ, con ông cháu cha tiêu tiền vứt qua cửa sổ, tiêu cả ngàn đô la trong những vũ trường, hộp đêm, đánh những canh bạc cả trăm ngàn đô la. Tiền đó do đâu mà ra? Là do tham những, hối lộ, hút máu mủ của dân. 70% dân Việt hiện nay không dám đi bác sĩ, nhất là đi nhà thương, vì không có tiền. Chưa bao giờ dân Việt lại lầm than như ngày hôm nay dưới trật tự cộng sản. Cả bốn chục ngàn trẻ em, có em chưa đầy 10 tuổi phải bán thân nuôi miệng ở bên Căm bốt. Cả trăm ngàn chị em phụ nữ phải lấy chồng Đài Loan vì nghèo túng. Đó là trật tự cộng sản đó hả? Theo đúng nghĩa, thì trật tự cộng sản phải là trật tự công bằng mà. Vì vậy, mục đích thứ ba của cuộc cách mạng là phải thay thế trật tự bất công cộng sản hiện nay bằng một trật tự công bằng hơn.
I I I ) Những luận điệu phản bác lại cách mạng
Có một số trí thức và một số lãnh đạo cộng sản, vì tham quyền cố vị, vì đặc ân, đặc lợi, đã đưa ra luận điệu : Nếu chúng ta làm cách mạng có nghĩa là bạo động, sẽ đưa dân đến cảnh nồi da, xáo thịt, cảnh thập nhị xứ quân. Luận điệu này hòan tòan sai. Cách mạng không nhất thiết phải là bạo động. Hãy nhìn những cuộc cách mạng tự do, dân chủ ở Liên Sô, Đông Âu, ở Nam Dương, Phi Luật tân, có đổ máu, bạo động đâu. Tất nhiên ở Việt Nam trong tương lai, việc này còn tùy thuộc ở thái độ biết điều hay không của giới lãnh đạo chóp bu cộng sản. Ở đây tôi chỉ muốn nói cách mạng không nhất thiết là bạo động và đổ máu. Hơn thế nữa, hiện nay dân tộc Việt đang sống dưới cảnh nồi da xáo thịt, thập nhị xứ quân do Đảng Cộng sản gây ra. Những em bé phải làm khẩu dâm ở Căm Bốt, người dân không có tiền đi bác sĩ, những chị em phụ nữ phải đi lấy chồng Đài loan, đi xuất cảng lao động, hay phải làm ở những hãng xưởng ngoại quốc ngay ở Việt Nam, và bị hành hạ bởi những ông tư bản trắng toa rập với những tư bản đỏ Việt nam, đó là cảnh nồi da xáo thịt. Làm cách mạng để chấm dứt tình trạng đó, chính là chấm dứt tình trạng nồi da xáo thịt. Thêm vào đó, dân Việt hiện nay đang sống dưới cảnh không phải là thập nhị xứ quân, mà là cả trăm xứ quân. Các ông tỉnh ủy, huyện ủy cộng sản là những xứ quân, tha hồ hòanh hành, bòn rút, bóc lột, hà hiếp dân bằng đủ mọi cách, thông đồng với các con buôn ngoại quốc để thuồn hàng lậu, bóp chết kinh tế của dân, thông đồng với mafia ngoại quốc buôn bán sì ke, ma túy, làm hại sức khỏe của dân, nhất là giới trẻ. Lám cách mạng chấm dứt tình trạng náy, chính lá chấm dứt cảnh thập nhị xứ quân.
IV) Cách mạng độc lập cứu quốc và cách mạng dân chủ kiến quốc
Nhìn từ một bình diện khác, thì Việt Nam hiện nay cần một cuộc cách mạng với 2 mục đích chính : đó là cách mạng độc lập cứu quốc và cách mạng dân chủ kiến quốc. Tại sao vậy ?
- Vì Việt Nam hiện nay không có độc lập. Từ ngày Hồ chí Minh và Đảng Cộng sản cứơp chính quyền vào năm 1945 tới nay, chế độ cộng sản không có độc lập, ngày xưa thì lệ thuộc Liên Sô; sau khi Liên Sô sụp đổ, thì lệ thuộc Trung Cộng. Cộng sản Việt Nam hiện nay về chính trị ngoại giao thì hoàn toàn lệ thuộc Trung Cộng. Thệm tệ hơn nữa là chúng còn dâng đất nhượng biển cho Trung Cộng, ngay từ thời Hồ chí Minh, qua bức thư đề ngày 14/9/1958, chỉ 6 ngày sau yêu sách của Trung Cộng, của Pham văn Đồng trả lời thỏa mãn yêu cầu hải phận 12 hải lý cho Chu ân Lai, có nghĩa là gián tiếp dâng quần đảo Hoàng Sa cho Trung Cộng. Sau này con cháu Hồ, qua hiệp ước năm 1999 và 2000, đã dâng gần 1 000 km2 đất liền, trong đó có ải Nam Quan và thác Bản Giốc, cùng cả chục ngàn cây sống vùng biển cho Trung Cộng. Không những bị lệ thuộc về ngoại giao mà còn bị lệ thuộc về kinh tế và văn hóa. Hiện nay 70% hang hóa trên thị trường Việt Nam là đến từ Trung Cộng. Phim ảnh trung Cộng tràn ngập thị trường Việt Nam. Trên thực tế, Việt Nam hiện nay là một quận huyện của Trung Cộng. Vì vậy phải cần có một cuộc cách mạng giành lại chủ quyền cho quốc gia dân tộc. Đó là cuộc cách mạng độc lập cứu quốc.
Cuộc cách mạng độc lập cứu quốc cần phải tiến hành song song với cuộc cách mạng dân chủ kiến quốc, vì dân chủ là mảnh đất mầu mỡ để phát triển kinh tế nẩy mầm. Một con người bất cứ da vàng, da đỏ hay da trắng, da đen, có thể ví như một hạt mầm. Nếu nó được gieo vào một mảnh đất tốt, đó là một chế độ dân chủ, do dân bầu ra, lo cho quyền lợi của dân, thì hạt mầm đó sẽ nẩy mầm, đâm hoa, kết trái; ngược lại, nếu nó bị gieo vào một mảnh đất khô cằn, đầy sỏi đá như sống dưới một chế độ độc đoán, độc tài, giới lãnh đạo không do dân bầu, không nghĩ đế quyền lợi của dân, mà còn lo trấn lột dân, thì hạt mầm đó không thế nẩy mầm, nếu có thì cũng còi trẹt. Thí dụ rõ rang là hai nước Đại hàn và Việt Nam cùng với cộng đồng người Việt ở hải ngoại. Bắc Hàn sống dưới chế độ độc tài cộng sản, dân đang chết đói. Nam Hàn sống dưới chế độ tự do, dân chủ, là cường quốc kinh tế thứ 10 trên thế giới. Tổng sản lượng của hơn 3 triệu người Việt hải ngoại sống dưới những chế dân chủ là 100 tỷ đô la. Trong khi đó tổng sản lượng của 82 triệu người Việt sống dưới chế độ độc tài cộng sản là 40 tỷ đô la. Dân chủ không những là mảnh đất mầu mỡ để cho phát triển kinh tế nẩy mầm, mà tất cả mọi ngành. Cách đây mấy năm, viện Nghiên Cứu Giáo dục, Khoa học và kỹ thuật Hoa kỳ Rockefellor, có chi nhánh ở Úc, có làm một cuộc nghiên cứu thống kê về những phát minh sáng kiến của các nước Đông Nam Á, trong đó có cộng đồng Việt Nam ở hải ngoại, đã đi đến kết quả: Thái Lan có 6 500 phát minh sang kiến, Singapour có 7500, Việt Nam có 280, cộng đồng người Việt ở hải ngoại có tới 14 000 gấp 50 lần 82 triệu người ở trong nước.
Nhìn vào lịch sử các cuộc cách mạng từ cổ chí kim trên thế giới, cuộc cách mạng Hoa Kỳ 1776 là cuộc cách mạng thành công nhất, vì nó đã đạt được 2 mục đích chính, cách mạng độc lập cứu quốc và cách mạng dân chủ kiến quốc. Nó đã đưa nước Hoa Kỳ thoát khỏi ách đô hộ của Anh. Đồng thời nó đã đặt nền tảng dân chủ giúp dân tộc Hoa Kỳ, mặc dầu là tạp chủng, mà có thể tiến vượt bực, như chúng ta thấy ngày hôm nay.
Tình trạng lệ thuộc Trung Cộng và độc tài của Việt Nam hiện nay đòi hỏi một cuộc cách mạng như cách mạng 1776 Hoa Ky. Tất nhiên lịch sử không thể hoàn toàn lập lại hay xuất cảng; nhưng chúng ta cũng phải nghiên cứu để học hỏi, noi theo.
V) Thái độ của những nhà đấu tranh dân chủ trong nước đối với cách mạng và cải cách
Nói một cách tổng quát, không đi vào từng cá nhân, thì chỉ có một số ít những nhà đấu tranh dân chủ ở trong nước chủ trương cách mạng, có nghĩa là thay đổi thể chế chính trị, giai tầng lãnh đạo và trật tự xã hội hiện nay; còn phần lớn chỉ chủ trương cải cách, tức là vẫn giữ thể chế chính trị cũ và kêu gọi một vài thay đổi nhỏ, thứ yếu, chứ không phải trọng yếu. Không biết đó là vì họ chưa nắm vững vấn đề, hay còn vướng mắc bởi quá khứ, bởi tuyên truyền cộng sản, hoặc vì lý do hoàn cảnh và chiến thuật.
Quan sát thái độ của những nhà đấu tranh dân chủ ở Liên Sô và Đông Âu trước đây, chúng ta thấy họ có một thái độ dứt khoát chủ trương cách mạng. Giới trí thức và sinh viên Liên Sô không dạy và không học những giờ về lý thuyết Mác Lê. Những con người như Sakharov, cha để của bom nguyên tử Liên Sô, 2 lần được huy chương Lénine, thế mà dám từ bỏ những đặc ân, đặc lợi, để nói lên sự thật, dù có phải ngồi tù. Việt Nam hiện nay cũng đã có những người như vậy, nhất là trong giới trẻ. Nhưng cần phải đông hơn nữa, và ngay dù vì hoàn cảnh hay chiến lược, chiến thuật, những nhà đấu tranh cho dân chủ ở trong nước hãy tự biết rằng Việt Nam hiện nay đang bị con bệnh trầm kha cộng sản phá hoại thân thề, để cứu Việt Nam phải cần liều thuốc mạnh, đó là cách mạng; còn liều thuốc nhẹ như thuốc cảm, dầu cù là, tức cải cách, thì không thể nào chữa khỏi.
Một cuộc cách mạng cho Việt Nam hiện nay là một cuộc cứu rỗi cho dân tộc Việt. Nhưng bất cứ cuộc cứu rỗi nào cũng bắt đầu bằng tự cứu. “ Hãy tự giúp anh, rồi trời se giúp anh". ( Aide - toi, le Ciel t’aidera ). Cũng như một câu trâm ngôn Ai Cập : « Nếu anh muốn người ta cứu anh thóat khỏi vực thẳm, thì ít nhất, anh cũng phải có cố gắng bám chặt vào sợi dân thòng xuống cứu anh. » Dân tộc Việt Nam hiện nay đang ở dưới bờ vực thẳm do cộng sản gây ra. Dân Việt gãy tự cứu mình trước tiên. Can đảm đứng lên làm cách mạng. Nhất là giới trẻ, thanh niên, sinh viên, học sinh và trí thức. Tại sao các dân tộc khác họ làm được ? Không lẽ dân tộc Việt Nam lại yếu hèn, chịu ngồi bó tay dưới bờ vực thẳm hay sao ?
Ba lê 04/10/2005
CÁCH MẠNG HAY CẢI CÁCH CHO VIỆT NAM (pagesperso-orange.fr)
Không có nhận xét nào