Báo mạng Zing.vn trong những
ngày trung tuần tháng 1/2021 đăng tải các bài viết phản biện của giáo
viên và chuyên gia giáo dục đối với quy định mới trong Luật Giáo dục
2019 về yêu cầu giáo viên trung học phổ thông (THPT) phải có bằng thạc
sĩ.
Giáo viên THPT phải có bằng thạc sĩ: Quy định thái quá! |
Theo ghi nhận của Zing.vn, một số ý kiến cho rằng vẫn còn những điểm bất hợp lý trong lộ trình nâng chuẩn trình độ giáo viên.
Ông Hà Đình Lực, một giáo viên dạy môn Toán tại trường TH&THCS Maya, Hà Nội trong bài viết “Tất cả giáo viên THPT có cần bằng thạc sĩ?”, được phổ biến trên Zing.vn vào ngày 9/1, nhấn mạnh rằng điều quan trọng của giáo dục phổ thông không phải là bằng cấp cao mà cần những người am hiểu, có trải nghiệm thực tế.
Bài viết của giáo viên Hà Đình Lực với các phân tích và lập luận chặt chẽ để chứng minh rằng giáo viên cần nâng cao trình độ, làm gương cho học sinh về tự học chứ không phải qua việc bị bắt buộc phải lấy bằng cấp như yêu cầu giáo viên THPT phải có bằng thạc sĩ.
Đài RFA ghi nhận bài viết này của thầy giáo Hà Đình Lực nhận được sự ủng hộ của nhiều độc giả qua hàng chục bình luận trên trang fanpage của Zing.vn.
Đặt vấn đề giáo viên phổ thông bây giờ lại cần có bằng thạc sĩ trước hết tôi cho là sai. Nâng cao trình độ của giáo viên, nâng cao nghiệp vụ sư phạm, nâng cao sự hiểu biết về xã hội về đất nước để cho họ giảng dạy tốt hơn. Còn bằng hay không có bằng lại là chuyện khác-GS-TS Hồ Sĩ Quý
Zing.vn tiếp tục vào ngày 10/1 dẫn nhận định của giáo sư Phạm Tất Dong, Phó Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam, rằng giáo viên THPT không cần bằng thạc sĩ.
Giáo sư Phạm Tất Dong cho rằng để đánh giá chuẩn nhất năng lực của giáo viên thì yêu tố quan trọng nhất vẫn là công tác chuyên môn thực tiễn. Yếu tố phụ là bằng cấp.
Ông Hà Đình Lực, một giáo viên dạy môn Toán tại trường TH&THCS Maya, Hà Nội trong bài viết “Tất cả giáo viên THPT có cần bằng thạc sĩ?”, được phổ biến trên Zing.vn vào ngày 9/1, nhấn mạnh rằng điều quan trọng của giáo dục phổ thông không phải là bằng cấp cao mà cần những người am hiểu, có trải nghiệm thực tế.
Bài viết của giáo viên Hà Đình Lực với các phân tích và lập luận chặt chẽ để chứng minh rằng giáo viên cần nâng cao trình độ, làm gương cho học sinh về tự học chứ không phải qua việc bị bắt buộc phải lấy bằng cấp như yêu cầu giáo viên THPT phải có bằng thạc sĩ.
Đài RFA ghi nhận bài viết này của thầy giáo Hà Đình Lực nhận được sự ủng hộ của nhiều độc giả qua hàng chục bình luận trên trang fanpage của Zing.vn.
Đặt vấn đề giáo viên phổ thông bây giờ lại cần có bằng thạc sĩ trước hết tôi cho là sai. Nâng cao trình độ của giáo viên, nâng cao nghiệp vụ sư phạm, nâng cao sự hiểu biết về xã hội về đất nước để cho họ giảng dạy tốt hơn. Còn bằng hay không có bằng lại là chuyện khác-GS-TS Hồ Sĩ Quý
Zing.vn tiếp tục vào ngày 10/1 dẫn nhận định của giáo sư Phạm Tất Dong, Phó Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam, rằng giáo viên THPT không cần bằng thạc sĩ.
Giáo sư Phạm Tất Dong cho rằng để đánh giá chuẩn nhất năng lực của giáo viên thì yêu tố quan trọng nhất vẫn là công tác chuyên môn thực tiễn. Yếu tố phụ là bằng cấp.
Giáo
sư Phạm Tất Dong đưa ra hai trường hợp gồm một giáo viên dạy giỏi nhưng
thiếu bằng cấp và một giáo viên có bằng cấp đầy đủ nhưng dạy không
giỏi. Giáo sư Phạm Tất Dong khẳng định rằng ông sẽ chọn trường hợp đầu
tiên.
“Bởi vì lại một lần nữa, xu hướng hiện nay là cứ sính bằng cấp. Bộ Giáo dục-Đào tạo và những người theo xu hướng này thì họ rất hạn hẹp về triết lý giáo dục. Họ cứ tưởng hễ có bằng cấp là tốt. Tôi cho đây có thể nói là một sự sai lầm càng ngày càng phát triển ra, mà không thể dừng lại được. Thường thì thạc sĩ rất cần thiết nhưng chỉ ở các trường đại học, hay ở những trung tâm nghiên cứu, hoặc ở những công ty chuyên về công nghệ mới, công nghệ hiện đại. Còn trung học thì trình độ cử nhân là đủ rồi, không cần tới bằng thạc sĩ. Thậm chí những lớp học cấp thấp trung học cũng không cần bằng cử nhân nữa mà chỉ cần những nhà giáo thâm niên, tâm huyết và có chuyên môn về sư phạm, chứ đâu cao cấp mà yêu cầu thạc sĩ. Cho nên, tôi khẳng định đây là một sai lầm nữa của Bộ Giáo dục-Đào tạo.”
Trở lại thời điểm hồi cuối tháng 12/2018, đề xuất về giáo viên THPT phải có trình độ thạc sĩ được đưa ra tại một hội thảo khoa học cấp quốc gia, GS-TS Hồ Sĩ Quý, vào lúc đó đã lên tiếng với RFA:
“Đặt vấn đề giáo viên phổ thông bây giờ lại cần có bằng thạc sĩ trước hết tôi cho là sai. Nâng cao trình độ của giáo viên, nâng cao nghiệp vụ sư phạm, nâng cao sự hiểu biết về xã hội về đất nước để cho họ giảng dạy tốt hơn. Còn bằng hay không có bằng lại là chuyện khác.”
Lại một lần nữa, xu hướng hiện nay là cứ sính bằng cấp. Bộ Giáo dục-Đào tạo và những người theo xu hướng này thì họ rất hạn hẹp về triết lý giáo dục. Họ cứ tưởng hễ có bằng cấp là tốt. Tôi cho đây có thể nói là một sự sai lầm càng ngày càng phát triển ra, mà không thể dừng lại được -GS-TS Nguyễn Đăng Hưng
Giáo viên sẵn sàng đối với quy định mới?
GS-TS Nguyễn Đăng Hưng, vào tối hôm 13/1 tiếp lời khi trao đổi với RFA liên quan vấn đề nâng cao chuyên môn của giáo viên tại Việt Nam.
“Nâng cao trình độ, nâng cao chuyên môn của giáo viên hay của giáo sư đại học hay ở bất cứ cơ sở công nghệ là chuyện tự nhiên mà không nước nào không làm cả. Thế nhưng, vấn đề ở Việt Nam là nói một đằng và làm một ngã. Nói như thế nhưng lại đưa ra nâng cao trình độ giáo viên là đòi hỏi bằng cấp và đẩy xu thế xã hội phải đi kiếm bằng. Bởi vì những người học đến trình độ thạc sĩ đâu phải là dễ dàng, mà phần lớn là những người rất bình thường, nhiều khi không có học hành gì, kể cả chưa có bằng tú tài thế nhưng họ vẫn có bằng thạc sĩ như thường.”
GS-TS Nguyễn Đăng Hưng nói rằng ông từ Bỉ trở về Việt Nam làm việc trong lĩnh vực giáo dục 20 năm qua và ông nhận thấy tình trạng mua bằng cấp trong xã hội đã và đang diễn ra từ rất lâu. GS-TS Nguyễn Đăng Hưng nhấn mạnh, với quy định mới về giáo viên THPT phải có bằng thạc sĩ thì chắc chắn sẽ góp phần vào vấn nạn mua bán bằng cấp tiếp tục diễn ra.
Giáo sư Phạm Tất Dong, khi trao đổi với Zing.vn, cũng lưu ý về công tác đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ đang còn nhiều bất cập và không loại trừ việc nâng chuẩn trình độ giáo viên sẽ thúc đẩy một số hành vi, mua bán bằng cấp. Giáo sư Phạm tất Dong trưng dẫn vụ việc mua bán bằng cấp giả ở Đại Học Đông Đô là một trường hợp điển hình mới nhất.
Bắt buộc vậy thì chắc là mệt lắm, tại vì phải đi học nữa. Không phải là không ham học mà là học không nỗi. Như mình thì ở độ tuổi sắp về hưu, không lẽ đi học nữa sao? Những giáo viên nào còn trẻ muốn học thì đi học. Còn tôi thì có lẽ xin được về hưu non-Giáo viên ẩn danh
Đài RFA trao đổi với một giáo viên dạy trung học thâm niên hơn 20 năm ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Cô giáo không muốn nêu tên chia sẻ rằng trường học nơi cô làm việc luôn tạo điều kiện tốt cho giáo viên nâng cao trình độ và tay nghề.
“Ví dụ như hồi trước tôi đi học cái bằng tiêu chuẩn của Châu Âu thì trường sắp xếp cho thời gian nghỉ để đi học và vẫn hưởng lương bình thường. Trường sắp xếp cho người khác dạy thay cho mình. Trường trả lương cho mình và trả lương cho những người dạy thế đó. Chương trình dạy mới đòi hỏi những kỹ năng để dạy và học nên rất cần thiết. Nếu không học thì mình không biết cách dạy làm sao cho học sinh biết nghe và biết nói thế nào…”
Liên quan việc tự học hỏi và nâng cao kiến thức cũng như kinh nghiệm giảng dạy, cô giáo ẩn danh bày tỏ:
“Muốn nâng cao thì tìm học trên mạng. Có nhiều thứ để mình học hỏi. Các giáo viên cùng cấp và cùng môn thì lập ra nhóm để chia sẻ kinh nghiệm về những bài giảng dạy của họ. Bây giờ cứ vào google tìm là có thôi.”
Trả lời câu hỏi của RFA về quy định mới theo Luật Giáo dục 2019 yêu cầu giáo viên THPT phải có bằng thạc sĩ, cô giáo này tâm tình:
“Bắt buộc vậy thì chắc là mệt lắm, tại vì phải đi học nữa. Không phải là không ham học mà là học không nỗi. Như mình thì ở độ tuổi sắp về hưu, không lẽ đi học nữa sao? Những giáo viên nào còn trẻ muốn học thì đi học. Còn tôi thì có lẽ xin được về hưu non.”
Theo Luật Viên chức và Thông tư số 08/2013/TT-BNV của Bộ Nội vụ, giáo viên có bằng thạc sĩ không thuộc diện được nâng bậc lương thường xuyên hoặc trước hạn.
https://www.rfa.org/
Không có nhận xét nào