Phát ngôn nhân Cao ủy Nhân quyền Liên hiệp quốc vào ngày 8 tháng 1
ra thông cáo về việc tòa án Việt Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh hôm 5
tháng 1 tuyên án tù nặng nề đối với 3 nhà báo độc lập tại Việt Nam.
Theo
phát ngôn nhân Ravina Shamdasani, biện pháp tuyên án như thế là một
diễn biến đáng quan ngại dường như thuộc một phần của chiến dịch đàn áp
ngày càng tăng đối với quyền tự do biểu đạt tại Việt Nam.
Cao ủy Nhân quyền Liên hiệp quốc bày tỏ quan ngại sâu sắc về việc giới chức Việt Nam sử dụng những điều luật mơ hồ để bắt giữ tùy tiện ngày càng nhiều các nhà báo độc lập, bloggers, những nhà bình luận trên mạng và những người bảo vệ nhân quyền. Đây là sự vi phạm Điều 19 Công ước Quốc tế về Các quyền Dân sự và Chính trị (ICCPR)
Những người bị bắt giữ thường phải chịu biệt giam lâu dài trước khi ra tòa, trong khi có tin vi phạm quyền được xét xử công bằng và quan ngại về đối xử trong trại giam. Một số người phải chịu những án dài nhiều năm theo cáo buộc phạm tội an ninh quốc gia.
Thông cáo nhắc lại ông Phạm Chí Dũng- Chủ tịch Hội Nhà Báo Độc Lập, ông Nguyễn Tường Thụy- Phó chủ tịch và thành viên trẻ Lê Hữu Minh Tuấn bị buộc tội ‘làm, tàng trữ, phát tán thông tin, vật phẩm nhằm chống Nhà nước’ theo Điều 117 Bộ Luật Hình sự Việt Nam. Mức án tuyên là 15 năm tù đối với ông Phạm Chí Dũng, ông Nguyễn Tường Thụy, anh Lê Hữu Minh Tuấn mỗi người 11 năm tù. Mỗi người còn phải chịu thêm 3 năm quản chế sau khi mãn án tù.
Tất cả ba người bị biệt giam lâu ngày trước khi phiên xử diễn ra và mặc dù chính phủ Việt Nam cam kết theo đúng qui trình pháp lý nhưng vẫn có quan ngại về quyền được xét xử công bằng đối với ba người.
Cao ủy Nhân quyền Liên hiệp quốc và nhiều cơ chế nhân quyền Liên hiệp quốc khác, trong đó có Ủy Ban Nhân quyền Liên hiệp quốc chuyên trách theo dõi việc thực thi ICCPR, từng nhiều lần kêu gọi chính phủ Việt Nam không sử dụng các điều luật mang tính hạn chế nhằm giới hạn các quyền tự do căn bản cũng như tôn trọng những nghĩa vụ quốc tế về nhân quyền.
Cao ủy Nhân quyền Liên hiệp quốc cũng bày tỏ quan ngại nghiêm trọng về tình trạng những cá nhân nỗ lực hợp tác với các cơ quan nhân quyền là đối tượng bị đe dọa và trả thù tại Việt Nam. Tình trạng này có thể ngăn cản những người khác chia sẻ thông tin về các vấn đề nhân quyền tại Việt Nam với Liên hiệp quốc.
Cao ủy Nhân quyền cho biết sẽ tiếp tục nêu các trường hợp đó ra với chính phủ Việt Nam, kêu gọi Hà Nội ngưng sử dụng đi sử dụng lại những cáo buộc hình sự nghiêm trọng như thế đối với các cá nhân thực thi các quyền căn bản của họ; đặc biệt là quyền tự do biểu đạt. Ngoài ra, Việt Nam phải trả tự do vô điều kiện cho những người bị giam giữ trong những trường hợp như thế.
Cao ủy Nhân quyền Liên hiệp quốc cũng thúc giục chính phủ Việt Nam sửa đổi, tu chính những điều khoản liên quan trong Bộ Luật Hình sự cho phù hợp với những nghĩa vụ của Việt Nam theo Điều 19 Công ước Quốc tế về các quyền Dân sự & Chính trị liên quan đến quyền tự do biểu đạt. Theo đó, con người cần được thực thi những quyền này mà không sợ bị trả thù.
Cao ủy Nhân quyền Liên hiệp quốc bày tỏ quan ngại sâu sắc về việc giới chức Việt Nam sử dụng những điều luật mơ hồ để bắt giữ tùy tiện ngày càng nhiều các nhà báo độc lập, bloggers, những nhà bình luận trên mạng và những người bảo vệ nhân quyền. Đây là sự vi phạm Điều 19 Công ước Quốc tế về Các quyền Dân sự và Chính trị (ICCPR)
Những người bị bắt giữ thường phải chịu biệt giam lâu dài trước khi ra tòa, trong khi có tin vi phạm quyền được xét xử công bằng và quan ngại về đối xử trong trại giam. Một số người phải chịu những án dài nhiều năm theo cáo buộc phạm tội an ninh quốc gia.
Thông cáo nhắc lại ông Phạm Chí Dũng- Chủ tịch Hội Nhà Báo Độc Lập, ông Nguyễn Tường Thụy- Phó chủ tịch và thành viên trẻ Lê Hữu Minh Tuấn bị buộc tội ‘làm, tàng trữ, phát tán thông tin, vật phẩm nhằm chống Nhà nước’ theo Điều 117 Bộ Luật Hình sự Việt Nam. Mức án tuyên là 15 năm tù đối với ông Phạm Chí Dũng, ông Nguyễn Tường Thụy, anh Lê Hữu Minh Tuấn mỗi người 11 năm tù. Mỗi người còn phải chịu thêm 3 năm quản chế sau khi mãn án tù.
Tất cả ba người bị biệt giam lâu ngày trước khi phiên xử diễn ra và mặc dù chính phủ Việt Nam cam kết theo đúng qui trình pháp lý nhưng vẫn có quan ngại về quyền được xét xử công bằng đối với ba người.
Cao ủy Nhân quyền Liên hiệp quốc và nhiều cơ chế nhân quyền Liên hiệp quốc khác, trong đó có Ủy Ban Nhân quyền Liên hiệp quốc chuyên trách theo dõi việc thực thi ICCPR, từng nhiều lần kêu gọi chính phủ Việt Nam không sử dụng các điều luật mang tính hạn chế nhằm giới hạn các quyền tự do căn bản cũng như tôn trọng những nghĩa vụ quốc tế về nhân quyền.
Cao ủy Nhân quyền Liên hiệp quốc cũng bày tỏ quan ngại nghiêm trọng về tình trạng những cá nhân nỗ lực hợp tác với các cơ quan nhân quyền là đối tượng bị đe dọa và trả thù tại Việt Nam. Tình trạng này có thể ngăn cản những người khác chia sẻ thông tin về các vấn đề nhân quyền tại Việt Nam với Liên hiệp quốc.
Cao ủy Nhân quyền cho biết sẽ tiếp tục nêu các trường hợp đó ra với chính phủ Việt Nam, kêu gọi Hà Nội ngưng sử dụng đi sử dụng lại những cáo buộc hình sự nghiêm trọng như thế đối với các cá nhân thực thi các quyền căn bản của họ; đặc biệt là quyền tự do biểu đạt. Ngoài ra, Việt Nam phải trả tự do vô điều kiện cho những người bị giam giữ trong những trường hợp như thế.
Cao ủy Nhân quyền Liên hiệp quốc cũng thúc giục chính phủ Việt Nam sửa đổi, tu chính những điều khoản liên quan trong Bộ Luật Hình sự cho phù hợp với những nghĩa vụ của Việt Nam theo Điều 19 Công ước Quốc tế về các quyền Dân sự & Chính trị liên quan đến quyền tự do biểu đạt. Theo đó, con người cần được thực thi những quyền này mà không sợ bị trả thù.
https://www.rfa.org/
Không có nhận xét nào