Hoàng Hải Vân - 47 năm uất hận Hoàng Sa, hãy nhớ ai mới thực sự là bạn của chúng ta !
Các báo 'lề phải' của Việt Nam và nhiều người dùng mạng xã hội tại Việt Nam hôm 19/1 đồng loạt đăng thông tin kỷ niệm ngày 'TQ chiếm Hoàng Sa' (19/1/1974).
Báo chính thống kỷ niệm trận 'hải chiến'
Tờ Tuổi Trẻ chạy bài viết trên trang chính có tiêu đề "Hoàng Sa mãi mãi là máu thịt của nước Việt…", trong đó viết về sự kiện cách đây 47 năm, Trung Quốc "dùng vũ lực chiếm đóng trái phép quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam".
Báo Thanh Niên có bài "…. Có chồng đi biển Hoàng Sa", trong đó viết về nỗi nguy hiểm của những ngư dân ra khơi "bị tàu Trung Quốc ngang ngược rượt đuổi, đâm chìm…"
"Nơi hải chiến Hoàng Sa, bây giờ: Vào Nguyệt Thiền" là bài viết trên báo Tiền Phong, đề cập đến chi tiết "Những tử sĩ Việt Nam Cộng hòa" đã bỏ mạng trong cuộc "hải chiến" với Trung Quốc nay vẫn được ngư dân thờ cúng.
Báo Nông nghiệp Việt Nam có bài viết "Thương binh Hoàng Sa tập tễnh mưu sinh" kể về trường hợp các ngư dân bị dính đạn ở đảo Phú Lâm, thuộc quần đảo Hoàng Sa do Trung Quốc bắn.
Báo Nhân dân tuy không có thông tin trực tiếp về kỷ niệm trận 'hải chiến' 47 năm trước, nhưng có bài trên trang nhất về hoạt động trao cờ tổ quốc và chân dung Bác Hồ cho người dân vùng biển Phú Yên trong chương trình "Vì chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc".
Theo bài báo, Bộ đội Biên phòng Việt Nam sẽ trao hơn 200 nghìn lá cờ Tổ quốc, 60 nghìn ảnh chân dung Bác Hồ cho người ở khu vực biên giới biển, đảo từ ngày 19/1 - 2/2.
Cuốn "45 năm hải chiến Hoàng Sa" cũng mới được xuất bản tại Việt Nam, được giới thiệu là tập hợp các trang viết của của nhà báo, nhà nghiên cứu trong và ngoài nước viết về cuộc 'hải chiến' với Trung Quốc vào ngày 19/1/1974
Người dùng mạng xã hội 'khóc' Hoàng Sa
Bên cạnh báo chính thống, mạng xã hội của người dùng Việt Nam cũng tràn ngập các các thông điệp kỷ niệm ngày 'Hoàng Sa của Việt Nam' bị 'mất vào tay Trung Quốc' như 'Anh hùng tử khí, Hoàng Sa - Trường Sa là của Việt Nam'.
Nhà nghiên cứu lịch sử Đinh Kim Phúc đăng lại bài thơ của Lê Khắc Anh Hào: "Hoàng Sa ơi! Đảo Hoàng Sa ơi!
Một mảnh giang sơn đã mất rồi
Ta như mất cả phần da thịt
Tổ Quốc còn đau một góc trời."
Blogger Phạm Đăng Quỳnh giới thiệu lịch năm 2021 của "Nhóm Lịch trẻ", trong đó tờ lịch ngày 19/1 ghi đây là ngày "Trung Quốc huy động lực lượng quân sự đánh chiếm nhóm phía Tây quần đảo Hoàng Sa năm 1974".
Giáo sư Trần Văn Thọ từ Đại học Waseda University, Nhật Bản, viết trên Facebook cá nhân về các tư liệu lịch sử mà ông được tiếp cận cho thấy Trung Quốc "bịa đặt trắng trợn" về sự kiện ở Hoàng Sa năm 1974.
Nhiều Facebooker chia sẻ lại "Văn tế 74 tử sỹ trong trận hải chiến ở Hoàng Sa' của tác giả Nguyễn Phúc Vĩnh Ba "Tổ quốc thề không quên/Toàn dân nguyền nhớ mãi."
Bên cạnh đó, VOA cho hay cộng đồng người Việt ở ngoại ô thủ đô Hoa Kỳ hôm 10/1 tổ chức một buổi lễ tưởng niệm "trận hải chiến Hoàng Sa năm 1974 khiến 74 chiến sĩ Việt Nam Cộng hoà hy sinh và quần đảo Hoàng Sa bị Trung Quốc chiếm đóng từ đó cho tới nay". Nhiều bạn trẻ đã tới tham dự chương trình này.
Trung Quốc vẫn tăng cường hoạt động trên Biển Đông
Trong khi đó, Trung Quốc vẫn liên tiếp tiến hành các hoạt động mới trên Biển Đông.
Cách lễ kỷ niệm cuộc 'hải chiến' của Việt Nam vài tuần, Trung Quôc cho nối lại các tua du lịch ra Hoàng Sa.
Tối 17/1, tài khoản Twitter của tờ Hoàn Cầu thời báo bản tiếng Anh đăng tải clip tập trận của hải quân Trung Quốc trên Biển Đông.
Phó cục trưởng Cục Hải sự Quảng Đông Lâm Khuê cho biết trong họp báo ngày 12/1 rằng tàu Hải tuần 09 với lượng giãn nước 10.000 tấn sẽ được Trung Quốc biên chế giữa năm nay và dự kiến triển khai tới Biển Đông, theo Global Times.
Bắc Kinh cũng nhiều lần lên tiếng đe dọa các nước can dự vào Biển Đông. Hôm 1/1, nước này đã cảnh báo Anh về ý định điều tàu sân bay HMS Queen Elizabeth đến Biển Đông.
Trang South China Morning Post hồi cuối tháng 12/2020 đăn bài viết kèm hình ảnh cho hay Trung Quốc đang xây dựng ụ nổi mới, đủ sức phục vụ tàu sân bay cỡ lớn ở căn cứ hải quân Du Lâm.
Mặc dù các chiến sĩ Việt Nam Cộng Hòa quyết hy sinh để bảo vệ Hoàng Sa, nhưng họ đã phải bó tay để quần đảo này mất vào tay Trung Quốc. Bởi vì lúc đó họ phụ thuộc vào Mỹ, còn Mỹ thì đi đêm với Trung Quốc, thực chất là bật đèn xanh để Trung Quốc chiếm Hoàng Sa của ta vào ngày này 47 năm trước,19-1-1974.
Có lẽ chuyện này không cần phải tranh cãi, khi ngày 16-1 vừa rồi, Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo nói thẳng trên một dòng tweet : “Trong 50 năm, Mỹ đã quỳ gối trước Trung Quốc. Dưới thời chính quyền Trump, tình trạng đó không còn nữa” (For 50 years, America bent its knee to China. Under the Trump Administration, no more).
Ngày 17-1, ông Pompeo nhắc lại: “Vào năm 2015, khi đứng cùng Tổng thống Barack Obama, Tổng Bí thư Tập nói đảng Cộng Sản Trung Quốc (ĐCSTQ) “không có ý định quân sự hóa” quần đảo Trường Sa. Lời hứa này đã bị phá bỏ. Chính quyền Trump đã bảo vệ các quốc gia đấu tranh bảo vệ chủ quyền của họ trước sự xâm lược của Trung Quốc”
(In 2015, standing with then President Barack Obama, General Secretary Xi said the CCP had “no intention to militarize” the Spratly Islands. This promise was broken. The Trump Administration has defended nations that defend their sovereignty against Chinese aggression).
“Lần đầu tiên, chính phủ Hoa Kỳ công khai tuyên bố các yêu sách của ĐCSTQ ở Biển Đông là “hoàn toàn phi pháp” và trừng phạt hơn 20 công ty của CHND Trung Hoa vì đã hỗ trợ các yêu sách hàng hải của CHND Trung Hoa” (For the first time ever, the U.S. government openly declared the CCP’s claims in the South China Sea “completely unlawful” and sanctioned more than 20 PRC companies for aiding PRC’s maritime claims), ông Pompeo tweet.
Sau trừng phạt “lần đầu tiên” đó, đã có thêm hàng loạt các công ty khác tiếp tục bị trừng phạt, bao gồm Tổng công ty Dầu khí Hải dương Trung Quốc, chủ sở hữu giàn khoan Hải Dương 981 từng xâm phạm phi pháp vùng biển Việt Nam.
50 năm qua, trừ chính quyền Trump, không có chính quyền phương Tây nào gọi mưu đồ thôn tính Biển Đông của Trung Quốc là phi pháp cả. Chính họ, cùng với chính quyền Mỹ trước Trump cũng “quỳ gối” trước bọn bá quyền này. Còn nhớ, giữa lúc bọn diệt chủng Pol Pot sát hại dã man dân tộc Campuchia và dân ta, giữa lúc Trung quốc mang quân xâm lược nước ta, thì bọn họ đã công khai đứng về phía Pol Pot được Bắc Kinh hậu thuẫn.
Sau khi chiếm Hoàng Sa và một phần Trường Sa của ta, nhà cầm quyền Bắc Kinh liên tục gây hấn, lập bản đồ tuyên bố đường lưỡi bò, ngang nhiên quân sự hóa Biển Đông, dùng mọi thủ đoạn tiếp tục thôn tính biển đảo, uy hiếp hòa bình trong khu vực. Phương Tây vì lợi ích thiển cận của họ, tất cả đều làm ngơ hoặc tuyên bố nước đôi trước mưu đồ bỉ ổi của Trung Quốc. Chỉ có chính quyền Trump là công khai bảo vệ đồng minh và các đối tác trong khu vực.
Nhờ thái độ rõ ràng dứt khoát của chính quyền Trump mà mấy năm qua nước ta mới tạm yên bình. Bọn chúng tuy vẫn lộng hành, vẫn xua đuổi sát hại cướp bóc tài sản của ngư dân ta, nhưng không còn dám ngang ngược xâm chiếm trái phép biển đảo của ta như trước nữa. Thực tế mấy năm qua cho thấy chỉ có chính quyền Trump mới thực sự là người bạn tin cậy của nhân dân Việt Nam trước họa Bắc Kinh.
HOÀNG HẢI VÂN 18.01.2021
Báo chí Việt Nam viết gì về ngày 'TQ chiếm Hoàng Sa'? |
Các báo 'lề phải' của Việt Nam và nhiều người dùng mạng xã hội tại Việt Nam hôm 19/1 đồng loạt đăng thông tin kỷ niệm ngày 'TQ chiếm Hoàng Sa' (19/1/1974).
Báo chính thống kỷ niệm trận 'hải chiến'
Tờ Tuổi Trẻ chạy bài viết trên trang chính có tiêu đề "Hoàng Sa mãi mãi là máu thịt của nước Việt…", trong đó viết về sự kiện cách đây 47 năm, Trung Quốc "dùng vũ lực chiếm đóng trái phép quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam".
Báo Thanh Niên có bài "…. Có chồng đi biển Hoàng Sa", trong đó viết về nỗi nguy hiểm của những ngư dân ra khơi "bị tàu Trung Quốc ngang ngược rượt đuổi, đâm chìm…"
"Nơi hải chiến Hoàng Sa, bây giờ: Vào Nguyệt Thiền" là bài viết trên báo Tiền Phong, đề cập đến chi tiết "Những tử sĩ Việt Nam Cộng hòa" đã bỏ mạng trong cuộc "hải chiến" với Trung Quốc nay vẫn được ngư dân thờ cúng.
Báo Nông nghiệp Việt Nam có bài viết "Thương binh Hoàng Sa tập tễnh mưu sinh" kể về trường hợp các ngư dân bị dính đạn ở đảo Phú Lâm, thuộc quần đảo Hoàng Sa do Trung Quốc bắn.
Báo Nhân dân tuy không có thông tin trực tiếp về kỷ niệm trận 'hải chiến' 47 năm trước, nhưng có bài trên trang nhất về hoạt động trao cờ tổ quốc và chân dung Bác Hồ cho người dân vùng biển Phú Yên trong chương trình "Vì chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc".
Theo bài báo, Bộ đội Biên phòng Việt Nam sẽ trao hơn 200 nghìn lá cờ Tổ quốc, 60 nghìn ảnh chân dung Bác Hồ cho người ở khu vực biên giới biển, đảo từ ngày 19/1 - 2/2.
Cuốn "45 năm hải chiến Hoàng Sa" cũng mới được xuất bản tại Việt Nam, được giới thiệu là tập hợp các trang viết của của nhà báo, nhà nghiên cứu trong và ngoài nước viết về cuộc 'hải chiến' với Trung Quốc vào ngày 19/1/1974
Người dùng mạng xã hội 'khóc' Hoàng Sa
Bên cạnh báo chính thống, mạng xã hội của người dùng Việt Nam cũng tràn ngập các các thông điệp kỷ niệm ngày 'Hoàng Sa của Việt Nam' bị 'mất vào tay Trung Quốc' như 'Anh hùng tử khí, Hoàng Sa - Trường Sa là của Việt Nam'.
Nhà nghiên cứu lịch sử Đinh Kim Phúc đăng lại bài thơ của Lê Khắc Anh Hào: "Hoàng Sa ơi! Đảo Hoàng Sa ơi!
Một mảnh giang sơn đã mất rồi
Ta như mất cả phần da thịt
Tổ Quốc còn đau một góc trời."
Blogger Phạm Đăng Quỳnh giới thiệu lịch năm 2021 của "Nhóm Lịch trẻ", trong đó tờ lịch ngày 19/1 ghi đây là ngày "Trung Quốc huy động lực lượng quân sự đánh chiếm nhóm phía Tây quần đảo Hoàng Sa năm 1974".
Giáo sư Trần Văn Thọ từ Đại học Waseda University, Nhật Bản, viết trên Facebook cá nhân về các tư liệu lịch sử mà ông được tiếp cận cho thấy Trung Quốc "bịa đặt trắng trợn" về sự kiện ở Hoàng Sa năm 1974.
Nhiều Facebooker chia sẻ lại "Văn tế 74 tử sỹ trong trận hải chiến ở Hoàng Sa' của tác giả Nguyễn Phúc Vĩnh Ba "Tổ quốc thề không quên/Toàn dân nguyền nhớ mãi."
Bên cạnh đó, VOA cho hay cộng đồng người Việt ở ngoại ô thủ đô Hoa Kỳ hôm 10/1 tổ chức một buổi lễ tưởng niệm "trận hải chiến Hoàng Sa năm 1974 khiến 74 chiến sĩ Việt Nam Cộng hoà hy sinh và quần đảo Hoàng Sa bị Trung Quốc chiếm đóng từ đó cho tới nay". Nhiều bạn trẻ đã tới tham dự chương trình này.
Trung Quốc vẫn tăng cường hoạt động trên Biển Đông
Trong khi đó, Trung Quốc vẫn liên tiếp tiến hành các hoạt động mới trên Biển Đông.
Cách lễ kỷ niệm cuộc 'hải chiến' của Việt Nam vài tuần, Trung Quôc cho nối lại các tua du lịch ra Hoàng Sa.
Tối 17/1, tài khoản Twitter của tờ Hoàn Cầu thời báo bản tiếng Anh đăng tải clip tập trận của hải quân Trung Quốc trên Biển Đông.
Phó cục trưởng Cục Hải sự Quảng Đông Lâm Khuê cho biết trong họp báo ngày 12/1 rằng tàu Hải tuần 09 với lượng giãn nước 10.000 tấn sẽ được Trung Quốc biên chế giữa năm nay và dự kiến triển khai tới Biển Đông, theo Global Times.
Bắc Kinh cũng nhiều lần lên tiếng đe dọa các nước can dự vào Biển Đông. Hôm 1/1, nước này đã cảnh báo Anh về ý định điều tàu sân bay HMS Queen Elizabeth đến Biển Đông.
Trang South China Morning Post hồi cuối tháng 12/2020 đăn bài viết kèm hình ảnh cho hay Trung Quốc đang xây dựng ụ nổi mới, đủ sức phục vụ tàu sân bay cỡ lớn ở căn cứ hải quân Du Lâm.
Mặc dù các chiến sĩ Việt Nam Cộng Hòa quyết hy sinh để bảo vệ Hoàng Sa, nhưng họ đã phải bó tay để quần đảo này mất vào tay Trung Quốc. Bởi vì lúc đó họ phụ thuộc vào Mỹ, còn Mỹ thì đi đêm với Trung Quốc, thực chất là bật đèn xanh để Trung Quốc chiếm Hoàng Sa của ta vào ngày này 47 năm trước,19-1-1974.
Có lẽ chuyện này không cần phải tranh cãi, khi ngày 16-1 vừa rồi, Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo nói thẳng trên một dòng tweet : “Trong 50 năm, Mỹ đã quỳ gối trước Trung Quốc. Dưới thời chính quyền Trump, tình trạng đó không còn nữa” (For 50 years, America bent its knee to China. Under the Trump Administration, no more).
Ngày 17-1, ông Pompeo nhắc lại: “Vào năm 2015, khi đứng cùng Tổng thống Barack Obama, Tổng Bí thư Tập nói đảng Cộng Sản Trung Quốc (ĐCSTQ) “không có ý định quân sự hóa” quần đảo Trường Sa. Lời hứa này đã bị phá bỏ. Chính quyền Trump đã bảo vệ các quốc gia đấu tranh bảo vệ chủ quyền của họ trước sự xâm lược của Trung Quốc”
(In 2015, standing with then President Barack Obama, General Secretary Xi said the CCP had “no intention to militarize” the Spratly Islands. This promise was broken. The Trump Administration has defended nations that defend their sovereignty against Chinese aggression).
“Lần đầu tiên, chính phủ Hoa Kỳ công khai tuyên bố các yêu sách của ĐCSTQ ở Biển Đông là “hoàn toàn phi pháp” và trừng phạt hơn 20 công ty của CHND Trung Hoa vì đã hỗ trợ các yêu sách hàng hải của CHND Trung Hoa” (For the first time ever, the U.S. government openly declared the CCP’s claims in the South China Sea “completely unlawful” and sanctioned more than 20 PRC companies for aiding PRC’s maritime claims), ông Pompeo tweet.
Sau trừng phạt “lần đầu tiên” đó, đã có thêm hàng loạt các công ty khác tiếp tục bị trừng phạt, bao gồm Tổng công ty Dầu khí Hải dương Trung Quốc, chủ sở hữu giàn khoan Hải Dương 981 từng xâm phạm phi pháp vùng biển Việt Nam.
50 năm qua, trừ chính quyền Trump, không có chính quyền phương Tây nào gọi mưu đồ thôn tính Biển Đông của Trung Quốc là phi pháp cả. Chính họ, cùng với chính quyền Mỹ trước Trump cũng “quỳ gối” trước bọn bá quyền này. Còn nhớ, giữa lúc bọn diệt chủng Pol Pot sát hại dã man dân tộc Campuchia và dân ta, giữa lúc Trung quốc mang quân xâm lược nước ta, thì bọn họ đã công khai đứng về phía Pol Pot được Bắc Kinh hậu thuẫn.
Sau khi chiếm Hoàng Sa và một phần Trường Sa của ta, nhà cầm quyền Bắc Kinh liên tục gây hấn, lập bản đồ tuyên bố đường lưỡi bò, ngang nhiên quân sự hóa Biển Đông, dùng mọi thủ đoạn tiếp tục thôn tính biển đảo, uy hiếp hòa bình trong khu vực. Phương Tây vì lợi ích thiển cận của họ, tất cả đều làm ngơ hoặc tuyên bố nước đôi trước mưu đồ bỉ ổi của Trung Quốc. Chỉ có chính quyền Trump là công khai bảo vệ đồng minh và các đối tác trong khu vực.
Nhờ thái độ rõ ràng dứt khoát của chính quyền Trump mà mấy năm qua nước ta mới tạm yên bình. Bọn chúng tuy vẫn lộng hành, vẫn xua đuổi sát hại cướp bóc tài sản của ngư dân ta, nhưng không còn dám ngang ngược xâm chiếm trái phép biển đảo của ta như trước nữa. Thực tế mấy năm qua cho thấy chỉ có chính quyền Trump mới thực sự là người bạn tin cậy của nhân dân Việt Nam trước họa Bắc Kinh.
HOÀNG HẢI VÂN 18.01.2021
Không có nhận xét nào