Header Ads

  • Breaking News

    Đại Dương - Tương lai mơ hồ của Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ


    Yafa Dias holds a sign at an immigration reform rally, Monday, Nov. 9, 2020, in New York. Those at the rally are asking President-elect Joe Biden to prioritize immigration reform. (AP Photo/Mark Lennihan)

    Ngay khi đặt chân vào Toà Bạch Ốc, tân Tổng thống Joe Biden liền ký 17 Sắc lệnh Hành pháp nhằm huỷ bỏ mọi di sản do Tổng thống Donald Trump lưu lại sau 4 năm cầm quyền. Một số sắc lệnh quan trọng như Đại dịch coronavirus, Khí hậu, Di dân.

    Hơn 328 triệu người Mỹ sẽ được và mất những gì?

    Coronavirus Trung Quốc (SARS-CoV-2)

    Đại dịch coronavirus (không ghi rõ xuất xứ): Tổng thống Biden ký sắc lệnh chỉ thị “các nhân viên Liên bang đang làm nhiệm vụ hoặc tại chỗ, các nhà thầu Liên bang tại chỗ và các cá nhân khác trong các tòa nhà của Liên bang và trên các khu vực thuộc Liên bang quản lý đều phải đeo khẩu trang, duy trì khoảng cách và tuân thủ đối với các biện pháp y tế công cộng khác được cung cấp trong hướng dẫn của CDC.” Tuyệt đối phải đeo khẩu trang ở trong công sở suốt 100 ngày trăng mật.

    Sau đó, bản thân Biden đã không đeo khẩu trang khi ngồi vào bàn làm việc. Tối 20/01 cả gia đình Biden không đeo khẩu trang, giản cách khi tham dự một sự kiện ở khu Đài tưởng niệm Lincoln.

    Các viên chức cao cấp của Biden, kể cả Tham vụ Báo chí Toà Bạch Ốc trong cuộc họp báo cũng chẳng đeo khẩu trang!

    Trả lời lại câu hỏi của phóng viên, Tham vụ Báo chí Toà Bạch Ốc, Jen Psaki nói rằng “Chúng ta có những vấn đề lớn phải lo lắng” hơn là liệu Tổng thống Biden và các thành viên trong gia đình ông có tuân thủ việc đeo khẩu trang hay không.

    Vậy: (1) Chế ngự Virus Vũ Hán có phải là ưu tiên quan trọng và khẩn cấp của Chính quyền Biden hay không? (2) Sắc lệnh để tất cả mọi người thi hành, hay có ngoại lệ được quy định trong đoạn nào?

    Đầu óc độc tài của Tập đoàn Biden không cần che đậy trong ngày đầu tiên nhậm chức mặc dù mồm vẫn không ngớt tự xưng là ngọn hải đăng dân chủ!

    Tổng thống Biden bổ nhiệm Bác sĩ Anthony Fauci, Viện trưởng Viện Dị ứng và Bệnh truyền nhiễm Quốc gia (NIAID) đại diện thảo luận việc tái hội nhập với Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).

    Fauci và Biden từng chống đối quyết định của Tổng thống Donald Trump cấm hành khách từ Trung Quốc nhập vào nước Mỹ khi Coronavirus Vũ Hán có dấu hiệu lây từ người sang người. Khi đó, Fauci cho rằng đeo khẩu trang vô ích. Phe Dân Chủ và Fauci cũng chỉ trích gay gắt quyết định của TT Trump cấm hành khách từ 26 quốc gia trong Liên Hiệp Châu Âu vào Hoa Kỳ vì Virus Vũ Hán hoành hành dữ dội tại Ý Đại Lợi, Tây Ban Nha. Nhưng, vài ngày sau, các quốc gia Liên Hiệp Châu Âu, EU, cũng đóng cửa và cấm xuất cảng các phương tiện chống đại dịch bất chấp sự kêu cứu từ Ý Đại Lợi và Tây Ban Nha!

    Trong hai năm 2018 và 2019, Hoa Kỳ đã góp 893 triệu USD, chiếm 15% ngân sách WHO. TT Trump quyết định rút khỏi WHO vì tổ chức này hợp tác với Trung Quốc đưa ra các tin tức sai lệnh về Virus Vũ Hán (SARS-CoV-2) làm cho toàn thể nhân loại rơi vào nạn dịch khủng khiếp nhất.

    Ngay khi Bác sĩ Nhãn khoa Lý Văn Lượng báo động SARS-CoV-2 có thể lây từ người sang người, Bắc Kinh lập tức bịt miệng, Tổng giám đốc Tedros của WHO cũng đồng điệu với Tập Cận Bình. Bắc Kinh từ chối yêu cầu từ Hoa Kỳ cử chuyên gia đến Vũ Hán tìm hiểu sự thật.

    Cuối tháng 12-2020 Bắc Kinh cho phép WHO tổ chức một nhóm 10 chuyên gia từ các quốc gia khác nhau được Bắc Kinh phê chuẩn vào Hoa Lục nghiên cứu từ đầu năm 2021! Dấu tích xoá sạch, chuyên viên lúc dịch bắt đầu cũng được thay thế hoặc chuẩn bị kịch bản soạn sẵn. Ai tin, phái đoàn của WHO sẽ được tự do hành động tại Trung Quốc? Hãy chờ một bản báo cáo có lợi nhất cho Bắc Kinh!

    Thoả ước Khí hậu Paris (PCA)

    Biden ký Sắc lệnh tái gia nhập PCA trong vòng 30 ngày. Sau khi Tổng thống Barack Obama ký tên vào PCA thì Quốc hội không phê chuẩn với lý do; (1) Nó không có điều kiện ràng buộc pháp lý để chế tài vi phạm. (2) Năm 2019, Trung Quốc chiếm 26% khí thải toàn cầu so với 14% của Mỹ, 9% Châu Âu, 7% Ấn Độ. Hoa Kỳ và Châu Âu giảm khí thải trong khi Trung Quốc tăng 2.6%, Ấn Độ 1.8% vì các quốc gia đang phát triển và chậm tiến được quyền sử dụng than đá tới năm 2030. Than đá tạo ra nhiều khí thải nhất trong các loại năng luợng. (3) Cuộc họp thường niên của PCA đầu năm 2020 không có chút tiến triển nào vì các quốc gia chỉ “vẽ kế hoạch hoành tráng” để làm cảnh. Tổng thống Biden tái nhập chắc chắn sẽ làm cho Hoa Kỳ mất toi thêm nhiều tỉ USD mà khí thải sẽ tăng khi nền kinh tế thế giới bắt đầu hồi phục.

    Chương trình năng lượng do Chính quyền Trump thực hiện gồm có: (1) Huỷ bỏ các quy định cản trở việc khai thác năng lượng hoá thạch. (2) Cho phép khai thác dầu đá phiến và các mỏ dầu trên biển.

    Kết quả mang lại: (1) Giá dầu hoả thế giới từ 120 USD/thùng giảm xuống 40 USD/thùng chấm dứt thế độc quyền của Tổ chức các Quốc gia Xuất cảng Dầu hoả (OPEC). (2) Hoa Kỳ từ nhập cảng tới xuất cảng dầu hoả và khí đốt thiên nhiên lớn nhất thế giới. (3) Giá hàng hoá hạ xuống theo giá nhiên liệu. (4) Giúp đồng minh Gia Nã Đại xuất cảng dầu hoả thông qua đường ống dẫn dầu và khí Keystone XL đi ngang lãnh thổ Mỹ. (5) Ngày 9 tháng 12 năm 2020, Liên Hiệp Quốc đã công bố “Báo cáo Khoảng cách Phát thải 2020”, cho thấy Hoa Kỳ chiếm 13% lượng khí thải toàn cầu, nhưng, đã giảm 0.4% mỗi năm, nhanh hơn bất cứ “nước ô nhiễm nhiều” nào.

    Vấn nạn di dân và du lịch

    Di dân tùy theo nhu cầu dân số và tài nguyên quốc gia cũng như nền an ninh của Hoa Kỳ. Năm 2017, chủ nghĩa khủng bố quốc tế bành trướng khắp thế giới buộc nhà cầm quyền phải thận trọng đối với du khách, di dân đến từ các quốc gia Hồi giáo chưa được siêu tra chính xác. Do xem nhẹ vấn đề an ninh hơn di dân thời Tổng thống Bill Clinton và năm đầu của Tổng thống George W. Bush mà vụ khủng bố 11/09/2001 đã đẩy hai vị thổng thống W. Bush và Obama sa vào cuộc chiến không lối thoát đầy tốn kém và kéo dài tại Trung Đông và A Phú Hãn. Chỉ trong vòng 4 năm, TT Trump đã giải quyết nhanh và gọn các chiến trường đã thừa hưởng từ người tiền nhiệm. TT Trump không gây ra một cuộc chiến nào ở nước ngoài, khác với các vị tiền nhiệm.

    Hàng triệu, triệu di dân qua biên giới mở, du lịch, lao động ùn ùn vào nước Mỹ hết đợt này tới đợt khác thì ngân sách nào cáng đáng nổi. Hơn 11 triệu di dân bất-hợp-pháp sẽ ủng hộ cho lớp di dân bất-hợp-pháp khác. Ông thánh nào có thể bảo đảm an ninh, an toàn cho những công dân từng đổ mồ hôi, trí tuệ, xương máu để xây dựng qua nhiều thế kỷ thành một siêu cường duy nhất từ năm 1991?

    Chỉ 8 năm cầm quyền cặp Barack Obama-Joe Biden đã làm cho Hoa Kỳ nợ như chúa chổm (nợ công thời gian 2008-2016 bằng tổng số nợ công của 43 vị tiền nhiệm gộp lại). Dân Mỹ yêu nước có chấp nhận nguy cơ đất nước thân yêu bị lụn bại hay không?

    Bức tường biên giới với Mễ Tây Cơ

    Ma tuý không những làm tiêu tốn nhiều tiền bạc của dân Mỹ mà còn gây ra lắm tệ đoan xã hội. Đường dây buôn lậu ma tuý xuyên qua biên giới với Mỹ Tây Cơ nhiều nhất. Đóng cửa biên giới không được nên phải xây bức tường ngăn di dân lậu và các loại tệ nạn xã hội. Nhiều dân tộc trên thế giới muốn trở thành công dân siêu cường Hoa Kỳ mà không chờ các thủ tục hợp pháp. Biên giới Hoa Kỳ-Mễ Tây Cơ là con đường xâm nhập bất-hợp-pháp của các dân tộc Nam Mỹ và một số các quốc gia khác nên các vị Tổng thống Mỹ phải dựng hàng rào ngăn cản.

    Vì hàng rào ộp ẹp có tính cách tượng trưng nên di dân lậu ở Hoa Kỳ đã trên 11 triệu người, bất chấp những đợt trục xuất từ các vị Tổng thống. Trong hai nhiệm kỳ 1981-1989, Tổng thống Ronald Reagan đã hợp-thức-hoá một lần, nhưng, sau đó số di dân bất-hợp-pháp dần dần lên trên 11 triệu mà chưa có biện pháp giải quyết thích đáng.

    Hàng rào biên giới phía Nam được các vị tiền nhiệm xây dựng với sự chấp thuận của Quốc hội. Tổng thống Trump chỉ hữu-hiệu-hoá và tiếp nối công việc chưa xong. Nhưng, Hạ viện do Đảng Dân Chủ kiểm soát nhất quyết không cấp ngân khoảng buộc TT Trump phải du di tiền thừa của Quân đội, tiền dư từ chương trình chống buôn lậu ma tuý và tiền tang vật tịch thu của Bộ Tài chính. Tối cao Pháp viện đã đồng ý với biện pháp này.

    Chuyện thật nực cười đến phi lý: Tư gia của các chính trị gia cao cấp của Đảng Dân Chủ đều tường cao kín mít cộng thêm hàng rào điện tử để được an ninh mà lại chống đối quyết liệt bức tường biên giới quốc gia dùng bảo vệ cho mọi công dân. Ngày nay, các tư gia cũng đã làm hàng rào nhiều hơn trước.

    Đảng Dân Chủ cần tiền chi cho phúc lợi xã hội và công-dân-hoá 11 triệu người cư trú bất-hợp-pháp nên mở cửa biên giới để đón thêm di dân làm cử tri nòng cốt? Nếu Quốc hội Mỹ chấm dứt việc xây tường biên giới thì phải trả một số tiền lớn do huỷ hợp đồng.

    Hai phụ nữ đồng sáng lập Black Lives Matter công khai thừa nhận đã được huấn luyện theo Chủ nghĩa Marx. Có quốc gia nào áp dụng chủ nghĩa Marx mà mang lại dân chủ, tự do, nhân quyền cho dân chúng hay không?

    Họ đã chính thức đòi Tổng thống Biden phải nhớ ơn họ đã sử dụng bạo lực man rợ ép dân chúng trốn trong nhà mà bỏ phiếu bằng thư. Điều này đã vi phạm Hiến pháp Hoa Kỳ.

    Antifa cùng với BLM và các tổ chức phi-chính-phủ từng được Đảng Dân Chủ coi như đồng minh trong cuộc bầu cử tổng thống 2020. Giới lãnh đạo Đảng Dân Chủ dung dưỡng mọi hành động phá hoại của chúng nhằm buộc tội TT Trump chống lại các hoạt động đòi chủ. Giờ đây, cảnh sát lại thẳng tay đàn áp Antifa và các tổ chức phi-chính phủ.

    Tội nghiệp chữ “dân chủ” chỉ có trên văn bản mà không phải “của dân”. Thực tế, “dân chủ” chỉ dành riêng cho nhóm chốp bu Đảng Dân Chủ mà thôi.

    Đại-Dương 

    23/1/2021 

    Tài liệu tham khảo:

    Oliver North to Newsmax TV: Biden’s Appeal for Unity Is ‘Phony (Newsmax)

    Ben Carson to Newsmax TV: Americans Need to Pay Attention to Biden’s Actions (Newsmax)

    The Trump Administration’s Final China Push (Diplomat)

    Antifa in Seattle and Portland Smash Property, Oppose Biden, Police: ‘We Are Ungovernable’ (Epoch Times)

    Biden’s First Orders: Pandemic, Climate, Immigration (Headline Health)

    Biden inauguration: new US president pledges to unify a tense, divided nation while fighting a pandemic (SCMP)

    https://baotgm.net/dai-duong-tuong-lai-mo-ho-cua-hcq-hoa-ky/

    Không có nhận xét nào