Header Ads

  • Breaking News

    Đại Dương - Ai kỳ thị ai?

    Cáo buộc kỳ thị chủng tộc trên khắp thế giới, đặc biệt trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2020 đã trở thành câu khẩu hiệu ăn khách nhất.

    Kỳ thị chủng tộc cần được xem xét và đối chiếu theo dòng lịch sử nhân loại và đặc biệt tại Hợp Chúng Quốc Hoa Kỳ.

    Kỳ thị chủng tộc là căn bệnh xuyên-thời-đại của nhân loại

    Khi loài người tập hợp thành từng nhóm đã chọn người cùng chung dòng máu, màu da để kết hợp với nhau khi mưu sinh cũng như xung đột.

    Các nhóm có màu da, sinh hoạt, thói quen khác nhau khi quy tụ thành làng xã hay quốc gia đã tạo ra những quy luật chung để giảm bớt tình trạng kỳ thị trong xã hội. Thực tế, màu da đã thành rào cản quan trọng nhất đối với cuộc sống hài hoà trong xã hội. Từ đó, chính trị giữ vai trò quan yếu để duy trì hoạt động trong xã hội, nhưng, không bao giờ triệt tiêu hoàn toàn hành vi kỳ thị chủng tộc do chúng tiềm ẩn trong mỗi con người.

    Người thô lỗ bộc lộ thái độ kỳ thị chủng tộc công khai qua lời nói, hành động. Kẻ thận trọng giữ kín thái độ kỳ thị chủng tộc trước công chúng mà lòng không vui.

    Da trắng kỳ thị da đen, da màu. Ngược lại, da đen, da màu cũng kỳ thị da trắng. Sự kỳ thị chủng tộc không những từ màu da mà còn liên quan đến lối sống và quá khứ lịch sử của từng chủng tộc trong Hợp Chúng Quốc Hoa Kỳ.

    Châu Âu, Châu Á vô địch về kỳ thị chủng tộc

    Các quốc gia Châu Âu và Châu Á thường xuyên lên án tình trạng kỳ thị chủng tộc tại Hoa Kỳ vì họ cố quên sự khác biệt về tỉ lệ sắc tộc. Sắc tộc nhiều, kỳ thị chủng tộc càng phức tạp.

    Châu Âu chuyên thống trị và bóc lột các dân tộc khác nên coi đàn áp triệt để như một đặc ân về khai phóng văn minh cho bọn mọi rợ!

    Trung Quốc coi các nước lân cận như bọn “man, di, mọi, rợ” cần được dạy dỗ về nhân, nghĩa, lễ, trí, tín của người Hán mà hàng ngàn năm vẫn chưa thuộc bài.

    Sau Đệ nhị Thế chiến, không có nguyên thủ quốc gia nào ở Châu Âu, Châu Á thuộc nhóm sắc tộc thiểu số vì cử tri chỉ bầu cho chính trị gia của nhóm đa số! Cũng không có người sắc tộc nào được bổ nhiệm vào các vị trí Tổng thống, Thủ tướng hoặc Bộ trưởng quan trọng.

    Các dân tộc Châu Âu và Châu Á thường công khai miệt thị hoặc dùng lá phiếu để giữ độc quyền cho ứng viên da trắng trong bất cử cuộc bầu cử nào cứ như cuộc tranh tài dành riêng cho da trắng, da vàng. Điều này được xã hội chấp nhận như một quy luật tự nhiên.

    Trái lại, Tu chính án số 13 của Hoa Kỳ đã chính thức chấm dứt chế độ nô lệ từ năm 1865 trong khi các quốc gia Châu Âu, Châu Á vẫn tiếp tục duy trì chế độ nô lệ ở trong nước và tiếp tục áp đặt chế độ nô lệ lên các dân tộc khác thêm một thế kỷ rưỡi nữa! Vậy, ai kỳ thị hơn ai?

    Tình trạng kỳ thị chủng tộc tại Hoa Kỳ

    95% cử tri da đen bầu cho Barack Hussein Obama hai nhiệm kỳ tổng thống Mỹ. Phải chăng đó là hành động kỳ thị chủng tộc khủng khiếp nhất?

    Nhưng, kết quả bầu cử thuộc về 76% cử tri da trắng mới mang lại chiến thắng cho Obama. Làm sao cáo buộc cử tri da trắng kỳ thị chủng tộc?

    Với sự rộng lượng của dân tộc, cử tri da trắng lại cho Obama một cơ hội nữa để hoàn tất giai đoạn vực dậy nền kinh tế Hoa Kỳ sau cơn suy thoái. Nhưng, mọi hoạt động của cặp Obama-Biden chỉ làm cho nước Mỹ nghèo thêm với nợ công tương đương với tổng số nợ do 43 Tổng thống Mỹ gọp lại! Tỉ lệ thất nghiệp lên tới 10% nếu cộng thêm những người ở tuổi làm việc đã giả từ thị trường lao động. Obama đã lấy tiền do mồ hôi nước mắt của dân Mỹ đem rãi khắp thế giới để được tiếng khen. Các Thoả ước Nguyên tử Iran (JCPOA), Thoả ước Khí hậu Paris (PCA), Thoả ước Thương mại Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) đều không được Lưỡng viện Quốc hội phê chuẩn.

    Obama-Biden chê Tổng thống tiền nhiệm George W. Bush, nhưng, bị sa lầy ở Trung Đông, Libya, A Phú Hãn mà không biết cách thoát ra làm hao binh, tổn tướng, tinh thần quân đội sa sút tạo điều kiện cho Nga, Iran làm chủ tình hình Trung Đông. Bao nhiêu hội nghị quốc tế tốn kém dưới trào Obama-Biden vẫn không đem lại hoà bình cho Trung Đông và Bắc Phi. Obama cam kết chia đôi Thái Bình Dương với Tập Cận Bình năm 2013 tạo điều kiện cho Bắc Kinh mở rộng quyền kiểm soát trên Biển Nam Trung Hoa (SCS) khiến các quốc gia duyên hải Đông Nam Á phải ngậm đắng nuốt cay. Công nghệ chế biến của Mỹ đã chuyển ra nước ngoài vì siêu cao thuế nặng, đặc biệt đến Trung Quốc khiến người Mỹ thất nghiệp nên nền kinh tế sản xuất của Mỹ biến thành xã hội tiêu thụ. Giai cấp trung lưu, nền tảng thịnh vượng của Hoa Kỳ, ngày càng teo tóp. Giới lãnh phiếu thực phẩm lên hơn 40 triệu người. Chính phủ phình to cần tăng thuế càng khiến cho Hoa Kỳ mang công mắc nợ nên khó trở mình.

    Đặt chân vào Toà Bạch Ốc, Tổng thống Donald Trump đã huỷ bỏ cam kết với PCA của Obama. Huỷ bỏ hàng ngàn luật lệ về giảm khí thải của Obama. Nhưng, ngày 9 tháng 12 năm 2020, Liên Hiệp Quốc đã công bố “Báo cáo Khoảng cách Phát thải 2020”, cho thấy Hoa Kỳ chiếm 13% lượng khí thải toàn cầu, nhưng, đã giảm 0.4% mỗi năm, nhanh hơn bất cứ nước ô nhiễm nhiều nào nên không cần tới PCA. 

    Hoa Kỳ tôn trọng thực tài hơn bằng cấp và không phân biệt màu da.

    Bà Giao Phan, tốt nghiệp đại học ngành Công Chánh, được tuyển dụng làm nhân viên dân sự của Hải quân Hoa Kỳ. Sau nhiều năm làm việc đã lấy thêm bằng cao học, nhưng, lại được giao cho nhiệm vụ Tổng Công trình sư Chương trình đóng ba chiếc Hàng không Mẫu hạm tối tân nhất Thế giới với ngân sách 40 tỉ USD. Loại tàu này chưa có mô hình nên Ban Lãnh đạo Công trình phải làm từ con số Zero về thiết kế động cơ nguyên tử, các loại vũ khí trang bị. Hiện tại, chiếc thứ nhất đã bàn giao cho Hải Quân, chiếc thứ hai đã hoàn tất phân nửa, chiếc thứ ba đã khởi công năm 2020.

    Danh sách 10 tỉ phú giàu nhất thế giới năm 2020 do Forbes biên soạn: Bill Gates xếp hạng 2 chỉ học ở Đại học Harvard năm đầu tiên rồi bắt tay thực hiện giấc mơ. Cũng thế, Mark Zuckerberg xếp hạng 7 cũng xây dựng sự nghiệp trong năm đầu tại Đại học Harvard. Trong bảng này người Mỹ chiếm 8 và 1 người Pháp (thứ 5) và một Tây Ban Nha (thứ 6). Không thấy bóng dáng da đen, da màu.

    Tuổi trẻ mọi màu da trong Hợp Chúng Quốc Hoa Kỳ đừng ôm ảo tưởng cào bằng xã hội mà rơi vào hai  trường hợp đều thê thảm: (1) Nghèo đói, lạc hậu triền miên do thiếu óc sáng tạo. (2) Sống dưới sự chỉ đạo như một con ốc vít trong guồng máy độc tài toàn trị. Có miệng chỉ để hô khẩu hiệu như con vẹc, có óc chỉ dùng sao chép những giáo điều rỗng tuếch của giới lãnh đạo quyền thế. Vậy, có gì khác như khi sống dưới chế độ độc tài. (3) Hệ thống truyền thông dòng chính và các Big Tech kiểm duyệt tức thời và khủng khiếp còn hơn dưới chế độ độc tài. Họ tự cho cái quyền cho ai nói và phải bịt miệng kẻ nào!

    Chẳng phải ai sinh ra đời cũng sẽ thành tỉ phú, triết gia lừng lẫy, học giả nổi tiếng thế giới mà tuỳ thuộc vào môi trường sống tự do suy tư, hành động phù hợp với pháp luật.

    Tham gia vào các hoạt động bầy đàn gật sập tượng đài lịch sử, đập phá các cơ sở thương mại, cướp bóc, chưỡi bới, nhục mạ kẻ khác không làm cho thiên hạ thán phục mà còn bị nhìn dưới ánh mắt khinh bỉ và tự chứng tỏ bản thân hèn kém chỉ biết theo đuôi mà không thể phân biệt đúng/sai. 

    Những hành động thiếu-văn-minh đã diễn ra và được hoan hô trong các loại chế độ độc tài sẽ bị nhận ánh mắt khinh thường của những người sống có nhân cách.   

    Kỳ thị chủng tộc không có chỗ đứng trong xã hội văn minh. Mình không bằng người vì chưa thể hiện được tài năng bẩm sinh mà chẳng nên buộc tội kỳ thị chủng tộc một cách quá hàm hồ.

    Nghệ nhân Daniel Phú từng nói: “tôi bước vào thế giới này chỉ để làm lông mi mà thôi”.

    Đại-Dương

    https://stopexpansionism.org/ai-ky-thi-ai-dai-duong/

     

    Không có nhận xét nào