Cựu Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ Stephen Hadley tóm gọn thách thức lớn nhất đối với tân chính phủ Biden trong một từ duy nhất: Trung Quốc.
Lên tiếng hôm 3/12 tại hội nghị năm thứ 6 về “Vai trò của Hoa Kỳ trên Thế giới”, ông nói Hoa Kỳ chưa bao giờ đối mặt với một sự cạnh tranh như với Trung Quốc.
Trong khuôn khổ hội nghị này, một buổi hội thảo trực tuyến tập trung vào những thách thức về chính sách đối ngoại của chính phủ Mỹ kế tiếp, được tổ chức với sự tham dự của 2 cựu quan chức an ninh, ngoại giao Mỹ nhiều kinh nghiệm: cựu Cố vấn An ninh Quốc gia Hadley và cựu Bộ trưởng Ngoại giao Madeleine Albright, người đã làm nên lịch sử khi trở thành phụ nữ đầu tiên được bổ nhiệm vào chức vụ đứng đầu ngành ngoại giao Mỹ vào năm 1997.
Bà Albright đồng ý với nhận định của ông Hadley về Trung Quốc, nhưng bất đồng với ông về vai trò của chính quyền Tổng thống Trump, mà ông Hadley cho là đã có công nâng cao nhận thức trong giới tinh hoa của nước Mỹ cũng như trong dân chúng, về thách thức do Trung Quốc đặt ra.
“Tôi không đồng ý,” bà Albright nói. “Chính Trung Quốc đã làm điều đó.”
Ngoài điểm bất đồng đó, cả hai chính khách lão làng đều cổ võ cho những hướng tiếp cận tương tự để đối mặt với các thách thức to lớn về chính sách đối ngoại, dù là từ Trung Quốc, Nga hay các nước Trung Đông. Hai cựu quan chức Mỹ đều đồng ý rằng tân chính phủ do ông Biden lãnh đạo cần có một chiến lược toàn diện để bao gồm tất cả những vấn đề nổi cộm nhất trong quan hệ với mỗi nước đối tác.
Cựu Cố vấn An ninh Quốc gia Hadley nói có một chiến lược hữu hiệu để đối phó với các nước đối nghịch. Chiến lược đó bao gồm xác định những lĩnh vực hợp tác, bảo vệ các giá trị Mỹ, và duy trì các đường dây liên lạc có thể được sử dụng để tránh chiến tranh xảy ra.
Ông Hadley nhận định hiện nay Hoa Kỳ ít liên lạc với Nga, nhưng điều quan trọng là phải có những cơ chế để quản lý những liên lạc giữa hai nước hầu tránh xảy ra xung đột. Điều đầu tiên phải làm là dàn xếp một cuộc đối thoại chiến lược về vũ khí hạt nhân.
Bà Albright cũng nhắc tới hiệp định cắt giảm vũ khí hạt nhân NEW START với Nga, có thể đáo hạn trong năm tới. Bà nói để cho hiệp định này hết hạn sẽ là một sai lầm.
Cả ông Hadley và bà Albright đều đồng ý là cần phải củng cố các quan hệ với các đồng minh của Mỹ, vì đây là một bước quan trọng để đối phó với những thách thức do các nước thù nghịch đặt ra.
Thách thức từ Trung Quốc
Kinh tế và Thương mại
Các vấn đề kinh tế và thương mại nằm ở trọng tâm của sự cạnh tranh giữa Mỹ và Trung Quốc, ông Hadley nói.
Hoa Kỳ chiếm tới 25% GDP của thế giới, nhưng muốn thương thuyết với Trung Quốc, Hoa Kỳ cần sự hậu thuẫn của các đồng minh vì cộng lại liên minh do Mỹ dẫn đầu sẽ chiếm tới 60% GDP thế giới, và ở vị thế mạnh mẽ hơn để thương thuyết với Trung Quốc.
Nhưng chính sách đối ngoại không chỉ giới hạn trong các tương tác với các nước khác, theo cựu Cố vấn An ninh Quốc gia Hadley, muốn cạnh tranh với Trung Quốc về mặt kinh tế và quân sự, chính phủ Mỹ cần đầu tư vào cấu trúc hạ tầng, công nghệ và giáo dục ở trong nước.
Một phần trong các đầu tư vào lĩnh vực giáo dục phải bao gồm một nỗ lực để giúp người Mỹ hiểu được chính sách đối ngoại sẽ ảnh hưởng tới họ như thế nào, ông Hadley nói. Theo ông, các vấn đề nội bộ và các vấn đề quốc tế đan xen với nhau hơn bao giờ hết.
Nhân quyền
Cựu Ngoại trưởng Albright nói Trung Quốc là nước đối nghịch với Mỹ và cần được đối xử như vậy. Bà nói cần nêu lên các hành động vi phạm nhân quyền của Trung Quốc, đặc biệt là việc Trung Quốc giam cầm ít nhất 1 triệu người Uighur trong các trại tập trung, ngoài ra Mỹ cần phải có hành động chống lại việc Bắc Kinh thẳng tay đàn áp và tìm cách tiêu diệt phong trào thân dân chủ ở Hong Kong.
Bà Albright nói:
“Tôi có mặt ở Hong Kong khi vùng lãnh thổ này được Anh bàn giao lại cho Trung Quốc vào năm 1997. Và có những thỏa thuận mà Trung Quốc bây giờ không thi hành.”
Biển Đông
Như VOA đã đưa tin, tờ South China Morning Post trích lời các chuyên gia về chính sách đối ngoại Mỹ nói rằng một chính quyền Mỹ do ông Biden lãnh đạo cũng sẽ cứng rắn với Trung Quốc không kém gì chính quyền Tổng Thống Trump, đặc biệt về vấn đề Biển Đông.
Không những vậy, dưới quyền ông Biden, Washington còn có thể tập hợp các đồng minh khác để tăng cường hậu thuẫn cho các nước nhỏ hơn để kháng cự lại các yêu sách chủ quyền quá đáng của Trung Quốc, như ngăn cấm các nước láng giềng yếu hơn khai thác các tài nguyên trong các vùng biển thuộc chủ quyền, ngay cả trên thềm lục địa của họ, hay cấm các nước này đánh bắt cá và có hoạt động kinh tế khác trên Biển Đông.”
Tờ báo dẫn lời Giáo sư Jay Batongbacal, Viện trưởng Viện Hàng hải và Luật biển của Đại học Philippines, nói: “Xét quá trình của ông Biden là một nhà lập pháp lão thành, chúng ta sẽ chứng kiến sự tăng cường hợp tác đa phương nhằm tăng sức ép để giải quyết các vấn đề trên toàn cầu.”
Các hoạt động ngoại giao
Kết quả một cuộc khảo sát do Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) thực hiện cho thấy hơn 54% người Mỹ coi Trung Quốc là nước đặt ra thách thức lớn nhất cho Hoa Kỳ. Riêng về mặt ngoại giao, trong những năm gần đây Trung Quốc đã tăng cường các hoạt động để thu phục các nước từ Châu Á, sang Châu Phi, sang tới Châu âu, trong khi nước Mỹ có dấu hiệu thu mình lại, rút ra khỏi các hiệp định quốc tế như Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP), thỏa thuận về biến đổi khí hậu ở Paris, vv… và từ khi lên nhậm chức, Tổng thống Trump đã đề nghị cắt giảm ngân sách của Bộ Ngoại giao, đồng thời bỏ trống nhiều vị trí trong ngành ngoại giao, ngay cả tại những khu vực quan trọng về mặt chiến lược đối với nước Mỹ.
Năm 2017, Hoa Kỳ có tất cả 274 vị trí trong ngành ngoại giao, nhiều hơn bất cứ nước nào trên thế giới.
Theo một bài báo trên Commonwealth Magazine của Đài Loan đăng ngày 1/12/2020, thì Trung Quốc đã lợi dụng khoảng trống do Hoa Kỳ để lại để tăng cường các hoạt động ngoại giao. Năm 2017, Trung Quốc có 271 vị trí ngoại giao, sau Hoa Kỳ.
Nhưng năm sau, 2018, Trung Quốc đã dùng ngân sách viện trợ khổng lồ của mình để thuyết phục các đồng minh của Đài Loan từ bỏ đảo quốc này để quay sang thiết lập bang giao với Trung Quốc. Kết quả là nội trong 3 tháng năm 2018, Trung Quốc đã giành được 3 đồng minh từ tay Đài Loan: Cộng hòa Dominica, Burkina Faso và El Salvador.
Ngoài ra, Trung Quốc mở thêm các tòa lãnh sự ở Davao- Philippines, thành phố Đà Nẵng của Việt Nam, và thành phố Kazan ở Nga, và như thế, mạng lưới ngoại giao của Trung Quốc đã qua mặt Hoa Kỳ về mặt số lượng, để trở thành nước có mạng lưới ngoại giao lớn nhất thế giới.
Chỉ số ngoại giao toàn cầu (Global Diplomacy Index) năm 2019 do viện nghiên cứu Lowy Institute ở Úc công bố vào tháng 11/2019 cho thấy lần đầu tiên, Trung Quốc qua mặt Hoa Kỳ để trở thành quốc gia có mạng lưới ngoại giao lớn nhất thế giới.
Mỹ cần vận động châu Âu tăng sức ép lên Trung Quốc, tạo ra trật tự mới
Theo giới phân tích, các quan hệ với Châu chắc chắn sẽ thân thiện hơn dưới quyền Tổng thống Biden. Chính phủ Biden phải tăng cường vận động sự ủng hộ của châu Âu để thực hiện các mục tiêu của Mỹ, kể cả tăng sức ép lên Trung Quốc trước tình trạng nước này ngày càng tỏ ra quyết đoán hơn trên thế giới.
Ông Anthony Gardner, một cố vấn của chiến dịch tranh cử của ông Biden tại châu Âu, nói rằng EU và Hoa Kỳ cần phải hợp tác chống lại chính sách thương mại "không công bằng" của Trung Quốc, gây tổn hại cho các doanh nghiệp từ Mỹ cho tới châu Âu.
Ông Gardner là cựu đại sứ Mỹ tại châu Âu từ 2014-2017, ông dẫn nguồn từ IMF, nói:
“Theo tôi, Trung Quốc rất sợ Liên hiệp châu Âu đứng về một phe với Hoa Kỳ liên quan tới các vấn đề thương mại với Trung Quốc, bởi vì EU là một khối kinh tế lớn, về mặt GDP- Tổng sản phẩm quốc nội, chỉ đứng sau Hoa Kỳ.”
Tờ Financial Times đơn cử một dự thảo chính sách của EU nói rằng các đồng minh của Mỹ ở châu Âu dự định kêu gọi Hoa Kỳ hãy nắm lấy “cơ hội nghìn năm một thuở” để bỏ qua những căng thẳng hiện tại hầu có thể thiết lập một liên minh toàn cầu có khả năng đối phó với “thách thức chiến lược” do Trung Quốc đặt ra.
https://www.voatiengviet
Lên tiếng hôm 3/12 tại hội nghị năm thứ 6 về “Vai trò của Hoa Kỳ trên Thế giới”, ông nói Hoa Kỳ chưa bao giờ đối mặt với một sự cạnh tranh như với Trung Quốc.
Trong khuôn khổ hội nghị này, một buổi hội thảo trực tuyến tập trung vào những thách thức về chính sách đối ngoại của chính phủ Mỹ kế tiếp, được tổ chức với sự tham dự của 2 cựu quan chức an ninh, ngoại giao Mỹ nhiều kinh nghiệm: cựu Cố vấn An ninh Quốc gia Hadley và cựu Bộ trưởng Ngoại giao Madeleine Albright, người đã làm nên lịch sử khi trở thành phụ nữ đầu tiên được bổ nhiệm vào chức vụ đứng đầu ngành ngoại giao Mỹ vào năm 1997.
Bà Albright đồng ý với nhận định của ông Hadley về Trung Quốc, nhưng bất đồng với ông về vai trò của chính quyền Tổng thống Trump, mà ông Hadley cho là đã có công nâng cao nhận thức trong giới tinh hoa của nước Mỹ cũng như trong dân chúng, về thách thức do Trung Quốc đặt ra.
“Tôi không đồng ý,” bà Albright nói. “Chính Trung Quốc đã làm điều đó.”
Ngoài điểm bất đồng đó, cả hai chính khách lão làng đều cổ võ cho những hướng tiếp cận tương tự để đối mặt với các thách thức to lớn về chính sách đối ngoại, dù là từ Trung Quốc, Nga hay các nước Trung Đông. Hai cựu quan chức Mỹ đều đồng ý rằng tân chính phủ do ông Biden lãnh đạo cần có một chiến lược toàn diện để bao gồm tất cả những vấn đề nổi cộm nhất trong quan hệ với mỗi nước đối tác.
Cựu Cố vấn An ninh Quốc gia Hadley nói có một chiến lược hữu hiệu để đối phó với các nước đối nghịch. Chiến lược đó bao gồm xác định những lĩnh vực hợp tác, bảo vệ các giá trị Mỹ, và duy trì các đường dây liên lạc có thể được sử dụng để tránh chiến tranh xảy ra.
Ông Hadley nhận định hiện nay Hoa Kỳ ít liên lạc với Nga, nhưng điều quan trọng là phải có những cơ chế để quản lý những liên lạc giữa hai nước hầu tránh xảy ra xung đột. Điều đầu tiên phải làm là dàn xếp một cuộc đối thoại chiến lược về vũ khí hạt nhân.
Bà Albright cũng nhắc tới hiệp định cắt giảm vũ khí hạt nhân NEW START với Nga, có thể đáo hạn trong năm tới. Bà nói để cho hiệp định này hết hạn sẽ là một sai lầm.
Cả ông Hadley và bà Albright đều đồng ý là cần phải củng cố các quan hệ với các đồng minh của Mỹ, vì đây là một bước quan trọng để đối phó với những thách thức do các nước thù nghịch đặt ra.
Thách thức từ Trung Quốc
Kinh tế và Thương mại
Các vấn đề kinh tế và thương mại nằm ở trọng tâm của sự cạnh tranh giữa Mỹ và Trung Quốc, ông Hadley nói.
Hoa Kỳ chiếm tới 25% GDP của thế giới, nhưng muốn thương thuyết với Trung Quốc, Hoa Kỳ cần sự hậu thuẫn của các đồng minh vì cộng lại liên minh do Mỹ dẫn đầu sẽ chiếm tới 60% GDP thế giới, và ở vị thế mạnh mẽ hơn để thương thuyết với Trung Quốc.
Nhưng chính sách đối ngoại không chỉ giới hạn trong các tương tác với các nước khác, theo cựu Cố vấn An ninh Quốc gia Hadley, muốn cạnh tranh với Trung Quốc về mặt kinh tế và quân sự, chính phủ Mỹ cần đầu tư vào cấu trúc hạ tầng, công nghệ và giáo dục ở trong nước.
Một phần trong các đầu tư vào lĩnh vực giáo dục phải bao gồm một nỗ lực để giúp người Mỹ hiểu được chính sách đối ngoại sẽ ảnh hưởng tới họ như thế nào, ông Hadley nói. Theo ông, các vấn đề nội bộ và các vấn đề quốc tế đan xen với nhau hơn bao giờ hết.
Nhân quyền
Cựu Ngoại trưởng Albright nói Trung Quốc là nước đối nghịch với Mỹ và cần được đối xử như vậy. Bà nói cần nêu lên các hành động vi phạm nhân quyền của Trung Quốc, đặc biệt là việc Trung Quốc giam cầm ít nhất 1 triệu người Uighur trong các trại tập trung, ngoài ra Mỹ cần phải có hành động chống lại việc Bắc Kinh thẳng tay đàn áp và tìm cách tiêu diệt phong trào thân dân chủ ở Hong Kong.
Bà Albright nói:
“Tôi có mặt ở Hong Kong khi vùng lãnh thổ này được Anh bàn giao lại cho Trung Quốc vào năm 1997. Và có những thỏa thuận mà Trung Quốc bây giờ không thi hành.”
Biển Đông
Như VOA đã đưa tin, tờ South China Morning Post trích lời các chuyên gia về chính sách đối ngoại Mỹ nói rằng một chính quyền Mỹ do ông Biden lãnh đạo cũng sẽ cứng rắn với Trung Quốc không kém gì chính quyền Tổng Thống Trump, đặc biệt về vấn đề Biển Đông.
Không những vậy, dưới quyền ông Biden, Washington còn có thể tập hợp các đồng minh khác để tăng cường hậu thuẫn cho các nước nhỏ hơn để kháng cự lại các yêu sách chủ quyền quá đáng của Trung Quốc, như ngăn cấm các nước láng giềng yếu hơn khai thác các tài nguyên trong các vùng biển thuộc chủ quyền, ngay cả trên thềm lục địa của họ, hay cấm các nước này đánh bắt cá và có hoạt động kinh tế khác trên Biển Đông.”
Tờ báo dẫn lời Giáo sư Jay Batongbacal, Viện trưởng Viện Hàng hải và Luật biển của Đại học Philippines, nói: “Xét quá trình của ông Biden là một nhà lập pháp lão thành, chúng ta sẽ chứng kiến sự tăng cường hợp tác đa phương nhằm tăng sức ép để giải quyết các vấn đề trên toàn cầu.”
Các hoạt động ngoại giao
Kết quả một cuộc khảo sát do Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) thực hiện cho thấy hơn 54% người Mỹ coi Trung Quốc là nước đặt ra thách thức lớn nhất cho Hoa Kỳ. Riêng về mặt ngoại giao, trong những năm gần đây Trung Quốc đã tăng cường các hoạt động để thu phục các nước từ Châu Á, sang Châu Phi, sang tới Châu âu, trong khi nước Mỹ có dấu hiệu thu mình lại, rút ra khỏi các hiệp định quốc tế như Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP), thỏa thuận về biến đổi khí hậu ở Paris, vv… và từ khi lên nhậm chức, Tổng thống Trump đã đề nghị cắt giảm ngân sách của Bộ Ngoại giao, đồng thời bỏ trống nhiều vị trí trong ngành ngoại giao, ngay cả tại những khu vực quan trọng về mặt chiến lược đối với nước Mỹ.
Năm 2017, Hoa Kỳ có tất cả 274 vị trí trong ngành ngoại giao, nhiều hơn bất cứ nước nào trên thế giới.
Theo một bài báo trên Commonwealth Magazine của Đài Loan đăng ngày 1/12/2020, thì Trung Quốc đã lợi dụng khoảng trống do Hoa Kỳ để lại để tăng cường các hoạt động ngoại giao. Năm 2017, Trung Quốc có 271 vị trí ngoại giao, sau Hoa Kỳ.
Nhưng năm sau, 2018, Trung Quốc đã dùng ngân sách viện trợ khổng lồ của mình để thuyết phục các đồng minh của Đài Loan từ bỏ đảo quốc này để quay sang thiết lập bang giao với Trung Quốc. Kết quả là nội trong 3 tháng năm 2018, Trung Quốc đã giành được 3 đồng minh từ tay Đài Loan: Cộng hòa Dominica, Burkina Faso và El Salvador.
Ngoài ra, Trung Quốc mở thêm các tòa lãnh sự ở Davao- Philippines, thành phố Đà Nẵng của Việt Nam, và thành phố Kazan ở Nga, và như thế, mạng lưới ngoại giao của Trung Quốc đã qua mặt Hoa Kỳ về mặt số lượng, để trở thành nước có mạng lưới ngoại giao lớn nhất thế giới.
Chỉ số ngoại giao toàn cầu (Global Diplomacy Index) năm 2019 do viện nghiên cứu Lowy Institute ở Úc công bố vào tháng 11/2019 cho thấy lần đầu tiên, Trung Quốc qua mặt Hoa Kỳ để trở thành quốc gia có mạng lưới ngoại giao lớn nhất thế giới.
Mỹ cần vận động châu Âu tăng sức ép lên Trung Quốc, tạo ra trật tự mới
Theo giới phân tích, các quan hệ với Châu chắc chắn sẽ thân thiện hơn dưới quyền Tổng thống Biden. Chính phủ Biden phải tăng cường vận động sự ủng hộ của châu Âu để thực hiện các mục tiêu của Mỹ, kể cả tăng sức ép lên Trung Quốc trước tình trạng nước này ngày càng tỏ ra quyết đoán hơn trên thế giới.
Ông Anthony Gardner, một cố vấn của chiến dịch tranh cử của ông Biden tại châu Âu, nói rằng EU và Hoa Kỳ cần phải hợp tác chống lại chính sách thương mại "không công bằng" của Trung Quốc, gây tổn hại cho các doanh nghiệp từ Mỹ cho tới châu Âu.
Ông Gardner là cựu đại sứ Mỹ tại châu Âu từ 2014-2017, ông dẫn nguồn từ IMF, nói:
“Theo tôi, Trung Quốc rất sợ Liên hiệp châu Âu đứng về một phe với Hoa Kỳ liên quan tới các vấn đề thương mại với Trung Quốc, bởi vì EU là một khối kinh tế lớn, về mặt GDP- Tổng sản phẩm quốc nội, chỉ đứng sau Hoa Kỳ.”
Tờ Financial Times đơn cử một dự thảo chính sách của EU nói rằng các đồng minh của Mỹ ở châu Âu dự định kêu gọi Hoa Kỳ hãy nắm lấy “cơ hội nghìn năm một thuở” để bỏ qua những căng thẳng hiện tại hầu có thể thiết lập một liên minh toàn cầu có khả năng đối phó với “thách thức chiến lược” do Trung Quốc đặt ra.
https://www.voatiengviet
Không có nhận xét nào