Trong cuộc phỏng vấn qua diện thoại sáng ngày chủ nhật hôm nay, Tổng thống Trump đã nhận dịnh về lý do những vụ bê bối không được nhắc nhở sâu rộng trong quần chúng:
“You can’t have a scandal if they don’t report it!” (Bạn không thể có một vụ bê bối nếu họ không tường trình điều đó!)
Cách đây 8 năm trong một bải tản mạn: “Coi chừng bị lừa mị”, tôi có viết:
Nhưng nếu không ai nói lên sự thật ấy, thì sự thật vẫn mãi là sự-không-thật. Và bóng tối mãi là bóng tối.
Nay xin post lại:
Coi chừng bị lừa mị !
Thế hệ hôm nay là thế hệ may mắn. Ít ra, internet cũng giúp thế hệ này tiếp xúc với ánh sáng hơn là bóng tối.
Nhưng còn văn chương thì sao? Làm sao phân biệt được ánh sáng và bóng tối? Bạn có bao giờ đi thám báo để biết được sự thật về vai trò thám báo mà dám kết luận về sự trung thực của ngòi viết Bảo Ninh hay Hồ Anh Thái, hay Dương Thu Hương khi họ tả những cảnh dã man khủng khiếp như xẻo vú, ăn tim gan, cả tinh hoàn, hãm hiếp rồi dìm xuống sông các “chị nuôi” của những người lính thám báo miền Nam? Bạn có bao giờ bị sốt rét rừng (đó là chưa kể sốt rét ác tính) để có thể biết được cái khí phách “oai hùm” của một đoàn binh không mọc tóc?
Bạn tin vào nhà phê bình? Nhưng hắn/ông ta cũng như bạn (chưa chắc bằng bạn) có bao giờ nhận chân được sự khác nhau giữa giả và thực ?
Hay là bạn bảo văn chương là hư cấu, là bịa?
Vậy thì tại sao mà bạn xem thơ Tố Hữu là chân kinh? Nỗi buồn chiến tranh của BN là tác phẩm trung thực ?
Chính ông Hoàng Phủ Ngọc Tường cũng đã bảo hồi ký Ngôi sao trên đỉnh Phú văn Lâu cũng là tưởng tượng thì bạn tin làm gì cái thiên chức nhà văn nhà thơ của ông ta?
Đừng, và đừng bao giờ tin vào những ông/bà nhà văn viết. Chữ nghĩa của các vị ấy rất khủng khiếp – Chúng biến giả thành thật, biến ác thành lành, biến lành thành ác… Biến tiếng khóc thành niềm vui, biến giết người thành chiến công…
Bạn thấy không. nhà thơ Tố Hữu đã từng rung đùi để nhìn một đám người đang hết lòng tung hô bài thơ Kéo Pháo, nhưng trong lòng thì khoái trá: Sao các ngươi ngu vậy. Ta có bao giờ có mặt ở Điện Biên Phủ đâu. Ta chỉ tưởng tượng đấy thôi.
Vậy thì câu hỏi: Làm sao, chúng ta, những người đọc, biết tác phẩm của các ông ấy là thật hay không thật?
May mắn, vẫn có những người nói lên sự thật ấy. Bằng kinh nghiệm của họ.
Tôi chẳng thù ghét hay ganh tị gì với nhà văn Bảo Ninh. Nhưng ít ra, tôi có những kinh nghiệm về vai trò của người lính thám báo.
https://tranhoaithu4
Cách đây 8 năm trong một bải tản mạn: “Coi chừng bị lừa mị”, tôi có viết:
Nhưng nếu không ai nói lên sự thật ấy, thì sự thật vẫn mãi là sự-không-thật. Và bóng tối mãi là bóng tối.
Nay xin post lại:
Coi chừng bị lừa mị !
Thế hệ hôm nay là thế hệ may mắn. Ít ra, internet cũng giúp thế hệ này tiếp xúc với ánh sáng hơn là bóng tối.
Nhưng còn văn chương thì sao? Làm sao phân biệt được ánh sáng và bóng tối? Bạn có bao giờ đi thám báo để biết được sự thật về vai trò thám báo mà dám kết luận về sự trung thực của ngòi viết Bảo Ninh hay Hồ Anh Thái, hay Dương Thu Hương khi họ tả những cảnh dã man khủng khiếp như xẻo vú, ăn tim gan, cả tinh hoàn, hãm hiếp rồi dìm xuống sông các “chị nuôi” của những người lính thám báo miền Nam? Bạn có bao giờ bị sốt rét rừng (đó là chưa kể sốt rét ác tính) để có thể biết được cái khí phách “oai hùm” của một đoàn binh không mọc tóc?
Bạn tin vào nhà phê bình? Nhưng hắn/ông ta cũng như bạn (chưa chắc bằng bạn) có bao giờ nhận chân được sự khác nhau giữa giả và thực ?
Hay là bạn bảo văn chương là hư cấu, là bịa?
Vậy thì tại sao mà bạn xem thơ Tố Hữu là chân kinh? Nỗi buồn chiến tranh của BN là tác phẩm trung thực ?
Chính ông Hoàng Phủ Ngọc Tường cũng đã bảo hồi ký Ngôi sao trên đỉnh Phú văn Lâu cũng là tưởng tượng thì bạn tin làm gì cái thiên chức nhà văn nhà thơ của ông ta?
Đừng, và đừng bao giờ tin vào những ông/bà nhà văn viết. Chữ nghĩa của các vị ấy rất khủng khiếp – Chúng biến giả thành thật, biến ác thành lành, biến lành thành ác… Biến tiếng khóc thành niềm vui, biến giết người thành chiến công…
Bạn thấy không. nhà thơ Tố Hữu đã từng rung đùi để nhìn một đám người đang hết lòng tung hô bài thơ Kéo Pháo, nhưng trong lòng thì khoái trá: Sao các ngươi ngu vậy. Ta có bao giờ có mặt ở Điện Biên Phủ đâu. Ta chỉ tưởng tượng đấy thôi.
Vậy thì câu hỏi: Làm sao, chúng ta, những người đọc, biết tác phẩm của các ông ấy là thật hay không thật?
May mắn, vẫn có những người nói lên sự thật ấy. Bằng kinh nghiệm của họ.
Tôi chẳng thù ghét hay ganh tị gì với nhà văn Bảo Ninh. Nhưng ít ra, tôi có những kinh nghiệm về vai trò của người lính thám báo.
https://tranhoaithu4
Không có nhận xét nào