Cuộc đình công của hàng trăm tài xế Grab mới đây cho thấy những xung đột mới trong mối quan hệ liên quan đến mô hình kinh tế không còn mới mẻ này.
Hôm 7/12, hàng trăm tài xế Grab ở Hà Nội lẫn TP HCM kêu gọi nhau tắt ứng dụng, kéo đến trụ sở công ty Grab để phản đối mức khấu trừ mới được áp dụng từ ngày 5/12.
Nghị định 126/2020 về quản lý thuế đã đưa ra quy định cách tính thuế VAT mới cho các doanh nghiệp trong thị trường vận tải công nghệ. Cụ thể, từ ngày 5/12, thuế VAT tăng từ 3% lên 10% với mỗi cuốc xe.
Với mức khấu trừ mới của công ty Grab, nhiều tài xế đã phản ứng lại vì cho rằng thu nhập bị ảnh hưởng, trong khi họ không phải là đối tượng của việc đánh thuế.
Thuế VAT là thuế giá trị gia tăng (GTGT), được hiểu là thuế gián thu. Trả lời BBC hôm 8/12, luật sư Lê Trung Phát từ TP HCM lý giải:
"Khi áp dụng quy định này, đồng nghĩa với cước phí di chuyển sẽ tăng thêm và người đi xe phải bỏ thêm phí. Để sau đó các đơn vị như Grab sẽ đứng ra kê khai thuế cho các tài xế dựa vào doanh thu của họ."
Theo luật sư Phát, tài xế công nghệ hiện nay nhìn chung, chịu nhiều thiệt thòi.
Vì đâu gây tranh cãi?
Theo luật sư Phát, NĐ126 hướng dẫn Luật Quản lý thuế là một điển hình. Luật Thuế giá trị gia tăng năm 2008 sửa đổi 2013, 2016 quy định "thuế giá trị gia tăng là thuế tính trên giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến người tiêu dùng".
Với nguyên lý này, khoản thuế này nhắm vào người tiêu dùng chứ không phải bên phân phối, bán, hay cung cấp sản phẩm - dịch vụ. Như vậy, khoản thuế này đánh trực tiếp vào sản phẩm dịch vụ mà người tiêu dùng - tức khách hàng phải trả - chứ không làm ảnh hưởng đến tài xế chạy Grab.
Tuy nhiên, tranh cãi nổ ra khi cánh tài xế cho rằng cách tính phí của Grab được điều chỉnh lại là chưa thỏa đáng.
Theo họ, dù Grab đã tăng giá cước một số dịch vụ để bù phí VAT nhưng mức tăng này vẫn chưa đủ bù cho khoản thu nhập mà họ bị mất trên mỗi cuốc xe. Số khác cho rằng, Grab tăng cước phí chỉ ở mức 6% để vẫn giữ được ưu thế về giá cho khách hàng gọi xe. Vì vậy, gánh nặng tiền thu hộ VAT lại được đặt lên các tài xế Grab.
Cụ thể, sau NĐ 126, tỉ lệ khấu trừ tính trên doanh thu cuốc xe được Grab điều chỉnh như sau: mức khấu trừ đối với tài xế GrabCar trên mỗi chuyến xe tăng từ 23,6% lên 28,364% đối với tài xế chịu phí sử dụng ứng dụng 20%; tăng từ 28,375% lên 32,841% đối với tài xế chịu phí sử dụng ứng dụng 25% (bao gồm phí ứng dụng + phí GTGT + thuế thu nhập cá nhân).
Như vậy, tỉ lệ khấu trừ tính trên doanh thu cuốc xe đối với đối tác tài xế GrabBike tăng từ 20% lên 27,273%.
Trả lời trên VOV, PGS. TS. Đinh Trọng Thịnh, chuyên gia tài chính - thuế, đánh giá:
"Việc tăng mức thuế GTGT từ 3% lên 10% là chủ trương hoàn toàn đúng nhưng Grab lấy đó làm cớ để tăng cả phần trích nộp các khoản giảm trừ của tài xế là không đúng. Bởi quy định mới này không làm tăng nghĩa vụ thuế đối với cá nhân tài xế công nghệ, thậm chí còn giảm do chỉ chịu thuế thu nhập cá nhân chứ không gánh thuế GTGT như lâu nay".
Theo luật sư Phát, nhìn chung tài xế Grab sẽ chịu thiệt thòi. Ông phân tích:
"Ở đây cho thấy có một vấn đề chưa phù hợp: Nếu như các đơn vị taxi truyền thống thu thuế GTGT thì vì họ đang áp dụng phương pháp khấu trừ thuế GTGT nên họ được sử dụng các dịch vụ có hóa đơn chứng từ để khấu trừ (như sửa xe, mua xăng dầu vận hành…) trong khi các tài xế xe công nghệ thì lại không được áp dụng việc này, dẫn đến họ bị thiệt thòi về khoản thuế GTGT đầu vào và phải kê khai toàn bộ phần thuế GTGT. Như vậy, sẽ ảnh hưởng đến quyền lợi của các tài xế xe công nghệ."
Nói với BBC, một tài xế Grab chia sẻ:
"Theo tôi hiểu, thuế VAT là đánh lên khách hàng nhưng thực tế lại đánh thẳng vào chén cơm của tài xế. Trước đây, chạy cuốc xe 100.000 đồng thì chiết khấu cho công ty 20.000 đồng. Nhưng với cách tính mới, tôi bị trừ 20% mỗi cuốc xe cho Grab, sau lại bị trừ tiếp 10% trên số tiền 80.000 đồng còn lại. Như vậy, chúng tôi mất khoảng 30% số tiền trên mỗi cuốc xe. Chưa kể, hiện tài xế như tụi tôi không được hưởng bảo hiểm y tế hay các lợi ích khác trong khi công việc chịu rủi ro cao. Hơn nữa, nếu tính cả chi phí xăng, điện thoại,... thì trên một cuốc 100.000 đồng thì còn lại tầm hơn 60.000 đồng mà thôi".
Với con số như vậy, theo người này, anh phải chạy nhiều hơn, hoặc siêng hơn vào giờ cao điểm để mỗi cuốc xe cao giá hơn. "Tôi cũng như anh em khác, chỉ muốn Grab tính toán thế nào để đảm bảo thu nhập của tài xế từ việc tính mức cước phí cho khách hàng, mức chiết khấu cho đến điều chỉnh bản đồ đường đi.", anh nói.
Grab phản hồi ra sao?
Grab cho biết bắt đầu áp dụng chính sách này từ 11 giờ sáng ngày 5/12. Kể từ thời điểm này, thuế VAT 10% và thuế TNCN 1,5% sẽ được khấu trừ chung với phí sử dụng ứng dụng, trên mỗi chuyến xe.
Trên VNExpress, đại diện Grab cho biết đã chịu một phần số VAT để chia sẻ cùng người tiêu dùng và đối tác tài xế để giữ mức giá cạnh tranh. Tài xế có thể giảm thu nhập khoảng 7% một năm nếu hãng không điều chỉnh tăng cước phí cơ bản. Với mức cước phí mới (đã tăng 5-6%), Grab tính toán, tài xế chỉ giảm thu nhập khoảng 1% một năm.
Trả lời BBC hôm 8/12, đại diện Grab khẳng định phí sử dụng ứng dụng (chiết khấu) áp dụng cho đối tác tài xế vẫn được giữ nguyên không thay đổi. Đồng thời, Grab đã cân nhắc cẩn trọng để đề xuất giá cước mới phù hợp, đồng thời tiến hành khấu trừ nghĩa vụ thuế VAT 10% từ cước phí chuyến xe mà người dùng hiện đang chi trả theo quy định NĐ 126.
Cũng nghị định này, cá nhân hợp tác kinh doanh (trong trường hợp này là đối tác tài xế) không thuộc trường hợp trực tiếp khai thuế, nộp thuế; mà doanh nghiệp có trách nhiệm thu hộ, nộp hộ thuế cho đối tác tài xế:
"Vì vậy, Grab tiến hành khấu trừ khoản thuế phải nộp, kê khai, và nộp hộ cho các đối tác tài xế là tuân thủ quy định của NĐ 126. Toàn bộ phần thuế thu hộ đều được Grab nộp về Kho bạc Nhà nước và đều được cơ quan thuế xác nhận đã hoàn thành nghĩa vụ thuế.", thông cáo gửi đi cho hay.
Đại diện Grab cũng cho biết trước và ngay sau khi NĐ 126 được ban hành đã tích cực chủ động góp ý trình bày cụ thể về tác động tới cơ quan quản lý thuế. Đồng thời, doanh nghiệp cũng nhiều lần gửi văn bản xin hướng dẫn thực hiện nghị định. Tuy nhiên, tới nay Grab vẫn chưa nhận được phản hồi chính thức từ các cơ quan này.
Grab cũng khẳng định đang tích cực làm việc cùng các cơ quan chức năng để cân bằng quyền, lợi ích cho các bên có liên quan.
Anh Nguyễn Trọng Nghĩa, người sử dụng dịch vụ Grab hàng ngày, chia sẻ với BBC:
"Mỗi tháng tôi chi 2-3 triệu đồng để đi xe ôm công nghệ, giờ có thay đổi về giá, khoản tăng mà tôi phải trả sẽ đáng kể nên tôi sẽ đi ít hơn. Tôi nghĩ những loại hình như Grab, Gojek ra đời tạo ra nhiều thuận lợi cho người sử dụng phương tiện, chẳng hạn không bị chặt chém, không bị chở loanh quanh, biết trước giá, được tích luỹ điểm và an toàn hơn vì ít ra tài xế được quản lý khá chặt chẽ."
"Sử dụng công nghệ để tiết kiệm chi phí cũng giúp các dịch vụ này rẻ hơn các loại hình truyền thống. Đấy là lý do tại sao tôi và nhiều người chọn. Nhưng nếu Grab mà giá cao thì một số lợi thế quan trọng nói trên bị mất đi. Thiết nghĩ, nhà nước cần có chính sách hợp lý để vừa không thất thu thuế, vừa kích thích các loại hình ứng dụng công nghệ này phát triển. Muốn vậy thì tư duy của nhà nước, trình độ và hạ tầng kỹ thuật phải theo kịp. Đừng kéo lùi sự phát triển của các loại hình kinh tế, của xã hội chỉ vì năng lực quản lý không theo kịp".
Cơ quan quản lý cần làm gì?
Đánh giá với BBC ngày 8/12, Tiến sỹ Nguyễn Quang A nói:
"Những công ty công nghệ về dịch vụ xe như Grab hay về dịch vụ khách sạn AirBnb là bài toán đối với nhà nước không chỉ ở Việt Nam mà còn trên thế giới. Những tài xế xe Grab được xem là nhân viên cho công ty này hay là lao động tự do chỉ sử dụng dịch vụ của Grab? Thực tế, chưa có giải pháp nào được chấp nhận rộng rãi. Theo tôi cần có những thảo luận hơn nữa để hy vọng tìm ra phương án phù hợp."
"Nếu là nhà nước, tôi sẽ không bắt những công ty như Grab hay Airbnb đứng ra như chủ sở hữu lao động giống công ty dệt may để đóng bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội cho công nhân. Nhưng tôi sẽ thu trọn gói, ví dụ như 20% doanh thu của công ty, trên cơ sở đó tôi cung cấp lại cho người lao động, những lái xe… Nói chung, cần quản lý nguồn thu từ gốc, và đánh một loại thuế để phục vụ cho người lao động," ông A gợi ý.
"Giả dụ như mỗi người lái xe grab được 100.000 đồng, Grab lấy tiền chiết khấu 25.000 đồng thì trong 25.000 đồng đó, nhà nước thu 20% cho vào một quỹ, quỹ đấy để phục vụ cho người lao động. Đề xuất của tôi có thể chưa thực sự thỏa đáng, nhưng ý tôi là chúng ta cần có thêm thảo luận, nghiên cứu nghiêm túc về chính sách quản lý để làm sao không bóp chết, cản trở những mô hình mới, sáng tạo nhưng cũng không để cho loại hình này bóc lột người lao động," chuyên gia nhận định.
Tiến sỹ Nguyễn Quang A cho rằng chính sách quản lý cần làm sao không bóp chết, cản trở những mô hình mới, sáng tạo nhưng cũng không để cho loại hình này bóc lột người lao động (ảnh minh họa)
Còn luật sư Lê Trung Phát, Giám đốc Hãng luật Lê Trung Phát, TP HCM nói với BBC:
"Trong bối cảnh hộ nhập quốc tế sâu rộng, Việt Nam đang đứng trước một cơ hội rất lớn để phát triển kinh tế. Một trong thử thách là làm sao kịp thời sớm nắm bắt được những xu hướng và định danh được nó. Để từ đó xây dựng được một thể chế (mà trong đó là nền tảng luật pháp) kịp thời điều chỉnh và quản lý tốt."
"Nếu chúng ta không làm tốt được điều này, sẽ dễ dẫn đến việc tạo nên cơ chế quản lý bằng luật pháp chưa đáp ứng được thực tiễn, tạo ra sự không công bằng trong việc áp dụng. Lúc đó, vô tình tạo ra rào cản cho các nhà đầu tư, cũng như những người đang chịu sự tác động (trong đó có cả người tiêu dùng)", luật sư nói.
Theo luật sư, cần phải xây dựng một hệ thống pháp luật thật sự thông thoáng để bảo đảm được lợi ích quốc gia và cũng không tạo ra rào cản với các nhà đầu tư. Trong đó, theo ông, nhà nước cần xây dựng cơ chế về thu thuế vì đây một trong những yếu tố rất quan trọng.
"Việc này vừa giúp được nguồn thu của ngân sách, vừa đảm bảo các thành phần kinh tế tham gia vào cùng một lĩnh vực được công bằng với nhau. Có như vậy, mới đủ sức thu hút nhà tiềm lực keo gọi cho sự phát triển, phát huy được lợi thế cạnh tranh", ông Phát gợi ý.
https://www.bbc.c
Nghị định 126/2020 về quản lý thuế đã đưa ra quy định cách tính thuế VAT mới cho các doanh nghiệp trong thị trường vận tải công nghệ. Cụ thể, từ ngày 5/12, thuế VAT tăng từ 3% lên 10% với mỗi cuốc xe.
Với mức khấu trừ mới của công ty Grab, nhiều tài xế đã phản ứng lại vì cho rằng thu nhập bị ảnh hưởng, trong khi họ không phải là đối tượng của việc đánh thuế.
Thuế VAT là thuế giá trị gia tăng (GTGT), được hiểu là thuế gián thu. Trả lời BBC hôm 8/12, luật sư Lê Trung Phát từ TP HCM lý giải:
"Khi áp dụng quy định này, đồng nghĩa với cước phí di chuyển sẽ tăng thêm và người đi xe phải bỏ thêm phí. Để sau đó các đơn vị như Grab sẽ đứng ra kê khai thuế cho các tài xế dựa vào doanh thu của họ."
Theo luật sư Phát, tài xế công nghệ hiện nay nhìn chung, chịu nhiều thiệt thòi.
Vì đâu gây tranh cãi?
Theo luật sư Phát, NĐ126 hướng dẫn Luật Quản lý thuế là một điển hình. Luật Thuế giá trị gia tăng năm 2008 sửa đổi 2013, 2016 quy định "thuế giá trị gia tăng là thuế tính trên giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến người tiêu dùng".
Với nguyên lý này, khoản thuế này nhắm vào người tiêu dùng chứ không phải bên phân phối, bán, hay cung cấp sản phẩm - dịch vụ. Như vậy, khoản thuế này đánh trực tiếp vào sản phẩm dịch vụ mà người tiêu dùng - tức khách hàng phải trả - chứ không làm ảnh hưởng đến tài xế chạy Grab.
Tuy nhiên, tranh cãi nổ ra khi cánh tài xế cho rằng cách tính phí của Grab được điều chỉnh lại là chưa thỏa đáng.
Theo họ, dù Grab đã tăng giá cước một số dịch vụ để bù phí VAT nhưng mức tăng này vẫn chưa đủ bù cho khoản thu nhập mà họ bị mất trên mỗi cuốc xe. Số khác cho rằng, Grab tăng cước phí chỉ ở mức 6% để vẫn giữ được ưu thế về giá cho khách hàng gọi xe. Vì vậy, gánh nặng tiền thu hộ VAT lại được đặt lên các tài xế Grab.
Cụ thể, sau NĐ 126, tỉ lệ khấu trừ tính trên doanh thu cuốc xe được Grab điều chỉnh như sau: mức khấu trừ đối với tài xế GrabCar trên mỗi chuyến xe tăng từ 23,6% lên 28,364% đối với tài xế chịu phí sử dụng ứng dụng 20%; tăng từ 28,375% lên 32,841% đối với tài xế chịu phí sử dụng ứng dụng 25% (bao gồm phí ứng dụng + phí GTGT + thuế thu nhập cá nhân).
Như vậy, tỉ lệ khấu trừ tính trên doanh thu cuốc xe đối với đối tác tài xế GrabBike tăng từ 20% lên 27,273%.
Trả lời trên VOV, PGS. TS. Đinh Trọng Thịnh, chuyên gia tài chính - thuế, đánh giá:
"Việc tăng mức thuế GTGT từ 3% lên 10% là chủ trương hoàn toàn đúng nhưng Grab lấy đó làm cớ để tăng cả phần trích nộp các khoản giảm trừ của tài xế là không đúng. Bởi quy định mới này không làm tăng nghĩa vụ thuế đối với cá nhân tài xế công nghệ, thậm chí còn giảm do chỉ chịu thuế thu nhập cá nhân chứ không gánh thuế GTGT như lâu nay".
Theo luật sư Phát, nhìn chung tài xế Grab sẽ chịu thiệt thòi. Ông phân tích:
"Ở đây cho thấy có một vấn đề chưa phù hợp: Nếu như các đơn vị taxi truyền thống thu thuế GTGT thì vì họ đang áp dụng phương pháp khấu trừ thuế GTGT nên họ được sử dụng các dịch vụ có hóa đơn chứng từ để khấu trừ (như sửa xe, mua xăng dầu vận hành…) trong khi các tài xế xe công nghệ thì lại không được áp dụng việc này, dẫn đến họ bị thiệt thòi về khoản thuế GTGT đầu vào và phải kê khai toàn bộ phần thuế GTGT. Như vậy, sẽ ảnh hưởng đến quyền lợi của các tài xế xe công nghệ."
Nói với BBC, một tài xế Grab chia sẻ:
"Theo tôi hiểu, thuế VAT là đánh lên khách hàng nhưng thực tế lại đánh thẳng vào chén cơm của tài xế. Trước đây, chạy cuốc xe 100.000 đồng thì chiết khấu cho công ty 20.000 đồng. Nhưng với cách tính mới, tôi bị trừ 20% mỗi cuốc xe cho Grab, sau lại bị trừ tiếp 10% trên số tiền 80.000 đồng còn lại. Như vậy, chúng tôi mất khoảng 30% số tiền trên mỗi cuốc xe. Chưa kể, hiện tài xế như tụi tôi không được hưởng bảo hiểm y tế hay các lợi ích khác trong khi công việc chịu rủi ro cao. Hơn nữa, nếu tính cả chi phí xăng, điện thoại,... thì trên một cuốc 100.000 đồng thì còn lại tầm hơn 60.000 đồng mà thôi".
Với con số như vậy, theo người này, anh phải chạy nhiều hơn, hoặc siêng hơn vào giờ cao điểm để mỗi cuốc xe cao giá hơn. "Tôi cũng như anh em khác, chỉ muốn Grab tính toán thế nào để đảm bảo thu nhập của tài xế từ việc tính mức cước phí cho khách hàng, mức chiết khấu cho đến điều chỉnh bản đồ đường đi.", anh nói.
Grab phản hồi ra sao?
Grab cho biết bắt đầu áp dụng chính sách này từ 11 giờ sáng ngày 5/12. Kể từ thời điểm này, thuế VAT 10% và thuế TNCN 1,5% sẽ được khấu trừ chung với phí sử dụng ứng dụng, trên mỗi chuyến xe.
Trên VNExpress, đại diện Grab cho biết đã chịu một phần số VAT để chia sẻ cùng người tiêu dùng và đối tác tài xế để giữ mức giá cạnh tranh. Tài xế có thể giảm thu nhập khoảng 7% một năm nếu hãng không điều chỉnh tăng cước phí cơ bản. Với mức cước phí mới (đã tăng 5-6%), Grab tính toán, tài xế chỉ giảm thu nhập khoảng 1% một năm.
Trả lời BBC hôm 8/12, đại diện Grab khẳng định phí sử dụng ứng dụng (chiết khấu) áp dụng cho đối tác tài xế vẫn được giữ nguyên không thay đổi. Đồng thời, Grab đã cân nhắc cẩn trọng để đề xuất giá cước mới phù hợp, đồng thời tiến hành khấu trừ nghĩa vụ thuế VAT 10% từ cước phí chuyến xe mà người dùng hiện đang chi trả theo quy định NĐ 126.
Cũng nghị định này, cá nhân hợp tác kinh doanh (trong trường hợp này là đối tác tài xế) không thuộc trường hợp trực tiếp khai thuế, nộp thuế; mà doanh nghiệp có trách nhiệm thu hộ, nộp hộ thuế cho đối tác tài xế:
"Vì vậy, Grab tiến hành khấu trừ khoản thuế phải nộp, kê khai, và nộp hộ cho các đối tác tài xế là tuân thủ quy định của NĐ 126. Toàn bộ phần thuế thu hộ đều được Grab nộp về Kho bạc Nhà nước và đều được cơ quan thuế xác nhận đã hoàn thành nghĩa vụ thuế.", thông cáo gửi đi cho hay.
Đại diện Grab cũng cho biết trước và ngay sau khi NĐ 126 được ban hành đã tích cực chủ động góp ý trình bày cụ thể về tác động tới cơ quan quản lý thuế. Đồng thời, doanh nghiệp cũng nhiều lần gửi văn bản xin hướng dẫn thực hiện nghị định. Tuy nhiên, tới nay Grab vẫn chưa nhận được phản hồi chính thức từ các cơ quan này.
Grab cũng khẳng định đang tích cực làm việc cùng các cơ quan chức năng để cân bằng quyền, lợi ích cho các bên có liên quan.
Anh Nguyễn Trọng Nghĩa, người sử dụng dịch vụ Grab hàng ngày, chia sẻ với BBC:
"Mỗi tháng tôi chi 2-3 triệu đồng để đi xe ôm công nghệ, giờ có thay đổi về giá, khoản tăng mà tôi phải trả sẽ đáng kể nên tôi sẽ đi ít hơn. Tôi nghĩ những loại hình như Grab, Gojek ra đời tạo ra nhiều thuận lợi cho người sử dụng phương tiện, chẳng hạn không bị chặt chém, không bị chở loanh quanh, biết trước giá, được tích luỹ điểm và an toàn hơn vì ít ra tài xế được quản lý khá chặt chẽ."
"Sử dụng công nghệ để tiết kiệm chi phí cũng giúp các dịch vụ này rẻ hơn các loại hình truyền thống. Đấy là lý do tại sao tôi và nhiều người chọn. Nhưng nếu Grab mà giá cao thì một số lợi thế quan trọng nói trên bị mất đi. Thiết nghĩ, nhà nước cần có chính sách hợp lý để vừa không thất thu thuế, vừa kích thích các loại hình ứng dụng công nghệ này phát triển. Muốn vậy thì tư duy của nhà nước, trình độ và hạ tầng kỹ thuật phải theo kịp. Đừng kéo lùi sự phát triển của các loại hình kinh tế, của xã hội chỉ vì năng lực quản lý không theo kịp".
Cơ quan quản lý cần làm gì?
Đánh giá với BBC ngày 8/12, Tiến sỹ Nguyễn Quang A nói:
"Những công ty công nghệ về dịch vụ xe như Grab hay về dịch vụ khách sạn AirBnb là bài toán đối với nhà nước không chỉ ở Việt Nam mà còn trên thế giới. Những tài xế xe Grab được xem là nhân viên cho công ty này hay là lao động tự do chỉ sử dụng dịch vụ của Grab? Thực tế, chưa có giải pháp nào được chấp nhận rộng rãi. Theo tôi cần có những thảo luận hơn nữa để hy vọng tìm ra phương án phù hợp."
"Nếu là nhà nước, tôi sẽ không bắt những công ty như Grab hay Airbnb đứng ra như chủ sở hữu lao động giống công ty dệt may để đóng bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội cho công nhân. Nhưng tôi sẽ thu trọn gói, ví dụ như 20% doanh thu của công ty, trên cơ sở đó tôi cung cấp lại cho người lao động, những lái xe… Nói chung, cần quản lý nguồn thu từ gốc, và đánh một loại thuế để phục vụ cho người lao động," ông A gợi ý.
"Giả dụ như mỗi người lái xe grab được 100.000 đồng, Grab lấy tiền chiết khấu 25.000 đồng thì trong 25.000 đồng đó, nhà nước thu 20% cho vào một quỹ, quỹ đấy để phục vụ cho người lao động. Đề xuất của tôi có thể chưa thực sự thỏa đáng, nhưng ý tôi là chúng ta cần có thêm thảo luận, nghiên cứu nghiêm túc về chính sách quản lý để làm sao không bóp chết, cản trở những mô hình mới, sáng tạo nhưng cũng không để cho loại hình này bóc lột người lao động," chuyên gia nhận định.
Tiến sỹ Nguyễn Quang A cho rằng chính sách quản lý cần làm sao không bóp chết, cản trở những mô hình mới, sáng tạo nhưng cũng không để cho loại hình này bóc lột người lao động (ảnh minh họa)
Còn luật sư Lê Trung Phát, Giám đốc Hãng luật Lê Trung Phát, TP HCM nói với BBC:
"Trong bối cảnh hộ nhập quốc tế sâu rộng, Việt Nam đang đứng trước một cơ hội rất lớn để phát triển kinh tế. Một trong thử thách là làm sao kịp thời sớm nắm bắt được những xu hướng và định danh được nó. Để từ đó xây dựng được một thể chế (mà trong đó là nền tảng luật pháp) kịp thời điều chỉnh và quản lý tốt."
"Nếu chúng ta không làm tốt được điều này, sẽ dễ dẫn đến việc tạo nên cơ chế quản lý bằng luật pháp chưa đáp ứng được thực tiễn, tạo ra sự không công bằng trong việc áp dụng. Lúc đó, vô tình tạo ra rào cản cho các nhà đầu tư, cũng như những người đang chịu sự tác động (trong đó có cả người tiêu dùng)", luật sư nói.
Theo luật sư, cần phải xây dựng một hệ thống pháp luật thật sự thông thoáng để bảo đảm được lợi ích quốc gia và cũng không tạo ra rào cản với các nhà đầu tư. Trong đó, theo ông, nhà nước cần xây dựng cơ chế về thu thuế vì đây một trong những yếu tố rất quan trọng.
"Việc này vừa giúp được nguồn thu của ngân sách, vừa đảm bảo các thành phần kinh tế tham gia vào cùng một lĩnh vực được công bằng với nhau. Có như vậy, mới đủ sức thu hút nhà tiềm lực keo gọi cho sự phát triển, phát huy được lợi thế cạnh tranh", ông Phát gợi ý.
https://www.bbc.c
Không có nhận xét nào