Động thái mới từ Tối cao Pháp viện có lợi cho vụ kiện của Đảng Cộng hòa ở Pennsylvania
Đó là thời hạn cuối cùng (cảng an toàn) đòi hỏi các cuộc tranh luận xung quanh cuộc bầu cử phải kết thúc, để các tiểu bang có thể chọn ra các đại cử tri trước cuộc họp đại cử tri đoàn vào ngày 14/12. Ông Alito ban đầu kêu gọi các ý kiến phản hồi trước ngày 9/12, trước khi dời kỳ hạn sớm hơn một ngày (8/12).
Kỳ hạn mới ra dấu rằng Tối cao Pháp viện dự định ra phán quyết trước khi hết thời hạn “cảng an toàn”.
Tòa án Pennsylvania ngày 25/11 đã ra lệnh cho các quan chức tiểu bang không được thực hiện bất kỳ bước nào để hoàn thiện chứng nhận cuộc bầu cử trong khi chờ giải quyết cho vụ kiện của Đảng Cộng hòa. Tối cao Pháp viện Pennsylvania đã bác bỏ lệnh cấm này ba ngày sau đó, khiến các nguyên đơn phải kháng cáo lên tòa án cao nhất của quốc gia.
Trong khi chờ đợi kiến nghị từ Tối cao Pháp viện, các đảng viên Đảng Cộng hòa đã yêu cầu Tối cao Pháp viện tiểu bang Pennsylvania giữ nguyên quyết định. Nhưng tòa án đã bác bỏ yêu cầu.
Vụ kiện của Dân biểu Mike Kelly cho biết rằng đại hội đồng Pennsylvania đã ban hành bất hợp pháp Đạo luật 77, một biện pháp mở rộng đáng kể việc bỏ phiếu qua thư trên toàn tiểu bang. Hành động này đi ngược lại với các điều khoản quy định liên quan đến việc bỏ phiếu vắng mặt ở trong hiến pháp tiểu bang Pennsylvania. Một sự thay đổi yêu cầu phải trải qua một quá trình lâu dài để ban hành một bản sửa đổi hiến pháp, điều đó bao gồm sự chấp thuận của cả hai cơ quan lập pháp liên tiếp, theo sau đó phải là một cuộc trưng cầu dân ý thành công trên cả bang.
Thẩm phán Pensylvania, bà Mc Cullough đã đứng về phía các nguyên đơn vào ngày 25/11 và ngăn chặn tiểu bang này chứng nhận kết quả bầu cử. Các quan chức của tiểu bang đã chứng nhận kết quả bầu cử tổng thống trước đó khi Mc Cullough đang xem xét sự việc.
Trong việc giải thích quyết định của bà đối với lệnh cấm hai ngày sau đó, McCullough cho rằng lệnh đó là đúng một phần vì Đảng Cộng hòa có khả năng thắng kiện.
Tối cao Pháp viện Pennsylvania do đảng Dân chủ thống trị đã hủy bỏ lệnh của McCullough vào ngày 28/11, với lí do rằng các nguyên đơn nộp đơn thách thức quá muộn.
Một trong những câu hỏi trước Tối cao Pháp viện là liệu hiến pháp có cho phép bác bỏ vụ kiện hay không khi sử dụng lý do là khiếu kiện được đệ trình quá muộn.
“Thay vì cung cấp sự rõ ràng và giải quyết vấn đề cực kỳ nghiêm trọng này cũng như các câu hỏi có giá trị về mặt hiến pháp, Tối cao Pháp viện Pennsylvania đã sử dụng quyền tài phán phi thường của họ để đảm nhận và bác bỏ vụ việc trên cơ sở các lý do”, ông Kelly nêu rõ. “Một khi làm như vậy, Tối cao Pháp viện Pennsylvania đã vi phạm quyền của người kiến nghị về việc kiến nghị và quyền về quy trình hợp lệ”.
Các thành viên Cộng hòa mong chờ một lệnh cấm tiểu bang Pennsylvania chứng nhận kết quả bầu cử trước khi quá muộn. Lệnh này nếu được ban hành sẽ được áp dụng trong khi Tối cao Pháp viện của Hoa Kỳ xem xét và giải quyết kháng cáo của Đảng Cộng hòa đối với lệnh của Tối cao Pháp viện tiểu bang.
Công cụ xác định ‘tin giả’ của Facebook nhận tài trợ từ Trung Quốc
Facebook đang kiểm duyệt các cáo buộc gian lận bầu cử nhờ cái gọi là công cụ “xác minh dữ kiện độc lập”, nhưng lại được tài trợ bởi cả Big Tech và Trung Quốc, theo tờ The Federalist.
The Federalist hôm thứ Hai (7/12) đã xuất bản một bài báo có tiêu đề “Video Kiểm phiếu ở Georgia không hề được ‘vạch trần’, dù chỉ một chút (The Georgia Vote-Counting Video Was Not ‘Debunked.’ Not Even Close)” của biên tập viên cấp cao của tờ Federalist là bà Mollie Hemingway.
Bài báo này đã xem xét việc một trong những công cụ xác minh dữ kiện (fact-checker) của Facebook đã bác bỏ các tuyên bố liên quan đến một “video chấn động” củng cố các cáo buộc gian lận bầu cử của Đảng Cộng hòa ở Georgia. Trên thực tế, công cụ xác minh dữ kiện này không phải của Facebook, mà là một công cụ độc lập (independent fact-checker) được Facebook chỉ định để xác định các “tin giả” và dán nhãn cảnh báo cho người dùng trên nền tảng mạng xã hội này, ít nhất là trên danh nghĩa.
Một thời gian trước khi bài báo này của bà Hemingway được đăng trên Facebook, tờ The Federalist đã phát hành một thông báo đến độc giả của họ rằng bài đăng này đã bị Facebook gắn nhãn vì tuyên truyền thông tin sai lệch. Tuyên bố này của Facebook dựa trên kết quả “xác minh dữ kiện” của một công cụ bên thứ ba, LeadStories.
Theo thông tin trên trang web của mình, LeadStories vận hành nhờ vào nguồn tài trợ từ các hãng công nghệ lớn như Google và Facebook, cùng với tập đoàn ByteDance của Trung Quốc có trụ sở chính tại Bắc Kinh, vốn là chủ sở hữu TikTok. LeadStories tuyên bố các cáo buộc của chiến dịch TT Trump về quá trình kiểm phiếu không được giám sát ở Georgia dựa trên video ghi hình công bố hồi tuần trước là sai lệch.
Nhà báo Hemingway đã chỉ ra trong bài báo của mình rằng, LeadStories chỉ đơn thuần lặp lại các ngôn luận từ các quan chức Đảng Dân chủ.
Như có thể thấy trong đoạn video bên dưới, sau khi các quan sát viên được yêu rời khỏi phòng kiểm phiếu vì hết giờ làm, các nhân viên bầu cử ở lại đã lén lút mở nhiều vali chứa phiếu bầu ở quận Fulton.
Trong vấn đề này, LeadStories – “trọng tài sự thực” của Facebook – chỉ lặp lại chính xác ngôn luận của những quan chức Đảng Dân chủ, chứ không bổ sung thêm phân tích hoặc dữ kiện nào.
Antifa tấn công cảnh sát, phá hoại doanh nghiệp, đốt xe ở Paris
Cuối tuần qua, hỗn loạn và bạo lực tiếp tục nổ ra ở Paris khi những người biểu tình Antifa hành hung các sĩ quan cảnh sát, phá hoại mặt tiền nhiều cửa hàng và phóng hỏa khắp thành phố.
Bộ Nội vụ Pháp cho biết khoảng hơn 52.000 người đã xuống đường trên khắp đất nước để phản đối luật an ninh mới của Pháp, trong đó bao gồm một điều khoản có thể hình sự hóa việc chia sẻ video về các sĩ quan cảnh sát trên mạng.
Khoảng 5.000 người biểu tình đã tuần hành ở Paris. “Cảnh sát ở khắp nơi, công lý chẳng đâu có!”, “Nhà nước cảnh sát” và “Hãy cười khi bị đánh” là những khẩu hiệu được người biểu tình giương cao trong quảng trường chật ních ở Paris.
Cảnh sát cho biết có khoảng từ “400 đến 500 phần tử cực đoan”, bao gồm “áo khoác vàng” và các nhà hoạt động “chống phát xít” (Antifa) tham gia cuộc biểu tình.
Theo nhiều video quay lại được chia sẻ rộng rãi trên mạng, các “chiến binh Antifa” đã phá hoại nhiều cơ sở kinh doanh, đốt xe và tấn công cảnh sát bằng đạn. Những kẻ kích động cánh tả hô vang “Mọi người đều ghét cảnh sát”.
Justine Sagot, nhà báo của đài truyền hình Pháp La Chaîne Info (LCI) – người có mặt tại địa điểm biểu tình – báo cáo rằng ngân hàng Rothschild đã bị những kẻ cực đoan cực tả đặc biệt nhắm đến, nói: “Những người trùm đầu đã phá cửa sổ ngân hàng, lấy tài liệu bên trong và đốt chúng ngay trước tòa nhà”.
Ông Sagot nói thêm: “Chúng tôi đã chứng kiến cảnh chiến tranh du kích diễn ra ngay ở đô thị.”
Người đứng đầu công đoàn Unité SGP Police Force Ouvrière, Bruno Bartocetti, cho biết: “Đây là bạo lực đô thị, không phải là một cuộc biểu tình.”
Bộ trưởng Nội vụ Pháp, Gérald Darmanin, tiết lộ rằng có tổng cộng 64 vụ bắt giữ, với ít nhất 8 sĩ quan bị thương.
“Những kẻ côn đồ đang phá vỡ nền Cộng hòa,” ông viết trên mạng xã hội, đề nghị ủng hộ cảnh sát và hiến binh Pháp, nói rằng: “Lòng dũng cảm và danh dự của họ là sự tôn trọng của tất cả mọi người”.
Sau các cuộc biểu tình và bạo loạn hàng loạt vào cuối tuần trước, chính phủ Pháp tuyên bố sẽ viết lại “Điều 24” gây tranh cãi của luật an ninh toàn cầu. Hiện Điều 24 đang quy định việc công bố video hoặc danh tính của các sĩ quan cảnh sát ở Pháp là bất hợp pháp.
Theo điều khoản, người vi phạm có thể bị kết án tới một năm tù giam và phạt 45.000 euro (53.000 đôla) vì chia sẻ hình ảnh các sĩ quan cảnh sát. Chính phủ cho biết điều khoản được định ra để bảo vệ các sĩ quan khỏi tình trạng lăng mạ trên mạng và được nhiều đại diện cảnh sát vận động mạnh mẽ.
Các cuộc biểu tình trên khắp nước Pháp đã nổ ra, yêu cầu chính phủ rút lại hoàn toàn phần này, lập luận rằng luật mới sẽ đặt ra các giới hạn phi-cấp tiến đối với báo chí cũng như bảo vệ các hành vi tàn bạo của cảnh sát.
Hôm thứ Hai, bốn cảnh sát đã bị buộc tội sau khi đoạn video lan truyền trên mạng xã hội về cảnh cảnh sát đánh đập một nhà sản xuất âm nhạc người Pháp da đen.
Tổng thống Pháp Macron nói rằng vụ việc “khiến chúng tôi xấu hổ” và hành động của các sĩ quan là “không thể chấp nhận được”.
Tuy nhiên, ông tiếp tục nói vào thứ Sáu rằng thuật ngữ “cảnh sát bạo lực” đã trở thành vũ khí hóa của lực lượng “cực tả” trong nước.
Cuộc tranh luận về bộ luật và hành vi bạo lực của cảnh sát hiện đang phát triển thành cuộc khủng hoảng khác đối với chính phủ trong khi ông Macron đang phải đối đầu với đại dịch, sự lao dốc của nền kinh tế và một loạt các vấn đề trên trường quốc tế.
Mỹ chế tài thêm 14 quan chức ĐCSTQ để phản hồi về vấn đề Hồng Kông
Mỹ lại trừng phạt thêm 14 quan chức Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) để đáp lại hành động của chính quyền Bắc Kinh vào tháng 11 đã tước bỏ tư cách của 4 nhà lập pháp Hồng Kông. Động thái khiến trong cuộc họp báo thường kỳ vào ngày 7/12 vừa qua, người phát ngôn Hoa Xuân Oánh của Bộ Ngoại giao ĐCSTQ tức giận “nhảy dựng lên”.
Như đã biết, ngày 11/11, chính quyền Hồng Kông thông báo tước bỏ tư cách thành viên Hội đồng Lập pháp Hồng Kông của bốn nhà lập pháp Hồng Kông: Dương Nhạc Kiều, Quách Vinh Khanh, Quách Gia Kỳ, và Lương Kế Xương; thông báo căn cứ vào quyết định của Ủy ban Thường vụ Nhân đại Trung ương (Quốc hội) của ĐCSTQ. Thông tin này đã thu hút sự chú ý từ công luận.
Theo Reuters (Mỹ), ngày 7/12 Bộ Tài chính Mỹ đã chính thức công bố danh sách trừng phạt 14 quan chức Trung Quốc và Hồng Kông, trong đó có cả Phó Ủy viên trưởng Ban Thường vụ Nhân đại Toàn quốc ĐCSTQ khóa 13. Đây cũng là lần thứ tư Mỹ ra biện pháp trừng phạt đối với Trung Quốc và Hồng Kông kể từ sau khi ĐCSTQ áp đặt Luật An ninh Quốc gia tại Hồng Kông. Reuters cũng cho biết rằng các biện pháp trừng phạt mới nhất của Mỹ liên quan đến 14 quan chức ĐCSTQ sẽ bao gồm việc đóng băng tài sản, bản thân người bị trừng phạt và thành viên gia đình trực hệ của họ bị cấm nhập cảnh vào Mỹ.
Cũng trong ngày 7/12 Hãng tin Bloomberg đưa tin lệnh trừng phạt mới nhất có thể bao gồm Phó Thủ tướng ĐCSTQ Hàn Chính và Chủ tịch Ban Thường vụ Nhân đại Lật Chiến Thư, nhưng cuối cùng cho thấy họ không nằm trong danh sách trừng phạt.
Trước động thái mới này của Chính phủ Mỹ, người phát ngôn Bộ Ngoại giao ĐCSTQ Hoa Xuân Oánh đã trả lời trong cuộc họp báo thường kỳ vào ngày 7/12 rằng, “Nếu thông báo là đúng, bạn cũng có thể suy nghĩ về lập trường của Trung Quốc.” Bà Hoa Xuân Oánh nhấn mạnh rằng Trung Quốc đã nhiều lần tuyên bố rằng Trung Quốc kiên quyết phản đối và lên án mạnh mẽ việc Mỹ can thiệp vào công việc nội bộ của Trung Quốc, Trung Quốc cũng sẽ có biện pháp đáp trả.
Theo truyền thông ĐCSTQ, tại cuộc họp bà Hoa Xuân Oánh cũng tuyên bố, “Tôi cũng muốn nhân cơ hội này để nói thêm vài lời, hy vọng Reuters có thể đưa tin đầy đủ. Bạn biết rằng, nhân viên công chức nhà nước tuyên thệ trung thành với thể chế đất nước là phổ biến trên quốc tế…. Là công chức Đặc khu Hành chính Hồng Kông của Trung Quốc, dĩ nhiên các thành viên của Hội đồng Lập pháp phải chân thành ủng hộ Luật Cơ bản của Đặc khu Hành chính Hồng Kông của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, trung thành với Đặc khu Hành chính Hồng Kông của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa…. Tôi nghĩ rằng không có nước nào có thể làm ngơ khi nhân viên công chức của nước đó vi phạm lời thề và phản bội đất nước, các nghị sĩ không ngoại lệ….”.
Nhìn lại một số động thái liên quan của hai bên trước đó
Ngày 18/11 “Liên minh Năm Mắt” (Five Eyes), một liên minh tình báo bao gồm Mỹ, Anh, Canada, New Zealand và Úc, đã ra một tuyên bố chung lên án chính quyền ĐCSTQ về vấn đề Hồng Kông. Ngày 19/11 người phát ngôn Triệu Lập Kiên của Bộ Ngoại giao ĐCSTQ đã có những lời lẽ thô bạo nhắm vào “Liên minh Năm Mắt”, mức độ thô bạo lực của ngôn từ đã gây kinh động giới truyền thông có mặt.
Ngày 9/11, sau khi Bộ Ngoại giao Mỹ công bố các lệnh trừng phạt đối với 4 quan chức ở Trung Quốc và Hồng Kông, ĐCSTQ đã đe dọa áp đặt các biện pháp trừng phạt có đi có lại đối với 4 nhân viên Mỹ về các vấn đề liên quan đến Hồng Kông. Tuy nhiên, sau đó người ta phát hiện ra rằng những người bị ĐCSTQ tuyên bố trừng phạt lại là thành viên của tổ chức tư nhân.
Ngày 7/8, vì ĐCSTQ đã thông qua “Luật An ninh Quốc gia Hồng Kông” làm lung lay nguyên tắc “một quốc gia, hai chế độ” mà ĐCSTQ áp dụng tại Hồng Kông xưa nay, khiến Mỹ đã thông qua “Đạo luật về quyền tự trị của Hồng Kông” (Hong Kong Autonomy Act), đã trừng phạt các quan chức Trung Quốc và Hồng Kông thuộc những cấp bậc cao nhất đã phá hoại quyền tự trị của Hồng Kông, bao gồm: Trưởng Đặc khu Hồng Kông Lâm Trịnh Nguyệt Nga (Carrie Lam) và Chủ nhiệm Văn phòng Đặc khu Trưởng kiêm Tổng thư ký Ủy ban An ninh Quốc gia Trần Quốc Cơ (Eric Chan), Bộ trưởng Tư pháp Trịnh Nhược Hoa (Teresa Cheng), Bộ trưởng An ninh Lý Gia Siêu (John Lee), Cục trưởng Cục Vấn đề Đại lục và Chính trị Tăng Quốc Vệ (Erick Tsang), Ủy viên trưởng Cảnh sát Đặng Bính Cường (Chris Tang), cựu Ủy viên trưởng Cảnh sát Lư Vĩ Thông (Stephen Lo), Chủ nhiệm Văn phòng Liên lạc ĐCSTQ Lạc Huệ Ninh (Luo Huining), Chủ nhiệm Văn phòng Vấn đề Hồng Kông và Ma Cao Hạ Bảo Long (Xia Baolong), Phó Chủ nhiệm Văn phòng Vấn đề Hồng Kông và Ma Cao Trương Hiểu Minh (Zhang Xiaoming), và Giám đốc Cục An ninh Quốc gia Trịnh Nhạn Hùng (Zheng Yanxiong). Trong số đó, 4 người là quan chức ĐCSTQ có liên quan đến Hồng Kông, và 7 người là quan chức chính phủ Hồng Kông.
Để đáp trả, ngày 11/8 ĐCSTQ tuyên bố ngay lập tức chế tài 11 cá nhân Mỹ “có thành tích tồi tệ ở Hồng Kông”, nhưng chưa công bố chi tiết các biện pháp trừng phạt.
Ngoài ra, vào đầu tháng 7 năm nay, sau khi Mỹ áp lệnh trừng phạt 4 quan chức cấp cao và cơ quan chính phủ ở Tân Cương, bà Hoa Xuân Oánh cũng tuyên bố ĐCSTQ trừng phạt 4 quan chức và cơ quan chính phủ Mỹ, nhưng cái gọi là trừng phạt của Hoa Xuân Oánh không có nêu cụ thể như thế nào.
Giá lương thực thế giới chạm trần trong đại dịch COVID-19
Một báo cáo từ Tổ chức Nông lương Liên Hiệp Quốc, đại dịch COVID-19 đã làm trầm trọng thêm tình trạng bất bình đẳng lương thực. Từ tháng 6/2020 đến nay, giá lương thực toàn cầu không ngừng tăng và đã cán mốc mức cao nhất trong vòng 6 năm trở lại đây.
Tờ Deutsche Welle ngày 6/12 đưa tin, hôm thứ Năm (3/12), Tổ chức Nông lương Liên Hiệp Quốc (FAO) đã đưa ra báo cáo cho biết vào tháng 11/2020, giá lương thực quốc tế đã ở mức cao nhất trong 6 năm qua.
Tổ chức Nông lương cho biết việc tăng giá là một gánh nặng thêm cho những người có thu nhập giảm vì COVID-19. Tổ chức này chỉ ra rằng đại dịch COVID-19 đã trở thành nguyên nhân quan trọng gây ra tình trạng mất an ninh nguồn cung lương thực toàn cầu.
“Đại dịch đang làm trầm trọng thêm và gia tăng các điều kiện vốn đã mong manh do xung đột, dịch hại và thời tiết khắc nghiệt, bao gồm các cơn bão gần đây ở Trung Mỹ và lũ lụt ở châu Phi”, cơ quan này cho hay.
Tổ chức Nông lương cho biết 45 quốc gia, 34 trong đó ở châu Phi, tiếp tục cần sự trợ giúp từ bên ngoài trong việc đảm bảo an ninh lương thực.
Tác động ngược bất ngờ khi AOC kêu gọi tẩy chay người ủng hộ TT Trump
Giám đốc điều hành của hãng thực phẩm Goya Foods đã gọi Alexandria Ocasio-Cortez (AOC) là “Nhân viên của tháng”. Lý do là lời kêu gọi tẩy chay sản phẩm Goya Foods của dân biểu Đảng Dân chủ này đã dẫn tới sự tăng vọt trong doanh số bán hàng của công ty, theo Daily Caller.
Tháng 7/2020, tờ The Hill đã đăng một đoạn video với nội dung: Ông Robert Unanue, giám đốc điều hành Goya Foods nói: “Tất cả chúng ta đều thực sự may mắn… khi có một nhà lãnh đạo như Tổng thống Trump, một người xây dựng”.
Sau đó, ông Unanue đã hứng chịu sự chỉ trích từ một số đảng viên Dân chủ – bao gồm Julian Castro, cựu Bộ trưởng Phát triển Đô thị và Nhà ở.
“@GoyaFoods đã là một sản phẩm thiết yếu của rất nhiều hộ gia đình La-tinh trong nhiều thế hệ. Giờ đây, Giám đốc điều hành của họ, Bob Unanue, đang ca ngợi một vị tổng thống đã phá hoại và tấn công ác ý những người La-tinh vì lợi ích chính trị. Người Mỹ nên suy nghĩ kỹ trước khi mua sản phẩm của họ”, Julian Castro nói.
Dân biểu Đảng Dân chủ Ocasio-Cortez cũng chia sẻ đoạn video này và nói rằng cô ấy sẽ tự làm món Adobo (thay vì mua của GoyaFoods). Kết quả là những lời kêu gọi tẩy chay của AOC đã thu hút nhiều người hơn đến mua sản phẩm của GoyaFoods, tạo ra sự tăng vọt về doanh số bán hàng.
Ông Unanue chia sẻ với Michael Berry, người dẫn chương trình phát thanh tại Texas rằng, doanh số bán hàng của công ty ông đã tăng vọt 1000% sau khi AOC kêu gọi tẩy chay Goya Foods vào giữa tháng Bảy.
Vị CEO nói: “Khi cô ấy tẩy chay chúng tôi, doanh số của chúng tôi thực sự đã tăng 1000%, vì vậy chúng tôi trao cho cô ấy một danh hiệu – [mặc dù] chúng tôi không thể [trực tiếp] trao cho cô ấy – cô ấy đã nhận được danh hiệu ‘nhân viên của tháng’ vì đã thu hút sự chú ý cho Goya và món Adobo của chúng tôi,” ông nói.
Không có nhận xét nào