Chính quyền TT Trump kháng cáo phán quyết Tòa án, tái khẳng định lập trường cấm TikTok
Chính quyền TT Trump hôm thứ Hai (28/12) đã kháng cáo phán quyết của tòa án liên bang cho phép TikTok tiếp tục hoạt động ở Hoa Kỳ. Trước đó chính quyền TT Trump đã có động thái chặn ứng dụng truyền thông xã hội phổ biến này vì lý do an ninh quốc gia, nhưng đã bị tòa án liên bang ra phán quyết bác bỏ, theo News Max.
Theo lệnh của TT Trump, Bộ Tư pháp đã đệ đơn kháng cáo nhằm tái khẳng định việc thực thi một lệnh cấm đối với TikTok, với lý do công ty mẹ của ứng dụng này tại Trung Quốc (Bytedance) có thể lợi dụng TikTok cho mục đích gián điệp và phát tán thông tin sai lệch đối với người dùng Mỹ.
Hồi đầu tháng Thẩm phán quận Carl Nichols đã phủ quyết lệnh cấm này của TT Trump và trong một vụ kiện song song được nộp tại Pennsylvania.
Thẩm phán Nichols nhận định các luật sư của TikTok đã chứng minh được rằng Bộ Thương mại Mỹ có khả năng đã vượt quá thẩm quyền khi cấm ứng dụng truyền thông xã hội phổ biến này.
Tòa Bạch Ốc tuyên bố TikTok tạo nên nguy cơ an ninh quốc gia vì có mối liên hệ tiềm tàng với chính quyền Bắc Kinh thông qua chủ sở hữu Trung Quốc là ByteDance.
TT Trump cho biết hành động này là cần thiết để “bảo vệ an ninh quốc gia của chúng ta” và tuyên bố dữ liệu cá nhân của người dùng TikTok có thể đã bị Bắc Kinh sử dụng.
TT Trump ký Đạo luật ‘Bảo đảm Đài Loan’, sâu sắc thêm quan hệ Mỹ-Đài
Tổng thống Mỹ Donald Trump vào hôm 27/12 đã ký ban hành đạo luật chi tiêu chính phủ và Đạo luật Bảo đảm Đài Loan năm 2020.
Theo thông cáo báo chí Nhà Trắng ban hành tối 27/12 (theo giờ Mỹ), Tổng thống Trump đã ký gói ngân sách cho năm tài khóa 2021 với tổng trị giá 2300 tỷ đô-la.
Ngoài khoản cứu trợ Covid-19 trị giá 900 tỷ đô-la, đạo luật còn gồm các điều khoản trong “Đạo luật Bảo đảm Đài Loan (Taiwan Assurance Act)” năm 2020 và “Đạo luật về Chính sách và Hậu thuẫn cho Tây Tạng (Tibetan Policy and Support Act)”.
Theo Taiwan News, Đạo luật Bảo đảm Đài Loan nhằm mục đích làm sâu sắc thêm quan hệ Đài Loan – Hoa Kỳ, thể hiện sự ủng hộ đối với chiến lược quốc phòng của Đài Loan và khuyến khích Đài Loan tăng chi tiêu quốc phòng. Đạo luật cũng kêu gọi việc bình thường hóa việc mua bán vũ khí thông thường để tăng cường tự vệ của Đài Loan.
Đạo luật nhấn mạnh sự ủng hộ của Hoa Kỳ đối với sự tham gia của Đài Loan vào các tổ chức quốc tế như Liên Hợp Quốc và các tổ chức liên kết của Liên Hợp Quốc, chẳng hạn như Đại hội đồng Y tế Thế giới (WHA), Tổ chức Hàng không dân dụng Quốc tế (ICAO), Tổ chức Cảnh sát Hình sự Quốc tế (INTERPOL) và các tổ chức quốc tế khác. Đạo luật còn phân bổ 3 triệu đô-la để hỗ trợ các hoạt động của Khuôn khổ Hợp tác và Đào tạo Toàn cầu Hoa Kỳ – Đài Loan (GCTF).
Trong khi đó, Đạo luật về Chính sách và Hậu thuẫn cho Tây Tạng quy định:
Việc Trung Quốc can thiệp vào việc lựa chọn người kế vị Đạt Lai Lạt Ma sẽ bị coi là vi phạm tự do tôn giáo của Tây Tạng. Đạo luật cho phép Chính phủ Mỹ áp dụng các biện pháp trừng phạt kinh tế và thị thực đối với quan chức Trung Quốc có liên quan. Và Trung Quốc không thể thành lập văn phòng lãnh sự mới ở Hoa Kỳ cho đến khi Washington được thành lập văn phòng tại thủ phủ Lhasa của Tây Tạng.
Triển vọng của chính quyền Biden trong năm 2021
Nhiều vấn đề của Mỹ sẽ tiếp tục lấn sang năm 2021. Chừng nào virus còn tràn lan, nền kinh tế vẫn còn lung lay. Tình cảm hoài nghi đối với tiến trình bầu cử do Tổng thống Donald Trump tạo ra sẽ còn tồn tại lâu. Tuy nhiên, việc ông thất cử đã làm thay đổi triển vọng sắp tới của nước Mỹ. Joe Biden sẽ hủy bỏ việc Mỹ rút khỏi WHO, tham gia lại thỏa thuận khí hậu Paris và khôi phục các biện pháp bảo vệ trẻ nhập cư bất hợp pháp được đưa đến Mỹ từ khi còn nhỏ.
Ông sẽ hủy bỏ lệnh cấm nhập cảnh của ông Trump và chấm dứt chính sách chia rẽ gia đình đối với người nhập cư. Chính quyền ông sẽ khôi phục lại chức vụ cho các nhà khoa học đáng tin cậy ở Cơ quan Bảo vệ Môi trường, và bảo vệ tính độc lập của Bộ Tư pháp. Tuy nhiên, với việc đảng Dân chủ khó thắng Thượng viện, ông Biden sẽ không thể thông qua hầu hết các chính sách kinh tế, chăm sóc sức khỏe, khí hậu và thuế mà ông đã cam kết. Dù vậy, năm 2021 có thể diễn ra tốt đẹp đối với ông Biden nếu việc triển khai thành công vắc xin covid-19 giúp thúc đẩy nền kinh tế và đưa tâm trạng quốc gia lên cao.
Đông Nam Á kẹt giữa hai siêu cường
Không khu vực nào trên thế giới đứng trước nhiều nguy cơ hứng chịu thiệt hại từ cạnh tranh kinh tế, chiến lược và quân sự giữa Mỹ và Trung Quốc trong năm 2021 cao hơn các quốc gia Đông Nam Á. Một mặt, họ cảnh giác với lời kêu gọi “người châu Á tự quản lý châu Á” của Chủ tịch Tập Cận Bình, mà đối với họ nghe như một cách nói khác cho việc Trung Quốc điều hành châu Á. Mặt khác, trong khi các thành viên ASEAN hoan nghênh Mỹ là cường quốc quân sự mạnh nhất trong khu vực, họ đều biết xung đột sẽ là thảm họa.
Nhiều chính phủ trong khu vực không ưa dân chủ và gần như không nước nào mong muốn nó. Dù sao thì Trung Quốc ở quá gần và quá hùng mạnh về kinh tế để họ có thể chống lại. Nước này cho đến nay là đối tác thương mại lớn nhất của Đông Nam Á và là nhà đầu tư lớn thứ hai, chỉ sau Nhật Bản. Sự thịnh vượng của ASEAN gắn liền với Trung Quốc. Theo một cựu quan chức ngoại giao hàng đầu của Singapore, cách tiếp cận sẽ bao gồm cả “phòng bị nước đôi, cân bằng lại và phù thịnh”.
Năm mới nhiều thách thức cho EU
Xích mích nội bộ, lo ngại về môi trường bên ngoài và các cuộc chia tay được dự đoán trước sẽ khiến EU bận tâm trong năm 2021. Các chính trị gia sẽ nhận ra việc đồng ý vay tiền (để giảm bớt ảnh hưởng kinh tế của covid-19) là một điều dễ. Đồng thuận về hướng chi tiêu khó hơn nhiều. Những nghi ngờ về nhà nước pháp quyền sẽ tạo rắc rối cho khối: Bulgaria, Cyprus và Malta, những nước có đầy rẫy các cáo buộc tham nhũng, bán hộ chiếu và đàn áp báo chí, sẽ tham gia cùng Ba Lan và Hungary.
Vladimir Putin của Nga và Recep Tayyip Erdogan của Thổ Nhĩ Kỳ sẽ đe dọa biên giới EU. Chủ quyền châu Âu sẽ là từ khóa vì EU sẽ cảnh giác với việc phụ thuộc quá nhiều vào Mỹ. Cũng từ năm 2021 hậu quả của Brexit mới bắt đầu bộc lộ. Thỏa thuận do Anh ký với 27 thành viên còn lại sẽ có hiệu lực ngay cả khi nhiều chi tiết hóc búa vẫn chưa được giải quyết. Cuối cùng, vào mùa thu thủ tướng Đức Angela Merkel và là chính trị gia nhiều ảnh hưởng nhất EU, sẽ nghỉ hưu, để lại một khoảng trống quyền lực.
Mỹ Latinh chìm trong khó khăn
Đối với các lãnh đạo Mỹ Latinh, năm 2021 sẽ xoay quanh việc phục hồi kinh tế trong khi xoay chuyển cuộc khủng hoảng nợ và cố gắng thuyết phục công dân của mình rằng dân chủ vẫn chưa thất bại. Hậu quả kinh tế xã hội của đại dịch sẽ còn kéo dài. Sau khi các nền kinh tế trong khu vực suy thoái 8% hoặc hơn vào năm 2020, Mỹ Latinh sẽ có khoảng 40 triệu “người nghèo mới”, nâng tỉ lệ nghèo lên thành ít nhất 1/3 dân số.
Nỗi thất vọng sẽ chuyển hóa thành biểu tình đường phố — đặc biệt là ở Argentina và Colombia — bên cạnh mối đe dọa về chiến thắng của phe dân túy trong các cuộc bầu cử. Hầu hết các nước sẽ phải vật lộn chỉ để giành lại hơn một nửa sản lượng bị mất. Brazil có khả năng phục hồi nhanh nhất. Thiệt hại là lớn hơn ở Mexico, nơi các nhà đầu tư mất niềm tin vào tổng thống Andrés Manuel López Obrador. Với nợ công ở mức trên 80% GDP, Mỹ Latinh sẽ tìm cách xin thêm hỗ trợ từ IMF. Nếu không xin được, khu vực sẽ phải đối mặt với việc thắt lưng buộc bụng, hoặc khủng hoảng nợ, hoặc cả hai.
Nước Anh sẽ chật vật phục hồi từ đại dịch
Phục hồi từ covid-19 là chủ đề của năm 2021. Nước Anh đã trải qua cuộc suy thoái nghiêm trọng nhất trong ít nhất một thế kỷ vào năm 2020. Chương trình trả lương của chính phủ đã giúp giảm tỷ lệ thất nghiệp. Nhưng khi tình trạng mất việc làm tăng và tuyển dụng vẫn ở mức thấp, tỷ lệ thất nghiệp rồi sẽ đạt mức cao nhất kể từ đầu những năm 1990. Thâm hụt chính phủ cao liên tục sẽ tạo nhiều lo ngại, nhưng ít hành động.
Bất chấp gián đoạn nguồn cung do đại dịch và Brexit, lạm phát vẫn sẽ ở mức thấp. Thị trường việc làm yếu sẽ kìm hãm việc tăng lương. Nhu cầu tiêu dùng vẫn thấp. Ngân hàng Trung ương Anh nhiều khả năng sẽ mở rộng chương trình nới lỏng định lượng hơn là áp dụng lãi suất âm nếu xuất hiện cú sốc kinh tế mới. Đến cuối năm 2021, nền kinh tế có thể đã bù đắp được thiệt hại của nửa đầu năm 2020. Nhưng tỷ lệ thất nghiệp vẫn cao hơn, nợ chính phủ lớn hơn nhiều bên cạnh những vết sẹo lâu dài.
Cư dân Sydney không được tụ tập để xem pháo bông ở Harbour Bridge năm nay
Thủ hiến NSW Berejiklian cấm không cư dân không được tụ họp chung quanh Sydney Harbour để xem pháo bông vào đêm Giao Thừa tối thứ Năm này.
Truyền thống cấm trại tại các park chung quanh Sydney Harbour năm nay cũng bị cấm ngoại trừ có giấy phép của council.
Ms Berejiklian cũng kêu gọi người dân Sydney kiềm chế “không ôm và hôn nhau” để chúc mừng một năm mới như trước đây lúc đồng hồ gỏ 12 giờ đêm.
Trong lúc đó, khách đã đặt bàn ở các nhà hàng tại trung tâm thành phố vẫn có thể đến nhưng phải có giấy phép của bộ Y tế.
Mặc dầu luật nghiêm khắc như thế nhưng bà Berejiklian lại cho phép người dân tụ tập tại các apartment cao ốc ở chung quanh Sydney Harbour để xem bắn pháp bông lúc 12 giờ đêm Giao Thừa miễn là không quá 10 người.
Và các cư dân địa phương được quyền đến các park để xem pháp bông hoặc picnic miễn là tuân thủ luật an toàn Covid-19.
Tin rằng Biden sắp chiến thắng, Đảng Dân chủ thúc đẩy nạo phá thai
Đảng Dân chủ đang lên kế hoạch tăng cường hoạt động nạo phá thai do người đóng thuế tài trợ nếu Joe Biden được bổ nhiệm làm tổng thống, theo Western Journal.
Dân biểu Dân chủ Rosa DeLauro tại Connecticut, người được sắp được bổ nhiệm làm Chủ tịch Ủy ban Phân bổ ngân sách Hạ Viện (House Appropriations Committee) vào tháng Một, đã tuyên bố sẽ loại bỏ Tu chính án Hyde, một đạo luật cấm việc sử dụng quỹ liên bang để chi trả cho hoạt động phá thai ngoại trừ để cứu mạng sống của người phụ nữ, hoặc nếu cái thai phát sinh do loạn luân hoặc cưỡng hiếp.
DeLauro phát biểu tại phiên điều trần ngày 8/12 của Ủy ban Phân bổ ngân sách Hạ Viện “Đây là năm cuối cùng… Tu chính án Hyde là một chính sách phân biệt đối xử”. Bà cho rằng trong hơn 40 năm, tu chính án này thường xuyên được gia hạn hàng năm, tuy nhiên chính sách này ảnh hưởng đến các cộng đồng da màu. Bà DeLauro nói: “Hơn một nửa, 58% phụ nữ bị ảnh hưởng bởi Tu chính án Hyde là phụ nữ da màu”.
DeLauro cũng tuyên bố rằng phá thai là quyền riêng của phụ nữ và các chính trị gia không nên can thiệp vào quyết định này.
Thượng nghị sĩ Cộng hòa Richard Shelby, chủ tịch Ủy ban Phân bổ ngân sách Thượng viện, cho biết ông sẽ đấu tranh để ngăn chặn nỗ lực của Đảng Dân chủ nhằm loại bỏ Tu chính án Hyde.
“Cuộc họp kín của Đảng Cộng hòa sẽ chống lại điều này. Chúng ta đã có Tu chính án Hyde từ lâu. Và tôi nghĩ rằng nó đã được gắn liền một cách khá rõ ràng vào cấu trúc luật pháp của chúng ta. Tôi ủng hộ Tu chính án Hyde”, ông Shelby chia sẻ với NBC News.
Trước đó, tác giả và nhà bình luận bảo thủ Candace Owens đã nhiều lần chỉ trích các đảng viên Đảng Dân chủ vì sử dụng lá bài phân biệt chủng tộc để hợp pháp hóa phá thai.
Võ Thái Hà tóm lược
Không có nhận xét nào