Header Ads

  • Breaking News

    CỨU TÂY TẠNG KHỎI ĐẢNG CỘNG SẢN TRUNG HOA RẤT QUAN TRỌNG CHO TƯƠNG LAI CỦA Á CHÂU

    Xi Jinping (Tập Cận Bình), lãnh tụ trọn đời của Đảng Cộng sản Trung Hoa (Chinese Communist Party (CCP)), gần đây đã chỉ thị cho các đảng viên của ông “hình thành một thành trì vững chắc trong việc duy trì sự ổn định” bằng cách củng cố vai trò của CCP ở Tây Tạng. Ông cũng tuyên bố rằng “trung thành tuyệt đối (với CCP) rất cần thiết để chống lại các trận chiến quan trọng (ở Tây Tạng) và ngăn ngừa các nguy cơ quan trọng.” Trong cùng công văn, ông cũng nói rằng “Phật giáo Tây Tạng phải thích ứng với xã hội chủ nghĩa và điều kiện của Trung Hoa.”


    Công văn đến lãnh đạo cao cấp của đảng trong lúc những căng thẳng biên giới đang diễn ra với Ấn Độ dọc theo Đường Kiểm soát Thật sự cho thấy CCP hầu như sẽ làm mạnh thêm các chương trình Trung Hoa hóa trong khu vực núi non nầy. Các hệ quả chiến lược, kinh tế, môi trường và văn hóa của những hành động nầy rất đáng kể và có thể có ảnh hưởng mạnh đến tương lai của Á Châu.

    Hai thập niên trước, thế kỷ 21st được ví như Thế kỷ của Á Châu, vì các quốc gia đang phát triển trong khu vực sẽ thúc đẩy tăng trưởng toàn cầu. Nhưng trong tình hình hiện nay, nếu các quốc gia trên khắp Á Châu không tập hợp lại để đánh bại các kế hoạch của CCP ở Tây Tạng, Á Châu có thể sớm chứng kiến một thế kỷ của mất mát.

    Trung tâm của cuộc khủng hoảng tiềm tàng nầy là dự trữ nước ngọt của thế giới: “Cực Thứ ba (Third Pole)”. Từ hàng ngàn năm nay, các hồ nước ngọt của Tây Tạng đã cung cấp nước cho các hệ thống sông chảy về phía Đông, Đông-Nam, Nam và Tây, nuôi dưỡng các nền văn minh lâu đời trên khắp khu vực. Ngoài Trung Hoa, các hệ thống sông chánh được các hồ nước ngọt nầy cung cấp nước gồm có Mekong, Brahmaputra và Sutlej.

    Tuy nhiên, trong một số thập niên, CCP đã thực hiện rộng rãi công tác hạ tầng cơ sở trên khắp Tây Tạng, ra vẻ là để nâng cao sự nối kết khu vực và giảm nhẹ nguy cơ lũ lụt. Tuy nhiên, bằng cách kết hợp sự mờ ám của dữ kiện mực nước và lẩn tránh thực tế của các dự án nầy, CCP đã cố gắng để rút đa số dự trữ nước ngọt cho họ, mà ít để ý đến nhu cầu của các quốc gia duyên hà ở hạ lưu trên khắp khu vực.

    Nhiều thí dụ gần đây kiểm chứng cho điều nầy. Việc thay đổi dòng sông ở Bắc Nepal đã đưa đến việc tái ấn định biên giới Trung Hoa-Nepal trên thực tế (chuyện đã rồi cho người dân Nepal).

    Zhao Lijian, phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao CCP được trích lời tuyên bố rằng cộng đồng quốc tế đã cáo buộc sai trái CCP đã kiểm soát sông Mekong. Tuy nhiên, tình trạng giống như hạn hán hiện đang xảy ra dọc theo sông Mekong trong lúc các hồ chứa trên khắp Tây Tạng đầy tràn và gây ngập lụt trên diện rộng ở Tây và Trung Trung Hoa.

    Mặc dù vẫn còn hy vọng cho một mùa lũ trễ trong Mekong trong năm nay, mực nước trong hồ chứa cho đến nay tương tự như năm 2019, khi toàn thể khu vực bị hạn hán nghiêm trọng. Nền kinh tế của Myanmar, Thái Lan, Lào, Cambodia và Việt Nam có thể bị ảnh hưởng đáng kể bởi việc chuyển nước của sông Mekong như thế.

    Tương tự, việc đổi màu thường xuyên của nước trong sông Brahmaputra tạo ra lo ngại ở Ấn Độ về việc xây cất không được thông báo ở thượng lưu, có thể làm tổn thưởng cả Ấn Độ lẫn Bangladesh. Với “khủng hoảng lương thực” đang lù lù hiện ra, Xi Jinping và CCP của ông hầu như tăng tốc các nỗ lực để rút dự trữ nước ngọt của Tây Tạng để sử dụng. Nỗ lực quốc tế cấp bách, có phối hợp và bền bĩ rất cần thiết để đánh bại chiến lược nầy của CCP.

    Hơn nữa, các nỗ lực chánh trị-xã hội hiện đang diễn ra của CCP ở Tây Tạng cũng cần được cứu xét. Kể từ Quân đội CCP sát nhập trái phép Tây Tạng trong năm 1950, người dân Tây Tạng bị buộc thay đổi lối sống của họ. Họ bị buộc phải từ bỏ làng mạc, cuộc sống cổ truyền và tự do tín ngưỡng, để sống sót dưới chế độ CCP. Tái định cư đại qui mô các cán bộ của CCP đến Tây Tạng làm cho nhân khẩu học trong khu vực thay đổi.

    Trong những năm gần đây, cũng có việc quân sự hóa nhanh chóng toàn khu vực Tây Tạng, tăng cường vị thế chánh trị của CCP và tính dễ tổn thương của người bản xứ. Đây là một trò đùa vì Tây Tạng là thành trì của Phật giáo, một trong các tôn giáo hòa bình nhất đang tồn tại.

    Với Lãnh tụ Tinh thần, Dalai Lama thứ 14th Tenzin Gyatso đã 85 tuổi và Panchem Lama Gedhun Choekyi Nyima hiện thời bị CPP bắt giữ từ năm 1995, cộng đồng Phật giáo Tây Tạng quả thật có thể đối mặt với sự trống vắng lãnh đạo trong thời gian đến. CCP “chấp nhận” Panchem Lama được nhận thấy ở Trung Hoa nhưng nhận được ủng hộ giới hạn của cộng đồng Phật giáo Tây Tạng. Vấn đề nầy tồi tệ thêm vì CCP khăng khăng rằng Dalai Lama kế tiếp phải được đảng “chấp thuận”. Nói đơn giản, Xi Jinping sẽ quyết định ai sẽ là “thánh sống” của phật tử Tây Tạng!

    Hơn thế, lời kêu gọi gần đây để củng cố “Chủ nghĩa Xã hội và tầm quan trọng của Trung Hoa” ở Tây Tạng ám chỉ rằng các trại cải tạo ở Xinjiang, nơi hàng triệu người Uighurs đã bị “tuyên truyền” hầu như sẽ được sao y ở Tây Tạng. Điều nầy sẽ có hệ quả mạnh mẽ đối với toàn thể cộng đồng Phật giáo Tây Tạng, đang đối mặt với một tương lai bấp bênh và dễ tổn thương.

    Do đó, cộng đồng toàn cầu phải cấp bách công nhận mối đe dọa của các kế hoạch bất chính của CCP ở Tây Tạng. Một lời kêu gọi đoàn kết toàn cầu để chống lại CCP rất cần thiết cho sự sống còn của cộng đồng cũng như sự tăng trưởng tiếp tục và an ninh của các nền kinh tế đang phát triển trên khắp Á Châu.

    Đáp ứng toàn cầu sẽ đòi hỏi 3 hành động của CCP để biểu lộ ý định và sự tin cậy – phi quân sự hóa có ý nghĩa Tây Tạng để bảo vệ cộng đồng địa phương, thỏa thuận quản lý và chia sẻ nước tồng quát với tất cả các quốc gia duyên hà ở hạ lưu và giám sát quốc tế độc lập các hoạt động xây cất hạ tầng cơ sở ở Tây Tạng để tránh thảm họa kinh tế và môi trường ở Á Châu.

    Xi Jinping và lãnh đạo của CCP đang ở trước ngả ba đường, nơi khẩu hiệu sai trái “sự trỗi dậy hòa bình của Trung Hoa” cuối cùng bị vứt bỏ. Với bất mãn trên toàn cầu gia tăng đối với CCP, một đáp ứng toàn cầu có phối hợp để cứu Tây Tạng sẽ cho thấy rằng sự nhã nhặn của các quốc gia có thể thi hành “các quy tắc dựa trên trật tự toàn cầu”. Về lâu dài, hành động như thế cũng sẽ bảo đảm rằng “Thế kỷ của Á Châu” sẽ đem lại tiềm năng bao la của nó, mang thêm thịnh vượng trên khắp thế giới.

    Không có nhận xét nào