Vào cuối tháng 12/2020, tạp chí Foreign Policy của Mỹ đã công bố một báo cáo điều tra dài về cuộc chiến dữ liệu toàn cầu giữa các cơ quan tình báo của Trung Quốc và Hoa Kỳ trong thập kỷ qua. Báo cáo dựa trên các cuộc phỏng vấn sâu rộng với hơn 30 quan chức tình báo và an ninh quốc gia Hoa Kỳ tiền nhiệm và đương nhiệm.
Báo cáo được chia thành ba phần:
Phần 1: Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) phân tích tài liệu đánh cắp được để xác định các điệp viên Mỹ;
Phần 2: Cơ quan tình báo Mỹ dưới thời Tổng thống Obama đã phải vật lộn như thế nào trong quá trình ông Tập Cận Bình củng cố quyền lực;
Phần 3: Hoạt động của cơ quan tình báo dưới thời Tổng thống Trump và sự hợp tác ngày càng khăng khít giữa cơ quan tình báo của ĐCSTQ và Big Tech.
Bài viết này giới thiệu phần thứ nhất: ĐCSTQ phân tích tài liệu đánh cắp được để xác định các điệp viên Mỹ.
Vào khoảng năm 2013, cơ quan tình báo Hoa Kỳ nhận thấy một vấn đề gây chấn động, đó là các đặc vụ chìm của Cơ quan Tình báo Trung ương Hoa Kỳ (CIA) được cử đến các nước ở Châu Phi và Châu Âu đã bị cơ quan tình báo ĐCSTQ xác định được trong một khoảng thời gian ngắn. Vậy vấn đề nằm ở đâu? Diễn biến của vụ việc này có lẽ phải lùi lại 20 năm. Một cựu quan chức an ninh quốc gia cấp cao của Mỹ cho biết, "Hoa Kỳ và Trung Quốc đã va chạm với nhau trên quy mô toàn cầu. Nó đã mở ra một chiếc hộp Pandora mang tính toàn cầu".
CIA lợi dụng thói tham nhũng của ĐCSTQ để chiêu mộ điệp viên ở Trung Quốc
Từ năm 2000 đến 2010, CIA đã lợi dụng sự hủ bại của bộ máy quan liêu ĐCSTQ để phát triển lực lượng tình báo ở Trung Quốc. Vào năm 2000 ở Trung Quốc, lương chính thức của các quan chức ĐCSTQ không cao, có thể là dưới 2.000 nhân dân tệ (khoảng 7 triệu VNĐ theo tỷ giá hiện tại) mỗi tháng, nhưng thu nhập từ nguồn không chính thức của họ đã vượt quá mức lương chính thức rất nhiều. Và thời điểm đó, những quan chức nào không tham nhũng thì sẽ bị đồng nghiệp cho là kẻ ngốc, vì có tiền mua gì cũng được, và tình cờ là CIA có rất nhiều tiền.
CIA trả lương cho các điệp viên và người cung cấp thông tin khá hậu hĩnh. Vào những năm 2000, nếu họ là điệp viên cấp cao nhất trong các cơ sở ngoại giao của một số quốc gia (như Trung Quốc, Nga, Iran và Triều Tiên), họ có thể kiếm được 1.000.000 nhân dân tệ (khoảng 3,5 tỷ VNĐ theo tỷ giá hiện tại) mỗi năm. Loại thù lao này có thể được trả dưới nhiều hình thức, chẳng hạn như trả học phí và sinh hoạt phí cho con cái của các quan chức học đại học ở nước ngoài.
Việc tuyển mộ của CIA quá thành công đến nỗi khiến Bắc Kinh phải cảnh giác. Theo một cựu quan chức CIA cấp cao, “họ (ĐCSTQ) bị buộc phải nhìn ra vấn đề của chính mình và những sai lầm của chúng tôi cũng đã giúp họ nhìn ra vấn đề của bản thân”. Ban lãnh đạo ĐCSTQ nhận ra rằng, nếu không hạn chế được tham nhũng thì đó sẽ không chỉ là mối đe dọa đối với sự tồn tại của chính quyền trong nước, mà nó còn là mối đe dọa to lớn đối với việc phản gián, từ đó sẽ tạo cơ hội cho các cơ quan tình báo của đối phương, ví dụ như CIA. Tổng bí thư ĐCSTQ lúc đó là ông Hồ Cẩm Đào đã nói tại Đại hội ĐCSTQ năm 2012 rằng: "Nếu chúng ta không giải quyết tốt vấn nạn (tham nhũng) này, nó có thể... thậm chí dẫn đến sự sụp đổ của đảng và quốc gia”.
Cuối năm 2012, ông Tập Cận Bình công bố chiến dịch chống tham nhũng mới nhằm củng cố quyền lực, nhưng nó cũng liên quan đến hành động của CIA. Các cựu quan chức tình báo Mỹ nói rằng trước khi ông Tập Cận Bình tiến hành chỉnh đốn bộ máy, tình trạng tham nhũng vặt thường hay xảy ra trong Bộ An ninh Quốc gia của ĐCSTQ. Các điệp viên ĐCSTQ đôi khi chuyển tiền được cấp cho các hoạt động vào túi riêng của họ; các tin tặc của chính quyền ĐCSTQ có khi còn làm tội phạm mạng bán thời gian, sau đó sẽ chia chác cho sếp của cơ quan tình báo. Nhưng các hoạt động này ngày càng khó duy trì vì các hành động mạnh tay của ông Tập.
Bắc Kinh nhổ tận gốc mạng lưới gián điệp của CIA ở Trung Quốc
Năm 2010, ĐCSTQ phát hiện ra rằng mạng lưới gián điệp của CIA đang trải khắp trong quân đội, cơ quan tình báo và các cơ quan khác của họ. Các quan chức tình báo ĐCSTQ bắt đầu khai thác lỗ hổng trong hệ thống liên lạc bí mật giữa các nhân viên CIA (lỗ hổng lần đầu tiên được phát hiện bởi Iran, và có lẽ họ đã nói với Bắc Kinh điều này). Từ năm 2010 đến năm 2012, mạng lưới CIA ở Trung Quốc đã bị nhổ tận gốc, ĐCSTQ đã bỏ tù và giết hàng chục người.
Theo ký ức của hai cựu quan chức CIA, vào khoảng năm 2010, cơ quan an ninh của ĐCSTQ đã xây dựng một kế hoạch tình báo di chuyển phức tạp và phát triển cơ sở dữ liệu để theo dõi các chuyến bay và danh sách hành khách. “Chúng tôi đã nghiên cứu rất kỹ lưỡng và (các điệp viên Trung Quốc) đang tích cực sử dụng kế hoạch này để tiến hành các hoạt động tình báo phản gián và tấn công”. Có thể khẳng định là ĐCSTQ đã đánh cắp được một lượng lớn dữ liệu trước khi phát hiện ra hành động của cơ quan tình báo Hoa Kỳ.
Tuy nhiên, tình trạng hỗn loạn từ năm 2010 đến năm 2012 đã tạo động lực cho Bắc Kinh theo đuổi các mục tiêu lớn hơn và liều lĩnh hơn. Họ cũng đã tích hợp cơ sở hạ tầng để xử lý lượng lớn thông tin bị đánh cắp. Đó là lúc các cơ quan tình báo của ĐCSTQ chuyển đổi từ việc đánh cắp dữ liệu sang nhanh chóng sàng lọc thông tin hữu ích từ dữ liệu. Các quan chức Hoa Kỳ cũng nhận thấy rằng hầu hết các cơ sở tình báo của ĐCSTQ đều nằm gần các trung tâm xử lý dữ liệu và ngôn ngữ. Chính những khả năng mới này đã giúp ĐCSTQ xâm nhập thành công vào Văn phòng Quản lý Nhân sự Hoa Kỳ (OPM), và tạo ra một tác động khủng khiếp.
Nhân viên CIA được cử đến châu Phi và châu Âu nhanh chóng bị xác định
Vào khoảng năm 2013, cơ quan tình báo Hoa Kỳ đã nhận thấy một vấn đề gây chấn động. Các nhân viên CIA được bí mật cử đến các nước ở Châu Phi và Châu Âu đã bị cơ quan tình báo của ĐCSTQ xác định trong một khoảng thời gian ngắn, thậm chí có lúc còn bị các đặc vụ ĐCSTQ giám sát ngay khi vừa nhập cảnh và đi qua quầy kiểm tra hộ chiếu. Có lúc các đặc vụ ĐCSTQ còn công khai theo dõi nhân viên CIA mà không hề che giấu, có vẻ như họ muốn Hoa Kỳ biết rằng họ đã xác định được danh tính của điệp viên CIA.
Một cựu quan chức tình báo Mỹ nói: “Người Trung Quốc (ĐCSTQ) không thể nào biết được danh tính và vị trí của điệp viên chìm”. Nhưng làm thế nào mà ĐCSTQ có được thông tin của những nhân viên tình báo này, họ đã rất khó hiểu.
Trong những năm trước đây, CIA rất giỏi trong việc tìm kiếm nội gián, nhưng giờ họ cho rằng việc điệp viên chìm của họ bị phát hiện rất có khả năng liên quan đến gián điệp mạng của ĐCSTQ, cụ thể là việc ĐCSTQ xâm nhập thành công vào Văn phòng Quản lý Nhân sự Hoa Kỳ (OPM). Trong vụ này, tin tặc Trung Quốc đã đánh cắp thông tin cá nhân chi tiết của 21,5 triệu quan chức Mỹ đương nhiệm và tiền nhiệm, vợ/chồng của họ và những người đến xin việc, bao gồm thông tin về sức khỏe, nơi cư trú, việc làm, dấu vân tay và dữ liệu tài chính. Những điều tra chi tiết về hồ sơ sức khỏe tâm thần, lịch sử tình dục, sở thích cá nhân và liệu người thân ở nước ngoài của một người có thể bị chính phủ tống tiền hay không... của một số người cũng đã bị đánh cắp. Mặc dù đến năm 2015 Hoa Kỳ mới tiết lộ lỗ hổng này, nhưng các quan chức tình báo Hoa Kỳ đã biết về vụ xâm nhập OPM từ vào năm 2012.
Các quan chức tình báo nói rằng khi so sánh với thông tin chi tiết về hành trình và các dữ liệu bị đánh cắp khác, thông tin trong OPM rất có khả năng đã cung cấp cho bộ phận tình báo ĐCSTQ những manh mối lớn về các kiểu hành vi bất thường, lý lịch cá nhân hoặc kinh nghiệm làm việc của một người. Những manh mối này sẽ giúp gắn nhãn các cá nhân có thể là đặc vụ Mỹ.
Cựu nhà phân tích Trung Quốc của CIA - Gail Helt nhớ lại phản ứng của mình trước vụ OPM bị xâm nhập như sau: "Ôi, lạy Chúa, điều này sẽ có ảnh hưởng như thế nào đối với tất cả những ai đã từng đến Trung Quốc? Nó sẽ có ảnh hưởng như thế nào đối với những người mà chúng ta chính thức chiêu mộ, những người nói chuyện cùng chúng ta và cả gia đình của họ? Và việc tuyển dụng trong tương lai của tổ chức sẽ như thế nào? Điều này thực sự quá đáng sợ. Nó quả là đáng sợ".
Ông Douglas Wise, cựu Phó Giám đốc Cơ quan Tình báo Quốc phòng Mỹ (DIA), đã bày tỏ mối quan ngại sâu sắc và thúc giục toàn bộ cộng đồng tình báo phải tiến hành đánh giá thiệt hại xung quanh vụ OPM và các vụ tấn công mạng khác. Một số người lo lắng rằng vì ĐCSTQ đã nắm rõ các yêu cầu và quy trình của chính phủ Hoa Kỳ khi tuyển dụng các vị trí nhạy cảm, ĐCSTQ có thể lọc dữ liệu OPM, điều chỉnh các hồ sơ cá nhân lý tưởng và chèn gián điệp của ĐCSTQ vào chính phủ Hoa Kỳ.
Việc nghiên cứu dữ liệu OPM đã mang lại cho ĐCSTQ cơ hội chưa từng có để quan sát kỹ cách hoạt động của hệ thống Hoa Kỳ. Tuy nhiên, đồng thời do mạng lưới điệp viên ở Trung Quốc mà CIA dày công thiết lập đã bị phá hủy hoàn toàn, nên Hoa Kỳ đã mắt nhắm mắt mở khi giao dịch với ĐCSTQ, khiến những tranh cãi về vấn đề làm thế nào để đối phó với Trung Quốc (ĐCSTQ) trong chính phủ Hoa Kỳ ngày càng gay gắt.
https://www.ntdvn.
Phần 1: Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) phân tích tài liệu đánh cắp được để xác định các điệp viên Mỹ;
Phần 2: Cơ quan tình báo Mỹ dưới thời Tổng thống Obama đã phải vật lộn như thế nào trong quá trình ông Tập Cận Bình củng cố quyền lực;
Phần 3: Hoạt động của cơ quan tình báo dưới thời Tổng thống Trump và sự hợp tác ngày càng khăng khít giữa cơ quan tình báo của ĐCSTQ và Big Tech.
Bài viết này giới thiệu phần thứ nhất: ĐCSTQ phân tích tài liệu đánh cắp được để xác định các điệp viên Mỹ.
Vào khoảng năm 2013, cơ quan tình báo Hoa Kỳ nhận thấy một vấn đề gây chấn động, đó là các đặc vụ chìm của Cơ quan Tình báo Trung ương Hoa Kỳ (CIA) được cử đến các nước ở Châu Phi và Châu Âu đã bị cơ quan tình báo ĐCSTQ xác định được trong một khoảng thời gian ngắn. Vậy vấn đề nằm ở đâu? Diễn biến của vụ việc này có lẽ phải lùi lại 20 năm. Một cựu quan chức an ninh quốc gia cấp cao của Mỹ cho biết, "Hoa Kỳ và Trung Quốc đã va chạm với nhau trên quy mô toàn cầu. Nó đã mở ra một chiếc hộp Pandora mang tính toàn cầu".
CIA lợi dụng thói tham nhũng của ĐCSTQ để chiêu mộ điệp viên ở Trung Quốc
Từ năm 2000 đến 2010, CIA đã lợi dụng sự hủ bại của bộ máy quan liêu ĐCSTQ để phát triển lực lượng tình báo ở Trung Quốc. Vào năm 2000 ở Trung Quốc, lương chính thức của các quan chức ĐCSTQ không cao, có thể là dưới 2.000 nhân dân tệ (khoảng 7 triệu VNĐ theo tỷ giá hiện tại) mỗi tháng, nhưng thu nhập từ nguồn không chính thức của họ đã vượt quá mức lương chính thức rất nhiều. Và thời điểm đó, những quan chức nào không tham nhũng thì sẽ bị đồng nghiệp cho là kẻ ngốc, vì có tiền mua gì cũng được, và tình cờ là CIA có rất nhiều tiền.
CIA trả lương cho các điệp viên và người cung cấp thông tin khá hậu hĩnh. Vào những năm 2000, nếu họ là điệp viên cấp cao nhất trong các cơ sở ngoại giao của một số quốc gia (như Trung Quốc, Nga, Iran và Triều Tiên), họ có thể kiếm được 1.000.000 nhân dân tệ (khoảng 3,5 tỷ VNĐ theo tỷ giá hiện tại) mỗi năm. Loại thù lao này có thể được trả dưới nhiều hình thức, chẳng hạn như trả học phí và sinh hoạt phí cho con cái của các quan chức học đại học ở nước ngoài.
Việc tuyển mộ của CIA quá thành công đến nỗi khiến Bắc Kinh phải cảnh giác. Theo một cựu quan chức CIA cấp cao, “họ (ĐCSTQ) bị buộc phải nhìn ra vấn đề của chính mình và những sai lầm của chúng tôi cũng đã giúp họ nhìn ra vấn đề của bản thân”. Ban lãnh đạo ĐCSTQ nhận ra rằng, nếu không hạn chế được tham nhũng thì đó sẽ không chỉ là mối đe dọa đối với sự tồn tại của chính quyền trong nước, mà nó còn là mối đe dọa to lớn đối với việc phản gián, từ đó sẽ tạo cơ hội cho các cơ quan tình báo của đối phương, ví dụ như CIA. Tổng bí thư ĐCSTQ lúc đó là ông Hồ Cẩm Đào đã nói tại Đại hội ĐCSTQ năm 2012 rằng: "Nếu chúng ta không giải quyết tốt vấn nạn (tham nhũng) này, nó có thể... thậm chí dẫn đến sự sụp đổ của đảng và quốc gia”.
Cuối năm 2012, ông Tập Cận Bình công bố chiến dịch chống tham nhũng mới nhằm củng cố quyền lực, nhưng nó cũng liên quan đến hành động của CIA. Các cựu quan chức tình báo Mỹ nói rằng trước khi ông Tập Cận Bình tiến hành chỉnh đốn bộ máy, tình trạng tham nhũng vặt thường hay xảy ra trong Bộ An ninh Quốc gia của ĐCSTQ. Các điệp viên ĐCSTQ đôi khi chuyển tiền được cấp cho các hoạt động vào túi riêng của họ; các tin tặc của chính quyền ĐCSTQ có khi còn làm tội phạm mạng bán thời gian, sau đó sẽ chia chác cho sếp của cơ quan tình báo. Nhưng các hoạt động này ngày càng khó duy trì vì các hành động mạnh tay của ông Tập.
Bắc Kinh nhổ tận gốc mạng lưới gián điệp của CIA ở Trung Quốc
Năm 2010, ĐCSTQ phát hiện ra rằng mạng lưới gián điệp của CIA đang trải khắp trong quân đội, cơ quan tình báo và các cơ quan khác của họ. Các quan chức tình báo ĐCSTQ bắt đầu khai thác lỗ hổng trong hệ thống liên lạc bí mật giữa các nhân viên CIA (lỗ hổng lần đầu tiên được phát hiện bởi Iran, và có lẽ họ đã nói với Bắc Kinh điều này). Từ năm 2010 đến năm 2012, mạng lưới CIA ở Trung Quốc đã bị nhổ tận gốc, ĐCSTQ đã bỏ tù và giết hàng chục người.
Theo ký ức của hai cựu quan chức CIA, vào khoảng năm 2010, cơ quan an ninh của ĐCSTQ đã xây dựng một kế hoạch tình báo di chuyển phức tạp và phát triển cơ sở dữ liệu để theo dõi các chuyến bay và danh sách hành khách. “Chúng tôi đã nghiên cứu rất kỹ lưỡng và (các điệp viên Trung Quốc) đang tích cực sử dụng kế hoạch này để tiến hành các hoạt động tình báo phản gián và tấn công”. Có thể khẳng định là ĐCSTQ đã đánh cắp được một lượng lớn dữ liệu trước khi phát hiện ra hành động của cơ quan tình báo Hoa Kỳ.
Tuy nhiên, tình trạng hỗn loạn từ năm 2010 đến năm 2012 đã tạo động lực cho Bắc Kinh theo đuổi các mục tiêu lớn hơn và liều lĩnh hơn. Họ cũng đã tích hợp cơ sở hạ tầng để xử lý lượng lớn thông tin bị đánh cắp. Đó là lúc các cơ quan tình báo của ĐCSTQ chuyển đổi từ việc đánh cắp dữ liệu sang nhanh chóng sàng lọc thông tin hữu ích từ dữ liệu. Các quan chức Hoa Kỳ cũng nhận thấy rằng hầu hết các cơ sở tình báo của ĐCSTQ đều nằm gần các trung tâm xử lý dữ liệu và ngôn ngữ. Chính những khả năng mới này đã giúp ĐCSTQ xâm nhập thành công vào Văn phòng Quản lý Nhân sự Hoa Kỳ (OPM), và tạo ra một tác động khủng khiếp.
Nhân viên CIA được cử đến châu Phi và châu Âu nhanh chóng bị xác định
Vào khoảng năm 2013, cơ quan tình báo Hoa Kỳ đã nhận thấy một vấn đề gây chấn động. Các nhân viên CIA được bí mật cử đến các nước ở Châu Phi và Châu Âu đã bị cơ quan tình báo của ĐCSTQ xác định trong một khoảng thời gian ngắn, thậm chí có lúc còn bị các đặc vụ ĐCSTQ giám sát ngay khi vừa nhập cảnh và đi qua quầy kiểm tra hộ chiếu. Có lúc các đặc vụ ĐCSTQ còn công khai theo dõi nhân viên CIA mà không hề che giấu, có vẻ như họ muốn Hoa Kỳ biết rằng họ đã xác định được danh tính của điệp viên CIA.
Một cựu quan chức tình báo Mỹ nói: “Người Trung Quốc (ĐCSTQ) không thể nào biết được danh tính và vị trí của điệp viên chìm”. Nhưng làm thế nào mà ĐCSTQ có được thông tin của những nhân viên tình báo này, họ đã rất khó hiểu.
Trong những năm trước đây, CIA rất giỏi trong việc tìm kiếm nội gián, nhưng giờ họ cho rằng việc điệp viên chìm của họ bị phát hiện rất có khả năng liên quan đến gián điệp mạng của ĐCSTQ, cụ thể là việc ĐCSTQ xâm nhập thành công vào Văn phòng Quản lý Nhân sự Hoa Kỳ (OPM). Trong vụ này, tin tặc Trung Quốc đã đánh cắp thông tin cá nhân chi tiết của 21,5 triệu quan chức Mỹ đương nhiệm và tiền nhiệm, vợ/chồng của họ và những người đến xin việc, bao gồm thông tin về sức khỏe, nơi cư trú, việc làm, dấu vân tay và dữ liệu tài chính. Những điều tra chi tiết về hồ sơ sức khỏe tâm thần, lịch sử tình dục, sở thích cá nhân và liệu người thân ở nước ngoài của một người có thể bị chính phủ tống tiền hay không... của một số người cũng đã bị đánh cắp. Mặc dù đến năm 2015 Hoa Kỳ mới tiết lộ lỗ hổng này, nhưng các quan chức tình báo Hoa Kỳ đã biết về vụ xâm nhập OPM từ vào năm 2012.
Các quan chức tình báo nói rằng khi so sánh với thông tin chi tiết về hành trình và các dữ liệu bị đánh cắp khác, thông tin trong OPM rất có khả năng đã cung cấp cho bộ phận tình báo ĐCSTQ những manh mối lớn về các kiểu hành vi bất thường, lý lịch cá nhân hoặc kinh nghiệm làm việc của một người. Những manh mối này sẽ giúp gắn nhãn các cá nhân có thể là đặc vụ Mỹ.
Cựu nhà phân tích Trung Quốc của CIA - Gail Helt nhớ lại phản ứng của mình trước vụ OPM bị xâm nhập như sau: "Ôi, lạy Chúa, điều này sẽ có ảnh hưởng như thế nào đối với tất cả những ai đã từng đến Trung Quốc? Nó sẽ có ảnh hưởng như thế nào đối với những người mà chúng ta chính thức chiêu mộ, những người nói chuyện cùng chúng ta và cả gia đình của họ? Và việc tuyển dụng trong tương lai của tổ chức sẽ như thế nào? Điều này thực sự quá đáng sợ. Nó quả là đáng sợ".
Ông Douglas Wise, cựu Phó Giám đốc Cơ quan Tình báo Quốc phòng Mỹ (DIA), đã bày tỏ mối quan ngại sâu sắc và thúc giục toàn bộ cộng đồng tình báo phải tiến hành đánh giá thiệt hại xung quanh vụ OPM và các vụ tấn công mạng khác. Một số người lo lắng rằng vì ĐCSTQ đã nắm rõ các yêu cầu và quy trình của chính phủ Hoa Kỳ khi tuyển dụng các vị trí nhạy cảm, ĐCSTQ có thể lọc dữ liệu OPM, điều chỉnh các hồ sơ cá nhân lý tưởng và chèn gián điệp của ĐCSTQ vào chính phủ Hoa Kỳ.
Việc nghiên cứu dữ liệu OPM đã mang lại cho ĐCSTQ cơ hội chưa từng có để quan sát kỹ cách hoạt động của hệ thống Hoa Kỳ. Tuy nhiên, đồng thời do mạng lưới điệp viên ở Trung Quốc mà CIA dày công thiết lập đã bị phá hủy hoàn toàn, nên Hoa Kỳ đã mắt nhắm mắt mở khi giao dịch với ĐCSTQ, khiến những tranh cãi về vấn đề làm thế nào để đối phó với Trung Quốc (ĐCSTQ) trong chính phủ Hoa Kỳ ngày càng gay gắt.
https://www.ntdvn.
Không có nhận xét nào