Header Ads

  • Breaking News

    Các Luật sư của hai phía nói gì về sự kiện 19 bang tham gia cùng Texas kiện 4 bang chiến trường

    BREAKING: Arizona Joins Texas SCOTUS Lawsuit For Total of 19 States Suing Over Election Integrity

    A total of 19 states are headed to the Supreme Court to challenge the elections held in Pennsylvania, Michigan, Wisconsin, and Georgia.

    Nguồn : https://nationalfile.com/

    Mộc Trà Lược dịch

    Tối cao Pháp viện - niềm hy vọng cuối cùng để lật ngược thế cờ của Tổng thống Trump. (Getty Images)

    Bộ trưởng Tư pháp Texas Ken Paxton đã gây bão thế giới pháp luật hôm thứ Ba với một bản đệ trình lên Tòa án Tối cao thế giới dài 92 trang, để thách thức kết quả của cuộc bầu cử năm 2020. Các luật sư trên khắp các lĩnh vực chính trị đã phản ứng trên Twitter với sự vui mừng và thất vọng trước sức mạnh đáng ngạc nhiên của các tuyên bố này.

    Phát súng đầu tiên của chuỗi “sự kiện lớn sẽ xảy ra” đã nổ

    Ngày 7/12 vừa qua, Tổng thống Donald Trump đã nói với phóng viên tại Nhà Trắng rằng: “Những chuyện lớn sẽ xảy ra trong hai ngày tới”. Thời điểm ông phát biểu, cuộc bầu cử đã đi đến giai đoạn cuối và dường như các cánh cửa lật lại thế cờ của ông đều đóng lại sau khi một loạt các bang tranh chấp bác đơn của đội ngũ luật sư đang chiến đấu cho tổng thống đương nhiệm. Ông Trump vốn nổi tiếng là một tổng thống nói được làm được, nên tuyên bố này khiến cho không chỉ người dân Mỹ mà toàn thế giới cũng như các đối thủ của ông phải nín thở chờ đợi…

    Đêm 7/12, phát súng đầu tiên đã nổ: Bộ trưởng Tư pháp Texas Ken Paxton đã gây bão thế giới pháp luật hôm thứ Ba với một bản đệ trình lên Tòa án Tối cao thế giới dài 92 trang, để thách thức kết quả của cuộc bầu cử năm 2020. Các luật sư trên khắp các lĩnh vực chính trị đã phản ứng trên Twitter với sự vui mừng và thất vọng trước sức mạnh đáng ngạc nhiên của các tuyên bố này.

    Đơn kiện của bang Texas có mấy điểm chính, trong đó xoay quanh việc bang nguyên đơn phản đối sự điều hành của Bang bị đơn đối với cuộc bầu cử năm 2020 theo Điều Khoản bầu cử, Điều II, Mục 1, Khoản 2 và Tu chính án thứ 14 của Hiến pháp Mỹ: 

    Cơ quan mục vụ (Office of the Secretary of State), Tối cao Pháp viện các tiểu bang trên tự ý đề ra các quy định, thay đổi luật bầu cử... ngay trước khi diễn ra tổng tuyển cử. Đáng ra việc thay đổi này phải do nghị viện các tiểu bang tiến hành; 

    Cùng các quy định sửa đổi về bầu cử, nhưng khi áp dụng lại không thống nhất giữa các địa hạt trên cả tiểu bang; 

    Các quy định kéo dài kiểm phiếu sau khi thời hạn bỏ phiếu kết thúc là vi hiến; 

    Rất nhiều sai sót xảy ra trong quá trình kiểm, đếm phiếu như lỗi máy đếm phiếu Dominion, sự can thiệp và sai sót có chủ ý của con người, phiếu gửi bằng thư thiếu đối chiếu chữ ký, nhiều người đi bỏ phiếu trực tiếp nhưng không bỏ được vì đã có người khác "bỏ cho" trước đó…

    Bang Texas cho rằng tất cả những sai sót này trong đó có cả những vi phạm về luật bầu cử Tiểu bang đã phạm đến tiêu chuẩn bầu cử của Liên Bang như Điều khoản Bảo vệ bình đẳng và quy trình đúng luật. Thế nên, cần đưa vụ việc ra phán xét dưới Luật Liên Bang như vụ tranh chấp Bush và Gore năm 2000.

    Tiểu bang Texas đệ trình rằng những bất thường trong bầu cử năm nay đã vượt quá những gì đã xảy ra năm 2000 về mức độ trong những khác biệt đối với luật bầu cử tiểu bang và liên bang. Hơn nữa, những sai sót này khi tích lũy lại đã đủ làm cho nước Mỹ không thể biết chính xác ai là người chiến thắng trong kỳ bầu cử 2020 và đe dọa làm lu mờ tất cả các cuộc bầu cử trong tương lai.

    Texas cáo buộc rằng bằng cách sử dụng dịch COVID làm lý do, các quan chức chính phủ ở 4 bang bị kiện đã tước quyền của cơ quan lập pháp và sửa đổi quy định bầu cử một cách vi hiến. Cuối cùng, họ gửi đi hàng triệu phiếu bầu qua thư mà không có tài liệu kiểm soát (chain of custody), đồng thời làm suy yếu đi biện pháp mạnh nhất để bảo vệ tính toàn vẹn của phiếu bầu là xác nhận chữ ký và nhân chứng giám sát kiểm phiếu. Vì thế, Pháp viện Tối cao nên lùi hạn bầu chọn của Cử tri đoàn qua sau ngày 14/12.

    Khi đệ đơn kiện, ông Paxton nói: "Sự tin tưởng vào tính toàn vẹn của các quy trình bầu cử của chúng tôi là bất khả xâm phạm, và ràng buộc quyền công dân của chúng tôi và các bang trong Liên minh này với nhau. Georgia, Michigan, Pennsylvania và Wisconsin đã phá hủy lòng tin đó và làm tổn hại đến an ninh và tính toàn vẹn của cuộc bầu cử năm 2020".

    Ngay sau khi Texas có đơn kiện lên tòa án tối cao thì các tiểu bang như Alabama và Louisiana cũng "khởi nghĩa" cùng Texas tham gia vào kiện bốn tiểu bang nêu trên. Đến sáng ngày 9/12, con số này là 17 bang, đến hết ngày 9/12, con số này tổng cộng là 19 bang. Những bang được đưa tin tham gia kiện chung với Texas không cần thiết phải đưa đơn kiện riêng, Tổng chưởng lý bang chỉ cần viết văn bản để bày tỏ sự ủng hộ hoặc như trường hợp của Tổng chưởng lý Missouri Eric Schmitt khi ông phát biểu sẽ giúp đội Texas. 

    Tại sao Texas phải chờ đến giờ phút cuối cùng sắp bước qua ngày 8/12 mới phát đơn kiện lên Tối cao Pháp viện mà không kiện sớm hơn?

    Đây rất có thể là chiêu “dụ rắn khỏi hang” của chàng “cao bồi viễn Tây” Texas này: nếu sớm hơn thì sẽ “đánh rắn động cỏ”, có thời gian để những kẻ ẩn mình tìm được đường thoát thân. Vì vậy, cần phải chờ đến giờ phút cuối cùng khi 4 bang chuẩn bị quyết định chốt danh sách Cử tri đoàn. Nghĩa là hành động Vi Hiến và quyết định Vi Hiến đã trở nên không thể chối cãi!

    Vụ kiện tranh chấp có một không hai này nhằm buộc Tối cao Pháp viện phải vào cuộc và phải đưa ra phán quyết của mình mà không thể thoái thác, đùn đẩy hay đá trái bóng này cho Quốc hội lưỡng viện bởi việc minh xác và làm sống dậy tinh thần của Hiến pháp là trách nhiệm của Tối cao Pháp viện. Vụ việc này đã được chính thức giao cho Tòa án Tối cao, cơ quan có thẩm quyền ban đầu và cuối cùng về vấn đề này. Điều đó có nghĩa là các đương sự không phải nộp đơn xin cấp giấy chứng nhận và Tòa án tối cao có nghĩa vụ phải xem xét vụ việc trên cơ sở của mình. Phản hồi của các bị cáo là vào thứ Năm, ngày 10 tháng 12 lúc 3 giờ chiều theo giờ ET (giờ chuẩn miền Đông - Bắc Mỹ).

    Tổng thống Trump kêu gọi: “Đất nước chúng ta đứng trước ngã ba đường quan trọng. Hoặc là Hiến pháp phải được tuân thủ (ngay cả khi một số quan chức coi điều đó là bất tiện hoặc lỗi thời) hoặc là nó chỉ đơn giản là một mảnh giấy da trưng bày tại Viện Lưu trữ Quốc gia. Chúng tôi thỉnh cầu Pháp viện chọn điều đầu tiên”.

    Các luật sư ở cả hai chiến tuyến đều ngỡ ngàng trước sức mạnh bất ngờ của vụ kiện do Texas dẫn đầu thách thức cuộc bầu cử năm 2020

    Lý thuyết cho rằng Hiến pháp là một quy chế chặt chẽ, theo đó các bang đồng ý tiến hành các cuộc bầu cử của mình theo nguyên tắc pháp quyền và nếu một bang không làm như vậy, thì điều đó sẽ gây hại cho các bang khác. Do đó, Tòa án Tối cao là địa điểm thích hợp duy nhất để tranh tụng những tranh chấp như vậy và biện pháp khắc phục duy nhất có thể là một cuộc bầu cử ngẫu nhiên tại Hạ viện Hoa Kỳ mà Tổng thống Trump dự kiến ​​sẽ thắng.

    Luật sư hiến pháp hàng đầu Robert Barnes, người trở nên nổi tiếng từ giữa tháng 11 vì công khai một kho lưu trữ các bằng chứng gian lận bầu cử năm 2020, đã phát hành một video dài 15 phút nêu rõ lý do tại sao ông cho rằng vụ kiện ở Texas là cơ hội tốt nhất để lật ngược tình thế tranh chấp của Nhóm Trump kết quả của cuộc bầu cử năm 2020.

    Ông gọi đây là “một gamechanger hoàn chỉnh” với những lý do: Nếu Tòa án Tối cao vào cuộc, thì vụ kiện của Texas có nhiều khả năng sẽ được ưu tiên xử lý. Bởi vì vụ kiện của Texas không tạo gánh nặng cho Tòa án tối cao Liên bang - trong việc xác định xem có xảy ra gian lận cử tri lớn hay không, giảm đáng kể sự phức tạp của vấn đề. Nó cũng cho phép họ thực hiện biện pháp một cửa để giải quyết tất cả.

    Học giả pháp lý Hans Mahncke cũng cân nhắc, nói rằng vụ kiện ở Texas là "Là vụ kiện lý tưởng nhất" và "Đây mới là Kraken thật".

    Luật sư bầu cử hàng đầu của Đảng Cộng hòa và cũng là luật sư bào chữa luận tội hàng đầu của Tổng thống Trump đã gọi đây là một "vụ kiện quan trọng".

    Viva Frei, được mệnh dang là “Youtuber chuyên kiện tụng ở Montreal”, đã thực hiện một bài “Vlawg” dài 21 phút nhiệt tình về sự việc này. Từ góc độ người ngoài cuộc mà không có định kiến gì về ​​chính trị của Mỹ, Frei bày tỏ sự ngạc nhiên trước sự táo bạo của Paxton, trước những lý luận pháp lý và tài liệu tỉ mỉ về các vấn đề vi phạm luật bầu cử: “Để tôi nói cho bạn biết… đây là một vụ kiện được soạn thảo kỹ lưỡng! Đó là một vụ kiện bầu cử và lần tới khi ai đó nói với bạn rằng không có gì bất thường trong cuộc bầu cử này thì hãy bảo họ ĐỌC ĐƠN KIỆN NÀY!”

    Margot Cleveland, một giáo sư luật và người phụ trách chuyên mục thường xuyên tại Federalist, đã mở một cuộc thảo luận trên nguồn cấp dữ liệu Twitter. Cô rất ấn tượng với sự nghiêm túc của đơn khiếu kiện nhưng có chút hoài nghi rằng không biết Tòa án Tối cao có xử lý nó hay không. Tuy nhiên, sau khi thảo luận sâu về vấn đề này, cả hai đã đồng ý với Mahncke rằng đây là vụ kiện tốt nhất của Trump Team và hứa sẽ xuất bản một bài báo chuyên sâu về sự kiện này trong tuần.

    Ngay cả các luật sư thường hay có ý kiến thù địch với các vụ kiện liên quan đến Trump cũng thừa nhận rằng có một lập luận pháp lý vững chắc khiến cho Tòa án Tối cao buộc phải xem xét vụ việc và không thể đơn giản bỏ qua được.

    Nhưng cũng có nhiều phản ứng thất vọng hơn từ phe Cánh tả. Giáo sư Harvard Laurence Tribe, được nhiều người coi là nhà tranh tụng tài năng nhất của Tòa án Tối cao Cánh tả, đã chỉ trích vụ kiện là khởi đầu cho một "dãy" kiện tụng phù phiếm giữa các tiểu bang.

    Một số bang đi kiện một số bang khác - sự việc “xưa nay hiếm” trong lịch sử nước Mỹ

    Thực ra, nội dung kiện không có gì mới. Kể từ sau ngày 3/11, nhóm luật sư và nhiều thành viên của Đảng Cộng Hòa đã có gần 50 vụ kiện với nội dung tương tự, hầu hết đều bị bác đơn và chỉ có một vài trường hợp lên đến Tòa án Tối cao nhưng cũng không được chấp nhận thụ lý.

    Điểm mới duy nhất của các vụ kiện mới lần này là một số bang đi kiện một số bang khác.

    Lý do của bên đi kiện đưa ra là tuy việc quản lý bầu cử ở cấp tiểu bang nằm trong phạm vi quản lý ở cấp bang và các bang tự chịu trách nhiệm về công việc của mình. Tuy nhiên, vấn đề ở đây là liên quan đến bầu cử Tổng thống Mỹ, người quản lý công việc của cả quốc gia. Do đó, sai sót ở một hoặc vài tiểu bang sẽ dẫn đến thay đổi kết quả chung cuộc, và từ đó ảnh hưởng đến các tiểu bang khác.

    Việc 19 Tiểu bang hiện giờ kiện 4 Tiểu bang kia là vụ kiện hy hữu chưa có tiền lệ dựa trên nền tảng Hiến pháp, giữa một bên bảo vệ Hiến pháp với một bên giẫm đạp xâm phạm Hiến pháp. 19 tay súng Cộng Hòa đã đồng loạt cùng nhắm bắn vào 4 con hà mã RINO (Republican in Name - Thành viên đảng Cộng hòa chỉ trên danh nghĩa - chỉ những chính trị gia giả mạo là ủng hộ cánh hữu, nhưng thực tế là những kẻ cực đoan ngầm phá hoại Hiến pháp Mỹ từ bên trong).

    Về phía Tòa án Tối cao, thông thường tránh né xử lý các vụ kiện rắc rối này, vì theo sau nó là một chuỗi các sự kiện liên quan cần phải điều tra và tháo gỡ trước khi xử lý vào vấn đề chính. Nếu Tòa án Tối cao thụ lý, việc này rất có thể sẽ tạo ra tiền lệ xấu: sau này khi các bang xảy ra tranh chấp, thay vì cố gắng hòa giải thì họ sẽ theo cách này lên thẳng Tối cao Pháp viện để xử lý, điều này có nguy cơ tạo sự hỗn loạn về mặt pháp lý.

    Lời kết: Giờ đây, mọi con đường đều dẫn đến Tối cao Pháp viện. Tối cao Pháp viện đã trở thành tâm điểm trong cuộc chiến một mất một còn giữa tinh thần MAGA với thế lực đầm lầy. 

    Cơ sở của hy vọng này là hiện 6/9 Thẩm phán Tòa án Tối cao là các Thẩm phán bảo thủ, trong đó có 3 Thẩm phán được bổ nhiệm trong nhiệm kỳ đầu của Tổng thống Trump. Vụ kiện của Texas lên Tòa án tối cao Liên bang được xem là một “đòn sấm sét” trong thời điểm gây cấn hiện tại - với sự tham gia của 19 tiểu bang khác, tạo nên một sức mạnh tổng hợp đoàn kết của các Tổng chưởng lý đảng Cộng Hòa chống lại vụ gian lận bầu cử lớn nhất lịch sử, giống như lời của Tổng thống Trump tweet: "Chúng ta sẽ TỎA SÁNG trong trường hợp Texas (cộng với nhiều tiểu bang khác) cùng hiệp một. Đây là một trong những biến cố lớn.  Đất nước chúng ta cần một chiến thắng rực lửa!

    Mộc Trà

    Nguồn:

    https://nationalfile.com/breaking-arizona-joins-texas-scotus-lawsuit-for-total-of-19-states-suing-over-election-integrity/?fbclid=IwAR1VujxOYnt5dODiAuJQK8SJCCa-0HCta4e_iQz3qWKAF2uxy5mFqbL17e0

    https://www.ntdvn.com

    Không có nhận xét nào