Header Ads

  • Breaking News

    Bs. Quỳnh Lan: Chích ngừa Covid


    Thật sự mà nói khi mình mới biết về vắc xin COVID thì cảm thấy hồi hộp và sợ hãi. Có nhiều lần đã trò chuyện với các đồng nghiệp nữ đang mang thai hoặc đang cho con bú là quá trình phát triển gấp rút ko biết có an toàn hay ko? Thử nghiệm thì chỉ được vài tháng nên còn rất nhiều vấn đề chưa hiểu rõ. Cho nên mình rất hiểu và thông cảm khi người dân không tin tưởng. Đó là phản ứng bình thường đối với thông tin mới và đây cũng là thời gian nhiều stress và uncertainty. Nhưng sau khi tìm hiểu thêm và đọc nội dung/kết quả của cuộc thử nghiệm lâm sàng thì mình thấy an tâm hơn và đã quyết định tiêm trong khi các cuộc thử nghiệm không có các bà mẹ đang cho con bú.

    Mình là bác sĩ làm trong bệnh viện, thường chăm sóc bệnh nhân COVID nên được tiêm vào đợt đầu tiên. Từ lúc FDA phê duyệt cấp phép sử dụng khẩn cấp thì đã có gần 2 triệu người được tiêm ở Mỹ.

    Hiện nay mình đang làm ở tiểu bang Washington và thường thì sẽ bay về Cali khi làm xong ca thứ 7. Vậy là chiều đó (ngày 21 tháng 12) mình đi tiêm vắc xin. Trong nhóm của mình tuần vừa rồi có 9 bác sĩ, có 8 người đã tiêm, còn người cuối thì mới bị COVID nên muốn chờ thêm thời gian. Sau khi tiêm thì ngồi ở phòng đợi 15 phút để được theo dõi coi có bị tác dụng phụ hay ko. Đa số bị đau chỗ tiêm, nhức đầu hoặc chóng mặt nhưng khoảng ngày thứ 2 sẽ hết.

    Riêng mình chỉ bị đau cánh tay mà thôi. Tối đó, chuyến bay bị hoãn nên sáng hôm sau mới về nhà. Đêm đó nằm ngủ ở khách sạn cũng sợ lắm, vì nếu có bị gì thì ko ai hay biết. Cũng may là sáng hôm sau vẫn bình thường. Lúc về nhà bồng con thì cánh tay còn bị đau nhưng qua ngày hôm sau (ngày 23) thì hết.

    1. Vắc xin có ra quá nhanh?

    Như bài đầu tiên mình đã viết, đây là đại dịch ảnh hưởng đến cả thế giới. Từ tháng 1 khi các khoa học gia đã giải mã hệ gen vi rút thì họ đã bắt đầu nghiên cứu cách trị. Vào tháng 5, tổng thống Trump đã thành lập chiến dịch Warp Speed để hổ trợ phát triển và phân phối vắc xin. Người điều hành chiến dịch là tướng 4 sao Gus Perna. Vì có sự ủng hộ của quân đội nên có thể giúp hãng dược sản xuất nhanh chóng.

    2. Cách thức hoạt động của vắc xin ra sao? Tiêm vắc xin thì có bị nhiễm COVID hay không?

    Vắc xin mRNA đưa ra hướng dẫn cho tế bào để tạo ra một mảnh protein được tìm thấy trên bề mặt vi rút để kích hoạt phản ứng miễn dịch. Sau đó phản ứng miễn dịch sẽ tạo ra các kháng nguyên để bảo vệ nếu sau này có vi rút thực sự xâm nhập. Nó ko có dùng bắt hoạt nên ko có vi rút gây ra COVID. Người tiêm vắc xin sẽ ko bị nhiễm bệnh hoặc test dương tính.

    3. Vắc xin có thay đổi DNA ko?

    Nếu ai đã từng học sinh vật học (Biology) thì sẽ nhớ là RNA thông tin (mRNA) ko vào nhân tế bào (nucleus). Nhân tế bào là nơi DNA được lưu giữ. MRNA sẽ bị loại bỏ nhanh chóng sau khi nó hoàn tất việc.

    4. Tại sao cần đến vắc xin nếu có thể thực hiện những biện pháp khác như giữ khoảng cách xã hội và đeo khẩu trang?

    Dù được tiêm nhưng thuốc cần thời gian để sản sinh kháng thể bảo vệ. Đối với thuốc của Pfizer mình vừa mới tiêm thì liều đầu tiên có tác dụng bảo vệ khoảng 50%, sau đó thì tiêm liều 2 thì tác dụng lên tới ~95%. Vì vậy, mình vẫn có nguy cơ nhiễm bệnh. Vả lại, khi kết hợp cả ba thì sẽ giúp giảm nguy cơ bị nhiễm hoặc làm lây lan vi rút.

    6. Khi nào mới hết mang khẩu trang và cuộc sống trở lại bình thường?

    Mình đọc một bài báo nói là phải chờ ít nhất 70% dân số tức là khoảng 230.000.000 người để đạt được miễn dịch cộng đồng thì cuộc sống chúng ta mới trở lại bình thường được. Cái này thì mình vẫn ko dám khẳng định. Hiện nay mình chưa thấy FDA hay CDC đưa ra thời gian và con số để đạt được miễn dịch cộng đồng chính thức.

    7. Tiêm vắc xin có tốn tiền hay không?

    Chính phủ liên bang Hoa Kỳ đã mua những liều vắc xin này cho nên sẽ cung cấp miễn phí cho người dân. Tuy nhiên các nhà cung cấp có thể tính phí quản lý nhỏ. Mình nghĩ các bảo hiểm sẽ chi trả phần này. Khi nào vắc xin có cho người dân thì nên hỏi công ty bảo hiểm.

    8. Nếu đã từng bị COVID thì có nên tiêm không?

    ACIP của CDC khuyên những ai đã từng bị COVID thì nên tiêm sau 90 ngày bị nhiễm.

    9.Nếu ai bị dị ứng thì có nên tiêm ko?

    FDA khuyên nếu ai bị phản ứng nghiêm trọng sau liều đầu tiên thì ko nên tiêm liều thứ hai. Còn nếu ai bị dị ứng với các thành phần trong vắc xin thì ko nên tiêm.

    10. Có bắt buộc tiêm vắc xin hay ko? Hiện nay thì ko, tất cả đều tình nguyện.

    11. Vắc xin có hiệu quả cho chủng mới ko?

    Vi rút thường hay biến thể. Từ lúc dịch bắt đầu từ Wuhan thì đã biến thể mấy lần rồi. Không có bằng chứng về việc biến thể mới ở Anh khiến người mắc bệnh nặng hơn hoặc dễ chết hơn so với các biến thể trước đây. Cả Pfizer và Moderna đều trấn an vắc xin sẽ hiệu quả với các biến thể mới nhưng cả hai sẽ tiếp tục theo dõi.

    Mình có con nhỏ gần 9 tháng, ba mẹ hai bên cũng lớn tuổi nên nếu không tin tưởng vắc xin thì sẽ ko tiêm đâu. Vì trước khi là bác sĩ thì mình là người mẹ, người con, người vợ, người chị, người em, người bạn.

    Vắc xin này là cho hơn 330k người Mỹ đã tử vong (trong đó có gần 2k người làm trong healthcare), cho tất cả bệnh nhân đang nằm bệnh viện đối đầu với bệnh tật và cô đơn vì gđ ko được phép vào thăm, cho những đồng nghiệp làm việc vất vả cả năm gặp những tình huống khó khăn thiết nghĩ sẽ ko bao giờ quên, cho những gia đình chỉ được gặp mặt người thân qua FaceTime hoặc khi người đó gần qua đời, cho tất cả các bà mẹ bỉm sữa đối đầu với lo lắng và trầm cảm sau khi sinh vì giữ khoảng cách mà ko có ai giúp đỡ, cho tất cả trẻ em, học sinh, sinh viên đã mất một năm ko đến trường, cho những phụ huynh vừa làm tại nhà vừa lo cho con, cho những gia đình gặp tài chính khó khăn vì dịch, cho những người tiếp tục hy sinh hằng ngày để phục vụ những công việc cần thiết, cho những chuyến du lịch và celebration bị hủy bỏ, và cho đất nước Mỹ đã bị COVID hoành hành.

    Khi thấy hình ảnh các xe vận tải rời khỏi nhà máy với các liều thuốc để vận chuyển đến các điểm tiêm và phân phối thì mình rất cảm động. Đây là chiến dịch huy động lớn nhất kể từ đệ nhị thế chiến (World War 2). Những năm đó dân Mỹ đã chung tay làm việc để hổ trợ lính tiền tuyến chống lại Đức Quốc xã và đế quốc Nhật Bản, vậy thì năm 2020-2021 chúng ta hãy giúp nước Mỹ, nước đã cưu mang người Việt viễn xứ đẩy lùi vi rút. Dĩ nhiên trước khi tiêm thì mọi người nên nói chuyện với bác sĩ của mình.

    https://www.facebook.com/quynhlan.claus/posts/10101207288416411

    Không có nhận xét nào