Đại sứ Liên Hiệp Châu Âu (EU) tại Trung Quốc hôm nay 10/12/2020 tuyên bố châu Âu và Hoa Kỳ cần sát cánh với nhau để đối phó với chính sách ngoại giao hung hăng của Trung Quốc, và phối hợp với các nước khác trong khu vực trong hồ sơ Biển Đông.
Phát biểu tại một diễn đàn về năng lượng ở Bắc Kinh, đại sứ Nicolas Chapuis nói rằng châu Âu hy vọng đạt được một sự đồng thuận với chính phủ mới của Hoa Kỳ về chính sách đối với Trung Quốc.
Theo Reuters, đại diện Liên Hiệp Châu Âu nói cần phải nói không với « ngoại giao chiến lang », chính sách ngoại giao ngày càng quyết đoán của Trung Quốc thông qua đe dọa, cưỡng bức.
Đại sứ Chapuis cũng kêu gọi các nước Liên Hiệp Châu Âu phối hợp với Úc, New Zealand và ASEAN để « tìm được điểm chung » trong tranh chấp Biển Đông. Ông nhấn mạnh : « Tự do hàng hải là cốt yếu, Biển Đông không phải chỉ là vấn đề của Trung Quốc, mà là vấn đề quốc tế ».
Đại diện thường trực Mỹ tại NATO nói rằng Washington và các đồng minh tại liên minh quân sự này đã ‘đến với cuộc chơi muộn’ nhưng giờ đây đã thấy được rõ hơn Trung Quốc là một ‘mối nguy hiểm’.
“Tôi nghĩ chúng ta đã đến với cuộc chơi muộn. Chúng ta bị chậm trễ trong việc đánh giá Trung Quốc là mối nguy hiểm” – bà Kay Bailey Hutchison, đại diện thường trực của Mỹ tại Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), đánh giá. Tuy nhiên, bà cho biết: “Giờ đây chúng ta có đôi mắt tinh tường hơn một chút“.
Phát biểu này được bà Kay Bailey Hutchison, từng là thượng nghị sĩ Mỹ đến từ bang Texas, đưa ra tại một sự kiện trực tuyến của Viện Nghiên cứu chiến lược quốc tế (IISS, Anh) ngày 9-12.
Theo báo South China Morning Post, đây là bình luận mới nhất từ một quan chức trong chính quyền ông Trump cho thấy sự hoài nghi ngày càng tăng của Mỹ về Trung Quốc và nỗ lực bền bỉ trong việc thuyết phục các đồng minh có cái nhìn tương tự Washington về Bắc Kinh.
Bà Kay Bailey Hutchison nói rằng thế giới đã cố trao cho Trung Quốc cơ hội để tham gia “trật tự dựa trên luật lệ“, nhưng thực tế cho thấy không thể tin tưởng Bắc Kinh sẽ hành xử công bằng. Quan chức Mỹ dẫn lại vụ Bắc Kinh áp dụng luật an ninh quốc gia ở Hong Kong.
Đại diện thường trực Mỹ tại NATO còn lấy ví dụ về 5G, xem đây là một lĩnh vực đáng lo khi nói về sự hiện của Trung Quốc ở châu Âu.
Bà cho biết có 25 trong số 30 thành viên NATO đã cam kết tham gia sáng kiến “Mạng lưới sạch” của Mỹ nhằm tránh công nghệ 5G của Trung Quốc.
Tuy nhiên, nhà nghiên cứu Carisa Nietsche đến từ Trung tâm An ninh Mỹ mới (CNAS) nói rằng dù Mỹ và châu Âu bắt đầu có cái nhìn giống nhau về Trung Quốc, có thể vẫn có một số thành viên của NATO do dự đối đầu Trung Quốc. Ngoài ra, Bắc Kinh đã tìm cách gây ảnh hưởng lên một số thành viên NATO như Hungary và Thổ Nhĩ Kỳ.
Đầu tuần này, Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg đã đưa ra bình luận tương tự đại diện Mỹ tại NATO. Ông đánh giá sự trỗi dậy của Trung Quốc “thật sự đang làm thay đổi môi trường an ninh mà chúng ta đối diện“.
Các luật sư đấu tranh ngoại giao Trung Quốc bị ngăn chận trong Ngày Quốc tế Nhân quyền
Nhân Ngày Quốc tế Nhân quyền 10/12, phái đoàn đại diện Liên Hiệp Châu Âu tại Bắc Kinh đã mời khoảng 40 luật sư đấu tranh dân chủ đến họp mặt nhưng đa số đều bị ngăn chận tại nhà.
Từ Bắc Kinh, thông tín viên Stéphane Lagarde tường trình :
“Luật sư Lý Hòa Bình (Li Heping) trèo lên cổng, chất vấn những người đang chận lối vào nhà ông : « Tại sao chận chúng tôi từ bên ngoài, các người là ai và muốn gì ? ».
Tương tự với luật sư nhân quyền nổi tiếng Vương Toàn Chương (Wang Quanzhang): phía sau cánh cửa nhà ông vẫn là những người mặc áo khoác màu sẫm, cùng một câu hỏi: « Các ông là ai, tại sao lại bấm chuông nhà tôi lúc 6 giờ sáng ? ».
Vợ ông, bà Li Wenzu thì hỏi, tại sao các ông sách nhiễu chúng tôi. Đó là những gì trông thấy trong một video được chia sẻ trên mạng xã hội.
Gia đình của các luật sư được mệnh danh là « 709 » – tượng trưng cho ngày 07/07/2015, thời điểm khởi đầu cuộc đàn áp các nhà đấu tranh nhân quyền trên toàn quốc – thực ra đã biết rõ câu trả lời. Từ 5 năm qua, tiếng nói của họ bị rơi vào im lặng. Không thể nào đáp lại lời mời của các sứ quán châu Âu.
Bên ngoài tòa đại sứ Liên Hiệp Châu Âu, một luật sư làm việc cho một văn phòng độc lập nói: « Đã từ lâu những người đấu tranh cho tự do tại nhiều nước đều quan tâm đến diễn tiến của tình trạng nhân quyền ở Trung Quốc, cũng như các nhà hoạt động tại chỗ.
Việc này cần phải tiếp tục, chúng tôi cần có sự hỗ trợ của châu Âu. Bản thân tôi cũng biện hộ cho một luật sư khác, và hy vọng lần này tạo được sự chú ý đối với trường hợp của đồng nghiệp này ».
Để lôi kéo sự quan tâm đến các nhà đấu tranh bị bịt miệng tại Trung Quốc, các video được đăng trên Twitter, nhưng ngay lập tức bị kiểm duyệt trên các mạng xã hội ở Hoa lục.”
Biển Đông: Trung Quốc nhắc lại không thừa nhận phán quyết của Tòa La Haye
Trung Quốc khẳng định sẽ không chấp nhận và không thừa nhận phán quyết của Tòa Trọng Tài La Haye năm 2016, bác bỏ những đòi hỏi chủ quyền trên hầu hết diện tích Biển Đông của Bắc Kinh.
Hãng tin ABS-CBN, ngày 11/12/2020, trong thư trả lời báo chí, đại sứ Trung Quốc tại Philippines, ông Hoàng Khê Liên (Huang Xilian) nhấn mạnh tranh chấp giữa đôi bên phải được giải quyết thông qua đối thoại và cho đó là « hướng đi tốt nhất », phù hợp với lợi ích của các bên tranh chấp trong khu vực.
Đại sứ Trung Quốc nhắc lại rằng lãnh đạo hai nước đã đạt được một « đồng thuận quan trọng về cách xử lý đúng đắn vụ tranh chấp này, được cho là nền tảng cơ bản vực dậy quan hệ song phương.
Lập trường của Trung Quốc trong vụ việc này là nhất quán và rõ ràng. Bắc Kinh không chấp nhận và sẽ không tham gia vào quá trình phân xử, cũng như là không chấp nhận hoặc công nhận điều gọi là phán quyết của La Haye ».
Theo đại diện ngoại giao Trung Quốc, mối quan hệ giữa Bắc Kinh và Manila vẫn « duy trì được đà phát triển lành mạnh và ổn định » đó là nhờ vào những hoạt động trao đổi và hợp tác trong nhiều lĩnh vực, thúc đẩy « hòa bình và ổn định » ở Biển Đông.
Cuối cùng, đại sứ Trung Quốc nhắc nhở rằng để quan hệ Trung Quốc và Philippines được bền vững, đôi bên nhất thiết phải « thực hiện nghiêm túc các nguyên tắc và sự đồng thuận mà lãnh đạo hai nước đã được về hồ sơ Biển Đông ».
Mỹ đưa máy bay qua ‘vùng nhận diện phòng không’ do Trung Quốc tự công nhận
Trong hành trình bay từ Hàn Quốc qua eo biển Đài Loan, chiếc máy bay do thám Lockheed U-2A của Mỹ bay qua ‘vùng nhận diện phòng không’ do Trung Quốc đơn phương công bố giữa lúc quan hệ hai bên căng thẳng sau các đòn trả đũa ngoại giao.
Trung Quốc hôm qua đã trả đũa ngoại giao việc Mỹ trừng phạt 14 quan chức của Bắc Kinh bằng việc hủy quy chế miễn thị thực cho các nhà ngoại giao Mỹ thăm Hong Kong, Macau.
Hãng tin Sputnik và tờ Newsweek dẫn nguồn từ Tổ chức Sáng kiến tình hình chiến lược Biển Đông (SCSPI) cho biết chiếc máy bay Mỹ đi qua vùng nhận diện phòng không do Trung Quốc đơn phương tuyên bố ở biển Hoa Đông. Chiếc máy bay sau đó quay đầu tại điểm cách tỉnh Phúc Kiến của Trung Quốc 51 hải lý và cách Đài Loan 70 hải lý.
Trong khi đó, hãng tin UPI dẫn thông tin từ tổ chức theo dõi hàng không No Callsign tại Hàn Quốc cho biết chiếc Lockheed xuất phát từ căn cứ không quân Osan của Hàn Quốc hướng về phía Đài Loan sáng ngày 10-12, giờ địa phương.
5 tiếng sau đó, chiếc máy bay được xác định đã trở lại khu vực Hoàng Hải ở phía tây bán đảo Triều Tiên.
Theo SCSPI, đây là chuyến bay do thám áp sát eo biển Đài Loan nhất mà một chiếc máy bay của Mỹ từng thực hiện.
Hồi tháng trước, tổ chức này cho biết Mỹ đã tăng gần gấp đôi số chuyến bay do thám gần Trung Quốc kể từ năm 2009, trung bình 1.500 chuyến bay mỗi năm ở khu vực Biển Đông. Tổ chức này cũng nói Washington ngụy trang máy bay do thám thành máy bay dân sự.
Vụ việc diễn ra trong bối cảnh quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc căng thẳng trên nhiều mặt. Mỹ ngày 7-12 thông báo trừng phạt tài chính và cấm đi lại với 14 quan chức Ủy ban Thường vụ Quốc hội Trung Quốc vì các hoạt động của họ liên quan đặc khu hành chính Hong Kong, gồm vai trò trong vụ bãi nhiệm các nghị sĩ đối lập Hong Kong vào tháng trước.
Đáp lại, Bộ Ngoại giao Trung Quốc ngày 10-12 tuyên bố sẽ rút lại quy chế miễn thị thực đối với những người có hộ chiếu ngoại giao Mỹ đến Hong Kong, Macau, đồng thời trừng phạt một số quan chức, thành viên các tổ chức ở Mỹ liên quan đến vấn đề Hong Kong.
Bị nghị sĩ Mỹ nói có ‘lịch sử ngàn năm ăn cắp’, báo Trung Quốc chửi lại nặng nề
Tổng biên tập của Thời Báo Hoàn Cầu đẩy căng thẳng đi xa khi bình luận vào bình minh của nền văn minh Trung Quốc, tổ tiên của người Mỹ ‘vẫn chưa hoàn toàn thoát khỏi bản chất của khỉ’. Người Mỹ gốc Hoa đã biểu tình ở Washington.
Ngày 9-12, người Mỹ gốc Hoa đã tổ chức biểu tình tại thủ đô Washington và lên kế hoạch tổ chức một cuộc biểu tình lớn hơn vào ngày 12-12 để phản đối những bình luận của thượng nghị sĩ Mỹ Marsha Blackburn của bang Tennessee, theo báo South China Morning Post (SCMP).
Trước đó, nữ thượng nghị sĩ Đảng Cộng hòa này viết trên Twitter hôm 3-12: “Trung Quốc có 5.000 năm lịch sử lừa dối và ăn cắp. Một số thứ sẽ không bao giờ thay đổi“.
Người biểu tình nói rằng việc chỉ trích các chính sách của Trung Quốc là một chuyện, nhưng việc chỉ trích không công bằng cả một nền văn minh như vậy là chuyện khác. Một người tên Ming Li nói: “Tôi sốc với bình luận của bà Blackburn về văn hóa Trung Quốc“.
Theo báo SCMP, bình luận của bà Marsha Blackburn được lan truyền rộng rãi và khiến người dùng mạng Trung Quốc giận dữ.
Nhà báo Trần Vệ Hoa (Chen Wei Hua) của báo China Daily (Trung Quốc) đã “châm thêm dầu vào lửa” khi phản hồi với bài đăng của nữ thượng nghị sĩ Marsha Blackburn bằng bình luận tục tĩu.
Ông Hồ Tích Tiến, tổng biên tập Thời Báo Hoàn Cầu của Trung Quốc, đẩy căng thẳng đi thêm xa khi bình luận trên Twitter: “Khi người Trung Quốc hình thành nền văn minh, tổ tiên của người Mỹ vẫn chưa hoàn toàn thoát khỏi bản chất của khỉ“.
Văn phòng của bà Blackburn vẫn chưa bình luận. Tuy nhiên, đầu tuần này, bà Blackburn cáo buộc ông Trần Vệ Hoa xúc phạm phụ nữ và là một người làm tuyên truyền cho Trung Quốc.
Bà Blackburn là một người ủng hộ mạnh mẽ Tổng thống Trump. Hồi tháng 5, bà bảo trợ một dự luật từ chối cấp visa (thị thực) cho các sinh viên Trung Quốc nghiên cứu những ngành khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học (STEM).
Trước đây, các chính trị gia Trung Quốc cũng từng nhắc đến “nền văn minh 5.000 năm lịch sử” của họ khi bình luận về mối quan hệ đang ngày càng xấu đi giữa Mỹ và Trung Quốc.
“Xâm lược và bành trướng chưa bao giờ nằm trong gen của Trung Quốc trong suốt 5.000 năm lịch sử. Trung Quốc không thể và sẽ không là một nước Mỹ khác” – Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị phát biểu tại một diễn đàn về chính sách Mỹ – Trung hồi tháng 7.
https://thoibao.
Phát biểu tại một diễn đàn về năng lượng ở Bắc Kinh, đại sứ Nicolas Chapuis nói rằng châu Âu hy vọng đạt được một sự đồng thuận với chính phủ mới của Hoa Kỳ về chính sách đối với Trung Quốc.
Theo Reuters, đại diện Liên Hiệp Châu Âu nói cần phải nói không với « ngoại giao chiến lang », chính sách ngoại giao ngày càng quyết đoán của Trung Quốc thông qua đe dọa, cưỡng bức.
Đại sứ Chapuis cũng kêu gọi các nước Liên Hiệp Châu Âu phối hợp với Úc, New Zealand và ASEAN để « tìm được điểm chung » trong tranh chấp Biển Đông. Ông nhấn mạnh : « Tự do hàng hải là cốt yếu, Biển Đông không phải chỉ là vấn đề của Trung Quốc, mà là vấn đề quốc tế ».
Đại diện thường trực Mỹ tại NATO nói rằng Washington và các đồng minh tại liên minh quân sự này đã ‘đến với cuộc chơi muộn’ nhưng giờ đây đã thấy được rõ hơn Trung Quốc là một ‘mối nguy hiểm’.
“Tôi nghĩ chúng ta đã đến với cuộc chơi muộn. Chúng ta bị chậm trễ trong việc đánh giá Trung Quốc là mối nguy hiểm” – bà Kay Bailey Hutchison, đại diện thường trực của Mỹ tại Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), đánh giá. Tuy nhiên, bà cho biết: “Giờ đây chúng ta có đôi mắt tinh tường hơn một chút“.
Phát biểu này được bà Kay Bailey Hutchison, từng là thượng nghị sĩ Mỹ đến từ bang Texas, đưa ra tại một sự kiện trực tuyến của Viện Nghiên cứu chiến lược quốc tế (IISS, Anh) ngày 9-12.
Theo báo South China Morning Post, đây là bình luận mới nhất từ một quan chức trong chính quyền ông Trump cho thấy sự hoài nghi ngày càng tăng của Mỹ về Trung Quốc và nỗ lực bền bỉ trong việc thuyết phục các đồng minh có cái nhìn tương tự Washington về Bắc Kinh.
Bà Kay Bailey Hutchison nói rằng thế giới đã cố trao cho Trung Quốc cơ hội để tham gia “trật tự dựa trên luật lệ“, nhưng thực tế cho thấy không thể tin tưởng Bắc Kinh sẽ hành xử công bằng. Quan chức Mỹ dẫn lại vụ Bắc Kinh áp dụng luật an ninh quốc gia ở Hong Kong.
Đại diện thường trực Mỹ tại NATO còn lấy ví dụ về 5G, xem đây là một lĩnh vực đáng lo khi nói về sự hiện của Trung Quốc ở châu Âu.
Bà cho biết có 25 trong số 30 thành viên NATO đã cam kết tham gia sáng kiến “Mạng lưới sạch” của Mỹ nhằm tránh công nghệ 5G của Trung Quốc.
Tuy nhiên, nhà nghiên cứu Carisa Nietsche đến từ Trung tâm An ninh Mỹ mới (CNAS) nói rằng dù Mỹ và châu Âu bắt đầu có cái nhìn giống nhau về Trung Quốc, có thể vẫn có một số thành viên của NATO do dự đối đầu Trung Quốc. Ngoài ra, Bắc Kinh đã tìm cách gây ảnh hưởng lên một số thành viên NATO như Hungary và Thổ Nhĩ Kỳ.
Đầu tuần này, Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg đã đưa ra bình luận tương tự đại diện Mỹ tại NATO. Ông đánh giá sự trỗi dậy của Trung Quốc “thật sự đang làm thay đổi môi trường an ninh mà chúng ta đối diện“.
Các luật sư đấu tranh ngoại giao Trung Quốc bị ngăn chận trong Ngày Quốc tế Nhân quyền
Nhân Ngày Quốc tế Nhân quyền 10/12, phái đoàn đại diện Liên Hiệp Châu Âu tại Bắc Kinh đã mời khoảng 40 luật sư đấu tranh dân chủ đến họp mặt nhưng đa số đều bị ngăn chận tại nhà.
Từ Bắc Kinh, thông tín viên Stéphane Lagarde tường trình :
“Luật sư Lý Hòa Bình (Li Heping) trèo lên cổng, chất vấn những người đang chận lối vào nhà ông : « Tại sao chận chúng tôi từ bên ngoài, các người là ai và muốn gì ? ».
Tương tự với luật sư nhân quyền nổi tiếng Vương Toàn Chương (Wang Quanzhang): phía sau cánh cửa nhà ông vẫn là những người mặc áo khoác màu sẫm, cùng một câu hỏi: « Các ông là ai, tại sao lại bấm chuông nhà tôi lúc 6 giờ sáng ? ».
Vợ ông, bà Li Wenzu thì hỏi, tại sao các ông sách nhiễu chúng tôi. Đó là những gì trông thấy trong một video được chia sẻ trên mạng xã hội.
Gia đình của các luật sư được mệnh danh là « 709 » – tượng trưng cho ngày 07/07/2015, thời điểm khởi đầu cuộc đàn áp các nhà đấu tranh nhân quyền trên toàn quốc – thực ra đã biết rõ câu trả lời. Từ 5 năm qua, tiếng nói của họ bị rơi vào im lặng. Không thể nào đáp lại lời mời của các sứ quán châu Âu.
Bên ngoài tòa đại sứ Liên Hiệp Châu Âu, một luật sư làm việc cho một văn phòng độc lập nói: « Đã từ lâu những người đấu tranh cho tự do tại nhiều nước đều quan tâm đến diễn tiến của tình trạng nhân quyền ở Trung Quốc, cũng như các nhà hoạt động tại chỗ.
Việc này cần phải tiếp tục, chúng tôi cần có sự hỗ trợ của châu Âu. Bản thân tôi cũng biện hộ cho một luật sư khác, và hy vọng lần này tạo được sự chú ý đối với trường hợp của đồng nghiệp này ».
Để lôi kéo sự quan tâm đến các nhà đấu tranh bị bịt miệng tại Trung Quốc, các video được đăng trên Twitter, nhưng ngay lập tức bị kiểm duyệt trên các mạng xã hội ở Hoa lục.”
Biển Đông: Trung Quốc nhắc lại không thừa nhận phán quyết của Tòa La Haye
Trung Quốc khẳng định sẽ không chấp nhận và không thừa nhận phán quyết của Tòa Trọng Tài La Haye năm 2016, bác bỏ những đòi hỏi chủ quyền trên hầu hết diện tích Biển Đông của Bắc Kinh.
Hãng tin ABS-CBN, ngày 11/12/2020, trong thư trả lời báo chí, đại sứ Trung Quốc tại Philippines, ông Hoàng Khê Liên (Huang Xilian) nhấn mạnh tranh chấp giữa đôi bên phải được giải quyết thông qua đối thoại và cho đó là « hướng đi tốt nhất », phù hợp với lợi ích của các bên tranh chấp trong khu vực.
Đại sứ Trung Quốc nhắc lại rằng lãnh đạo hai nước đã đạt được một « đồng thuận quan trọng về cách xử lý đúng đắn vụ tranh chấp này, được cho là nền tảng cơ bản vực dậy quan hệ song phương.
Lập trường của Trung Quốc trong vụ việc này là nhất quán và rõ ràng. Bắc Kinh không chấp nhận và sẽ không tham gia vào quá trình phân xử, cũng như là không chấp nhận hoặc công nhận điều gọi là phán quyết của La Haye ».
Theo đại diện ngoại giao Trung Quốc, mối quan hệ giữa Bắc Kinh và Manila vẫn « duy trì được đà phát triển lành mạnh và ổn định » đó là nhờ vào những hoạt động trao đổi và hợp tác trong nhiều lĩnh vực, thúc đẩy « hòa bình và ổn định » ở Biển Đông.
Cuối cùng, đại sứ Trung Quốc nhắc nhở rằng để quan hệ Trung Quốc và Philippines được bền vững, đôi bên nhất thiết phải « thực hiện nghiêm túc các nguyên tắc và sự đồng thuận mà lãnh đạo hai nước đã được về hồ sơ Biển Đông ».
Mỹ đưa máy bay qua ‘vùng nhận diện phòng không’ do Trung Quốc tự công nhận
Trong hành trình bay từ Hàn Quốc qua eo biển Đài Loan, chiếc máy bay do thám Lockheed U-2A của Mỹ bay qua ‘vùng nhận diện phòng không’ do Trung Quốc đơn phương công bố giữa lúc quan hệ hai bên căng thẳng sau các đòn trả đũa ngoại giao.
Trung Quốc hôm qua đã trả đũa ngoại giao việc Mỹ trừng phạt 14 quan chức của Bắc Kinh bằng việc hủy quy chế miễn thị thực cho các nhà ngoại giao Mỹ thăm Hong Kong, Macau.
Hãng tin Sputnik và tờ Newsweek dẫn nguồn từ Tổ chức Sáng kiến tình hình chiến lược Biển Đông (SCSPI) cho biết chiếc máy bay Mỹ đi qua vùng nhận diện phòng không do Trung Quốc đơn phương tuyên bố ở biển Hoa Đông. Chiếc máy bay sau đó quay đầu tại điểm cách tỉnh Phúc Kiến của Trung Quốc 51 hải lý và cách Đài Loan 70 hải lý.
Trong khi đó, hãng tin UPI dẫn thông tin từ tổ chức theo dõi hàng không No Callsign tại Hàn Quốc cho biết chiếc Lockheed xuất phát từ căn cứ không quân Osan của Hàn Quốc hướng về phía Đài Loan sáng ngày 10-12, giờ địa phương.
5 tiếng sau đó, chiếc máy bay được xác định đã trở lại khu vực Hoàng Hải ở phía tây bán đảo Triều Tiên.
Theo SCSPI, đây là chuyến bay do thám áp sát eo biển Đài Loan nhất mà một chiếc máy bay của Mỹ từng thực hiện.
Hồi tháng trước, tổ chức này cho biết Mỹ đã tăng gần gấp đôi số chuyến bay do thám gần Trung Quốc kể từ năm 2009, trung bình 1.500 chuyến bay mỗi năm ở khu vực Biển Đông. Tổ chức này cũng nói Washington ngụy trang máy bay do thám thành máy bay dân sự.
Vụ việc diễn ra trong bối cảnh quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc căng thẳng trên nhiều mặt. Mỹ ngày 7-12 thông báo trừng phạt tài chính và cấm đi lại với 14 quan chức Ủy ban Thường vụ Quốc hội Trung Quốc vì các hoạt động của họ liên quan đặc khu hành chính Hong Kong, gồm vai trò trong vụ bãi nhiệm các nghị sĩ đối lập Hong Kong vào tháng trước.
Đáp lại, Bộ Ngoại giao Trung Quốc ngày 10-12 tuyên bố sẽ rút lại quy chế miễn thị thực đối với những người có hộ chiếu ngoại giao Mỹ đến Hong Kong, Macau, đồng thời trừng phạt một số quan chức, thành viên các tổ chức ở Mỹ liên quan đến vấn đề Hong Kong.
Bị nghị sĩ Mỹ nói có ‘lịch sử ngàn năm ăn cắp’, báo Trung Quốc chửi lại nặng nề
Tổng biên tập của Thời Báo Hoàn Cầu đẩy căng thẳng đi xa khi bình luận vào bình minh của nền văn minh Trung Quốc, tổ tiên của người Mỹ ‘vẫn chưa hoàn toàn thoát khỏi bản chất của khỉ’. Người Mỹ gốc Hoa đã biểu tình ở Washington.
Ngày 9-12, người Mỹ gốc Hoa đã tổ chức biểu tình tại thủ đô Washington và lên kế hoạch tổ chức một cuộc biểu tình lớn hơn vào ngày 12-12 để phản đối những bình luận của thượng nghị sĩ Mỹ Marsha Blackburn của bang Tennessee, theo báo South China Morning Post (SCMP).
Trước đó, nữ thượng nghị sĩ Đảng Cộng hòa này viết trên Twitter hôm 3-12: “Trung Quốc có 5.000 năm lịch sử lừa dối và ăn cắp. Một số thứ sẽ không bao giờ thay đổi“.
Người biểu tình nói rằng việc chỉ trích các chính sách của Trung Quốc là một chuyện, nhưng việc chỉ trích không công bằng cả một nền văn minh như vậy là chuyện khác. Một người tên Ming Li nói: “Tôi sốc với bình luận của bà Blackburn về văn hóa Trung Quốc“.
Theo báo SCMP, bình luận của bà Marsha Blackburn được lan truyền rộng rãi và khiến người dùng mạng Trung Quốc giận dữ.
Nhà báo Trần Vệ Hoa (Chen Wei Hua) của báo China Daily (Trung Quốc) đã “châm thêm dầu vào lửa” khi phản hồi với bài đăng của nữ thượng nghị sĩ Marsha Blackburn bằng bình luận tục tĩu.
Ông Hồ Tích Tiến, tổng biên tập Thời Báo Hoàn Cầu của Trung Quốc, đẩy căng thẳng đi thêm xa khi bình luận trên Twitter: “Khi người Trung Quốc hình thành nền văn minh, tổ tiên của người Mỹ vẫn chưa hoàn toàn thoát khỏi bản chất của khỉ“.
Văn phòng của bà Blackburn vẫn chưa bình luận. Tuy nhiên, đầu tuần này, bà Blackburn cáo buộc ông Trần Vệ Hoa xúc phạm phụ nữ và là một người làm tuyên truyền cho Trung Quốc.
Bà Blackburn là một người ủng hộ mạnh mẽ Tổng thống Trump. Hồi tháng 5, bà bảo trợ một dự luật từ chối cấp visa (thị thực) cho các sinh viên Trung Quốc nghiên cứu những ngành khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học (STEM).
Trước đây, các chính trị gia Trung Quốc cũng từng nhắc đến “nền văn minh 5.000 năm lịch sử” của họ khi bình luận về mối quan hệ đang ngày càng xấu đi giữa Mỹ và Trung Quốc.
“Xâm lược và bành trướng chưa bao giờ nằm trong gen của Trung Quốc trong suốt 5.000 năm lịch sử. Trung Quốc không thể và sẽ không là một nước Mỹ khác” – Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị phát biểu tại một diễn đàn về chính sách Mỹ – Trung hồi tháng 7.
https://thoibao.
Không có nhận xét nào