Thống kê cho biết tại Việt Nam có 1.200 hồ chứa bị hư hỏng, xuống cấp, chưa có nguồn vốn để sửa chữa, nâng cấp; việc tích nước của các hồ là hạn chế, không theo thiết kế và luôn tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn.
Truyền
thông nhà nước dẫn thông tin từ Ủy ban Khoa học – Công nghệ và Môi
trường của Quốc hội cho biết Việt Nam có 7.570 đập, hồ chứa đã đưa vào
vận hành khai thác với tổng dung tích khoảng 70,5 tỷ m3.
Trong đó, có khoảng 1.200 hồ chứa bị hư hỏng, xuống cấp, chưa có nguồn vốn để sửa chữa, nâng cấp; việc tích nước của các hồ là hạn chế, không theo thiết kế và luôn tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn.
Đáng chú ý, tại 14 tỉnh, thành phố, các công trình bị hư hỏng, xuống cấp ngày càng nghiêm trọng, nhất là các hồ chứa nhỏ xây dựng cách đây 30-50 năm.
Báo chí liệt kê tại tỉnh Hà Tĩnh có 31 công trình hư hỏng, hai công trình không tích nước do “có nguy cơ mất an toàn; tỉnh Thanh Hóa có 78 hồ chứa mất an toàn, hư hỏng; tỉnh Hòa Bình có 48 hồ chứa xung yếu có nguy cơ mất an toàn cao; Nghệ An có 100 hồ chứa hư hỏng…
Tỉnh Quảng Bình có 150 hồ chứa, 211 đập dâng thủy lợi các loại. Tuy nhiên, chỉ có 4 hồ chứa lớn được lắp đặt hệ thống giám sát vận hành, lắp đặt thiết bị quan trắc khí tượng thủy văn chuyên dùng.
Ông Trần Xuân Tiến, Phó chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi Quảng Bình, cho biết các hồ, đập không có hồ sơ lưu trữ, thiếu các thông số về hồ chứa và cán bộ quản lý hồ không có trình độ chuyên môn, nên những quy định về quản lý an toàn hồ, đập thực hiện không đầy đủ, đặc biệt là khi mùa mưa lũ về.
Tại Quảng Nam, nơi có hàng chục thủy điện lớn nhỏ ở thượng nguồn và nhiều hồ thủy lợi đã có 7 hồ thủy lợi bị xuống cấp, hư hỏng đang được nâng cấp sửa chữa.
Tỉnh Bình Định hiện có 165 hồ chứa, trong đó 11 hồ đang bị hư hỏng nặng, trong đó có hồ Hố Trạnh (ở huyện Phù Mỹ) là đáng lo ngại. Mái thượng lưu và đập đất bao quanh hồ này bị xói lở, nhiều đoạn không còn khả năng bảo vệ hồ; tràn xả lũ bị sụp gãy hoàn toàn. Hồ chứa nước này nằm gần khu dân cư, nếu xảy ra sự cố thì hậu quả rất khó lường.
Ngoài 11 hồ chứa bị hư hỏng nặng, tỉnh còn có 6 hồ chứa khác cũng không bảo đảm an toàn trong mùa mưa lũ.
Tại Quảng Ngãi, trong số 124 hồ chứa nước thủy lợi có 38 hồ chứa bị hư hỏng, xuống cấp chưa bảo đảm an toàn đập. Trong đó có 7 hồ chứa bị hư hỏng, xuống cấp nghiêm trọng, cần được ưu tiên sửa chữa, nâng cấp.
Tại Đắk Lắk, toàn tỉnh có hơn 700 hồ chứa, đập dâng. Kết quả kiểm tra an toàn hồ, đập trước mùa mưa lũ năm 2020, cho thấy phần lớn các hồ đập đều bị hư hỏng từ nhẹ đến mức đáng báo động.
Thống kê, từ năm 2010 đến nay, Việt Nam đã xảy ra 70 sự cố đập, hồ chứa do tác động lớn của thiên tai như mưa lớn nên dòng chảy về hồ vượt tần suất thiết kế; công trình xuống cấp ở hạng mục công trình đầu mối, cống, tràn xả lũ; các cấu kiện xây đúc bị nứt, vỡ suy giảm cường độ chịu lực; đập yếu do mái đập bị sạt lở, bào mòn lâu ngày…
Tại buổi kiểm tra tình hình an toàn hồ, đập vào tháng 9, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp Việt Nam Nguyễn Hoàng Hiệp cho biết các hồ chứa quy mô nhỏ, đặc biệt là hồ thủy điện trong mùa mưa lũ đang trong tình trạng rất đáng lo ngại.
“Chúng ta đã chứng kiến gần như năm nào Tây Nguyên cũng có hồ thủy điện bị vỡ, bị tràn. Hồ thủy điện và các hồ thủy lợi nhỏ, các đơn vị quản lý chưa có kinh nghiệm”, ông Hiệp nói.
Hồi tháng 10, ba đợt lũ lụt cùng hàng loạt vụ sạt lở đất ở miền Trung và Tây Nguyên đã khiến 159 người thiệt mạng, 71 người mất tích.
Tại Hà Tĩnh, giới chức tỉnh cho biết đã thiệt hại hơn 5.300 tỷ đồng do mưa lũ. Phó chủ tịch Hà Tĩnh Đặng Quốc Vinh đề nghị Chính phủ Việt Nam bố trí kinh phí hơn 1.400 tỷ đồng để triển khai dự án tiêu thoát lũ vùng hạ du hồ Kẻ Gỗ, giảm ngập lụt.
Trong đó, có khoảng 1.200 hồ chứa bị hư hỏng, xuống cấp, chưa có nguồn vốn để sửa chữa, nâng cấp; việc tích nước của các hồ là hạn chế, không theo thiết kế và luôn tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn.
Đáng chú ý, tại 14 tỉnh, thành phố, các công trình bị hư hỏng, xuống cấp ngày càng nghiêm trọng, nhất là các hồ chứa nhỏ xây dựng cách đây 30-50 năm.
Báo chí liệt kê tại tỉnh Hà Tĩnh có 31 công trình hư hỏng, hai công trình không tích nước do “có nguy cơ mất an toàn; tỉnh Thanh Hóa có 78 hồ chứa mất an toàn, hư hỏng; tỉnh Hòa Bình có 48 hồ chứa xung yếu có nguy cơ mất an toàn cao; Nghệ An có 100 hồ chứa hư hỏng…
Tỉnh Quảng Bình có 150 hồ chứa, 211 đập dâng thủy lợi các loại. Tuy nhiên, chỉ có 4 hồ chứa lớn được lắp đặt hệ thống giám sát vận hành, lắp đặt thiết bị quan trắc khí tượng thủy văn chuyên dùng.
Ông Trần Xuân Tiến, Phó chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi Quảng Bình, cho biết các hồ, đập không có hồ sơ lưu trữ, thiếu các thông số về hồ chứa và cán bộ quản lý hồ không có trình độ chuyên môn, nên những quy định về quản lý an toàn hồ, đập thực hiện không đầy đủ, đặc biệt là khi mùa mưa lũ về.
Tại Quảng Nam, nơi có hàng chục thủy điện lớn nhỏ ở thượng nguồn và nhiều hồ thủy lợi đã có 7 hồ thủy lợi bị xuống cấp, hư hỏng đang được nâng cấp sửa chữa.
Tỉnh Bình Định hiện có 165 hồ chứa, trong đó 11 hồ đang bị hư hỏng nặng, trong đó có hồ Hố Trạnh (ở huyện Phù Mỹ) là đáng lo ngại. Mái thượng lưu và đập đất bao quanh hồ này bị xói lở, nhiều đoạn không còn khả năng bảo vệ hồ; tràn xả lũ bị sụp gãy hoàn toàn. Hồ chứa nước này nằm gần khu dân cư, nếu xảy ra sự cố thì hậu quả rất khó lường.
Ngoài 11 hồ chứa bị hư hỏng nặng, tỉnh còn có 6 hồ chứa khác cũng không bảo đảm an toàn trong mùa mưa lũ.
Tại Quảng Ngãi, trong số 124 hồ chứa nước thủy lợi có 38 hồ chứa bị hư hỏng, xuống cấp chưa bảo đảm an toàn đập. Trong đó có 7 hồ chứa bị hư hỏng, xuống cấp nghiêm trọng, cần được ưu tiên sửa chữa, nâng cấp.
Tại Đắk Lắk, toàn tỉnh có hơn 700 hồ chứa, đập dâng. Kết quả kiểm tra an toàn hồ, đập trước mùa mưa lũ năm 2020, cho thấy phần lớn các hồ đập đều bị hư hỏng từ nhẹ đến mức đáng báo động.
Thống kê, từ năm 2010 đến nay, Việt Nam đã xảy ra 70 sự cố đập, hồ chứa do tác động lớn của thiên tai như mưa lớn nên dòng chảy về hồ vượt tần suất thiết kế; công trình xuống cấp ở hạng mục công trình đầu mối, cống, tràn xả lũ; các cấu kiện xây đúc bị nứt, vỡ suy giảm cường độ chịu lực; đập yếu do mái đập bị sạt lở, bào mòn lâu ngày…
Tại buổi kiểm tra tình hình an toàn hồ, đập vào tháng 9, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp Việt Nam Nguyễn Hoàng Hiệp cho biết các hồ chứa quy mô nhỏ, đặc biệt là hồ thủy điện trong mùa mưa lũ đang trong tình trạng rất đáng lo ngại.
“Chúng ta đã chứng kiến gần như năm nào Tây Nguyên cũng có hồ thủy điện bị vỡ, bị tràn. Hồ thủy điện và các hồ thủy lợi nhỏ, các đơn vị quản lý chưa có kinh nghiệm”, ông Hiệp nói.
Hồi tháng 10, ba đợt lũ lụt cùng hàng loạt vụ sạt lở đất ở miền Trung và Tây Nguyên đã khiến 159 người thiệt mạng, 71 người mất tích.
Tại Hà Tĩnh, giới chức tỉnh cho biết đã thiệt hại hơn 5.300 tỷ đồng do mưa lũ. Phó chủ tịch Hà Tĩnh Đặng Quốc Vinh đề nghị Chính phủ Việt Nam bố trí kinh phí hơn 1.400 tỷ đồng để triển khai dự án tiêu thoát lũ vùng hạ du hồ Kẻ Gỗ, giảm ngập lụt.
Trước đó, tỉnh này đã tính tới phương án dự phòng là phá tràn hồ Kẻ Gỗ do mưa lớn.
https://trithucvn.org/
Không có nhận xét nào