Gần đây, cục diện chính trị của Kyrgyzstan – đối tác chiến lược toàn diện của Trung Quốc (Đảng Cộng sản Trung Quốc, ĐCSTQ) rơi vào tình trạng bất ổn, cũng khiến cho sáng kiến “Một vành đai, Một con đường” của Bắc Kinh gặp trở ngại.
Tờ
Apple Daily tại Hồng Kông hôm 31/10 đã đăng một bài viết với tiêu đề
“Vành đai và Con đường vỡ mộng ở Trung Á, liên tiếp bùng phát xung đột
chống Trung Quốc”. Bài viết nói, biến động chính trị của đối tác chiến
lược toàn diện của Bắc Kinh là Kyrgyzstan, sau bầu cử đã liên tiếp bùng
phát kháng nghị và bạo loạn quy mô lớn. Thậm chí Thủ tướng quốc gia này
là Kubatbek Boronov và Chủ tịch Quốc hội Dastan Jumabekov bị buộc phải
từ chức, và chính khách phe đối lập Sadyr Zhaparov làm quyền Tổng thống
đồng thời tuyên bố sẽ tiến hành tổng tuyển cử vào tháng 1 năm sau.
Lần
bãi nhiệm tổng thống này của Kyrgyzstan đã là lần thứ 3 trong 15 năm
qua. Hai lần trước đó là vào năm 2005 và 2010, khiến cho việc đầu tư xây
dựng cơ sở hạ tầng “Một vành đai, Một con đường” của doanh nghiệp Trung
Quốc tại địa phương bị ảnh hưởng, tuyến đường sắt Trung
Quốc-Kyrgyzstan-Uzbekistan đối mặt với đình công.
Freeman (hóa
danh), một người trú ở Thủ đô Bishkek của Kyrgyzstan tiết lộ, vài năm
gần đây, khai thác khoáng sản do Trung Quốc và Kyrgyzstan hợp tác và cả
nhà máy luyện dầu do Trung Quốc đầu tư, đều bị tấn công bởi người biểu
tình ở địa phương.
Ông cho biết, từ sau khi Bắc Kinh thúc đẩy
“Một vành đai, Một con đường” ở khu vực Trung Á, thường xuyên có tin
công nhân địa phương bị chèn ép bóc lột. Do doanh nghiệp Trung Quốc cố
gắng kiểm soát chính sách xây dựng cơ sở hạ tầng đường giao thông, dẫn
đến nợ của Chính phủ Kyrgyzstan lên đến hàng tỷ USD. Phía Trung Quốc còn
từ chối yêu yêu cầu hoãn trả nợ của Kyrgyzstan, thậm chí còn đe dọa nếu
không trả nợ theo đúng thời hạn thì chính quyền địa phương sẽ phải dùng
đất để thế chấp, do đó đã khiến cho người dân địa phương bất mãn.
Freeman
cũng nhắc đến, trước đó đã xảy ra xung đột mỏ vàng, có người dân
Kyrgyzstan xông vào bên trong địa bàn mỏ vàng Solton-Sary do Trung Quốc
đầu tư, nguyên nhân chủ yếu là lương của công nhân Trung Quốc cao hơn so
với công nhân địa phương. Công nhân địa phương bị bóc lột sức lao động.
Một phương diện khác, doanh nghiệp Trung Quốc còn dùng vũ lực để trấn
áp công nhân địa phương, diễn biến thành hai bên ném đá lẫn nhau, kết
quả khiến 47 công nhân Trung Quốc bị thương.
Tháng 2 năm nay, hai
bên một lần nữa xảy ra xung đột, nguyên nhân là kế hoạch xây dựng trung
tâm hậu cần (kho vận, logistic) tổng trị giá 280 triệu USD ở biên giới
Kyrgyzstan – Trung Quốc bị buộc hủy bỏ, do cư dân địa phương cho rằng dự
án này bằng như “chiếm cứ đất đai phi pháp”, do đó đã bùng phát biểu
tình kháng nghị.
Ông Ho-Fung Hung, giáo sư Chính trị Kinh tế
thuộc Đại học Johns Hopkins phân tích với Apple Daily rằng, sáng kiến
“Một vành đai, Một con đường” của Bắc Kinh hiện tại đang đối mặt với hai
khó khăn, từ Myanmar, Trung Á đến châu Phi, Trung Quốc lâu nay vẫn chỉ
có sức ảnh hưởng về phương diện kinh tế, còn đối với chính trị tại các
quốc gia này thì không có chút ảnh hưởng nào.
Ông còn nhắc đến
một báo cáo mới nhất cho thấy, Bắc Kinh cho các nước đang phát triển
mượn tiền, nhưng có sự khác biệt với các cơ quan truyền thống như Ngân
hàng Thế giới, Quỹ Tiền tệ Quốc tế, Ngân hàng Châu Á. Thông thường tiền
mà ĐCSTQ cho vay, đều sẽ yêu cầu có vật phẩm cầm cố, ví dụ như cửa khẩu,
sân bay, cảng biển, đường sắt, v.v của nước nợ tiền.
Kyrgyzstan
cách khu tự trị Tân Cương Trung Quốc chỉ có một ngọn núi mà thôi, quốc
gia Hồi giáo này có dân số khoảng 6,2 triệu người. Sau khi Liên Xô giải
thể, mức độ phát triển kinh tế của quốc gia này đứng thứ 2 từ dưới lên
trong bảng xếp hạng trong Cộng đồng các quốc gia độc lập. Do đó bị thu
hút bởi khoản vay lãi suất thấp, Trung Quốc hầu như đã nắm một nửa nợ
nước ngoài của Kyrgyzstan.
Theo số liệu thống kê, năm 2018, trong
số 3,8 tỷ USD nợ nước ngoài của Kyrgyzstan, có đến 1,7 tỷ là đến từ
Trung Quốc. Hiện nay Bắc Kinh đã thành công khi trở thành đối tác thương
mại lớn nhất của Kyrgyzstan, và trở thành nước đầu tư lớn thứ hai của
Kyrgyzstan.
Sáng kiến “Một vành đai, Một con đường” được ĐCSTQ
đưa ra vào năm 2013, mục đích chủ yếu là muốn dựa vào mạng lưới đường
sắt, đường bộ, cảng khẩu và khu công nghiệp dọc “Một vành đai, Một con
đường”, để liên kết Trung Quốc với châu Phi, châu Á và châu Âu lại.
Theo
báo cáo, kế hoạch đầu tư 1 nghìn tỷ USD cho “Một vành đai, Một con
đường” mà Trung Quốc đưa ra, đến nay có ít nhất 70 quốc gia đã tham gia
vào. Nhưng cũng có ít nhất 13 quốc gia đối mặt với rủi ro nợ do kế hoạch
này mang lại, các nước liên quan phân bố tại cả 3 châu gồm châu Á, châu
Phi và châu Âu.
Các nước phương Tây vẫn luôn phê bình, “Một vành
đai, Một con đường” đã tạo thành cái bẫy nợ, khiến Trung Quốc có được
sức ảnh hưởng hoặc có quyền sử dụng lâu dài đối với cơ sở hạ tầng như
cảng khẩu của nước vay nợ.
Ví dụ, Pakistan, nước đang lâm vào
khủng hoảng nợ, phải giao 91% thu nhập hoạt động của Cảng Gwadar trong
40 năm tới cho ĐCSTQ; Sri Lanka cũng đã ký hợp đồng cho thuê với Trung
Quốc vào cuối năm 2017, nhưng do không có khả năng trả nợ và bị buộc
phải cho Bắc Kinh thuê một cảng quan trọng – Cảng Hambantota trong 99
năm.
Những cảng khẩu này là yếu địa chiến lược, nó chính là cứ
điểm quan trọng để quân đội ĐCSTQ chuẩn bị cho chiến lược bành trướng
“chuỗi trân châu” (string of pearls).
Ông Daniel Kliman, nhà
nghiên cứu cấp cao của Trung tâm An ninh Mỹ mới cho biết, “Một vành đai,
Một con đường” là một công cụ để ĐCSTQ thúc đẩy dã tâm chiến lược của
mình.
Trung tâm này từng công bố một báo cáo chỉ ra, các dự án
“Một vành đai, Một con đường” có khả năng mang đến 7 rủi ro cho các quốc
gia dọc tuyến đường này. Trong đó bao gồm việc làm xói mòn chủ quyền
quốc gia, thiếu sự minh bạch, gánh nặng tài chính, rời xa nhu cầu kinh
tế địa phương, có rủi ro về địa chính trị, ảnh hưởng tiêu cực đến môi
trường và tham nhũng.
Tuy nhiên, hiện nay ĐCSTQ đã không còn tiền
đầu tư, dự trữ ngoại hối của ĐCSTQ do ảnh hưởng của chiến tranh thương
mại Mỹ-Trung và dịch bệnh lây lan, đã giảm nhanh chóng. Ông Derek
Scissors – nhà nghiên cứu kinh tế Trung Quốc thuộc Viện nghiên cứu Doanh
nghiệp Mỹ cho biết, Bắc Kinh đã xuất hiện thâm hụt cán cân thu chi quốc
tế, dẫn đến không có tiền để chống lưng cho “Một vành đai, Một con
đường” và kế hoạch này đang dần mờ nhạt.
https://www.vietbf.com/
Không có nhận xét nào