Header Ads

  • Breaking News

    ‘Vắng chủ nhà, gà mọc đuôi tôm’: Lợi dụng ‘rối ren’ bầu cử Mỹ - Trung Quốc thúc đẩy ASEAN ký kết thỏa thuận RCEP

    Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường hội đàm với Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi và Thủ tướng Thái Lan Prayut Chan-O-Cha trong Hội nghị Cấp cao Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) lần thứ 3 tại Bangkok vào ngày 4 tháng 11 năm 2019 (Ảnh của MANAN VATSYAYANA / AFP qua Getty Images)

    Theo các nhà quan sát, lợi dụng tình hình bầu cử Mỹ đang “rối ren”, Trung Quốc tìm kiếm cơ hội “hoành hành” trong các khối thương mại khu vực, và thúc đẩy 14 quốc gia ký kết hiệp định RCEP vào cuối tuần này - thông qua cuộc họp video do ASEAN tổ chức.

    Trung Quốc dự kiến ​​sẽ ký Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) - một thỏa thuận thương mại lớn nhất khu vực - với 14 quốc gia trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương (APAC) vào cuối tuần này. Bắc Kinh dự tính “kết thúc một thỏa thuận lớn” trước khi chính quyền tiếp theo của Hoa Kỳ chính thức vào cuộc, theo các quan chức Trung Quốc cho biết hôm thứ Tư (ngày 12/11).

    Có vẻ như các nhà lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã đoán được “sự trở lại ngoạn mục” của Tổng thống Donald Trump, và đang tìm cách “lợi dụng lúc rối ren” bành trướng càng nhiều càng tốt

    Các nhà lãnh đạo từ Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc, New Zealand và 10 thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) dự kiến ​​sẽ ký Hiệp định RCEP thông qua hội nghị online vào Chủ nhật tới (ngày 15/11), theo các quan chức Trung Quốc .

    RCEP là một hiệp định thương mại tự do được đề xuất - thường được coi là một chương trình do Trung Quốc dẫn đầu. Hiệp ước này được thương lượng trong số 10 quốc gia thành viên Asean, cùng với Úc, Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, New Zealand và Hàn Quốc.

    'Song phương' đôi bên cùng có lợi - Hay 'đa phương' mạnh được yếu thua

    Khi phân tích về RCEP và CPTPP, nhà nghiên cứu Michael Pettis cho rằng một số quốc gia, bao gồm cả Trung Quốc, đã dành vài năm qua để vận động các hiệp định thương mại khác nhau, nhưng cuối cùng không hiệp định nào trong số này thực sự giải quyết được vấn đề mà hầu hết họ muốn giải quyết, đó là làm thế nào để giảm thặng dư thương mại bằng cách tiếp cận các thị trường nước ngoài, điều này sẽ cho phép họ tránh áp lực của việc tăng nhu cầu trong nước.

    Ấn Độ, vốn được cho là thành viên thâm hụt thương mại lớn nhất của RCEF, đã rút lui một cách khôn ngoan. Hoa Kỳ đã tách khỏi các hiệp định đa phương, hướng tới chủ nghĩa song phương, đôi bên cùng có lợi; tạo thành thế đối trọng với xu hướng chủ nghĩa đa phương - cá lớn nuốt cá bé - của Bắc Kinh.

    Với 16 quốc gia đàm phán, RCEP chiếm khoảng 1/3 GDP toàn cầu và gần một nửa dân số thế giới. Hiệp ước bao gồm thương mại hàng hóa và dịch vụ, cũng như đầu tư, sở hữu trí tuệ và giải quyết tranh chấp; và được đóng khung như một cam kết tự do thương mại của các nước Châu Á.

    Nhưng thỏa thuận này cũng bị chỉ trích vì không đặt ra các tiêu chuẩn về môi trường và lao động. Mối quan tâm cũng được đưa ra về sự chênh lệch giữa các nước thành viên và khả năng hiệp ước có thể làm trầm trọng thêm tình trạng bất bình đẳng toàn cầu. Thỏa thuận cũng thiếu các điều khoản cho việc tự do hóa các công ty nhà nước.

    Theo dự báo từ Ngân hàng Phát triển Châu Á vào năm 2016, TPP có khả năng cung cấp tới 400 tỷ USD lợi ích thu nhập toàn cầu trước khi Mỹ rút khỏi tổ chức này này, trong khi đóng góp của RCEP ước tính lên tới 260 tỷ USD.

    Vắng chủ nhà, gà mọc đuôi tôm

    “Cho đến nay, tất cả các cuộc đàm phán đã hoàn tất. Chúng tôi đang làm việc chăm chỉ khi xem xét pháp lý tất cả các văn bản trong thỏa thuận, và hy vọng rằng chúng tôi sẽ có thể ký thỏa thuận tại hội nghị thượng đỉnh của các nhà lãnh đạo”, trợ lý Bộ trưởng Thương mại Li Chenggang nói trong một cuộc họp báo hôm thứ Tư.

    Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường sẽ tham dự chuỗi các cuộc họp hội nghị online do ASEAN tổ chức từ thứ Năm (ngày 13/11) đến Chủ nhật (ngày 15/11), để xúc tiến việc ký kết thỏa thuận.

    Sau 8 năm đàm phán, “thỏa thuận thương mại lớn nhất thế giới” này đã có “cơ may” hình thành, vượt xa các khối thương mại khu vực khác như Liên minh Châu Âu, Thỏa thuận Hoa Kỳ-Mexico-Canada và Thỏa thuận toàn diện và tiến bộ cho Đối tác xuyên Thái Bình Dương (CPTPP).

    Các nhà quan sát cho biết việc Mỹ vắng mặt ở cả RCEP và CPTPP đã khuyến khích các nước trong khu vực tìm kiếm vị trí lãnh đạo khác. Trung Quốc đã coi RCEP như một cơ hội để “viết ra các quy tắc thương mại khu vực” và đa dạng hóa các con đường thương mại, trong bối cảnh quan hệ kinh tế với Hoa Kỳ đang suy giảm.

    Một chuyên gia tư vấn cho chính phủ Trung Quốc về thương mại cho biết, Trung Quốc cần phải ký thỏa thuận thương mại trước khi chính quyền tiếp theo của Mỹ nhậm chức. RCEP được cho là lợi ích chiến lược dài hạn của Trung Quốc và kết nối các mối quan hệ của nước này với các nước láng giềng

    Mỹ ‘lao đao’ - APAC ‘lung lay’ - Bắc Kinh tha hồ ‘giật dây’

    Các cuộc đàm phán cho RCEP đã được khởi động vào năm 2012 và đã kéo dài trong nhiều năm. Ấn Độ, nền kinh tế lớn thứ ba châu Á và là thị trường tiêu dùng lớn, đã rút lui vào năm ngoái vì lo ngại về thâm hụt thương mại với Trung Quốc. 

    Cũng có những lo ngại rằng mối quan hệ ngoại giao xấu đi nhanh chóng của Úc với Trung Quốc có thể ảnh hưởng đến tiến độ của thỏa thuận thương mại đa phương.

    Trong chuyến công du tới Ấn Độ vào tháng 4/2020, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo cho biết Washington đã đàm phán với “những người bạn” của mình, nhiều người trong số họ là thành viên của RCEP - bao gồm Ấn Độ, Úc, Nhật Bản, New Zealand, Hàn Quốc và Việt Nam - về tái cấu trúc các chuỗi cung ứng toàn cầu sau đại dịch viêm phổi Vũ Hán.

    Tại cuộc họp báo của chính phủ Trung Quốc hôm thứ Tư, Thứ trưởng Ngoại giao Luo Zhaohui đã chỉ trích kế hoạch kiềm chế Trung Quốc của Hoa Kỳ; cho rằng chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương Bộ tứ (Quad) - đã chứng minh sự trở lại của tâm lý Chiến tranh Lạnh, "nhằm làm suy yếu vị trí trung tâm của ASEAN. Cả Trung Quốc và ASEAN nên cảnh giác cao độ về xu hướng này”, ông Luo nói.

    Wang Yong, Giám đốc Trung tâm Kinh tế Chính trị Quốc tế tại Đại học Bắc Kinh, cho biết RCEP có thể cung cấp một nền tảng thay thế cho hợp tác kinh tế Trung - Úc, bất chấp những tranh cãi về ngoại giao giữa đôi bên.

    “Trục của nền kinh tế thế giới đã chuyển từ hợp tác xuyên Đại Tây Dương sang hợp tác xuyên Thái Bình Dương”, ông Wang nhấn mạnh thêm.

    Mồi câu RCEP?

    Theo Nikkei, RCEP sẽ cắt giảm thuế quan và thiết lập các quy tắc trong khoảng 20 lĩnh vực, bao gồm các luồng dữ liệu xuyên biên giới. Thỏa thuận sẽ giảm bớt thuế quan đối với các sản phẩm nông nghiệp và thủy sản so với TPP, hoặc hiệp định đối tác kinh tế Nhật Bản-EU.

    RCEP sẽ xóa bỏ thuế đối với 61% hàng hóa nhập khẩu từ các thành viên Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á, Úc và New Zealand, cùng với 56% từ Trung Quốc và 49% từ Hàn Quốc.

    Thỏa thuận dự kiến ​​sẽ loại bỏ thuế quan của Trung Quốc đối với một số mặt hàng nhập khẩu, sau khi RCEP có hiệu lực:

    Sò điệp của Nhật Bản vào năm thứ 11 (của RCEP); 

    Kẹo của Hàn Quốc vào năm thứ 10;

    Một số loại thịt bò của Indonesia;

    Nghĩa vụ thuế đối với rượu sake và rượu mạnh của Nhật Bản cũng sẽ bị loại bỏ.

    Mặc dù RCEP cho thấy "sự hấp dẫn nhất thời", Bắc Kinh chỉ được một phen "mặc sức tung hoành" khi Washington đang" lao đao" trong tình trạng gian lận bầu cử. Nhưng tình hình bầu cử "rối ren" sẽ không kéo dài lâu, Bắc Kinh có lẽ đã hiểu rõ điều này, chẳng qua chỉ là "chớp lấy cơ may" trước khi Tổng thống Trump "tái xuất".

    Lê Minh

    https://www.ntdvn.com/


    Không có nhận xét nào