Ủy ban Truyền thông Liên bang (FCC) một lần nữa nhấn mạnh lại rằng công ty công nghệ Trung Quốc ZTE là mối đe dọa an ninh quốc gia đối với các mạng viễn thông của Hoa Kỳ.
Hôm thứ Ba (24/11), FCC đã từ chối đơn kiến nghị từ ZTE Corp, yêu cầu cơ quan này xem xét lại quyết định vào tháng 6 về việc cấm các công ty Hoa Kỳ khai thác quỹ chính phủ trị giá 8,3 tỷ đô la để mua thiết bị từ ZTE.
Trong một tuyên bố báo chí hôm thứ Ba (pdf), FCC đã viết: “Sau khi xem xét hồ sơ, Cục [điều tra] không thấy bất cứ cơ sở nào để xem xét lại. Do đó, Quỹ Dịch vụ Chung hàng năm trị giá 8,3 tỷ đô la của FCC không thể được sử dụng để mua, thu nhận, duy trì, cải tiến, sửa đổi hay hỗ trợ bất kỳ thiết bị hoặc dịch vụ nào do ZTE cũng như công ty mẹ, công ty liên kết và công ty con của ZTE sản xuất hoặc cung cấp.”
“Thông qua lệnh ban hành ngày hôm nay, chúng tôi đang thực hiện một bước quan trọng khác trong nỗ lực không ngừng bảo vệ các mạng viễn thông của Hoa Kỳ khỏi các rủi ro bảo mật,” Chủ tịch FCC Ajit Pai cho biết.
Ông Pai còn nói: “Tại Cuộc họp Mở tiếp theo diễn ra vào ngày 10/12 tới, Ủy ban sẽ bỏ phiếu về các quy tắc để thực hiện chương trình Bồi hoàn cho Mạng Viễn thông Đáng tin cậy và An toàn nhằm giúp các nhà cung cấp dịch vụ xóa bỏ và thay thế các thiết bị không đáng tin cậy khỏi mạng của họ, vài tháng trước thời hạn luật định. Giờ đây, điều quan trọng hơn bao giờ hết là Quốc hội phải tài trợ để các mạng lưới viễn thông của chúng ta được bảo vệ khỏi các nhà cung cấp đe dọa đến an ninh quốc gia chúng ta.”
FCC xác định có hơn 50 công ty viễn thông sử dụng thiết bị hoặc dịch vụ của ZTE, Huawei. Ngoài một số tên tuổi lớn, như CenturyLink và Verizon, còn lại là những công ty có quy mô nhỏ. Ước tính, chi phí trung bình cho một công ty thay thế thiết bị mạng của Huawei và ZTE bằng thiết bị khác có thể tới 40 – 45 triệu USD. Về cơ bản, các nhà mạng Hoa Kỳ sẽ tiêu tốn hơn 1,8 tỷ USD để thay thế tất cả thiết bị của ZTE và Huawei. Thượng viện Mỹ cũng đã phê duyệt ngân sách 1 tỷ USD để giúp các nhà mạng thay thế vào đầu năm nay, nhưng chính phủ vẫn chưa tìm được nguồn vốn cần thiết cho chương trình.
Việc các dân biểu gồm có dân biểu Dân chủ Frank Pallone, Jr. (tiểu bang New Jersey), dân biểu Cộng hòa Greg Walden (tiểu bang Oregon), dân biểu Dân chủ Doris Matsui (tiểu bang California) và dân biểu Cộng hòa Brett Guthrie (tiểu bang Kentucky) tài trợ cho đạo luật lưỡng đảng – Đạo luật Mạng Viễn thông An toàn và Đáng tin cậy, đã thúc đẩy FCC thành lập Chương trình Bồi hoàn cho mạng Viễn thông An toàn và Đáng tin cậy.
Ngoài chương trình bồi hoàn, luật lưỡng đảng cấm sử dụng quỹ liên bang (do FCC quản lý) để mua thiết bị hoặc dịch vụ viễn thông từ bất kỳ công ty nào gây rủi ro an ninh quốc gia cho các mạng lưới viễn thông của Mỹ và giúp chính phủ “chia sẻ thông tin bảo mật chuỗi cung ứng” với các nhà cung cấp mạng, tập trung vào các nhà mạng nhỏ hơn.
Tổng thống Donald Trump đã ký Đạo luật Mạng Viễn thông Đáng tin cậy và An toàn vào tháng 3/2020, đạo luật này được thiết lập giúp bảo đảm chuỗi cung ứng viễn thông của Mỹ.
Các nhà lập pháp cho biết trong một tuyên bố báo chí: “Bảo vệ mạng của chúng ta khỏi sự can thiệp độc hại từ nước ngoài là rất quan trọng đối với tương lai mạng không dây của Mỹ, đặc biệt là khi một số nhà cung cấp dịch vụ viễn thông dựa vào thiết bị từ các công ty như Huawei.”
Trong quyết định ban đầu của Cục An toàn Công cộng và An ninh Nội địa của FCC hồi tháng 6, Công ty Công nghệ Huawei và Tập đoàn ZTE, cũng như tổng bộ, chi nhánh và công ty con của họ đều được coi là mối đe dọa an ninh quốc gia.
Trong tuyên bố báo chí tháng 6 (pdf), ông Pai từng khẳng định: “Cả hai công ty này đều có quan hệ chặt chẽ với Đảng Cộng sản Trung Quốc và bộ máy quân sự của Trung Quốc, và cả hai công ty đều tuân thủ luật pháp Trung Quốc, trong đó ép buộc họ phải hợp tác với các cơ quan tình báo của đất nước.”
Trong một tuyên bố báo chí hôm thứ Ba (pdf), FCC đã viết: “Sau khi xem xét hồ sơ, Cục [điều tra] không thấy bất cứ cơ sở nào để xem xét lại. Do đó, Quỹ Dịch vụ Chung hàng năm trị giá 8,3 tỷ đô la của FCC không thể được sử dụng để mua, thu nhận, duy trì, cải tiến, sửa đổi hay hỗ trợ bất kỳ thiết bị hoặc dịch vụ nào do ZTE cũng như công ty mẹ, công ty liên kết và công ty con của ZTE sản xuất hoặc cung cấp.”
“Thông qua lệnh ban hành ngày hôm nay, chúng tôi đang thực hiện một bước quan trọng khác trong nỗ lực không ngừng bảo vệ các mạng viễn thông của Hoa Kỳ khỏi các rủi ro bảo mật,” Chủ tịch FCC Ajit Pai cho biết.
Ông Pai còn nói: “Tại Cuộc họp Mở tiếp theo diễn ra vào ngày 10/12 tới, Ủy ban sẽ bỏ phiếu về các quy tắc để thực hiện chương trình Bồi hoàn cho Mạng Viễn thông Đáng tin cậy và An toàn nhằm giúp các nhà cung cấp dịch vụ xóa bỏ và thay thế các thiết bị không đáng tin cậy khỏi mạng của họ, vài tháng trước thời hạn luật định. Giờ đây, điều quan trọng hơn bao giờ hết là Quốc hội phải tài trợ để các mạng lưới viễn thông của chúng ta được bảo vệ khỏi các nhà cung cấp đe dọa đến an ninh quốc gia chúng ta.”
FCC xác định có hơn 50 công ty viễn thông sử dụng thiết bị hoặc dịch vụ của ZTE, Huawei. Ngoài một số tên tuổi lớn, như CenturyLink và Verizon, còn lại là những công ty có quy mô nhỏ. Ước tính, chi phí trung bình cho một công ty thay thế thiết bị mạng của Huawei và ZTE bằng thiết bị khác có thể tới 40 – 45 triệu USD. Về cơ bản, các nhà mạng Hoa Kỳ sẽ tiêu tốn hơn 1,8 tỷ USD để thay thế tất cả thiết bị của ZTE và Huawei. Thượng viện Mỹ cũng đã phê duyệt ngân sách 1 tỷ USD để giúp các nhà mạng thay thế vào đầu năm nay, nhưng chính phủ vẫn chưa tìm được nguồn vốn cần thiết cho chương trình.
Việc các dân biểu gồm có dân biểu Dân chủ Frank Pallone, Jr. (tiểu bang New Jersey), dân biểu Cộng hòa Greg Walden (tiểu bang Oregon), dân biểu Dân chủ Doris Matsui (tiểu bang California) và dân biểu Cộng hòa Brett Guthrie (tiểu bang Kentucky) tài trợ cho đạo luật lưỡng đảng – Đạo luật Mạng Viễn thông An toàn và Đáng tin cậy, đã thúc đẩy FCC thành lập Chương trình Bồi hoàn cho mạng Viễn thông An toàn và Đáng tin cậy.
Ngoài chương trình bồi hoàn, luật lưỡng đảng cấm sử dụng quỹ liên bang (do FCC quản lý) để mua thiết bị hoặc dịch vụ viễn thông từ bất kỳ công ty nào gây rủi ro an ninh quốc gia cho các mạng lưới viễn thông của Mỹ và giúp chính phủ “chia sẻ thông tin bảo mật chuỗi cung ứng” với các nhà cung cấp mạng, tập trung vào các nhà mạng nhỏ hơn.
Tổng thống Donald Trump đã ký Đạo luật Mạng Viễn thông Đáng tin cậy và An toàn vào tháng 3/2020, đạo luật này được thiết lập giúp bảo đảm chuỗi cung ứng viễn thông của Mỹ.
Các nhà lập pháp cho biết trong một tuyên bố báo chí: “Bảo vệ mạng của chúng ta khỏi sự can thiệp độc hại từ nước ngoài là rất quan trọng đối với tương lai mạng không dây của Mỹ, đặc biệt là khi một số nhà cung cấp dịch vụ viễn thông dựa vào thiết bị từ các công ty như Huawei.”
Trong quyết định ban đầu của Cục An toàn Công cộng và An ninh Nội địa của FCC hồi tháng 6, Công ty Công nghệ Huawei và Tập đoàn ZTE, cũng như tổng bộ, chi nhánh và công ty con của họ đều được coi là mối đe dọa an ninh quốc gia.
Trong tuyên bố báo chí tháng 6 (pdf), ông Pai từng khẳng định: “Cả hai công ty này đều có quan hệ chặt chẽ với Đảng Cộng sản Trung Quốc và bộ máy quân sự của Trung Quốc, và cả hai công ty đều tuân thủ luật pháp Trung Quốc, trong đó ép buộc họ phải hợp tác với các cơ quan tình báo của đất nước.”
https://trithucvn.org/
Không có nhận xét nào