Ngày 20/10 vừa qua, Tiểu ban Hạ viện Canada về Nhân quyền Quốc tế (SDIR) đã ra tuyên bố, kết luận rằng chế độ Trung Quốc đang thi hành các hoạt động “diệt chủng”, bao gồm cả thu hoạch nội tạng, đối với người Duy Ngô Nhĩ và những người Hồi giáo khác ở khu tự trị Tân Cương sau 2 năm nghiên cứu về vấn đề này.
Theo tuyên bố từ SDIR, tiểu ban này đã tổ chức những buổi điều trần về vấn đề nhân quyền tại Tân Cương từ 10/2018 và bắt đầu thực hiện một nghiên cứu về vấn đề này. Sau 2 năm, tiểu ban cho biết họ “bị thuyết phục rằng các hành động của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) cấu thành tội ác diệt chủng như đã nêu trong Công ước Diệt chủng”. Đi kèm với tuyên bố hôm 20/10, tiểu ban này cũng đã đưa ra chứng cứ được thu thập từ 20/7 đến 13/8/2020 trong các phiên điều trần.
Tuyên bố của SDIR cũng nêu rõ các chiến lược khác nhau mà chế độ Trung Quốc dùng để đàn áp các nhóm người Hồi giáo sống ở Tân Cương, bao gồm giam giữ hàng loạt, cưỡng bức lao động, kiểm soát dân số và các biện pháp khác.
SDIR cho biết, các nhân chứng đã làm việc với tiểu ban đều “nói rõ rằng hành động của Chính phủ Trung Quốc là một nỗ lực không che đậy nhằm xóa bỏ văn hóa và tôn giáo của người Duy Ngô Nhĩ”.
Trong tuyên bố của mình, SDIR cũng đặc biệt đề cập đến tội ác thu hoạch nội tạng:
“Một nhân chứng là người sống sót từ trại tập trung đã cho thấy vấn nạn đáng lo ngại rằng chính quyền Trung Quốc đang thu thập thông tin DNA của người bị cầm tù, mà không được họ đồng thuận, nhằm quyết định xem có sử dụng nội tạng của họ cho việc thu hoạch sau này không. Một nhân chứng khác giải thích rằng, chính quyền Trung Quốc đã thực hiện việc buôn bán nội tạng trong nhiều năm, trước đó là thu hoạch nội tạng từ các tù nhân Pháp Luân Công để hỗ trợ cho hoạt động cấy ghép tạng ‘màu mỡ’ của quốc tế. Một nhân chứng kêu gọi Chính phủ Canada thông qua nghị quyết S-204, một nghị quyết sẽ tạo cơ sở pháp lý chống lại việc buôn bán nội tạng người.”
SDIR cho rằng một nguyên nhân sâu xa hơn cho việc ĐCSTQ thực hiện các hành vi “diệt chủng” đối với người Duy Ngô Nhĩ tại Tân Cương là vì khu tự trị này chiếm một vị trí quan trọng trong Sáng kiến Vành đai và Con đường và việc theo đuổi chủ nghĩa bành trướng của chế độ. Đồng thời Tân Cương còn là nơi có tài nguyên quan trọng, nhất là dầu khí. Trong khi đó, người Duy Ngô Nhĩ có xu hướng tự chủ về kinh tế, thậm chí là về tính độc lập của cả khu vực, do đó chế độ coi họ như một hiểm họa đối với chính sách tại Tân Cương. Quyết định của chế độ là “tiêu diệt người Duy Ngô Nhĩ và các người Hồi giáo gốc Thổ Nhĩ Kỳ khác ở đây”.
Từ những phân tích của mình, SDIR khuyến nghị chính phủ Canada lên tiếng về tội ác của ĐCSTQ tại Tân Cương, dẫn lời tác giả Elie Wiesel, người từng nhận giải Nobel Hòa Bình: “Im lặng khi đối mặt với cái ác thì sẽ trở thành đồng lõa với chính cái ác”.
Tuyên bố của SDIR cũng nêu rõ các chiến lược khác nhau mà chế độ Trung Quốc dùng để đàn áp các nhóm người Hồi giáo sống ở Tân Cương, bao gồm giam giữ hàng loạt, cưỡng bức lao động, kiểm soát dân số và các biện pháp khác.
SDIR cho biết, các nhân chứng đã làm việc với tiểu ban đều “nói rõ rằng hành động của Chính phủ Trung Quốc là một nỗ lực không che đậy nhằm xóa bỏ văn hóa và tôn giáo của người Duy Ngô Nhĩ”.
Trong tuyên bố của mình, SDIR cũng đặc biệt đề cập đến tội ác thu hoạch nội tạng:
“Một nhân chứng là người sống sót từ trại tập trung đã cho thấy vấn nạn đáng lo ngại rằng chính quyền Trung Quốc đang thu thập thông tin DNA của người bị cầm tù, mà không được họ đồng thuận, nhằm quyết định xem có sử dụng nội tạng của họ cho việc thu hoạch sau này không. Một nhân chứng khác giải thích rằng, chính quyền Trung Quốc đã thực hiện việc buôn bán nội tạng trong nhiều năm, trước đó là thu hoạch nội tạng từ các tù nhân Pháp Luân Công để hỗ trợ cho hoạt động cấy ghép tạng ‘màu mỡ’ của quốc tế. Một nhân chứng kêu gọi Chính phủ Canada thông qua nghị quyết S-204, một nghị quyết sẽ tạo cơ sở pháp lý chống lại việc buôn bán nội tạng người.”
SDIR cho rằng một nguyên nhân sâu xa hơn cho việc ĐCSTQ thực hiện các hành vi “diệt chủng” đối với người Duy Ngô Nhĩ tại Tân Cương là vì khu tự trị này chiếm một vị trí quan trọng trong Sáng kiến Vành đai và Con đường và việc theo đuổi chủ nghĩa bành trướng của chế độ. Đồng thời Tân Cương còn là nơi có tài nguyên quan trọng, nhất là dầu khí. Trong khi đó, người Duy Ngô Nhĩ có xu hướng tự chủ về kinh tế, thậm chí là về tính độc lập của cả khu vực, do đó chế độ coi họ như một hiểm họa đối với chính sách tại Tân Cương. Quyết định của chế độ là “tiêu diệt người Duy Ngô Nhĩ và các người Hồi giáo gốc Thổ Nhĩ Kỳ khác ở đây”.
Từ những phân tích của mình, SDIR khuyến nghị chính phủ Canada lên tiếng về tội ác của ĐCSTQ tại Tân Cương, dẫn lời tác giả Elie Wiesel, người từng nhận giải Nobel Hòa Bình: “Im lặng khi đối mặt với cái ác thì sẽ trở thành đồng lõa với chính cái ác”.
https://trithucvn.org/
Không có nhận xét nào