Header Ads

  • Breaking News

    Thiện Tùng - Rừng Thạnh Phong trước oanh giờ liệt


    Tỉnh Bến Tre là tỉnh đảo, cả thảy có 3 cù lao: cù lao An Hóa, cù lao Bảo, cù lao  Minh. Cù lao An Hóa giáp với biển là huyện Bình Đại, có rừng nguyên sinh Thừa  Đức / Cù lao Bảo giáp biển là huyện Ba Tri, có rừng nguyên sinh cuối cù lao nầy /  Cù lao Minh giáp biển là huyện Thạnh Phú, có rừng nguyên sinh Thạnh Phong

    Nếu nói rừng ngập nước ở Nam bộ, rừng Thạnh Phong rộng lớn chỉ sau rừng U  Minh thượng và hạ của 2 tỉnh Kiên Giang và Cà Mau.

    Quê tôi ở huyện Thạnh Phú tỉnh Bến Tre.Tuổi tôi nay đã hơn 80. Khi tôi 10 tuổi  (1949) chỉ biết có rừng Thạnh Phú (rừng ở huyện Thạnh Phú). Diện tích cây rừng  Thạnh phú cũng là diện đất rừng xã Giao Thạnh. Xã Giao Thạnh nằm cuối cù  lao Minh, lưng dựa đất liền, mặt hướng ra biển Đông, thuộc huyện Thạnh Phù  của tỉnh Bến Tre. Lúc bấy giờ gọi rừng Thạnh Phú cũng đúng, gọi rừng Giao  Thạnh cũng không sai – cũng là hắn đấy thôi.

    Rừng Giao Thạnh là rừng nguyên sinh ngập mặn nằm giữa/cuối 2 sông Hàm  Luông và Cổ Chiên. Những Vệ sĩ thủ vai tiên phuông của rừng nầy là cây Đước,  Bần, Mấm, Vẹt… Nước 2 sông Hàm Luông và Cổ Chiên vừa ra đến vàm sông  liền bị sóng biển chặn lại, lượng phù sa của sông hòa nhập với cát do sóng biển  đẩy vào, chúng lắng đọng vào thảm thực vật dưới chân những chàng vệ sĩ, là  nguồn dinh dưỡng vô tận cho các vệ sĩ đủ sức, chẳng những đương đầu, mà  từng bước lấn biển.

    Khi dân đến cư ngụ ở Giao Thạnh ngày càng đông, không thể đương cự với con  người, để tồn tại, các vệ sỉ chỉ còn mỗi cách là lấn ra biển. Chính vì vậy, rừng  Giao Thạnh lớn dần về hướng biển. Khi đất rừng đủ lớn, đầu năm 1960, xã Giao  Thạnh chia ra làm 2 xã: xã Giao Thạnh và Thạnh Phong - đất xã Giao Thạnh chủ yếu dành cho dân cư canh tác, đất Thạnh Phong dành cho rừng nguyên sinh. Vì  xã Thạnh phong toàn là rừng, nên suốt thời chiến (1960-1975) gọi là rừng Thạnh  Phong.

    Bến Tre nổ ra cuộc Đồng khởi bắt đầu từ đêm 17/01/1960. Sau những ngày “long  trời lở đất” ấy, huyện Thạnh Phú đặt bí danh cho các xã và thị trấn mỗi nơi 1 chữ trong câu khẩu hiệu: “Tích cực chuẩn bị xây dựng lực lượng đán lấy thời cơ”- Tích là xã Phú Khánh đầu trên giáp huyện Mỏ Cày, Cơ là xã Thạnh Phong nằm  dưới chót giáp biển – Thạnh Phong là xã toàn là rừng nguyên sinh, là hậu cứ Cách mạng an toàn nhứt chẳng những đối với huyện Thạnh Phú mà đối với tinh  Bến Tre và hơn thế nữa.

    Diện tích đất rừng Thạnh Phong cũng là diện đất rừng xã Thanh Phong. Rừng  Thạnh Phong lấn biển ngày một rộng thêm, sau 1975, dân đến cư ngụ ngày càng  đông buộc phải chia thành 2 xã Thạnh Phong và Thạnh Hải – Thạnh Phong chủ yếu dành do dân cư, còn Thạnh Hải đành cây rừng nguyên sinh cư.

    Xã Thạnh Phong hay Rừng Thạnh Phong thực sự trở thành huyền thoại: 

    - Trước năm 1960, 2 chuyến ghe lớn, cải trang ghe ngư dân, dọc theo bờ biển ra  miền Bắc xin viện trợ hàng Quân sự xuất từ bờ biển rừng/xã Thạnh Phong.

    - Những năm sau 1960, cũng tại xã Thạnh Phong nầy, tiếp nhận 2 chuyến tàu cỡ lớn từ đường Hồ Chí Minh trên biển đổ vũ khí chẳng những cho Bến Tre, cho  miền Trung Nam bộ mà còn chia cho cả Đông và Tây Nam bộ - trong 2 chuyến có  1 chuyến tàu cỡi cồn mắc cạn, sau khi chuyển hết vũ khí đạn dược lên bờ trong  đêm rồi dùng thuốc nổ hủy tàu phi tan.

    - Cũng vì phải tới lui Thạnh Phong, nơi tiếp nhận vũ khí từ miền Bắc VN mà ông  Ba Phối (bí số 203), phó Bí thư Khu ủy, Tư lịnh Quân khu khu Trung Nam bô hy  sinh trên sông Mỹ Tho từ xả Phú Túc (Bến Tre) sang xã Tam Bình (Mỹ Tho). 

    - Cũng chính vì bãi tiếp nhận vũ khí Thạnh Phong mà tỉnh trưởng Bến Tre Phạm  Ngọc Thảo (người do phía Cách mạng cài cấm) phải tuân lịnh Tổng thống Việt  Nam Cộng hòa Ngô Đình Diệm, mở cuộc hành quân thủy+ bộ với quy mô cấp sư  đoàn mang tên“Phượng Hoàng TG 1( Tiền giang 1) nhầm vào xã Thạnh Phong.  Cuộc hành quân nầy không mang lại kết quả gì, bỡi rừng Thạnh Phong quy mô  lớn khủng, sầm uất và sình lầy, có chỗ lúng ngập đến cháng ba (hán) – thời Pháp  thuộc, nhưng binh đoàn Lê Dương mủ đỏ, chỉ đứng ngoài bìa rừng Thanh Phong  nhìn vào rồi chào thua.

    ..v.v...

    Đất rừng Thạnh Phong, Thạnh Hải trở thành huyền thoại. Vì vậy, Trung ương  mới giao cho Bến Tre làm Quốc lộ 57 dài khoảng 50km gắn từ quốc lộ 60 (Mỏ Cày) chạy dọc cù lao Minh đến Thạnh Phong, Thạnh Hải. Và tỉnh Bến Tre cho xây  đài lưu niệm chiến tích và lập khu Du lịch sinh thái biển tại 2 xã nầy.

    Thế mà Rừng nguyên sinh Thạnh Phong nay còn đâu?! 

    Theo ông Nguyễn Hữu Bé, phó trưởng Kiểm lâm Bến Tre nói trước diễn đàn:  “Hiện nay, tỉnh ta có diện tích rừng ngập mặn là 3.900 ha, trong đó rừng tự nhiên  (nguyên sinh) 1.000 ha, rừng trồng 2.900 ha gồm các loại cây chủ yếu như đước,  đưng, bần, mắm, phi lao… được phân bổ ở 3 huyện Ba Tri, Bình Đại và Thạnh  Phú. Tuy diện tích rừng còn không nhiều nhưng lại có vai trò rất quan trọng trong  việc phòng hộ bảo vệ môi trường. Ngoài ra, các rừng ngập mặn của tỉnh đã phát  huy hiệu quả chức năng phòng chống xói lở bờ biển, cố định đất ở các bãi bồi,  góp phần đẩy nhanh tốc độ bồi tụ, mở rộng đất sản xuất, đặc biệt là bảo vệ sản  xuất nông nghiệp, thủy sản bền vững ở khu vực vùng ven biển của tỉnh”.

    Từ phát biểu cùa ông Nguyễn Hữu Bé cho thấy:

    - Rừng nguyên sinh ở 3 huyện Bình Đại, Ba Tri, Thạnh Phú rộng lớn dường nào  mà hiện nay nó chỉ còn 1.000ha trong khi rừng nguyên sinh Cần Gờ (TP HCM)  còn giữ được 11.000ha!.

    - TP HCM bờ biển, mặt sông hẹp hơn Bến Tre, với 11.000 ha rừng nguyên sinh  bao bộc huyện Cần Giờ có thể đủ sức ngăn sóng gió biển gây sạt lở, bảo vệ  được bên trong. Còn Bến Tre bờ biển, mặt sông của 3 huyện (Bình Đại, Ba Tri,  Thạnh Phú) rộng hơn huyện Cần Giờ nhiều mà chỉ còn có 1.000 ha cây rừng  nguyên sịnh, nếu chia đều, bờ biển và ven sông ở Bến Tre, mỗi nơi chỉ một lớp  mỏng, không sớm thì muộn, sóng gió biển+sông sẽ chọc phủng, chừng đó sẽ  xúm nhau khóc mẹ khóc cha vì sạt lở?.

    Điều đáng mừng, dầu không nói ra, chắc lãnh đạo Bến Tre đã thấy sai lầm của  mình trong việc đối xử “thô bạo” với cây rừng nguyên sinh ven biển. Theo lời ông  Nguyễn Hữu Bé: “Với vai trò quan trọng của đất rừng ở địa phương, tỉnh tiến hành  xây dựng hai dự án trên ba huyện vùng rừng ngập mặn ven biển ở tỉnh Bến Tre.  Đó là Dự án rừng nguyên sinh phòng hộ ven biển với diện tích 5.351 ha ở 2 huyện  Ba Tri, Bình Đại và xây dựng Khu bảo tồn thiên nhiên đất rừng ngập nước ở  Thạnh Phú với diện tích 2.584 ha”. 

    Ông Bé nói dự án chớ không đóng khung thời gian thực hiện. Cho dầu khi nào dự  án nầy thực hiện thành công thì cả Tỉnh Bến Tre cũng chỉ khôi phục được  7.935ha cây rừng nguyên sinh (5.351ha cho 2 huyện Bình Đại, Ba Tri + 2584ha  cho huyện Thạnh Phú) – Theo tôi nghĩ, chỉ chừng ấy còn hẻo lắm .

    Lãnh đạo cấp cao tinh Bến tre lo sốt gió về tái trồng cây rừng nguyên sinh phòng  hộ ven sông biển thì, cấp dưới, nhứt là ngành chủ quản như : NN&PTNT (Nông Phát), Tài nguyên&Môi trường (Tài-Môi) và Kiểm lâm bắt tay với “Lâm tặc”phá  tang hoang rừng nguyên sinh 2 xã Thạnh Phong và Thạnh Hải, khu rừng ngập  nước lớn thư hai sau rừng U minh thượng và hạ ờ hai tỉnh Kiên Giang và Cà  Mau.

    Nói có vách, mách có chứng:

    Nghe nói, để cho chắc ăn, tôi kiểm chứng qua VOV.VN thì khớp nhau: “Ngày  14/8, Tòa án Nhân dân huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre đã tuyên phạt 5 bị cáo về việc ngụy tạo cớ phà rừng nguyên sinh. 

    Theo cáo trạng:

    Ông Võ Văn Ngàn, Giám đốc Ban quản lý rừng phòng hộ và đặc dụng tỉnh Bến  Tre đã cố ý chỉ đạo cấp dưới lập khống số liệu, xác định tỉ lệ sâu bệnh và lập thiết  kế khai thác trắng diện tích 25,8 ha rừng đặc dụng, tại Khu bảo tồn thiên nhiên  đất ngập nước Thạnh Phú, trình và đươc Sở NN&PTNT tỉnh Bến Tre phê duyệt.

    Dù biết rõ rừng đặc dụng không được khai thác trắng, nhưng ông Trần Văn Hùng,  Phó Giám đốc Sở NN&PTTN tỉnh đã ký tờ trình gửi UBND tỉnh Bến Tre xin chủ  trương khai thác trắng 25,8 ha rừng với lý do: Rừng có hiện tượng ngừng sinh  trưởng, rải rác một số nơi cây bị trùng đọt, có hiện tượng sâu đục thân chết dần.

    Tờ trình này được UBND tỉnh Bến Tre chấp thuận, chủ trương cho khai thác, tận  thu và trồng mới toàn bộ diện tích rừng nêu trên. Sau đó, ông Trần Văn Hùng đã  ký Quyết định cho phép doanh nghiệp tư nhân gỗ Tuấn An (tại xã Thạnh Phong,  huyện Thạnh Phú) khai thác trắng toàn bộ diện tích 25,8 ha rừng nguyên sinh.  Tuy nhiên, trong quá trình khai thác khoảng 90% diện tích, sự việc bị phát hiện  (do 1 thanh nữ tố cáo) và bị đình chỉ khai thác 10% còn lại. 

    Hành vi của các bị cáo Trần Văn Hùng, Võ Văn Ngàn, Nguyễn Văn Đoàn, Tiết  Kim Chiêu và Nguyễn Đức Dục đều bị liệt vào tội danh“Làm trái pháp luật, gây  thiệt hại nghiêm trọng” với số lượng hơn 2.800 m3 gỗ, giá trị thiệt hại trên 412  triệu đồng.

    Theo cáo trạng, Tòa ra quyết án tuyên phạt 5 bị cáo:

    1/ Bị cáo Trần Văn Hùng (Nguyên phó giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Bến Tre) bị phạt mức an 3 năm tù.

    2/ Bị cáo Võ Văn Ngàn (Nguyên giám đốc ban quản lý rừng phòng hộ và đặc  dụng tỉnh Bến Tre, hiện đã nghỉ hưu) bị phạt mức án 3 năm tù giam.

    3/ Bị cáo Nguyễn Văn Đoàn (nguyên chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm Bến  Tre) bị phạt 2,5 năm tù giam. 

    4/ Bị cáo Tiết Kim Chiêu (nguyên phó trưởng phòng Khoa học-Kỹ thuật, Sở NN&PTNT, nguyên phó chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh Bến Tre) bị phạt  2 năm tù treo, thử thách 4 năm.

    5/ Bị cáo Nguyễn Ðức Dục (nguyên chuyên viên Phòng Khoa học-Kỹ thuật,  Sở NN&PTNT, nguyên phó chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh Bến Tre) bị phạt cùng mức án 2 năm tù treo, thử thách 4 năm. 

    Ngoài trách nhiệm hình sự, Tòa còn tuyên buộc 5 bị cáo trên phải có trách  nhiệm liên đới bồi thường số tiền trên 412 triệu đồng cho Ban quản lý rừng  phòng hộ và đặc dụng tỉnh Bến Tre.

    Đúng là “Thợ rèn có dao ăn trầu” – làm gì ăn nấy.

    Cây rừng nguyên sinh vùng ngập mặn hạ nguồn như những vệ sĩ: Đước, Bần,  Mấm, Vẹt…rể chùm, sống chen chút với nhau, giông bão chỉ có thể gảy nhánh  chớ ít khi thấy tróc gốc. Nếu nói chúng trường thọ thì hơi quá, chúng có sức đề  kháng mãnh liệt, sống dai. Thế mà rừng nguyên sinh Thanh Phú lại liên tiếp chết  từng khu vực, nhứt là cây Đước gỗ cứng, không sâu mọt, đốt lấy than tinh khiết là  hết sẫy, nó không độc hại như than đá.

    Gần 24 ha rừng Đước phòng hộ tại Bến Tre “chết” thảm thương chưa rõ nguyên nhân

    Theo Chi cục Kiểm lâm tỉnh Bến Tre: “Qua khảo sát đã phát hiện gần 24 ha rừng  đước ven biển, thuộc các huyện Bình Đại, Ba Tri, Thạnh Phú bị chết khô. 24ha  rừng này chiếm gần 19% tổng diện tích rừng hiện có của tỉnh Bến Tre. Đây là  rừng phòng hộ, đặc dụng cho vùng bờ biền và ven sông , có vai trò chắn sóng  gió và chống sạt lở đất ven biển”.

    Có điều lạ là ở bải biển triền sông nó vẫn tươi tốt, còn số ở trong ruột thi thay  phiên nhau “chết”. Từ đó khiến cho nhiều người nghi vấn, cho rằng: “Nó chết do  nhân tai – bị thuốc”. Nếu quả là nó bị thuốc thì tội nghiệp biết bao?! – Con người  giành chức, giành quyền, giành ăn “thuốc” nhau thì chẳng nói mà chi, đàng này,  cây rừng nguyên sinh chỉ bảo vệ không công cho con người mà ai đó nỡ “thuốc”  nó thì còn đã man nào hơn?!.

    Bến Tre để phá rừng phòng hộ ven sông/biển đến thế là đáng trách, nhưng rất đáng trách hơn, nhiều tỉnh khác phá sạch rừng phòng hộ ven sông/biển gây sạt lở với nhiều mức độ khác nhau: Nghiêm trọng, rất nghiêm trọng và đặc biệt  nghiêm trọng”. 

    Rừng Đầu nguồn đã thọ thương vì “lâm tặc”, rừng Hạ nguồn đang trọng thương  vì “thủy tặc”. Việt Nam có 28 tình/thành giáp biển gần như đều đang bị sạt lở nghiêm trọng, quan chức đang bù đầu ứng phó, cư dân ven biển đang ngữa mặt  lên trời “khóc mẹ khóc cha”. Nếu không có cách đối phó thích hợp, với thân hình  ốm tong teo, bị sóng biển thường xuyên gậm nhấm, đến một lúc nào đó, nước  Việt Nam sẽ không còn trên bản đồ thế giới chớ không phải chơi đâu ! . -/-

    https://quanvan.net/rung-thanh-phong-truoc-oanh-gio-liet/#.X7-UJ7N7mUk

    Không có nhận xét nào