Trung Quốc đã liên tiếp xảy ra những vụ vỡ nợ. Mới nhất là sự việc một công ty khai thác than, đã càng làm tăng mối lo ngại về “sức khỏe” tài chính của các công ty quốc hữu và các ngân hàng cho vay.
Mới
đây, một công ty khai thác than thuộc sở hữu nhà nước tại Hà Nam, Trung
Quốc đã bất ngờ phải trải qua một vụ vỡ nợ trái phiếu lên tới 1 tỷ NDT
(khoảng 151 triệu USD). Sự việc đã gây nên nhiều hỗn loạn trên khắp
Trung Quốc, làm ảnh hưởng đến cả phía công ty mẹ, các công ty trong
ngành khai thác than cũng như công ty phát hành trái phiếu thuộc sở hữu
nhà nước khác. Không chỉ vậy, vụ việc này sau đó đã khiến cho cơ quan
điều tiết thị trường trái phiếu mở một cuộc điều tra liên ngân hàng.
Vào tháng trước, Tập đoàn Điện lực và Than Yongcheng (Yongcheng Coal and Electricity Holding Group) mới được một công ty xếp hạng tín dụng có tiếng trong nước xếp hạng trái phiếu ở mức cao nhất. Tuy nhiên, theo một tuyên bố của Shanghai Clearing House, công ty này đã không thanh toán được khoản nợ ngắn hạn vừa đáo hạn hôm 10/11 vừa qua.
Dây chuyền phản ứng đã được hình thành sau hàng loạt vụ vỡ nợ liên tiếp, ảnh hưởng đến các công ty khai thác than và phương tiện hỗ trợ tài chính của chính quyền địa phương ở các tỉnh khác. Các doanh nghiệp khai thác than ở tỉnh Sơn Tây và Hà Bắc đã phải tuyên bố hủy kế hoạch phát hành trái phiếu, hoặc cắt giảm mục tiêu huy động vốn. Ngoài ra, trái phiếu ngành này cũng giảm mạnh trên thị trường tài chính Trung Quốc.
Ở phiên giao dịch hôm 13/11, chỉ số SSE 50 – bao gồm các cổ phiếu vốn hóa lớn nhất tại Thượng Hải, đã giảm mất 2,1%. Dẫn đầu đà giảm là cổ phiếu các ngân hàng và công ty bảo hiểm.
Cũng trong tuần này, trái phiếu của các nhà sản xuất hàng hóa cũng rớt giá nghiêm trọng, sau vụ vỡ nợ của Yongcheng Coal & Electricity. Các công ty khai thác than hiện đang phải hủy bỏ kế hoạch bán trái phiếu hoặc kéo dài thời gian định giá, trong bối cảnh nhà đầu tư đang tháo chạy khỏi lĩnh vực này.
Giờ đây, sau khi các hãng tin tức đưa tin về việc quan chức Bắc Kinh được cử đến để đánh giá tình hình tài chính của nhà sản xuất chip Tsinghua Unigroup Co., sự tín nhiệm đối với các công ty được nhà nước hậu thuẫn cũng ít nhiều bị ảnh hưởng.
Sự căng thẳng về tình trạng vỡ nợ bắt đầu bùng phát trở lại trong khoảng thời gian gần đây, khi một số công ty lớn của Trung Quốc gặp khó khăn về tài chính trong bối cảnh chịu ảnh hưởng từ dịch bệnh. Những lo ngại về cuộc khủng hoảng tín dụng tại China Evergrande Group đã lan rộng khắp thị trường châu Á, trong khi chính quyền cấp tỉnh tại Trung Quốc thúc đẩy kế hoạch tái cơ cấu để giải quyết các vấn đề về nợ tại 1 nhà sản xuất ô tô nhà nước có liên kết với BMW hồi đầu tháng này.
Ông Xiangjuan Meng, nhà phân tích tại Shenwan Hongyuan Securities, cho hay: “Thị trường lo ngại rằng nhiều vụ vỡ nợ đột xuất hơn sẽ xảy ra. Giờ đây, các nhà đầu tư đang chấp nhận bán ra trái phiếu rủi ro với mức giá thấp hơn.”
Dù phía Ngân hàng Trung ương Trung Quốc đã đưa ra biện pháp hỗ trợ để giảm số vụ vỡ nợ, những căng thẳng vẫn tiếp tục tồn đọng và có dấu hiệu gia tăng.
Chỉ tính riêng trong năm nay, các khoản nợ quá hạn trong nước đã đạt giá trị 92,9 tỷ CNY giảm so với 117,5 tỷ CNY của cùng kỳ năm ngoái. Ngược lại, các khoản nợ ngoại biên chưa thanh toán đã tăng 350% lên 8,1 tỷ USD sau khi một công ty liên kết với trường đại học buộc phải tái cơ cấu nợ vào đầu năm nay.
Theo Bloomberg, chênh lệch mua bán của trái phiếu USD do Trung Quốc phát hành đã tăng 1,9 điểm phần trăm vào hôm thứ 12/11, mức cao nhất kể từ ngày 25/9. Cùng với đó, chênh lệch mua bán của trái phiếu địa phương được xếp hạng AAA đã tăng lên mức cao nhất trong 1 tháng.
Chuyên gia Dai Ming, quản lý quỹ tại Hengsheng Asset Management Co., cho hay: “Những tin tức giật gân của thị trường nợ tín dụng liên quan đến một số công ty niêm yết lớn, với lợi suất trái phiếu cao và lợi suất đáo hạn của họ hiện đang gần bằng trái phiếu rác. Một số nhà đầu tư lo ngại rằng tỷ lệ nợ xấu tại các ngân hàng cũng tăng đột biến."
Ngành ngân hàng có trị giá 45 nghìn tỷ USD của Trung Quốc trong năm nay hiện đã và đang phải đối mặt với đợt sụt giảm lợi nhuận tồi tệ nhất trong hơn 1 thập kỷ, sau khi đặt mục tiêu trợ giúp các doanh nghiệp gặp khó khăn và mở các gói kích thích kinh tế lên hàng đầu. Cụ thể, ngân hàng Trung Quốc đồng tình với việc nhiều người đi vay trì hoãn thời gian trả lãi và gốc đến tháng 3 năm sau, tuy nhiên, theo đánh giá thì đây chỉ là một hình thức che giấu đi thực trạng nợ xấu đang ngày càng phình to.
Cũng theo nhà quản lý quỹ của Hengsheng, các khoản nợ xấu của ngành này đã tăng lên mức kỷ lục là 2,84 nghìn tỷ CNY vào ngày 30/9. Đầu năm nay, S&P 500 ước tính tỷ lệ tài sản không tạo ra lợi nhuận gần như có thể tăng gấp đôi lên 10% từ mức trước đại dịch trong năm nay, dự kiến là khoảng 8 nghìn tỷ NDT.
Vào tháng trước, Tập đoàn Điện lực và Than Yongcheng (Yongcheng Coal and Electricity Holding Group) mới được một công ty xếp hạng tín dụng có tiếng trong nước xếp hạng trái phiếu ở mức cao nhất. Tuy nhiên, theo một tuyên bố của Shanghai Clearing House, công ty này đã không thanh toán được khoản nợ ngắn hạn vừa đáo hạn hôm 10/11 vừa qua.
Dây chuyền phản ứng đã được hình thành sau hàng loạt vụ vỡ nợ liên tiếp, ảnh hưởng đến các công ty khai thác than và phương tiện hỗ trợ tài chính của chính quyền địa phương ở các tỉnh khác. Các doanh nghiệp khai thác than ở tỉnh Sơn Tây và Hà Bắc đã phải tuyên bố hủy kế hoạch phát hành trái phiếu, hoặc cắt giảm mục tiêu huy động vốn. Ngoài ra, trái phiếu ngành này cũng giảm mạnh trên thị trường tài chính Trung Quốc.
Ở phiên giao dịch hôm 13/11, chỉ số SSE 50 – bao gồm các cổ phiếu vốn hóa lớn nhất tại Thượng Hải, đã giảm mất 2,1%. Dẫn đầu đà giảm là cổ phiếu các ngân hàng và công ty bảo hiểm.
Cũng trong tuần này, trái phiếu của các nhà sản xuất hàng hóa cũng rớt giá nghiêm trọng, sau vụ vỡ nợ của Yongcheng Coal & Electricity. Các công ty khai thác than hiện đang phải hủy bỏ kế hoạch bán trái phiếu hoặc kéo dài thời gian định giá, trong bối cảnh nhà đầu tư đang tháo chạy khỏi lĩnh vực này.
Giờ đây, sau khi các hãng tin tức đưa tin về việc quan chức Bắc Kinh được cử đến để đánh giá tình hình tài chính của nhà sản xuất chip Tsinghua Unigroup Co., sự tín nhiệm đối với các công ty được nhà nước hậu thuẫn cũng ít nhiều bị ảnh hưởng.
Sự căng thẳng về tình trạng vỡ nợ bắt đầu bùng phát trở lại trong khoảng thời gian gần đây, khi một số công ty lớn của Trung Quốc gặp khó khăn về tài chính trong bối cảnh chịu ảnh hưởng từ dịch bệnh. Những lo ngại về cuộc khủng hoảng tín dụng tại China Evergrande Group đã lan rộng khắp thị trường châu Á, trong khi chính quyền cấp tỉnh tại Trung Quốc thúc đẩy kế hoạch tái cơ cấu để giải quyết các vấn đề về nợ tại 1 nhà sản xuất ô tô nhà nước có liên kết với BMW hồi đầu tháng này.
Ông Xiangjuan Meng, nhà phân tích tại Shenwan Hongyuan Securities, cho hay: “Thị trường lo ngại rằng nhiều vụ vỡ nợ đột xuất hơn sẽ xảy ra. Giờ đây, các nhà đầu tư đang chấp nhận bán ra trái phiếu rủi ro với mức giá thấp hơn.”
Dù phía Ngân hàng Trung ương Trung Quốc đã đưa ra biện pháp hỗ trợ để giảm số vụ vỡ nợ, những căng thẳng vẫn tiếp tục tồn đọng và có dấu hiệu gia tăng.
Chỉ tính riêng trong năm nay, các khoản nợ quá hạn trong nước đã đạt giá trị 92,9 tỷ CNY giảm so với 117,5 tỷ CNY của cùng kỳ năm ngoái. Ngược lại, các khoản nợ ngoại biên chưa thanh toán đã tăng 350% lên 8,1 tỷ USD sau khi một công ty liên kết với trường đại học buộc phải tái cơ cấu nợ vào đầu năm nay.
Theo Bloomberg, chênh lệch mua bán của trái phiếu USD do Trung Quốc phát hành đã tăng 1,9 điểm phần trăm vào hôm thứ 12/11, mức cao nhất kể từ ngày 25/9. Cùng với đó, chênh lệch mua bán của trái phiếu địa phương được xếp hạng AAA đã tăng lên mức cao nhất trong 1 tháng.
Chuyên gia Dai Ming, quản lý quỹ tại Hengsheng Asset Management Co., cho hay: “Những tin tức giật gân của thị trường nợ tín dụng liên quan đến một số công ty niêm yết lớn, với lợi suất trái phiếu cao và lợi suất đáo hạn của họ hiện đang gần bằng trái phiếu rác. Một số nhà đầu tư lo ngại rằng tỷ lệ nợ xấu tại các ngân hàng cũng tăng đột biến."
Ngành ngân hàng có trị giá 45 nghìn tỷ USD của Trung Quốc trong năm nay hiện đã và đang phải đối mặt với đợt sụt giảm lợi nhuận tồi tệ nhất trong hơn 1 thập kỷ, sau khi đặt mục tiêu trợ giúp các doanh nghiệp gặp khó khăn và mở các gói kích thích kinh tế lên hàng đầu. Cụ thể, ngân hàng Trung Quốc đồng tình với việc nhiều người đi vay trì hoãn thời gian trả lãi và gốc đến tháng 3 năm sau, tuy nhiên, theo đánh giá thì đây chỉ là một hình thức che giấu đi thực trạng nợ xấu đang ngày càng phình to.
Cũng theo nhà quản lý quỹ của Hengsheng, các khoản nợ xấu của ngành này đã tăng lên mức kỷ lục là 2,84 nghìn tỷ CNY vào ngày 30/9. Đầu năm nay, S&P 500 ước tính tỷ lệ tài sản không tạo ra lợi nhuận gần như có thể tăng gấp đôi lên 10% từ mức trước đại dịch trong năm nay, dự kiến là khoảng 8 nghìn tỷ NDT.
https://www.vietbf.com/
Không có nhận xét nào