Có lẽ những nhà lãnh đạo Việt Nam
bày tỏ sự cẩn trọng, vì tin tức về ông chủ mới của Nhà Trắng, thực tế
chưa được sự xác nhận theo trình tự luật định.
Thăng Long Đảng – Nhà nước Việt Nam vẫn chưa lên tiếng chúc mừng ông Joe Biden |
Sau
khi truyền thông Mỹ đồng loạt đưa tin về chiến thắng của ông Biden vào
sáng 7-11 (giờ Mỹ), Nga, Thổ Nhĩ Kỳ, Israel, Iran, Hungary, Trung Quốc
và Việt Nam không có đưa ra tuyên bố chính thức nào.
Tổng thống Mexico Andrés Manuel López Obrador cho biết ông sẽ không chúc mừng người chiến thắng trong kỳ bầu cử lần này cho đến khi các thách thức pháp lý được giải quyết. Đây được đánh giá là động thái tránh xích mích với Washington trong quá trình chuyển giao quyền lực.
Nhà lãnh đạo Thái Anh Văn của Đài Loan cũng chúc mừng với sự thận trọng. Bà viết trên Twitter chúc mừng ông Biden “đang trên đường” đắc cử Tổng thống Mỹ, bà cũng chia sẻ lại lời chúc mừng của ông Biden với bà khi bà chiến thắng tại cuộc bầu cử ở Đài Loan.
Trong thông báo chúc mừng viết trên Twitter, ông Trudeau không đề cập đến ông Trump. Thay vào đó, nhà lãnh đạo Canada cho biết ông sẽ làm việc với Mỹ để “thúc đẩy hòa bình và hòa nhập, thịnh vượng kinh tế và hành động vì khí hậu trên toàn thế giới”. Ông Trudeau chúc mừng cả ông Biden, bà Kamala Harris – người đi vào lịch sử với tư cách người phụ nữ đầu tiên, người Mỹ da màu đầu tiên và người Mỹ gốc Á đầu tiên đắc cử phó tổng thống.
Hôm Chủ Nhật, 8 Tháng Mười Một, nhiều giờ sau khi im lặng, Thủ Tướng Israel Benjamin Netanyahu đã ngỏ lời chúc mừng Tổng Thống đắc cử Joe Biden, nhắc lại mối quan hệ chặt chẽ giữa hai quốc gia.
Một phát ngôn viên của ông Netanyahu từ chối không cho biết vì sao có sự chậm trễ. Tuy nhiên, ông Dani Dayan, cựu lãnh sự Israel ở New York, nói đây là thái độ cẩn thận của thủ tướng Netanyahu.
Trên Twitter ông Netanyahu cho biết ông trông đợi sẽ có dịp làm việc cùng với cả ông Biden và bà Harris để thắt chặt hơn nữa mối quan hệ đặc biệt giữa Mỹ và Israel.
Tổng thống Nga Putin
Năm 2016, Điện Kremlin đã chúc mừng Tổng thống Donald Trump trong vòng vài giờ sau khi cuộc đua kết thúc – nhưng Tổng thống Nga Vladimir Putin đã thực hiện thông điệp tương tự với Biden.
Hôm thứ Hai, người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov cho biết Moscow sẽ đợi kết quả bầu cử chính thức trước khi bình luận về kết quả.
Vào cuối tháng 10, Biden gọi Nga là “mối đe dọa chính” đối với an ninh quốc gia Mỹ trong cuộc phỏng vấn của chương trình 60 Minutes trên CBS.
Người phát ngôn Điện Kremlin Peskov đáp lại rằng Nga không đồng ý với nhận xét của ông Biden, và những lời lẽ như vậy đã khuếch đại “sự căm thù đối với Liên bang Nga”.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình
Ngay cả sau bài hùng biện khoa trương chống lại Trung Quốc khi còn là ứng cử viên trong cuộc tranh cử năm 2016, Tổng thống đắc cử Trump khi đó đã được Chủ tịch Tập Cận Bình chúc mừng chiến thắng, và kêu gọi một mối quan hệ Trung-Mỹ ” ổn định” trong tương lai.
Và dù là Trump và Tập đã nhanh chóng tạo dựng một tình bạn khó có thể xảy tại khu nghỉ mát Mar-a-Lago của Tổng thống Mỹ, quan hệ giữa hai nước đã xấu đi trong bối cảnh chia rẽ rõ rệt về thương mại, công nghệ, nhân quyền, cáo buộc về chủ nghĩa bành trướng của Trung Quốc và gần đây – đổ lỗi cho đại dịch Covid-19.
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan
Khi là ứng cử viên tổng thống, Trump đã ca ngợi Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan vì ông đã xử lý một âm mưu đảo chính thất bại bất chấp một cuộc đàn áp lớn đối với các nhân vật đối lập.
Là Tổng thống, Trump đã thúc đẩy chiến thắng trong cuộc trưng cầu dân ý gây tranh cãi cho Erdogan, chứng kiến nhà lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ giành được quyền lực sâu rộng và không bị kiểm soát.
Nói tóm lại, với việc Trump tại vị, Erdogan phần lớn được cho phép thực hiện những gì ông ấy muốn. Đó sẽ là một câu chuyện rất khác với Biden, người mà Erdogan vẫn chưa thừa nhận là Tổng thống đắc cử.
Tổng thống Brazil Jair Bolsonaro
Tổng thống Jair Bolsonaro của Brazil, thường được gọi là “Trump của vùng nhiệt đới” vì cùng chia sẻ thương hiệu chính trị dân túy, cũng đã giữ im lặng về sự thất bại của Trump.
Bolsonaro và các con của ông – giống như con cái của Trump, đóng một vai trò tích cực trong chính trị – đã hy vọng Trump tái đắc cử.
Con trai của Bolsonaro, Hạ nghị sĩ Eduardo Bolsonaro, đã đội chiếc mũ “Trump 2020” trong chuyến đi tới Washington khi là phái viên của cha mình, đã đặt câu hỏi về phiếu bầu của Biden và cuộc bầu cử Mỹ trên Twitter tuần trước.
Tổng thống Mexico Andrés Manuel López Obrador
Tổng thống Mexico Andrés Manuel López Obrador đã đưa ra một tuyên bố cẩn thận về cuộc bầu cử Hoa Kỳ, trong đó ông không đề cập đến Biden là người chiến thắng và thay vào đó nói rằng ông cần đợi cho đến khi các thách thức pháp lý đối với việc kiểm phiếu kết thúc.
“Chúng tôi sẽ chờ mọi vấn đề pháp lý được giải quyết. Chúng tôi không muốn liều lĩnh. Chúng tôi không muốn hành động nhẹ nhàng. Chúng tôi muốn tôn trọng quyền tự quyết của người dân và quyền của họ”. López Obrador cho biết trên truyền hình nhà nước hôm thứ Bảy.
Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng
Cho đến nay ông Nguyễn Phú Trọng người đứng đầu đảng và nhà nước Việt Nam vẫn chưa có một tuyên bố nào về kết quả bầu cử ở Mỹ.
Báo chí Việt Nam năm 2016 đã đưa tin ngay liền sau khi có kết quả bầu cử Mỹ 8/11/2016 như sau: “Nhân dịp Ngài Donald Trump được bầu làm Tổng thống Hợp chúng quốc Hoa Kỳ, ngày 9/11/2016, Chủ tịch nước Trần Đại Quang và Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã gửi điện mừng.
Bức điện có đoạn viết: “Việt Nam luôn coi trọng quan hệ hữu nghị, hợp tác với Hoa Kỳ và mong muốn hai nước tiếp tục thúc đẩy, làm sâu sắc mối quan hệ Đối tác toàn diện theo hướng thực chất, ổn định, bền vững, lâu dài, đặc biệt trong các lĩnh vực kinh tế, thương mại và đầu tư, khoa học-công nghệ và giáo dục-đào tạo, quốc phòng, an ninh, cũng như tăng cường hợp tác về các vấn đề khu vực và quốc tế’”.
Có lẽ vì “ba mươi chưa phải là Tết”. Do đó chẳng lạ gì khi “Đảng – Nhà nước” ở Việt Nam cứ thủng thẳng chờ đợi ‘điểm rơi’, tránh cái hớ hênh ở thời điểm mà kỳ “Hoa Sơn luận kiếm” đang cận kề.
Tổng thống Mexico Andrés Manuel López Obrador cho biết ông sẽ không chúc mừng người chiến thắng trong kỳ bầu cử lần này cho đến khi các thách thức pháp lý được giải quyết. Đây được đánh giá là động thái tránh xích mích với Washington trong quá trình chuyển giao quyền lực.
Nhà lãnh đạo Thái Anh Văn của Đài Loan cũng chúc mừng với sự thận trọng. Bà viết trên Twitter chúc mừng ông Biden “đang trên đường” đắc cử Tổng thống Mỹ, bà cũng chia sẻ lại lời chúc mừng của ông Biden với bà khi bà chiến thắng tại cuộc bầu cử ở Đài Loan.
Trong thông báo chúc mừng viết trên Twitter, ông Trudeau không đề cập đến ông Trump. Thay vào đó, nhà lãnh đạo Canada cho biết ông sẽ làm việc với Mỹ để “thúc đẩy hòa bình và hòa nhập, thịnh vượng kinh tế và hành động vì khí hậu trên toàn thế giới”. Ông Trudeau chúc mừng cả ông Biden, bà Kamala Harris – người đi vào lịch sử với tư cách người phụ nữ đầu tiên, người Mỹ da màu đầu tiên và người Mỹ gốc Á đầu tiên đắc cử phó tổng thống.
Hôm Chủ Nhật, 8 Tháng Mười Một, nhiều giờ sau khi im lặng, Thủ Tướng Israel Benjamin Netanyahu đã ngỏ lời chúc mừng Tổng Thống đắc cử Joe Biden, nhắc lại mối quan hệ chặt chẽ giữa hai quốc gia.
Một phát ngôn viên của ông Netanyahu từ chối không cho biết vì sao có sự chậm trễ. Tuy nhiên, ông Dani Dayan, cựu lãnh sự Israel ở New York, nói đây là thái độ cẩn thận của thủ tướng Netanyahu.
Trên Twitter ông Netanyahu cho biết ông trông đợi sẽ có dịp làm việc cùng với cả ông Biden và bà Harris để thắt chặt hơn nữa mối quan hệ đặc biệt giữa Mỹ và Israel.
Tổng thống Nga Putin
Năm 2016, Điện Kremlin đã chúc mừng Tổng thống Donald Trump trong vòng vài giờ sau khi cuộc đua kết thúc – nhưng Tổng thống Nga Vladimir Putin đã thực hiện thông điệp tương tự với Biden.
Hôm thứ Hai, người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov cho biết Moscow sẽ đợi kết quả bầu cử chính thức trước khi bình luận về kết quả.
Vào cuối tháng 10, Biden gọi Nga là “mối đe dọa chính” đối với an ninh quốc gia Mỹ trong cuộc phỏng vấn của chương trình 60 Minutes trên CBS.
Người phát ngôn Điện Kremlin Peskov đáp lại rằng Nga không đồng ý với nhận xét của ông Biden, và những lời lẽ như vậy đã khuếch đại “sự căm thù đối với Liên bang Nga”.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình
Ngay cả sau bài hùng biện khoa trương chống lại Trung Quốc khi còn là ứng cử viên trong cuộc tranh cử năm 2016, Tổng thống đắc cử Trump khi đó đã được Chủ tịch Tập Cận Bình chúc mừng chiến thắng, và kêu gọi một mối quan hệ Trung-Mỹ ” ổn định” trong tương lai.
Và dù là Trump và Tập đã nhanh chóng tạo dựng một tình bạn khó có thể xảy tại khu nghỉ mát Mar-a-Lago của Tổng thống Mỹ, quan hệ giữa hai nước đã xấu đi trong bối cảnh chia rẽ rõ rệt về thương mại, công nghệ, nhân quyền, cáo buộc về chủ nghĩa bành trướng của Trung Quốc và gần đây – đổ lỗi cho đại dịch Covid-19.
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan
Khi là ứng cử viên tổng thống, Trump đã ca ngợi Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan vì ông đã xử lý một âm mưu đảo chính thất bại bất chấp một cuộc đàn áp lớn đối với các nhân vật đối lập.
Là Tổng thống, Trump đã thúc đẩy chiến thắng trong cuộc trưng cầu dân ý gây tranh cãi cho Erdogan, chứng kiến nhà lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ giành được quyền lực sâu rộng và không bị kiểm soát.
Nói tóm lại, với việc Trump tại vị, Erdogan phần lớn được cho phép thực hiện những gì ông ấy muốn. Đó sẽ là một câu chuyện rất khác với Biden, người mà Erdogan vẫn chưa thừa nhận là Tổng thống đắc cử.
Tổng thống Brazil Jair Bolsonaro
Tổng thống Jair Bolsonaro của Brazil, thường được gọi là “Trump của vùng nhiệt đới” vì cùng chia sẻ thương hiệu chính trị dân túy, cũng đã giữ im lặng về sự thất bại của Trump.
Bolsonaro và các con của ông – giống như con cái của Trump, đóng một vai trò tích cực trong chính trị – đã hy vọng Trump tái đắc cử.
Con trai của Bolsonaro, Hạ nghị sĩ Eduardo Bolsonaro, đã đội chiếc mũ “Trump 2020” trong chuyến đi tới Washington khi là phái viên của cha mình, đã đặt câu hỏi về phiếu bầu của Biden và cuộc bầu cử Mỹ trên Twitter tuần trước.
Tổng thống Mexico Andrés Manuel López Obrador
Tổng thống Mexico Andrés Manuel López Obrador đã đưa ra một tuyên bố cẩn thận về cuộc bầu cử Hoa Kỳ, trong đó ông không đề cập đến Biden là người chiến thắng và thay vào đó nói rằng ông cần đợi cho đến khi các thách thức pháp lý đối với việc kiểm phiếu kết thúc.
“Chúng tôi sẽ chờ mọi vấn đề pháp lý được giải quyết. Chúng tôi không muốn liều lĩnh. Chúng tôi không muốn hành động nhẹ nhàng. Chúng tôi muốn tôn trọng quyền tự quyết của người dân và quyền của họ”. López Obrador cho biết trên truyền hình nhà nước hôm thứ Bảy.
Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng
Cho đến nay ông Nguyễn Phú Trọng người đứng đầu đảng và nhà nước Việt Nam vẫn chưa có một tuyên bố nào về kết quả bầu cử ở Mỹ.
Báo chí Việt Nam năm 2016 đã đưa tin ngay liền sau khi có kết quả bầu cử Mỹ 8/11/2016 như sau: “Nhân dịp Ngài Donald Trump được bầu làm Tổng thống Hợp chúng quốc Hoa Kỳ, ngày 9/11/2016, Chủ tịch nước Trần Đại Quang và Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã gửi điện mừng.
Bức điện có đoạn viết: “Việt Nam luôn coi trọng quan hệ hữu nghị, hợp tác với Hoa Kỳ và mong muốn hai nước tiếp tục thúc đẩy, làm sâu sắc mối quan hệ Đối tác toàn diện theo hướng thực chất, ổn định, bền vững, lâu dài, đặc biệt trong các lĩnh vực kinh tế, thương mại và đầu tư, khoa học-công nghệ và giáo dục-đào tạo, quốc phòng, an ninh, cũng như tăng cường hợp tác về các vấn đề khu vực và quốc tế’”.
Có lẽ vì “ba mươi chưa phải là Tết”. Do đó chẳng lạ gì khi “Đảng – Nhà nước” ở Việt Nam cứ thủng thẳng chờ đợi ‘điểm rơi’, tránh cái hớ hênh ở thời điểm mà kỳ “Hoa Sơn luận kiếm” đang cận kề.
https://vietnamthoibao.org/
Không có nhận xét nào