Melbourne Cup là cuộc đua ngựa. Trường đua Flemington, đầu đường Balarat ngó qua dòng sông Maribyrnong lặng lờ xuôi chảy! Mỗi năm Melbourne Cup được tổ chức vào ngày thứ Ba đầu tiên của tháng Mười Một. Năm nay, Melbourne Cup rớt vào ngày mùng 3, tháng Mười Một năm 2020.
Bà con Úc tay làm hàm nhai được nghỉ. Nghỉ để cắm đầu vô đánh cá ngựa. (Thua cho mầy chết Tía mầy luôn!) Phải cho dân nghỉ thôi; vì cuộc đua nầy làm ngưng trệ cả nước Úc. Bắt nó đi làm thì nó cũng khai bịnh rồi trước sau cũng phải cho nó nghỉ. Nghỉ có giấy bác sĩ thì trả tiền. Hổng có giấy bác sĩ chứng nhận nhức đầu sổ mũi (coi chừng con COVID-19) thì xù. Chủ thợ làm được gì nhau?
Tuy nhiên năm nay vì đại dịch COVID-19 phát xuất từ thủ phủ Vũ Hán tỉnh Hồ Bắc của Trung Cộng, Melbourne Cup không có khán giả. Vì người dân phải tuân theo lịnh cách ly của chánh phủ tiểu bang Victoria. Trường đua Flemington vắng hoe như Chùa Bà Đanh. Chỉ có những cánh hồng đong đưa theo gió. Nhưng cuộc đua vẫn được tiến hành để phục vụ dân cá cược.
Cuộc đua nửa chừng thì buồn thay con ‘Anthony Van Dyck’ đang đua nước rút thì sựng lại vì bị gảy giò. (Ngựa tên Anthony Van Dyck! Tên nào mà có ‘Van’ ‘Van’ thì tui biết chắc mẻm chủ nó là thằng ‘Dutch’, tức dân Hòa Lan)
Con ngựa đã từng mang niềm hào hứng, nỗi hồi họp cho dân cá cược, chỉ vì gãy có một giò mà bị chích một mũi để an nghĩ giấc ngàn thu.
Thế nên có bị trặc giò gì đó, tui rán chịu đau, mua dầu xanh hiệu có Ó về xức. Ít bao giờ tui dám đi khám bác sĩ. Lỡ tình ngay mình khai thiệt; rồi ông bác sĩ đè tui xuống quất vô đít tui một mũi thì biết bỏ em yêu lại cho thằng nào nó gánh em đây?
Nước mắt khóc thương con ngựa xấu số chưa kịp khô thì mấy thằng Úc đã quên mất cái nỗi buồn rầu. (Đúng là dân bội bạc). Để tay cầm lon ‘beer’; mắt chăm chăm nhìn lên màn ảnh truyền hình theo dõi cuộc đua khác cũng hào hứng cũng không kém. Cuộc đua nầy cũng xảy ra ngày mùng Ba, tháng Mười Mười Một nhưng ở bên Mỹ, cách tui cả một biển Thái Bình.
Cuộc đua nầy cũng quyết liệt, cũng không kém phần sôi nỗi và hào hứng là cuộc đua tranh giành chức Tổng thống Hoa Kỳ.
“Chuyện của Mỹ có liên quan gì tới Úc đâu nè?” Có thằng bạn nhậu hỏi tui một câu ngây thơ như vậy. “Sao không? Bộ chú mầy không biết là Đế quốc Mỹ là siêu cường duy nhứt còn lại trên thế giới hay sao? Khi nước Mỹ xổ mũi là cả thế giới nhức đầu!”
Thế nên các chánh trị gia Úc theo dõi đàn anh Mỹ của mình sát sao lắm! Theo dõi để mà đón gió, để mà dựa hơi trên con đường làm chánh trị. Bầu cử chưa có kết quả chánh thức thì Thủ tướng Úc hoặc Lãnh tụ Đối lập nín khe hè. Đợi rõ ràng ông nào lên ngôi cửu ngũ thì mình gọi điện chúc mừng. Chúc mừng sảng, chúc mừng trật thì ông đắc cử thiệt ông để bụng, ổng giận mình thì khó cho việc bang giao quốc tế sau nầy.
Vậy mà Thủ tướng Janez Jansa của nước Slovenia, quê của Melania, chưa gì hết đã nhanh nhẩu chúc mừng thằng rễ Donald Trump đã chiến thắng rõ ràng; trong khi dân Mỹ vẫn còn ấm ớ hội tề chưa biết. Nịnh thì từ từ mà nịnh thì cũng đâu có muộn?
Mấy chánh trị gia là mặt lá trái xưa giờ là vậy đó. Còn dân Úc nó đâu có hưỡn mà chúc mừng sãng như vậy. Nó chỉ theo dõi bầu cử để mà cá cược như cá đua ngựa đấy thôi. Vì dân Úc là dân có màu cờ bạc thuộc hạng nhứt, nhì trên thế giới. Cái gì nhúc nhích, bò được, chạy được như chó hoặc rùa, nó đều cho đua để cá cược hết ráo. Nhưng tiền đánh cá chắc phải chào thua một ông anh ở xứ Anh Cát Lợi. Ông Nội con nít nầy dám cá cược tới năm triệu bảng Anh, bắt ông Trump sẽ thắng.
Ô hô ai tai! Đêm bầu cử, hãng Sportsbet cho cái tỉ lệ ăn thua: Ai theo Biden, cá 1 đô ăn được có 22 xu. Trong khi theo Trump, cá một đô ăn tới 3 đô 33 xu.
Dẫu sao, tui xin chúc ông may mắn. Bằng không, tui sẽ đến thăm ông ở gầm cầu ‘Westminster’ bắt qua sông Thames ở thủ đô London, nước Anh nhe .
***
Từ hồi lập quốc tới giờ, cuộc bầu cử Tổng thống của Mỹ không giống ai và cũng không ai giống. Nó rối rắm, rắc rối và lôi thôi lắm! Vì kết quả ai thắng, ai thua không dựa vào số phiếu phổ thông nhiều hay ít mà lại căn vào phiếu đại cử tri của từng tiểu bang. Ông nào giành được ít nhứt là 270 trên 538 phiếu đại cử tri thì tiếp tục ở thêm 4 năm nữa hay dọn ra để ông Tổng thống Mỹ thứ 46 dọn vào.
Bà con mình ai cũng biết màu Xanh, đảng Dân Chủ hoặc màu Đỏ thuộc đảng Cộng Hòa. Cử tri tiểu bang Texas xưa giờ rất trung kiên với màu đỏ. Đảng Cộng Hòa đưa đưa ra ứng cử viên nào (kể cả con lừa cũng được) thì từ đời ông Nội tới Tía tui rồi tới tui đều bỏ phiếu cho ông đó.
Tuy nhiên cũng có những tiểu bang khác đòng đưa, đu qua, đu lại. Có lúc cử tri bầu ông nầy, có lúc lại bầu ông kia. Các tiểu bang miền Trung Tây nước Mỹ kỳ nầy bỏ cho màu đỏ; kỳ tới lại bỏ cho màu xanh. Chính vì mấy em vô thủy, vô chung, ỏng ẹo như Thúy Kiều, đưa người cửa trước rước người cửa sau; nên hai ứng cử viên nầy phải nườm nượp bay tới ve vản, o bế để mấy em bỏ phiếu cho anh đi!
Ông Joe Biden đã từng hy vọng có một chiến thắng long trời lở đất. Quánh một cú là hạ đo ván, làm Donald Trump ngả cái ạch xuống sàn võ đài nằm ngay đơ cán cuốc. Nhưng điều đó đã không có xảy ra.
Đêm bầu cử, trời quá nửa đêm về sáng, dân Mỹ vẫn chưa biết được ai thắng ai thua? Vì chưa có ai đoạt được 270 phiếu đại cử tri.
Sợ người ủng hộ mình ngáp lên ngáp xuống, ngáp muốn sái quai hàm rồi trật cần cổ luôn thì báo, nên ông Joe Biden xuất hiện cười mĩm chi, tay giơ nắm đấm, nhắn nhủ rằng:“Xin quý vị giữ vững niềm tin Chúng ta trên đường chiến thắng! Hãy kiên nhẩn đợi đến là phiếu cuối cùng được kiễm.”
Tới phiên ông Donald Trump đăng đàn tuyên bố thắng lớn; đòi ngưng không kiễm hàng triệu phiếu mà cử tri gởi bằng thơ trước ngày bầu cử. Vì trong thâm tâm ông nghĩ cử tri bỏ cho đối thủ của ông. Cứ kiễm thì tui thua sao? Nếu không làm theo ý ông là ông sẽ đi thưa Tối Cao Pháp Viện, trong đó có bà thấm phán Amy Coney Barrett mới được phe đa số ở Thượng viện Hoa Kỳ chuẩn thuận vào tuần rồi. Đảng Dân Chủ cũng tính trước, nên đã chuẩn bị tiền để mướn Luật Sư. Đúng là kỳ phùng địch thủ!
Vụ kiện thưa tới 9 Tòa quan lớn nầy chỉ là một vở tuồng cũ, hát từ năm 2000 về phiếu bầu của tiểu bang Florida. Chỉ khác biệt có 537 phiếu mà George W. Bush lên làm Tổng thống Mỹ tới 8 năm. Còn Al Gore về nhà bị vợ bỏ. Hu hu!
Chính vì rắc rối lôi thôi như vậy cho nên đến cuối tuần nầy hoặc có thể lâu hơn bà con Bên Mỹ mới biết được hai ông già nầy, một ông 74, một ông 78 ai sẽ vô nhà Dưỡng Lão?
***
Theo tui được biết, có 2 nghề trên thế giới nầy bị thiên hạ ghét nhứt. Nghề làm báo là một và nghề làm chánh trị là hai. Sở dĩ hai nghề nầy bị chúng ghét là vì khi hành nghề là phải nói dóc. Làm báo thì không nói có, ít xít ra nhiều. Nhưng nghề làm báo phải kính bái mấy ông làm chánh trị là ông Nội. Vì mấy chánh trị gia nói dóc còn quá cha mình. Mấy chả chuyên làm ‘Con ma nhà họ Hứa’ lúc đi xin phiếu. Nên có chuyện rằng: Ông đương kim Tổng thống về thăm một ngôi làng ở thâm sơn cùng cốc để vận động tranh cử. Ông hỏi người dân sở tại đang cần gì?
“Chúng tôi cần 2 điều rất cấp thiết! Kính thưa Ngài Tổng Thống” Ông Xã trưởng trả lời!”Điều thứ nhứt là: chúng tôi có một bệnh viện nhưng không có bác sĩ.”
Khi nghe điều này, ông Tổng thống móc điện thoại di động ra, sau khi nói một lúc, ông nói với họ đừng lo lắng, một bác sĩ sẽ có mặt ngay vào ngày mai!”“Còn điều thứ hai?”
“Điều thứ hai thưa Ngài! Chúng tôi hoàn toàn bị cô lập với thế giới bên ngoài về thông tin! Trong ngôi làng này, xưa giờ chưa hề có trạm chuyển sóng điện thoại nào để chúng tôi có thể liên lạc được với các nơi khác”
***
Hồi tranh cử thì các chánh trị gia cứ cho dân uống nước đường, ăn bánh vẻ. Ăn nói gió đưa ngọt ngào như Sở Khanh. Nó nói dóc; ai biểu nghe theo thì rán chịu!
Làm dân mà một lần bất tín, vạn lần họ bất tin. Nên một chiều nọ, một chiếc xe buýt chở các chính trị gia chạy trên con đường quê. Đột nhiên, chiếc xe buýt chệch khỏi đường và đâm cái rầm vào một gốc cây. Thấy tai nạn xảy ra, ông làm ruộng liền chạy đến coi. Sau đó ông lấy cái xẻng đào một cái hố và chôn cất tất cả các chính khách.
Vài ngày sau, viên cảnh sát trưởng địa phương đi tuần tra, nhìn thấy chiếc xe buýt bị móp đầu, bể kiếng nằm chỏng chơ giữa ruộng bèn hỏi: “Họ đã chết hết chưa?”
“Chà!” Ông già trầm ngâm đáp” “Một số chánh trị gia nói rằng họ chưa chết. Nhưng Thầy đội biết các chính trị gia là vua nói dối. Họ nói họ chưa chết nhưng tui đâu có ngu đâu mà tin; nên tui chôn hết ráo rồi ạ!”
Đoàn Xuân Thu.
Bà con Úc tay làm hàm nhai được nghỉ. Nghỉ để cắm đầu vô đánh cá ngựa. (Thua cho mầy chết Tía mầy luôn!) Phải cho dân nghỉ thôi; vì cuộc đua nầy làm ngưng trệ cả nước Úc. Bắt nó đi làm thì nó cũng khai bịnh rồi trước sau cũng phải cho nó nghỉ. Nghỉ có giấy bác sĩ thì trả tiền. Hổng có giấy bác sĩ chứng nhận nhức đầu sổ mũi (coi chừng con COVID-19) thì xù. Chủ thợ làm được gì nhau?
Tuy nhiên năm nay vì đại dịch COVID-19 phát xuất từ thủ phủ Vũ Hán tỉnh Hồ Bắc của Trung Cộng, Melbourne Cup không có khán giả. Vì người dân phải tuân theo lịnh cách ly của chánh phủ tiểu bang Victoria. Trường đua Flemington vắng hoe như Chùa Bà Đanh. Chỉ có những cánh hồng đong đưa theo gió. Nhưng cuộc đua vẫn được tiến hành để phục vụ dân cá cược.
Cuộc đua nửa chừng thì buồn thay con ‘Anthony Van Dyck’ đang đua nước rút thì sựng lại vì bị gảy giò. (Ngựa tên Anthony Van Dyck! Tên nào mà có ‘Van’ ‘Van’ thì tui biết chắc mẻm chủ nó là thằng ‘Dutch’, tức dân Hòa Lan)
Con ngựa đã từng mang niềm hào hứng, nỗi hồi họp cho dân cá cược, chỉ vì gãy có một giò mà bị chích một mũi để an nghĩ giấc ngàn thu.
Thế nên có bị trặc giò gì đó, tui rán chịu đau, mua dầu xanh hiệu có Ó về xức. Ít bao giờ tui dám đi khám bác sĩ. Lỡ tình ngay mình khai thiệt; rồi ông bác sĩ đè tui xuống quất vô đít tui một mũi thì biết bỏ em yêu lại cho thằng nào nó gánh em đây?
Nước mắt khóc thương con ngựa xấu số chưa kịp khô thì mấy thằng Úc đã quên mất cái nỗi buồn rầu. (Đúng là dân bội bạc). Để tay cầm lon ‘beer’; mắt chăm chăm nhìn lên màn ảnh truyền hình theo dõi cuộc đua khác cũng hào hứng cũng không kém. Cuộc đua nầy cũng xảy ra ngày mùng Ba, tháng Mười Mười Một nhưng ở bên Mỹ, cách tui cả một biển Thái Bình.
Cuộc đua nầy cũng quyết liệt, cũng không kém phần sôi nỗi và hào hứng là cuộc đua tranh giành chức Tổng thống Hoa Kỳ.
“Chuyện của Mỹ có liên quan gì tới Úc đâu nè?” Có thằng bạn nhậu hỏi tui một câu ngây thơ như vậy. “Sao không? Bộ chú mầy không biết là Đế quốc Mỹ là siêu cường duy nhứt còn lại trên thế giới hay sao? Khi nước Mỹ xổ mũi là cả thế giới nhức đầu!”
Thế nên các chánh trị gia Úc theo dõi đàn anh Mỹ của mình sát sao lắm! Theo dõi để mà đón gió, để mà dựa hơi trên con đường làm chánh trị. Bầu cử chưa có kết quả chánh thức thì Thủ tướng Úc hoặc Lãnh tụ Đối lập nín khe hè. Đợi rõ ràng ông nào lên ngôi cửu ngũ thì mình gọi điện chúc mừng. Chúc mừng sảng, chúc mừng trật thì ông đắc cử thiệt ông để bụng, ổng giận mình thì khó cho việc bang giao quốc tế sau nầy.
Vậy mà Thủ tướng Janez Jansa của nước Slovenia, quê của Melania, chưa gì hết đã nhanh nhẩu chúc mừng thằng rễ Donald Trump đã chiến thắng rõ ràng; trong khi dân Mỹ vẫn còn ấm ớ hội tề chưa biết. Nịnh thì từ từ mà nịnh thì cũng đâu có muộn?
Mấy chánh trị gia là mặt lá trái xưa giờ là vậy đó. Còn dân Úc nó đâu có hưỡn mà chúc mừng sãng như vậy. Nó chỉ theo dõi bầu cử để mà cá cược như cá đua ngựa đấy thôi. Vì dân Úc là dân có màu cờ bạc thuộc hạng nhứt, nhì trên thế giới. Cái gì nhúc nhích, bò được, chạy được như chó hoặc rùa, nó đều cho đua để cá cược hết ráo. Nhưng tiền đánh cá chắc phải chào thua một ông anh ở xứ Anh Cát Lợi. Ông Nội con nít nầy dám cá cược tới năm triệu bảng Anh, bắt ông Trump sẽ thắng.
Ô hô ai tai! Đêm bầu cử, hãng Sportsbet cho cái tỉ lệ ăn thua: Ai theo Biden, cá 1 đô ăn được có 22 xu. Trong khi theo Trump, cá một đô ăn tới 3 đô 33 xu.
Dẫu sao, tui xin chúc ông may mắn. Bằng không, tui sẽ đến thăm ông ở gầm cầu ‘Westminster’ bắt qua sông Thames ở thủ đô London, nước Anh nhe .
***
Từ hồi lập quốc tới giờ, cuộc bầu cử Tổng thống của Mỹ không giống ai và cũng không ai giống. Nó rối rắm, rắc rối và lôi thôi lắm! Vì kết quả ai thắng, ai thua không dựa vào số phiếu phổ thông nhiều hay ít mà lại căn vào phiếu đại cử tri của từng tiểu bang. Ông nào giành được ít nhứt là 270 trên 538 phiếu đại cử tri thì tiếp tục ở thêm 4 năm nữa hay dọn ra để ông Tổng thống Mỹ thứ 46 dọn vào.
Bà con mình ai cũng biết màu Xanh, đảng Dân Chủ hoặc màu Đỏ thuộc đảng Cộng Hòa. Cử tri tiểu bang Texas xưa giờ rất trung kiên với màu đỏ. Đảng Cộng Hòa đưa đưa ra ứng cử viên nào (kể cả con lừa cũng được) thì từ đời ông Nội tới Tía tui rồi tới tui đều bỏ phiếu cho ông đó.
Tuy nhiên cũng có những tiểu bang khác đòng đưa, đu qua, đu lại. Có lúc cử tri bầu ông nầy, có lúc lại bầu ông kia. Các tiểu bang miền Trung Tây nước Mỹ kỳ nầy bỏ cho màu đỏ; kỳ tới lại bỏ cho màu xanh. Chính vì mấy em vô thủy, vô chung, ỏng ẹo như Thúy Kiều, đưa người cửa trước rước người cửa sau; nên hai ứng cử viên nầy phải nườm nượp bay tới ve vản, o bế để mấy em bỏ phiếu cho anh đi!
Ông Joe Biden đã từng hy vọng có một chiến thắng long trời lở đất. Quánh một cú là hạ đo ván, làm Donald Trump ngả cái ạch xuống sàn võ đài nằm ngay đơ cán cuốc. Nhưng điều đó đã không có xảy ra.
Đêm bầu cử, trời quá nửa đêm về sáng, dân Mỹ vẫn chưa biết được ai thắng ai thua? Vì chưa có ai đoạt được 270 phiếu đại cử tri.
Sợ người ủng hộ mình ngáp lên ngáp xuống, ngáp muốn sái quai hàm rồi trật cần cổ luôn thì báo, nên ông Joe Biden xuất hiện cười mĩm chi, tay giơ nắm đấm, nhắn nhủ rằng:“Xin quý vị giữ vững niềm tin Chúng ta trên đường chiến thắng! Hãy kiên nhẩn đợi đến là phiếu cuối cùng được kiễm.”
Tới phiên ông Donald Trump đăng đàn tuyên bố thắng lớn; đòi ngưng không kiễm hàng triệu phiếu mà cử tri gởi bằng thơ trước ngày bầu cử. Vì trong thâm tâm ông nghĩ cử tri bỏ cho đối thủ của ông. Cứ kiễm thì tui thua sao? Nếu không làm theo ý ông là ông sẽ đi thưa Tối Cao Pháp Viện, trong đó có bà thấm phán Amy Coney Barrett mới được phe đa số ở Thượng viện Hoa Kỳ chuẩn thuận vào tuần rồi. Đảng Dân Chủ cũng tính trước, nên đã chuẩn bị tiền để mướn Luật Sư. Đúng là kỳ phùng địch thủ!
Vụ kiện thưa tới 9 Tòa quan lớn nầy chỉ là một vở tuồng cũ, hát từ năm 2000 về phiếu bầu của tiểu bang Florida. Chỉ khác biệt có 537 phiếu mà George W. Bush lên làm Tổng thống Mỹ tới 8 năm. Còn Al Gore về nhà bị vợ bỏ. Hu hu!
Chính vì rắc rối lôi thôi như vậy cho nên đến cuối tuần nầy hoặc có thể lâu hơn bà con Bên Mỹ mới biết được hai ông già nầy, một ông 74, một ông 78 ai sẽ vô nhà Dưỡng Lão?
***
Theo tui được biết, có 2 nghề trên thế giới nầy bị thiên hạ ghét nhứt. Nghề làm báo là một và nghề làm chánh trị là hai. Sở dĩ hai nghề nầy bị chúng ghét là vì khi hành nghề là phải nói dóc. Làm báo thì không nói có, ít xít ra nhiều. Nhưng nghề làm báo phải kính bái mấy ông làm chánh trị là ông Nội. Vì mấy chánh trị gia nói dóc còn quá cha mình. Mấy chả chuyên làm ‘Con ma nhà họ Hứa’ lúc đi xin phiếu. Nên có chuyện rằng: Ông đương kim Tổng thống về thăm một ngôi làng ở thâm sơn cùng cốc để vận động tranh cử. Ông hỏi người dân sở tại đang cần gì?
“Chúng tôi cần 2 điều rất cấp thiết! Kính thưa Ngài Tổng Thống” Ông Xã trưởng trả lời!”Điều thứ nhứt là: chúng tôi có một bệnh viện nhưng không có bác sĩ.”
Khi nghe điều này, ông Tổng thống móc điện thoại di động ra, sau khi nói một lúc, ông nói với họ đừng lo lắng, một bác sĩ sẽ có mặt ngay vào ngày mai!”“Còn điều thứ hai?”
“Điều thứ hai thưa Ngài! Chúng tôi hoàn toàn bị cô lập với thế giới bên ngoài về thông tin! Trong ngôi làng này, xưa giờ chưa hề có trạm chuyển sóng điện thoại nào để chúng tôi có thể liên lạc được với các nơi khác”
***
Hồi tranh cử thì các chánh trị gia cứ cho dân uống nước đường, ăn bánh vẻ. Ăn nói gió đưa ngọt ngào như Sở Khanh. Nó nói dóc; ai biểu nghe theo thì rán chịu!
Làm dân mà một lần bất tín, vạn lần họ bất tin. Nên một chiều nọ, một chiếc xe buýt chở các chính trị gia chạy trên con đường quê. Đột nhiên, chiếc xe buýt chệch khỏi đường và đâm cái rầm vào một gốc cây. Thấy tai nạn xảy ra, ông làm ruộng liền chạy đến coi. Sau đó ông lấy cái xẻng đào một cái hố và chôn cất tất cả các chính khách.
Vài ngày sau, viên cảnh sát trưởng địa phương đi tuần tra, nhìn thấy chiếc xe buýt bị móp đầu, bể kiếng nằm chỏng chơ giữa ruộng bèn hỏi: “Họ đã chết hết chưa?”
“Chà!” Ông già trầm ngâm đáp” “Một số chánh trị gia nói rằng họ chưa chết. Nhưng Thầy đội biết các chính trị gia là vua nói dối. Họ nói họ chưa chết nhưng tui đâu có ngu đâu mà tin; nên tui chôn hết ráo rồi ạ!”
Đoàn Xuân Thu.
Không có nhận xét nào