Mặc dù là người Việt Nam, tôi cũng hồi hộp theo dõi diễn biến cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ. Nhiều bạn bè tôi ở Việt Nam cũng vậy. Họ hào hứng theo dõi từng diễn biến của cuộc bầu cử như thể chính họ đang bầu cử cho nguyên thủ quốc gia của mình.
Lý Minh - Theo dõi bầu cử tổng thống Hoa Kỳ, mơ về bầu cử chủ tịch xã, phường Việt Nam |
Sự quan tâm của công chúng Việt Nam đến cuộc bầu cử tổng thống bốn năm một lần ở Hoa Kỳ có thể nhìn thấy qua trang chủ của các tờ báo online và báo giấy. Tất cả đều đưa đậm nét thông tin về những diễn biến gay cấn của cuộc đua vào Nhà Trắng để phục vụ cho đông đảo độc giả ở Việt Nam.
Nhìn sự háo hức theo dõi cuộc bầu cử người lãnh đạo nhánh hành pháp Hoa Kỳ, tôi tự đặt ra một câu hỏi: “Người dân Việt Nam có mong muốn tự mình bầu lãnh đạo đất nước hay không?”
Trong bối cảnh chính trị ở Việt Nam, tôi hiểu rằng đó là một câu hỏi phạm húy, vì ai cũng hiểu thể chế chính trị hiện tại ở Việt Nam không cho phép người dân Việt Nam thực hiện quyền bầu cử giống như ở Hoa Kỳ.
Về mặt lý thuyết thì người dân Việt Nam bầu chọn những người lãnh đạo thông qua các vị đại biểu quốc hội, các đại biểu quốc hội được dân chúng bầu thông qua cuộc bầu cử quốc hội.
Trên thực tế thì ở Việt Nam các cuộc bầu cử ở Việt Nam diễn ra rất êm đẹp với những kết quả được nhiều người dự đoán từ trước. Rất hiếm khi xảy ra bất ngờ trong các cuộc bầu cử đó. Qua việc theo dõi các kỳ bầu cử Quốc hội ở Việt Nam, tôi thấy câu nói được dân gian truyền miệng” “Đảng cử, dân bầu” rất hợp lý để lý giải diễn biến và kết quả bầu cử ở Việt Nam.
Một khát khao thầm kín của nhiều người Việt Nam, trong đó có tôi, đó là được tự do bầu chọn người lãnh đạo đất nước, tự do bầu chọn những đại biểu quốc hội đại diện cho tiếng nói của mình để quyết định các vấn đề trọng đại của đất nước.
Khát khao đó được nhiều người thể hiện một cách gián tiếp thông qua việc theo dõi, bàn luận về cuộc bầu cử tổng thống Mỹ như thể đang bầu lãnh đạo cho đất nước mình. Một người bạn của tôi đã than thở trên Facebook: “Nhìn bầu cử Mỹ mà đau cho dân Việt”.
Đúng là không thể không đau.
Một thể chế được gọi là dân chủ khi mỗi lá phiếu của cử tri có vai trò quyết định ai là tổng thống. Mỗi lá phiếu đều có ảnh hưởng đến kết quả chung cuộc. Cuộc bầu cử gay cấn đến phút chót của Mỹ cho cử tri Mỹ và những người đang theo dõi diễn biến cuộc bầu cử thấy rõ tầm quan trọng của mỗi lá phiếu cử tri.
Vì lá phiếu của mỗi cử tri đều rất quan trọng cho nên các ứng cử viên tổng thống Hoa Kỳ phải tìm cách tranh thủ sự ủng hộ của các cử tri, phải đi vận động từng bang, phải đưa ra các chính sách làm hài lòng các cử tri đang ủng hộ mình và lôi kéo các cử tri trung dung.
Trong khi đó, nhìn lại Việt Nam, người dân không có tiếng nói quyết định trong việc ai sẽ trở thành lãnh đạo đất nước. Thế nên ở Việt Nam, không ít người không quan tâm đến chính trị, không quan tâm đến việc ai sẽ trở thành tổng bí thư, chủ tịch nước, chủ tịch quốc hội, thủ tướng. Đơn giản vì mỗi người dân không có quyền, thông qua lá phiếu, ảnh hưởng đến các vị trí trên.
Những người quan tâm và có hiểu biết về chính trị ở Việt Nam đều hiểu rằng các vị trí lãnh đạo đất nước đều do Đảng quyết định. Ba triệu đảng viên quyết định cho 100 triệu dân Việt. Các đảng viên lại quyết định các vấn đề trọng đại của đất nước thông qua các buổi họp kín, báo chí không được tham gia để đưa tin và người dân chỉ biết đến kết quả được thông báo sau các cuộc họp.
Đó là một thực tế hiện hữu về tình hình chính trị Việt Nam mà tôi, một công dân Việt Nam phải chấp nhận. Tôi nghĩ nhiều người cũng chấp nhận thực tế hiện hữu đó dù trong lòng không ủng hộ.
Dĩ nhiên tôi hoàn toàn hiểu rằng một số người ủng hộ thể chế chính trị hiện tại sẽ lập luận rằng người dân Việt Nam có quyền bầu cử lãnh đạo đất nước thông qua các vị đại biểu quốc hội. Tôi chỉ muốn đặt hai câu hỏi nhỏ. Câu hỏi thứ nhất: “Bạn có nhớ trong cuộc bầu cử quốc hội trước, bạn đã bầu cho vị đại biểu quốc hội nào?”. Câu hỏi thứ hai: “Bạn có cảm thấy vui khi vị đại biểu được bạn bầu thắng cử và buồn khi bị đại biểu được bạn bầu thất cử không?”.
Được bầu chọn lãnh đạo quốc gia như ở Hoa Kỳ là một giấc mơ xa vời của người Việt Nam, tôi chỉ có một giấc mơ nhỏ nhoi đó là người dân địa phương được tự mình bầu chọn lãnh đạo phường, xã. Hy vọng giấc mơ nhỏ nhoi của tôi sẽ trở thành hiện thực sớm để tôi có thể tự hào kể với con cháu tôi rằng ngày xưa chính ông đã bầu cho chủ tịch phường.
Nhìn sự háo hức theo dõi cuộc bầu cử người lãnh đạo nhánh hành pháp Hoa Kỳ, tôi tự đặt ra một câu hỏi: “Người dân Việt Nam có mong muốn tự mình bầu lãnh đạo đất nước hay không?”
Trong bối cảnh chính trị ở Việt Nam, tôi hiểu rằng đó là một câu hỏi phạm húy, vì ai cũng hiểu thể chế chính trị hiện tại ở Việt Nam không cho phép người dân Việt Nam thực hiện quyền bầu cử giống như ở Hoa Kỳ.
Về mặt lý thuyết thì người dân Việt Nam bầu chọn những người lãnh đạo thông qua các vị đại biểu quốc hội, các đại biểu quốc hội được dân chúng bầu thông qua cuộc bầu cử quốc hội.
Trên thực tế thì ở Việt Nam các cuộc bầu cử ở Việt Nam diễn ra rất êm đẹp với những kết quả được nhiều người dự đoán từ trước. Rất hiếm khi xảy ra bất ngờ trong các cuộc bầu cử đó. Qua việc theo dõi các kỳ bầu cử Quốc hội ở Việt Nam, tôi thấy câu nói được dân gian truyền miệng” “Đảng cử, dân bầu” rất hợp lý để lý giải diễn biến và kết quả bầu cử ở Việt Nam.
Một khát khao thầm kín của nhiều người Việt Nam, trong đó có tôi, đó là được tự do bầu chọn người lãnh đạo đất nước, tự do bầu chọn những đại biểu quốc hội đại diện cho tiếng nói của mình để quyết định các vấn đề trọng đại của đất nước.
Khát khao đó được nhiều người thể hiện một cách gián tiếp thông qua việc theo dõi, bàn luận về cuộc bầu cử tổng thống Mỹ như thể đang bầu lãnh đạo cho đất nước mình. Một người bạn của tôi đã than thở trên Facebook: “Nhìn bầu cử Mỹ mà đau cho dân Việt”.
Đúng là không thể không đau.
Một thể chế được gọi là dân chủ khi mỗi lá phiếu của cử tri có vai trò quyết định ai là tổng thống. Mỗi lá phiếu đều có ảnh hưởng đến kết quả chung cuộc. Cuộc bầu cử gay cấn đến phút chót của Mỹ cho cử tri Mỹ và những người đang theo dõi diễn biến cuộc bầu cử thấy rõ tầm quan trọng của mỗi lá phiếu cử tri.
Vì lá phiếu của mỗi cử tri đều rất quan trọng cho nên các ứng cử viên tổng thống Hoa Kỳ phải tìm cách tranh thủ sự ủng hộ của các cử tri, phải đi vận động từng bang, phải đưa ra các chính sách làm hài lòng các cử tri đang ủng hộ mình và lôi kéo các cử tri trung dung.
Trong khi đó, nhìn lại Việt Nam, người dân không có tiếng nói quyết định trong việc ai sẽ trở thành lãnh đạo đất nước. Thế nên ở Việt Nam, không ít người không quan tâm đến chính trị, không quan tâm đến việc ai sẽ trở thành tổng bí thư, chủ tịch nước, chủ tịch quốc hội, thủ tướng. Đơn giản vì mỗi người dân không có quyền, thông qua lá phiếu, ảnh hưởng đến các vị trí trên.
Những người quan tâm và có hiểu biết về chính trị ở Việt Nam đều hiểu rằng các vị trí lãnh đạo đất nước đều do Đảng quyết định. Ba triệu đảng viên quyết định cho 100 triệu dân Việt. Các đảng viên lại quyết định các vấn đề trọng đại của đất nước thông qua các buổi họp kín, báo chí không được tham gia để đưa tin và người dân chỉ biết đến kết quả được thông báo sau các cuộc họp.
Đó là một thực tế hiện hữu về tình hình chính trị Việt Nam mà tôi, một công dân Việt Nam phải chấp nhận. Tôi nghĩ nhiều người cũng chấp nhận thực tế hiện hữu đó dù trong lòng không ủng hộ.
Dĩ nhiên tôi hoàn toàn hiểu rằng một số người ủng hộ thể chế chính trị hiện tại sẽ lập luận rằng người dân Việt Nam có quyền bầu cử lãnh đạo đất nước thông qua các vị đại biểu quốc hội. Tôi chỉ muốn đặt hai câu hỏi nhỏ. Câu hỏi thứ nhất: “Bạn có nhớ trong cuộc bầu cử quốc hội trước, bạn đã bầu cho vị đại biểu quốc hội nào?”. Câu hỏi thứ hai: “Bạn có cảm thấy vui khi vị đại biểu được bạn bầu thắng cử và buồn khi bị đại biểu được bạn bầu thất cử không?”.
Được bầu chọn lãnh đạo quốc gia như ở Hoa Kỳ là một giấc mơ xa vời của người Việt Nam, tôi chỉ có một giấc mơ nhỏ nhoi đó là người dân địa phương được tự mình bầu chọn lãnh đạo phường, xã. Hy vọng giấc mơ nhỏ nhoi của tôi sẽ trở thành hiện thực sớm để tôi có thể tự hào kể với con cháu tôi rằng ngày xưa chính ông đã bầu cho chủ tịch phường.
https://www.luatkhoa.org/
Không có nhận xét nào