Header Ads

  • Breaking News

    'Kiêu hãnh và định kiến của nước Mỹ năm 2020'

    Cuộc sống thường không chật hẹp trong những ngôi nhà, trên những con đường, góc phố, mà chính trong những định kiến và suy nghĩ của con người" (Johann Wolfgang von Goethe)

    Ai kiêu hãnh và ai định kiến? 

    Khi “kiêu hãnh” gặp “định kiến” - mâu thuẫn sẽ nảy sinh

    “Kiêu hãnh và định kiến” là sáng tác của nữ văn hào người Anh Jane Austen, được coi như một trong những tác phẩm văn học xuất sắc nhất của văn học cổ điển Anh.

    Câu chuyện nói về tình yêu và hôn nhân của tầng lớp quý tộc nhỏ tại Anh vào đầu thế kỷ 19. Nhân vật chính là Elizabeth Bennet thông minh, thiện lương. Darcy là một địa chủ từ Luân Đôn đến, anh tổ chức một vũ hội ở địa phương và gặp cả nhà Bennett. Người ta kháo nhau rằng Darcy rất giàu. Khi người bạn Bingley đề nghị Darcy mời Elizabeth khiêu vũ, Darcy trả lời rằng: “Cô ấy vẫn chưa đẹp đến mức có thể khiến tôi rung động.” Tình cờ, Elizabeth nghe lỏm được câu nói này và có ác cảm với Darcy.

    Elizabeth lại quen biết một sĩ quan tên Wickham đang đóng quân gần nhà. Anh chàng này đẹp trai, khéo nói, lịch sự, cuốn hút. Wickham kể rằng anh đã bị Darcy cướp đi tài sản thừa kế, làm Elizabeth càng không ưa Darcy.

    Điều Elizabeth không biết là trong buổi vũ hội, Darcy đã sinh lòng ái mộ đối với cô. Sau này, Darcy cũng đã có cơ hội cầu hôn cô. Đối diện với lời cầu hôn, Elizabeth vô cùng kinh ngạc, nhưng vì sự “kiêu hãnh” của Darcy và sự tố cáo của Wickham, và cô cho rằng Darcy đã ngăn cản Bingley và chị cô đến với nhau, Elizabeth tức giận trả lời Darcy rằng: “Cho dù tất cả đàn ông trên thế giới đều chết hết thì tôi cũng không kết hôn với anh.”

    Cơ duyên xảo hợp, Elizabeth đã đọc một bức thư của Darcy. Cô hoàn toàn không thể ngờ rằng, những hành vi trước đây của Darcy đều có những nguyên do mà xưa nay cô chưa từng nghĩ tới. Định kiến của cô đối với Darcy cũng bắt đầu mất đi.

    Sau này, Elizabeth phát hiện ra đằng sau sự kiêu hãnh của Darcy ẩn giấu bản tính chân thành, khảng khái.

    Cuối cùng, Darcy với phẩm chất quý tộc và lòng hào hiệp chính trực đã lặng lẽ bỏ tiền của công sức ra cứu vớt được danh dự của em gái Elizabeth và gia đình nhà Bennett, đồng thời yêu cầu đương sự giữ bí mật điều này. Nhưng Elizabeth vẫn hiểu được sự tình, từ đó cô đã hoàn toàn vứt bỏ định kiến đối với Darcy và mở rộng cánh cửa trái tim đối với anh.

    Câu chuyện được đặt tên là: “Kiêu hãnh và định kiến”. Lòng kiêu hãnh của Darcy có thể gây hiểu nhầm cho những người chưa từng tiếp xúc và hiểu được anh, nhất là họ chỉ nghe về anh qua những lời đồn thổi. Còn định kiến của Elizabeth xuất phát từ hoàn cảnh của cô và gia đình, vốn đã tự xây dựng cho mình một sự ngờ vực, phòng thủ với Darcy, sau đó lại qua việc tiếp cận thông tin không đầy đủ, còn bị bên thứ ba che mắt. Nhất là kẻ che mắt cô lại là kẻ có vẻ ngoài dễ ưa, khéo đường ăn nói lấy lòng nhưng đầy tự tư, tự lợi như Wickham. Tuy vậy, cuối cùng thì những tấm lòng thiện lương và chân thật cũng sẽ vượt qua được sự hiểu lầm hay kế ly gián của ngoại nhân. Và khi định kiến đã được gỡ bỏ, trí tuệ và sự thiện lương của Elizabeth đã phát hiện rằng sau phong thái có vẻ kiêu hãnh kia lại là trái tim nồng ấm, sự chân thật và phong độ hiệp sĩ của Darcy. Còn phía sau vẻ ngoài và ngôn từ dễ chịu không nhất thiết luôn là sự thật.
    Donald Trump - một người Mỹ, một doanh nhân và tổng thống kiêu hãnh

    Donald J. Trump sinh ra trong một gia đình giàu có, được giáo dục đầy đủ với tinh thần truyền thống của một gia đình Mỹ gốc, là người có đức tin mạnh mẽ vào Chúa. Ông đã từng trải qua rất nhiều thử thách trên thương trường và đều vượt qua bằng trí tuệ, lòng quả cảm và tinh thần kiên trì vượt khó.

    Donald Trump có cá tính mạnh mẽ, nói được làm được, không thích những kẻ chỉ biết hứa suông, nói mà không làm hoặc nói một đằng làm một nẻo. Ông cũng có lối nói trực diện, thậm chí có lúc gây sốc.

    Cũng không lạ nếu với xuất phát điểm và những thành tựu đó mà Donald Trump có thể là một người kiêu hãnh.

    Như đã từng tâm sự nhiều lần trên sóng truyền hình, Donald Trump cảm thấy đau lòng khi nước Mỹ mà ông biết cứ càng ngày càng xuống dốc về nhiều mặt: kinh tế, đời sống dân sinh, vị thế quốc gia, quân sự, thuần phong mỹ tục, tín ngưỡng, giáo dục... trong tay các chính trị gia chuyên nghiệp, phần lớn chỉ biết hứa hẹn khi ra tranh cử, nhưng rồi lại không thể làm được những điều đã hứa. Ông ước gì có ai đó làm Tổng thống có thể gánh vác trách nhiệm làm nước Mỹ vĩ đại trở lại.

    Nhưng người đó không xuất hiện. Bởi vậy, sau nhiều năm quan sát chính trường, cuối cùng Donald Trump đành từ bỏ cuộc đời thành công và mãn nguyện của một tỷ phú để dấn thân vào chính trường đầy khó khăn và nguy hiểm từ năm 2016.

    Lương không nhận một đô la, tài sản hao hụt đi phân nửa trong những năm ông làm Tổng thống nhưng động lực duy nhất thúc đẩy Donald Trump gánh vác lấy công việc khó khăn này đó là lòng ái quốc - một tình cảm thiêng liêng. Ông muốn làm nước Mỹ vĩ đại trở lại, mà làm bằng được chứ chẳng nói suông, như những phát biểu của ông: “Tôi sẽ không để các bạn thất vọng”.

    Một mình chống lại Mafia

    Những ai đã từng hâm mộ bộ phim hình sự nổi tiếng “La Piovra - Bạch Tuộc” của điện ảnh Italia những năm 80 của thế kỷ trước đều lưu giữ hình ảnh bi hùng của thanh tra Catania với thông điệp: “Một mình chống lại Mafia”. Thế lực Mafia quá mạnh, ăn sâu bén rễ vào đủ mọi tổ chức cá nhân, còn Catania chỉ có một vài đồng sự chí tình, yêu công lý. Cuối cùng, anh đã bị chúng hạ sát nhưng cuộc chiến chống Mafia của anh luôn có người tiếp bước.

    Có thể nói, Tổng thống Donald Trump sau khi thắng cử năm 2016 cũng đã phải “một mình chống lại Mafia”.

    Khi nền chính trị Mỹ đang trong guồng quay của những thế lực hung mãnh có quyền lợi đan xen nhằng nhịt, nơi các chính trị gia phải nhượng bộ hay thậm chí gia nhập với các nhóm lợi ích, lúc ấy một Tổng thống muốn làm một việc tốt cho đất nước với tôn chỉ “America first - nước Mỹ trên hết” không phải là điều dễ dàng bởi những nhóm lợi ích đặt quyền lợi bản thân và phe nhóm lên trên lợi ích của nước Mỹ.

    Đó là những nhóm lợi ích nào? Xin thưa đó là:

    Những nhóm lợi ích trong giới tài phiệt.
    Những nhóm lợi ích trong giới sản xuất.
    Những nhóm lợi ích ngành dược Big Pharma.
    Những nhóm lợi ích trong giới công nghệ Big Tech.
    Những nhóm lợi ích trong giới văn nghệ, giải trí Hollywood.
    Giới giáo sư đại học theo cánh tả.
    Những quan chức chính phủ tham nhũng, hủ bại.
    Những tổ chức, định chế quốc tế.
    Và những nhóm lợi ích về truyền thông Big Media dưới tay các tỷ phú truyền thông.

    Những tổ chức, cá nhân này cấu kết với nhau để trục lợi riêng và lũng đoạn nước Mỹ, bắt tay với Trung cộng để mưu toan xây dựng một nhà nước cộng sản trong lòng nước Mỹ. Với việc trúng cử đầy bất ngờ của Donald Trump năm 2016, kế hoạch của họ đã bị phá vỡ. Tổng thống Donald Trump đối với họ như một thứ “kỳ đà cản mũi” cần bị loại bỏ càng sớm càng tốt.

    Nhưng khác với gia đình Clinton, Obama, Biden… Donald Trump đã giàu rồi mới làm Tổng thống, chứ không phải làm Tổng thống rồi mới giàu. Ông đã có hầu như mọi thứ: tiền bạc, danh vọng, gia đình viên mãn hạnh phúc, nhất là lại có lòng ái quốc và một đức tin mạnh mẽ vào Chúa nên không thể mua chuộc được.

    Vậy chỉ còn cách là khai thác điểm yếu của ông về mặt truyền thông.

    Trong thời đại này ở nước Mỹ, hầu như các chính trị gia đều phải lấy lòng, ve vuốt giới truyền thông để hai bên cùng “xí xóa” cho nhau, cùng “nâng nhau lên” về mặt hình ảnh trước công chúng. Với uy tín của nước Mỹ, và bề dày hoạt động truyền thông, các hãng tin như CNN, CNBC, ABC, Washington Post, New York Times, Wall Street Journal, VOA v.v. được khán thính giả, độc giả toàn thế giới đánh giá cao. Bởi vậy chính trị gia nào có được truyền thông là có cả thiên hạ và ngược lại.

    Nhưng Donald Trump thì không thế, ngược lại là khác, ông coi truyền thông cánh tả ở nước Mỹ là cái ổ gian lận và lừa dối. Bởi vậy giới truyền thông cánh tả đã căm ghét ông từ trước khi ông nhậm chức năm 2016. Họ khai thác tiêu cực lối phát biểu mạnh mẽ, trực diện, thẳng thắn của Tổng thống Donald Trump rồi sử dụng những tiểu xảo báo chí: “Đoạn chương thủ nghĩa” - lấy một câu nói ra khỏi ngữ cảnh, diễn giải sai; kiểm duyệt cắt xén phát biểu của ông, đánh tráo ngôn từ và khái niệm, “Có ít xít ra nhiều” - lấy một câu nói và dựng lên cả câu chuyện; khai thác những góc hình xấu… Rất nhiều lời nói, hành động của Tổng thống Trump bị truyền thông dán mác “phô trương”, “không lịch sự” hoặc tuyên truyền về “bê bối thông đồng với Nga”, “bê bối luận tội”, “đúng đắn chính trị” v.v. có thể nói là liên tục xây dựng thiên kiến và công kích đối với Tổng thống Trump từ khi ông tuyên thệ nhậm chức cho đến nay, vẫn luôn tấn công mãnh liệt, hơn nữa chưa từng ngừng nghỉ...

    Tổng thống Donald Trump vốn là một người kiêu hãnh và tín Chúa, lại trọng thực tế nên ông không có lối nói hoa mỹ hay bùi tai kiểu chính trị gia chuyên nghiệp mà trực tiếp, ngắn gọn, có khi cộc lốc, có lúc dường như không thống nhất. Có thể đó là một thiếu sót của một người tự nhận “không theo đuổi chủ nghĩa hoàn hảo”, nhưng cũng có thể là một mưu lược về thông tin trong hoàn cảnh “thù trong giặc ngoài”, thật khó cho người ngoài cuộc có thể nhận định ngay được.

    Và ông cũng là một người trọng danh dự nên không lấy lòng dư luận, khai thác những con bài về chủng tộc, về “đúng đắn chính trị”... để mua lòng dân. Trong khi phe đảng của Joe Biden quỳ gối ở khắp nơi để lấy lòng cử tri thì Donald Trump nói rằng: ”chúng ta sẽ đứng kiêu hãnh và chỉ quỳ trước Chúa”. Và với ngần ấy thứ, Big Media mừng rỡ vì đã tìm ra được một cái mỏ đề tài để “phóng tác” nhằm tạo ra hình ảnh một Tổng thống kiêu ngạo, xa cách?

    Mọi lý luận đều là màu xám, chỉ có cây đời mãi mãi xanh tươi

    Nhưng sự thật vẫn cứ là sự thật như đại thi hào Goethe từng nói: “Mọi lý luận đều là màu xám xịt, chỉ có cây đời mãi mãi xanh tươi”. Năm 2016, khi tranh cử Tổng thống Trump tuyên bố: “Không nên tin chính phủ, cần tin Chúa”, ông thề sẽ làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại. Trong nhiệm kỳ tổng thống 4 năm của ông, nền kinh tế Mỹ đã tăng trưởng trở lại, tỷ lệ thất nghiệp đạt đến mức thấp nhất trong lịch sử, xã hội từng bước trở về với truyền thống. Trước toàn thế giới, nước Mỹ có kế hoạch bao vây và vô hiệu hóa phe tà ác Trung Cộng .v.v Quả thật những điều Tổng thống Trump làm được trong 47 tháng đã nhiều hơn 47 năm hứa hẹn, nói một đằng làm một nẻo trong cuộc đời làm chính trị của Joe Biden, của Tổng thống Obama và các chính trị gia cánh tả của Đảng Dân chủ.

    Với một tay ngang chưa từng hoạt động chính trị, chưa kịp chuẩn bị một ekip làm việc trước khi tranh cử giống như nhiều chính trị gia khác, liên tục bị phản thùng bởi những cấp dưới bị mua chuộc... thật là thù trong giặc ngoài tầng tầng lớp lớp, ai có thể tạo được những kết quả thực tế như Tổng thống Donald Trump đã làm được?

    Và có một thực tế khác là tỷ lệ ủng hộ và tin tưởng truyền thông dòng chính Mainstream Media - hay truyền thông khập khiễng què quặt Lamestream Media như Tổng thống Trump đặt biệt danh - đang suy giảm mạnh.

    Chỉ cần dùng từ khóa “Lamestream Media” để tìm kiếm trên Twitter, chúng ta sẽ tìm thấy một cái mỏ tin tức khổng lồ về việc người dân Mỹ vạch tội truyền thông gian dối.

    Theo cuộc thăm dò của tổ chức Gallup, năm 2019, các phương tiện truyền thông dòng chính Mainstream Media (MSM) đã đánh mất niềm tin của dân chúng một cách thảm hại. Từ năm 2017 đến 2019, tức là thời của ông Donald Trump làm Tổng Thống, chỉ có 41% số người được hỏi tin vào truyền thông MSM “đầy đủ, chính xác và công bằng”, 59% còn lại không tin.

    Cụ thể: 69% người theo Đảng Dân Chủ tin vào MSM, chỉ có 13% người theo Đảng Cộng Hòa và 36% người không theo Đảng phái nào tin vào MSM. (Xem tại đây)

    Mới đây AT&T tuyên bố bán đài CNN để lấy tiền trả khoản nợ 150 tỷ USD. Còn cổ phiếu của Fox Corporation giảm 12%, kể từ khi kênh này “nhảy vào” nhóm truyền thông “Biden đắc cử”. Quả báo đến thật là nhanh.

    Và ngày càng nhiều người Mỹ đã hiểu được lời phát biểu của Tổng thống Trump trên Twitter hôm 31/05/2020: “...Chỉ cần người dân Mỹ hiểu được những gì họ đang làm là FAKE NEWS và những kẻ tồi tệ nào đang đứng sau giật dây với một mưu đồ chính trị bệnh hoạn, chúng ta có thể dễ dàng xử lý chúng để giành lại sự Vĩ Đại cho nước Mỹ!”

    Cuộc diễu hành vĩ đại MAGA với sự tham gia của hơn một triệu người Mỹ yêu nước và ủng hộ Tổng thống Donald Trump hôm 14/11 chẳng phải là "tiếng sấm giữa trời quang" rung chuyển cả nước Mỹ, báo hiệu rằng nhân dân Mỹ đã thức tỉnh hay sao?

    Cũng như cuối cùng tiểu thư Elizabeth đã nhận ra rằng chàng trai Darcy ẩn sau vẻ ngoài dường như kiêu hãnh, xa cách là một trái tim nhân hậu và một tấm lòng hào hiệp; ngược lại, đằng sau những ngôn từ bóng bẩy, bùi tai, những cử chỉ lịch thiệp của Wickham chỉ là sự giả trá, lừa mị và tư lợi.


    Gạt bỏ định kiến và những giả tướng bề mặt để sáng suốt lựa chọn chính nghĩa và sự công bằng

    Tháng 11 năm 2020 nước Mỹ tiến hành tổng tuyển cử. Rất nhiều người bỏ phiếu cho ông Biden nói rằng bởi vì họ “ghét ông Trump” nên mới bỏ phiếu cho đối thủ của ông Trump, bất kể đối thủ của ông là ai. Giống như Elizabeth đã từng nói với Darcy rằng: “Cho dù tất cả đàn ông trên thế giới đều chết hết thì tôi cũng không kết hôn với anh.” Nhưng họ quên một điều rằng ngoài lựa chọn của bản thân, chính truyền thông cánh tả thiên vị bất công ở nước Mỹ chịu phần lớn trách nhiệm trong thái độ và quyết định đó.

    Vậy thì vấn đề ở đây không còn là lựa chọn cá nhân Tổng thống Trump hay ông Joe Biden, theo cảm xúc yêu ghét của cá nhân, mà là phương cách để tìm ra sự thật. Bởi chắc hẳn không có ai mong muốn bị lừa dối, che mắt.

    Chẳng còn cách nào khác nữa ngoài cách xóa bỏ định kiến và những cảm xúc đánh lừa hay thông tin giả tạo để nhìn thẳng vào những bằng chứng, những kết quả thực tế, lấy đại cục thay thế cho cái tôi cá nhân.

    Như những lời phát biểu của Tổng thống Trump vào tháng 6 năm 2017 trong lễ tốt nghiệp của một trường Đại học Cơ Đốc giáo nổi tiếng thế giới:

    “Tôi biết mỗi người các bạn đều sẽ là những dũng sĩ chiến đấu vì chân lý, hoặc là những dũng sĩ chiến đấu vì người nhà và quốc gia bạn. Tôi biết mỗi người các bạn đều sẽ làm những việc đúng, chứ không phải làm những việc dễ dàng. Các bạn sẽ thẳng thắn đối diện với chính mình, quốc gia của mình và tín ngưỡng của mình.

    Chúng ta phải vĩnh viễn ghi nhớ, chúng ta chung sống trong một mái nhà, chung một vận mệnh vinh quang. Bất kể màu da của chúng ta là nâu, đen hay trắng, chúng ta đều tin tưởng dòng máu của những người yêu nước đều đỏ thắm. Chúng ta đều kính lễ chung một lá quốc kỳ Mỹ. Chúng ta đều do cùng một Thượng Đế vạn năng tạo ra.”

    Cũng như tiểu thư Elizabeth cuối cùng dẹp bỏ định kiến và sự khó chịu bất mãn trong lòng mình để nhìn ra sự thật và được cảm hóa bởi tấm lòng cao thượng của chàng quý tộc Darcy. Khi "định kiến" đã mất cũng chẳng còn thấy "kiêu hãnh", chỉ còn lại một kết thúc có hậu cho những người lương thiện.

    Và tương tự, câu chuyện bầu cử nước Mỹ năm 2020 lúc ấy có thể sẽ có một kết thúc mỹ mãn.

    Nguyên Vũ


    Không có nhận xét nào