Header Ads

  • Breaking News

    Điểm tin thế giới ngày Thứ tư 4 tháng 11 năm 2020

     

    Trung Quốc sắp hứng ‘cú đánh kép’

    Nikkei Asian đưa tin, nhiều chuyên gia đang cảnh báo về sự kết hợp có khả năng gây chết người giữa Covid-19 và bệnh cúm ở Trung Quốc. Cả hai đều là bệnh lây truyền qua đường hô hấp và có các triệu chứng giống nhau, chẳng hạn như sốt, ho, đau nhức cơ thể, đôi khi nôn mửa và tiêu chảy. Một cú đánh kép có nghĩa là Trung Quốc phải xét nghiệm nhiều hơn đối với các bệnh nhân bị sốt và làm cho việc phân biệt bệnh Covid-19 với bệnh cúm trở nên khó khăn hơn, khiến việc điều trị và cách ly bị trì hoãn.

    Vào cuối tháng Giêng, một bệnh nhân ở Bắc Kinh đã nhập viện vì cúm nặng sau khi xét nghiệm Covid-19 âm tính ba lần. Chỉ sau khi được đặt máy thở, bệnh nhân này mới được phát hiện dương tính với Covid-19. Đây được coi là một trường hợp điển hình ban đầu được chẩn đoán là cúm nhưng thực tế lại nhiễm cả hai loại virus.

    Trung Quốc đã chuẩn bị từ mùa hè cho đợt dịch thứ hai vào mùa đông năm nay.

    Mỹ sẽ bán máy bay không người lái tối tân cho Đài Loan

    Reuters đưa tin, Bộ Ngoại giao Mỹ đã làm rõ tiềm năng bán 4 máy bay không người lái tinh vi do Mỹ sản xuất cho Đài Loan trong một thông báo chính thức gửi tới Nghị viện, Ngũ Giác Đài cho biết hôm thứ Ba, bước cuối cùng trước khi hoàn tất thương vụ vũ khí này sẽ khiến Trung Quốc tức giận hơn nữa.

    Trung Quốc ‘tự nguyện’ cắt giảm nhập khẩu hàng Úc

    Trung Quốc tuyên bố hôm thứ Ba, việc giảm nhập khẩu các sản phẩm Úc như rượu vang, than đá và đường là do quyết định của chính người mua, sau khi truyền thông cho biết Bắc Kinh đã yêu cầu các nhà nhập khẩu trong nước ngừng mua một loạt hàng hóa của Úc trong bối cảnh quan hệ xấu đi, theo Reuters.

    Tạp chí Úc Australian Financial Review dẫn nguồn tin giấu tên cho biết, hôm thứ Hai, các quan chức Trung Quốc đã gặp các nhà nhập khẩu rượu rượu và thịt vào tuần trước và cảnh báo họ không được thực hiện các đơn đặt hàng mới đối với rượu vang và sản phẩm nông nghiệp của Úc.

    Tổng thống Iran nói không quan tâm kết quả bầu cử Mỹ

    Theo Reuters, Tổng thống Iran Hassan Rouhani hôm thứ Tư tuyên bố rằng kết quả cuộc bầu cử ở Hoa Kỳ không quan trọng đối với các nhà cầm quyền nước này.

    “Đối với Tehran, các chính sách tiếp theo của chính quyền Hoa Kỳ quan trọng chức không phải ai sẽ thắng trong cuộc bầu cử Hòa Kỳ”, ông Rouhani nói trong một cuộc họp nội các qua truyền hình.

    Hàn Quốc bắt người đàn ông Triều Tiên đào thoát qua biên giới trang bị vũ khí

    Quân đội Hàn Quốc cho biết hôm thứ Tư (4/11), họ đã bắt giữ một người đàn ông Triều Tiên vượt qua biên giới trang bị vũ khí giữa hai nước để trốn sang miền Nam, theo Reuters.  

    Người này bị phát hiện vào khoảng 9.50 sáng ở phía đông của Khu phi quân sự phân chia hai miền Triều Tiên, Tham mưu trưởng Liên quân cho biết, đồng thời cho biết thêm không có sự di chuyển bất thường nào của quân đội Triều Tiên.

    Mỹ hồi hộp chờ kết quả bầu cử

    Cử tri vốn đã quen với việc chờ xem tổng thống tiếp theo của họ là ai vào tối muộn đêm bầu cử. Nhưng điều này luôn là một sản phẩm viển vông của thói quen xác định thắng lợi của một ứng viên dựa trên kết quả sơ bộ và thăm dò ý kiến sau khi cử tri rời địa điểm bỏ phiếu của các mạng truyền hình. Năm nay cần thận trọng. Một con số kỷ lục 100 triệu phiếu đã được bỏ sớm. Vài tiểu bang (như Arizona, Florida, North Carolina và Texas) đã đếm chúng sớm; trong khi những bang khác hôm nay mới bắt đầu.

    Một số bang sẽ công bố phiếu bầu trực tiếp trước, khả năng cao đến từ những nơi dân cư thưa thớt ủng hộ Tổng thống Donald Trump, tạo ra một “ảo ảnh đỏ”. Các phiếu bầu sau đó sẽ có nhiều khả năng nghiêng về Joe Biden. Để có chỉ báo sớm, hãy theo dõi ba tiểu bang miền đông: Florida, North Carolina và Pennsylvania. Ông Biden dẫn trước ở cả ba; ông Trump cần tất cả ba bang mới có thể giành được một chiến thắng ngoạn mục khác, và ông cũng cần tiếp tục phải thắng một trong các bang Wisconsin, Michigan và Arizona.

    Kết quả bầu Quốc hội Mỹ có thể có ngay trong hôm nay

    Mặc dù phải đợi kết quả tổng thống, nhưng người Mỹ có thể biết rõ đảng nào sẽ kiểm soát Quốc hội vào thứ Ba. Alabama, Arizona, Colorado và Maine đều công bố kết quả; nếu đảng Dân chủ thắng cả bốn, họ sẽ chiếm Thượng viện. Alabama có vẻ khó xảy ra — vào năm 2017, Doug Jones, người đương nhiệm của đảng Dân chủ, chỉ đánh bại một đảng viên Cộng hòa bị cáo buộc tấn công tình dục trẻ vị thành niên với cách biệt rất nhỏ. Arizona và Colorado chắc chắn hơn.

    Mô hình của chúng tôi cho rằng John Hickenlooper, một cựu thống đốc, có khả năng đánh bại Cory Gardner, người đương nhiệm, ở Colorado. Còn ở Arizona, đại diện của đảng Dân chủ Mark Kelly có sáu trên bảy phần cơ hội để đánh bại Martha McSally. Maine sít sao. Susan Collins, thượng nghị sĩ đương nhiệm của đảng Cộng hòa, vẫn có một phần ba cơ hội giữ ghế. Nếu Thượng viện 50-50, phó tổng thống sẽ bỏ lá phiếu quyết định. Trong khi đó, phe Dân chủ gần như chắc chắn sẽ giữ Hạ viện — mô hình của chúng tôi đặt xác suất giữ đa số của họ là 19/20.

    Khủng bố quay lại châu Âu

    Vụ tấn công ở Vienna vào hôm thứ Hai, trong đó các tay súng Hồi giáo giết chết bốn người, xảy ra sau một loạt vụ khủng bố ở châu Âu. Các vụ giết người gần đây ở Dresden, Paris và Nice gợi lại một đợt tấn công đẫm máu hồi 2015-16. Nhưng kể từ đó chủ nghĩa khủng bố Hồi giáo ở châu Âu đã suy giảm. Từ năm 2017 đến 2019, tổng số các cuộc tấn công không thành công, bị ngăn chặn hoặc hoàn thành đã giảm hàng năm. Mặc dù nhiều người lo ngại các chiến binh trở về từ Iraq và Syria sẽ gây loạn, song điều đó đã không xảy ra.

    Trên thực tế, không có nghi phạm nào gần đây được cho là đã đến từ hai nước đó. Nhưng những kẻ cực đoan không có quan hệ chặt chẽ với các phần tử thánh chiến tiếp tục trở nên bạo lực hơn; tuyên truyền online góp phần dẫn tới hậu quả này. Các nghi phạm ở Dresden và Vienna đều là các phạm nhân vừa được thả khỏi tù, nơi nhiều người bị cực đoan hóa. Vấn đề có thể trở nên tồi tệ hơn: ở Pháp, gần một nửa số chiến binh thánh chiến bị kết án trong sáu năm qua sẽ được trả tự do trong vòng hai năm tới.

    Căng thẳng ở Ethiopia có nguy cơ dẫn tới chiến tranh

    Hôm nay chính phủ trung ương Ethiopia sẽ giải ngân khoản tài trợ hàng tháng cho tất cả chín bang, trừ Tigray. Thủ tướng Abiy Ahmed đang kẹt trong cuộc tranh giành quyền lực gay gắt với những người cầm quyền của bang này, đảng Mặt trận Giải phóng Nhân dân Tigray (TPLF), bên nắm quyền ở trung ương suốt gần ba thập niên trước khi Abiy lật đổ họ vào năm 2018.

    Tháng trước, các nghị sĩ đã bỏ phiếu cắt đứt mọi liên lạc với chính quyền khu vực này sau khi các lãnh đạo bang bất chấp trung ương trong việc tổ chức các cuộc bầu cử địa phương mà thủ tướng cho là vi hiến. Chính phủ liên bang đã từ chối các khoản thanh toán phúc lợi cho khu vực, và dường như đang cân nhắc can thiệp vũ trang. TPLF nói việc cắt giảm các khoản trợ cấp liên bang giống như một “lời tuyên chiến” và yêu cầu Abiy từ chức. Nhiều nhà quan sát e ngại hai bên đang tiến tới chiến tranh. Điều đó vừa bi thảm vừa mỉa mai: chỉ mới hơn một năm trước, ông Abiy được trao giải Nobel hòa bình.

    Tòa án Tối cao Mỹ xem xét vụ kiện về quyền tôn giáo và quyền đồng tính

    Hôm nay, lập luận miệng có trọng lượng đầu tiên của Amy Coney Barrett trên cương vị thẩm phán Tòa án Tối cao thứ 115 của Hoa Kỳ sẽ xoay quanh một vụ tranh cãi về xung đột quyền. Catholic Social Services (CSS), một tổ chức nhận bảo trợ trẻ em, cho rằng Philadelphia đã vi phạm quyền tự do tôn giáo của họ khi vào năm 2018 thành phố ngừng giao trẻ em cho họ chăm sóc. Philadelphia trả lời rằng vì CSS không làm việc với các cặp đồng tính nên tổ chức đã vi phạm quy tắc cấm phân biệt đối xử dựa trên xu hướng tình dục.

    Với đa số bảo thủ 6-3, tòa án dường như sẽ đứng về phía CSS; câu hỏi là như thế nào. Tòa có thể đưa ra một phán quyết nhỏ cho rằng việc Philadelphia thể hiện thái độ thù địch với CSS là vi hiến . Hoặc tòa án có thể phán quyết mạnh tay hơn, từ bỏ án lệ Employment Division v Smith, một án lệ 30 năm trước được viết bởi Antonin Scalia, sếp cũ của Thẩm phán Barrett. Án lệ này nói các luật trung lập áp dụng cho tất cả mọi người đều không vi phạm Tu chính án thứ nhất, ngay cả khi chúng vô tình vi phạm việc thực hành tôn giáo. Nếu tòa án đảo ngược án lệ Smith, các cơ sở tôn giáo ở Mỹ sẽ được đà tiến — và quyền của người đồng tính sẽ chịu thiệt hại.

    Không có nhận xét nào