CEO Facebook, Twitter tiếp tục ra điều trần, bị cáo buộc ‘hoạt động thương mại lừa đảo’
CEO Facebook Mark Zuckerberg và CEO Twitter Jack Dorsey trong phiên điều trần ngày 17/11 (giờ Mỹ) (ảnh chụp màn hình video youtu.be/2MPU-LOg8c4).
Hôm 17/11, Giám đốc điều hành Facebook Mark Zuckerberg và Giám đốc điều hành Twitter Jack Dorsey ra điều trần trước Ủy ban Tư pháp Thượng viện về các động thái kiểm duyệt trong cuộc bầu cử tổng thống 2020.
Theo Breitbart, trong buổi điều trần, Thượng nghị sĩ Mike Lee đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc buộc hai gã truyền thông khổng lồ này chịu trách nhiệm trước việc kiểm duyệt tiếng nói của những người theo trường phái bảo thủ trên nền tảng của họ.
Ông Lee nói với Fox News rằng Facebook và Twitter đang tham gia vào “hoạt động thương mại lừa đảo” bằng cách tuyên bố họ không thiên vị về mặt chính trị nhưng vẫn trấn áp những tiếng nói bảo thủ ủng hộ sự trung thực, tôn vinh các giá trị truyền thống.
Twitter và Facebook gần đây phải hứng làn sóng chỉ trích vì kiểm duyệt những phát ngôn của Tổng thống Trump và những người ủng hộ ông.
Công ty mẹ tìm cách loại bỏ CNN vì thua lỗ 150 tỷ đô la?
AT&T, công ty mẹ của CNN, được cho là đang tìm cách loại bỏ kênh truyền thông chính thống khỏi danh mục kinh doanh của mình vì thua lỗ, theo The Blaze.
AT&T mua lại CNN vào năm 2018 khi gã khổng lồ viễn thông này mua Time Warner, sau đó đổi tên công ty truyền thông thành Warner Media. Hiện tại công ty này có thể đang muốn bán CNN vì dự đoán rằng nếu ông Trump không còn làm tổng thống, thì CNN chẳng còn công kích ai để câu kéo sự chú ý bằng các tin đồn và tin giả của mình được nữa.
Chi tiết là gì?
Theo phóng viên cấp cao của Fox Business, Charlie Gasparino, AT&T đang tìm kiếm những người mua tiềm năng vì việc bán CNN sẽ giúp AT&T trả khoản nợ hiện đang của nó đang ở mức hơn 150 tỷ USD.
“Bảng cân đối kế toán có vấn đề thực sự và đó là điều thúc đẩy điều này. Ý tôi là hãy nhìn nó theo cách này: CNN không còn Donald Trump để đá quanh nữa – tỷ lệ người xem của họ sẽ bị sụt giảm”, Gasparino nói với người dẫn chương trình Fox News, Tucker Carlson thứ Sáu (13/11) tuần trước.
Hồng Kông ngày càng trở nên quá đắt đỏ
Với thuế thấp, bãi biển đầy nắng và chủ nghĩa tư bản khốc liệt, Hồng Kông từ lâu đã trở thành một trong những điểm đến ưa thích của các giám đốc điều hành nước ngoài. Song giờ đây nó không còn hấp dẫn như trước. Ngoài nền chính trị ngày càng độc đoán, nó cũng đã được đánh giá là thành phố đắt đỏ nhất thế giới cho người nước ngoài sinh sống bởi Economist Intelligence Unit (EIU).
Thành phố chia sẻ vị trí đó với Zurich và Paris. Trong khi ấy, các thành phố của Mỹ đã trở nên dễ chịu hơn một chút, phần lớn nhờ vào đồng đô la rẻ hơn. Đại dịch đã chứng minh mang lại cả tin vui và tin không vui cho những kẻ săn hàng rẻ trên thế giới. EIU cho biết, trong khi các vấn đề về chuỗi cung ứng đã đẩy giá hàng hóa như đồ điện tử và rượu lên cao, thì nhu cầu tiêu dùng giảm làm giảm giá của những thứ khác, bao gồm cả quần áo. Rõ ràng không mấy ai sẵn sàng chi đậm cho một tủ quần áo chỉ để mặc ở nhà.
Các nước đặt mục tiêu xóa ung thư cổ tử cung
Hôm qua, WHO thông báo lần đầu tiên 194 quốc gia thành viên của tổ chức này sẽ hướng tới mục tiêu xóa sổ một căn bệnh ung thư. Và đó là ung thư cổ tử cung. Vì nguyên nhân chính là do nhiễm virus u nhú ở người nên việc loại bỏ hoàn toàn có thể thực hiện được nhờ vào tiêm phòng HPV định kỳ cho các cô gái trẻ. Mục tiêu cũng yêu cầu 70% phụ nữ được tầm soát ung thư cổ tử cung ở độ tuổi 35 và một lần nữa ở tuổi 45, và 90% phụ nữ được chẩn đoán mắc bệnh được điều trị.
Nếu hoàn thành các đích đến này sẽ cứu được 5 triệu người vào năm 2050. Lợi ích kinh tế là đáng kể; tỷ lệ mắc ung thư cổ tử cung ở các nước có thu nhập thấp và trung bình cao gấp đôi so với các nước có thu nhập cao. Chiến lược này được đưa ra vào một thời điểm đầy thách thức vì covid-19 đang làm gián đoạn tiêm chủng thông thường trên khắp thế giới. Nhưng năm mới hứa hẹn vắc-xin covid-19 và sự trở lại trạng thái bình thường. Điều đó sẽ cho phép cuộc chiến chống ung thư cổ tử cung được bắt đầu một cách nghiêm túc.
Tổng thống Trump muốn dành nhiều đất cho ngành dầu mỏ
Donald Trump dường như quyết tâm sử dụng những tuần cuối cùng tại vị của mình để trao cho ngành dầu nhiều đất đai nhất có thể. Hôm nay, chính quyền của ông sẽ bán đấu giá quyền khoan 78 triệu mẫu Anh ở Vịnh Mexico – mặc dù giá dầu thấp, vì đại dịch covid-19, có thể khiến nhu cầu tham gia đấu thầu thấp. Trong tuần này, họ cũng đã công bố kế hoạch cho phép các thợ khoan vào Khu Bảo tồn Hoang dã Quốc gia Bắc Cực rộng lớn ở Alaska.
Tổng thống từ lâu đã tìm cách mở cửa cho ngành công nghiệp này vào các khu vực gần như hoang sơ, giàu dầu mỏ, rộng bằng Scotland. Dù vậy, vẫn chưa rõ liệu ông có thành công hay không. Joe Biden phản đối việc khoan mới trên các vùng đất và vùng biển liên bang, và chính quyền ông có thể sẽ làm tất cả những gì có thể để ngăn chặn các thương vụ này. Ngay cả khi chúng đã được hoàn thành vào thời điểm ông Biden nhậm chức, chúng vẫn có thể bị tòa lật ngược.
Mỹ xem xét phân bổ lại băng tần vô tuyến
Tùy thuộc vào thành viên nào của chính quyền Trump mà bạn hỏi, họ sẽ cho biết Ủy ban Truyền thông Liên bang (FCC) hôm nay sẽ hoặc là bỏ phiếu để hoặc tăng tốc độ Wi-Fi, hoặc là gây ra các tai nạn giao thông có thể ngăn chặn được, hoặc sẽ đe dọa khả năng cạnh tranh công nghệ của Mỹ. Cơ quan quản lý dự kiến sẽ phê duyệt kế hoạch tái phân bổ lại một phần băng tần vô tuyến đã được dành cho các nhà sản xuất ô tô vào năm 1999, và trao nó cho các hãng cáp và viễn thông và các nhà sản xuất thiết bị để có thể đáp ứng ngày càng nhiều các thiết bị hỗ trợ Wi-Fi.
Cơ quan này chỉ ra rằng các nhà sản xuất ô tô hầu như không sử dụng tần số đó, vốn nhằm mục đích để các phương tiện giao tiếp với nhau, trong hai thập niên qua. Nhưng Bộ trưởng Giao thông vận tải Elaine Chao khẳng định băng tần này vẫn có thể được sử dụng để ngăn tai nạn xe hơi và cứu nhiều mạng người. Bộ Tài chính đứng về phía bà Chao, nói thêm rằng phần băng tần còn lại cho ô tô không đủ để giữ cho công nghệ xe thông minh của Mỹ đi trước Trung Quốc. Thật không may cho họ, FCC nằm ở một bước sóng khác.
Mexico sẽ hợp pháp hóa cần sa
Hôm nay, ba ủy ban Thượng viện sẽ bỏ phiếu về một dự luật cho phép người Mexico có quyền hút cần sa để giải trí. Cho đến nay chỉ mới có Canada và Uruguay làm như vậy trên toàn quốc. Ở Mexico, các băng đảng cai trị buôn bán ma túy bất hợp pháp và sự ủng hộ của công chúng đối với hợp pháp hóa cần sa còn thấp. Các nhà hoạt động đưa điều này tiến xa vậy là nhờ đã thuyết phục được Tòa án Tối cao rằng đặc quyền được hút đã được ghi trong hiến pháp. Thượng viện sẽ bỏ phiếu thông qua dự luật mà tòa án nói phải trở thành luật trước ngày 15 tháng 12.
Đảng Morena cầm quyền sẽ phải đối mặt chỉ trích từ bộ phận bảo thủ của họ, nhưng sẽ có số phiếu cần thiết ở cả hai viện. Vẫn còn đó những tranh cãi phút cuối về số lượng các quy định điều chỉnh thị trường cần sa. Quá ít quy định sẽ khuyến khích sử dụng đại trà và không mang lại nhiều tiền thuế, trong khi quá nhiều sẽ thúc đẩy thị trường chợ đen trong khi gạt ra ngoài lề những người mua và người trồng cần sa nghèo hơn. Sau các cuộc tranh luận căng thẳng, các chính trị gia có thể vui mừng vì có thứ gì đó để giúp họ thư giãn.
Pháp thành ổ dịch lớn nhất châu Âu.
Reuters cho hay, hôm thứ Ba (17/11) Pháp đã trở thành quốc gia châu Âu đầu tiên vượt qua con số 2 triệu ca nhiễm virus viêm phổi Vũ Hán (tăng 14.524, tử vong 46.273 tăng 625) bất chấp việc nước này đã thực hiện cách lý xã hội trên toàn quốc từ ngày 30/10. Như vậy Pháp đã vượt qua Nga (1.971.013 ca nhiễm bệnh, 33.931 tử vong) trở thành vùng dịch lớn nhất châu Âu.
Hai cá nhân ở California gian lận bầu cử bị buộc tội.
Breitbart cho biết, Carlos Antonio De Bourbon Montenegro, 53 tuổi và Marcos Raul Arevalo, 34 tuổi bị cáo buộc nhiều tội danh trong đó có hành vi nộp đơn đăng ký cử tri cho những người vô gia cư. Họ đã bị buộc tội trong một đơn kiện hình sự gồm 41 tội danh được nộp vào tuần trước. Montenegro đã nộp hơn 8.000 đơn đăng ký cử tri gian lận trong khoảng thời gian từ tháng 7 đến tháng 10 năm nay.
Lãnh đạo FEC tin có gian lận bầu cử trên diện rộng.
Ông Trey Trainor, người đứng đầu Ủy ban Bầu cử Liên bang (FEC), cho biết trong một tweet hôm thứ Ba (17/11) rằng ông tin những gì luật sư chiến dịch tranh cử của Trump là Sidney Powell nói về các hành vi gian lận bầu cử của phe Dân chủ trên phạm vi rộng. Ông Trainor cho hay bà Powell là người “thẳng thắn và trung thực trong mọi vai trò mà bà ấy từng đảm nhận”, và nói thêm rằng, “nếu bà ấy nói có gian lận cử tri tràn lan trong # Election2020 [Bầu cử Mỹ 2020], tôi tin bà ấy”, theo Epoch Times.
Hệ thống Dominion có chức năng ‘xóa phiếu bầu.
Epoch Times hôm thứ Ba (17/11) cho biết, hệ thống phần mềm bầu cử Dominion được sử dụng ở khoảng 30 tiểu bang của Mỹ trong kỳ bầu cử tổng thống 2020. Bà Sidney Powell, luật sư của Tổng thống Trump cũng là cựu công tố viên liên bang, nói rằng trong hướng dẫn sử dụng phần mềm Dominion thậm chí còn chỉ dẫn cách “xóa phiếu bầu”. Các phiếu bầu cho Tổng thống Trump có thể được kéo vào một thư mục khác và sau đó toàn bộ thư mục có thể bị xóa.
Võ Thái Hà tóm lược
Không có nhận xét nào