Tiến sĩ Robert Epstein, nhà nghiên cứu và nhà tâm lý học cấp cao tại Viện Nghiên cứu Hành vi Hoa Kỳ ở tiểu bang California tiết lộ, Google đã dùng cách thao túng kết quả tìm kiếm để tác động đến cuộc bầu cử Mỹ, khiến ít nhất 6 triệu phiếu bầu được chuyển cho Biden và Đảng Dân chủ, theo Sound of Hope
Ông đã nói về kết quả nghiên cứu của mình trong cuộc phỏng vấn với Tucker Carlson – người dẫn chương trình Fox News.
Nhóm nghiên cứu của ông đã bắt đầu theo dõi hoạt động của các công ty công nghệ lớn trước cuộc bầu cử năm 2020. Họ nhận thấy rằng: “Kết quả tìm kiếm của Google, có xu hướng thiên vị cho những người theo chủ nghĩa tự do và Đảng Dân chủ, nhưng xu hướng này không tồn tại trên Bing hay Yahoo”.
Nhóm của ông đã cài đặt phần mềm đặc biệt cho 733 cử tri để theo dõi hoạt động của họ trên Internet.
733 người này đến từ ba tiểu bang chiến trường rất quan trọng, bao gồm Arizona, Florida và Bắc Carolina.
Ông cho biết, sau khi được sự đồng ý của những người tham gia, phần mềm cho phép nhóm nghiên cứu xem xét tất cả các hoạt động liên quan đến bầu cử của người dùng trên Internet. Vì vậy nhóm của ông có thể thu thập kết quả tìm kiếm, lời nhắc, gợi ý tìm kiếm và nguồn tin.
Ông nói: “Chúng tôi cũng đã tìm thấy một bằng chứng thép”. Chúng tôi phát hiện ra rằng trong một thời gian, các lời nhắc bỏ phiếu trên trang chủ của Google chỉ được gửi đến những người theo chủ nghĩa tự do và Đảng dân chủ. Trong khi đó, không có người dùng theo chủ nghĩa bảo thủ nào (thường là cử tri Đảng Cộng hòa) nhận được nó”.
“Nếu lời nhắc này được sử dụng một cách có hệ thống trong một khoảng thời gian, nó sẽ ảnh hưởng không chỉ đến những người đã bỏ phiếu trong ngày bầu cử, mà còn ảnh hưởng đến những người đã gửi phiếu bầu và đăng ký bỏ phiếu qua đường bưu điện”.
“Hiện tại, chúng tôi đã phân tích các thao tác này của Google và phát hiện rằng, nó có thể dễ dàng chuyển ít nhất 6 triệu phiếu bầu theo một hướng”.
Google đã phải dừng hành động đó lại, khi ông Epstein công khai nghiên cứu của mình vào ngày 29 tháng 10.
Ông nói “Họ đã tắt hành vi thao túng này vào đêm hôm đó, vì vậy trong bốn ngày trước cuộc bầu cử, họ đã gửi đến tất cả mọi người một lời nhắc bỏ phiếu”.
Theo nghiên cứu, tại Mỹ trang chủ của Google nhận được 500 triệu lượt xem mỗi ngày. Họ có khoảng 100.000 nhân viên và doanh thu hàng năm hơn 130 tỷ đô la Mỹ, và là công ty Internet lớn nhất thế giới.
Vừa qua, ông Ted Cruz, đã cáo buộc các gã khổng lồ công nghệ đang gây ra “mối đe dọa nghiêm trọng đối với quyền tự do ngôn luận và tính liêm chính trong bầu cử ở Mỹ”.
Ông cũng yêu cầu: “Google phải đưa ra câu trả lời giải thích rõ ràng cách họ thao túng người dùng để tác động đến cuộc bầu cử này như thế nào”.
Thượng nghị sĩ Hoa Kỳ gồm có Ron Johnson, Ted Cruz và Mike Lee, đã gửi thư cho Giám đốc điều hành Google, Sundar Pichai yêu cầu ông làm rõ vấn đề này trước Ủy ban Tư pháp Hạ viện.
Cựu CEO trung lập: Cuộc bầu cử Hoa Kỳ 100% đã bị tấn công
Trong hai cuộc phỏng vấn phát sóng hôm thứ Ba (24/11) của Infowar, khách mời đặc biệt, ông Patrick Byrne đã cung cấp thông tin về những cách được dùng để tấn công cuộc bầu cử.
Byrne là một doanh nhân có bằng tiến sĩ của Đại học Stanford, ông đã khởi nghiệp nên Overstock, một trong những công ty về thương mại điện tử thành công nhất Hoa Kỳ. Byrne nói rõ rằng ông không bầu cho TT Trump năm 2016 cũng như 2020.
“Cuộc đời tôi, tôi chưa bao giờ bỏ phiếu tổng thống cho Đảng Cộng hòa hay Dân chủ… Tôi yêu Hiến Pháp”.
Trong cuộc phỏng vấn với The Alex Jones Show ông nói “100% cuộc bầu cử đã bị tấn công”. Byrne tiếp tục, “Đảng Dân chủ đúng về một điều. Không có gian lận cử tri tràn lan. Họ đã làm điều này (gian lận) một cách thông minh và có chiến lược hơn và họ chọn ra 5 địa điểm để thực hiện một cách sâu rộng. Bởi vì có người đã phát hiện nếu bạn gian lận ở 5 quận này, bạn có thể đảo ngược (kết quả) ở 5 bang này”.
Byrne cho rằng bê bối gian lận đã được sắp được vào ngày 5 hoặc 6/11.
Trong video phỏng vấn, ông cũng mô tả mạng lưới tin tặc và các chuyên gia công nghệ đã thiết kế phần mềm bầu cử Dominion đảo ngược để tấn công hệ thống bỏ phiếu.
Kinh tế Ấn Độ có dấu hiệu phục hồi
GDP Ấn Độ đã giảm 24% trong quý hai năm nay so với ba tháng cùng kỳ năm 2019 — suy thoái sâu hơn nhiều so với các nước giàu. Điều này thể hiện mức độ nghiêm trọng của phong tỏa toàn quốc ở Ấn Độ, khiến nước này rơi vào bế tắc. Số liệu quý ba, được công bố hôm nay, dự kiến sẽ cho thấy hoạt động kinh tế hồi sinh khi phong tỏa được dỡ bỏ và mọi người bắt đầu đi ra ngoài.
Tuy nhiên, mọi thứ khó có thể trở lại bình thường – hầu hết các nhà kinh tế vẫn ước tính sản lượng quý 3 thấp hơn khoảng 8% so với một năm trước đó. Điều đó đã không ngăn các thị trường ăn mừng. Sensex, chỉ số chuẩn của sàn giao dịch chứng khoán Bombay, đã phá kỷ lục, một phần nhờ các nhà đầu tư nước ngoài quan tâm hơn sau khi có tin tức về tính hiệu quả của vắc-xin. Giá cổ phiếu đã tăng khoảng 70% kể từ đáy hồi tháng 3. Nền kinh tế vẫn còn đường dài phía trước, nhưng các nhà đầu tư đã tăng tốc.
Tinh thần ủng hộ độc lập ở Scotland dâng cao
Đảng Quốc gia Scotland (SNP) khai mạc hội nghị thường niên (online) vào ngày mai. Ngoài covid-19, cuộc thảo luận sẽ xoay quanh khả năng độc lập khỏi Anh. Một bản dự thảo của chương trình hội nghị, bị rò rỉ trong tháng này, bao gồm việc liệu đảng có nên hướng tới một cuộc trưng cầu dân ý lần thứ hai về vấn đề độc lập hay không. Thủ tướng Anh Boris Johnson khẳng định cuộc trưng cầu dân ý đầu tiên, được tổ chức vào năm 2014 và ủng hộ ở lại liên minh, là sự kiện “chỉ có trong một thế hệ”.
Những người ủng hộ “indyref2” cho rằng Brexit đã làm thay đổi cục diện chính trị đến mức câu hỏi cần được đặt ra một lần nữa. Nicola Sturgeon, thủ hiến Scotland và là lãnh đạo SNP, dự định đặt ra các kế hoạch trong mùa xuân để thực hiện mục tiêu đó. Johnson gần đây đã khiến những người theo chủ nghĩa dân tộc phẫn nộ khi cho rằng việc phân quyền cho Scotland từ năm 1999 là “một thảm họa”. Người Scotland dường như không đồng ý, và thậm chí còn muốn nhiều hơn thế. Các thăm dò ý kiến cho thấy đa số hiện nay ủng hộ độc lập, chủ yếu là do không hài lòng với ông Johnson.
Brazil tổ chức bầu cử địa phương
Các chính trị gia Brazil đang xuống đường — và xem thường mức tăng đột biến đáng báo động số ca nhiễm và nhập viện vì covid-19 — trước thềm các cuộc bầu cử địa phương vòng hai diễn ra vào Chủ nhật. Người Brazil ở 57 thành phố, bao gồm 18 thủ phủ bang, sẽ chọn thị trưởng của họ. Các chính trị gia truyền thống từ centrão (khối các đảng trung hữu) đã thể hiện tốt trong vòng đầu, vào ngày 15 tháng 11, khi cử tri bầu cử hội đồng thành phố.
Song hầu hết các ứng viên được tổng thống cực hữu Jair Bolsonaro ủng hộ lại không thành công, ngược lại với năm 2018 khi sự phẫn nộ đối với tham nhũng dẫn đến số lượng kỷ lục những chính trị gia “ngoại đạo” thắng ghế trong cơ quan lập pháp. Các ứng viên cánh tả nhìn chung cũng có thành tích kém, nhưng giờ cánh tả đang dồn sự chú ý vào São Paulo, thành phố lớn nhất Brazil. Guilherme Boulos, thuộc Đảng Chủ nghĩa Xã hội và Tự do, có thể lật đổ Bruno Covas, thị trưởng trung hữu đương nhiệm của Đảng Dân chủ Xã hội Brazil. Các cuộc bầu cử địa phương thường chỉ xoay quanh các vấn đề địa phương, nhưng chiến thắng của ông Boulos sẽ giúp cánh tả của Brazil có thêm động lực bước vào cuộc đua tổng thống năm 2022.
Người Pháp biểu tình phản đối dự luật an ninh mới
Trong tuần thứ hai liên tiếp, người biểu tình sẽ tập trung tại các thành phố Pháp vào thứ Bảy để chỉ trích dự luật an ninh mới. Dự luật được thiết kế một phần là nhằm bảo vệ các nhân viên thực thi pháp luật trong và ngoài công việc. Điều 24, vốn phạt tội chia sẻ hình ảnh của các sĩ quan cảnh sát và binh sĩ trên mạng xã hội vì “mục đích xấu” một năm tù giam hoặc phạt tiền lên đến 45.000 euro (54.000 USD), bị phản đối nhiều nhất, đặc biệt là sau khi xuất hiện các video cảnh sát dùng hơi cay và lựu đạn bi nhắm vào người di cư và các nhà báo trong khi trục xuất tàn bạo 500 người di cư khỏi một trại tạm ở trung tâm Paris hôm thứ Hai. Một số người dùng mạng xã hội gọi sự kiện này là “đêm nhục nhã”. Mười cấp dưới của Tổng thống Emmanuel Macron đã bỏ phiếu chống lại dự luật sau khi nó được trình lần đầu lên Quốc hội và 30 người bỏ phiếu trắng. Sẽ còn nhiều phẫn nộ hơn vào thứ Bảy này.
Tình hình mua sắm ngày Thứ Sáu Đen ở Mỹ
Số người Mỹ đi mua sắm vào ngày sau Lễ Tạ ơn cao gấp hơn hai lần so với ngày đông khách thứ hai trong năm. Trong những năm gần đây, cuối tuần Lễ tạ ơn đã chiếm 1/5 doanh thu mua sắm vào dịp lễ của các cửa hàng. Nhưng năm nay, nhiều người sẽ chào đón dịp Thứ Sáu Đen đặc biệt của Mỹ theo một cách khác. Các chiến dịch khuyến mại lớn, khi đám đông điên cuồng đổ xô vào các cửa hàng để mua hàng giảm giá sốc số lượng có hạn, ít hấp dẫn hơn trong thời gian đại dịch.
Các nhà bán lẻ truyền thống vì lo lắng nên đã kéo dài “ngày” giảm giá hơn bao giờ hết. Nhiều món hàng sale được công bố sớm nhất là từ giữa tháng 10. Kết quả của việc kéo dài đợt sale này khá khác nhau. ShopperTrak, hãng chuyên phân tích lượng khách đến các cửa hàng, không tìm thấy nhiều bằng chứng cho thấy nó gia tăng khách đến cửa hàng trong tháng 10 hoặc tháng 11. Đó có thể là do người Mỹ chuyển sang tìm kiếm online cho những món hàng giá tốt nhất. Với việc khách hàng dành trung bình tới một phần ba ngân sách đi lại thông thường của họ để mua quà tặng và quần áo cho kỳ nghỉ, đại dịch có thể sẽ vẫn là món quà tuyệt vời cho các nhà bán lẻ online.
Apple chuyển sản xuất Ipad, máy tính từ Trung Quốc sang Việt Nam để tránh rủi ro
Apple yêu cầu Foxconn (đối tác lâu năm của Apple) chuyển một phần hoạt động sản xuất iPad và MacBook từ Trung Quốc sang Việt Nam vì Trung Quốc tiềm ẩn nhiều rủi ro. Nếu đúng như vậy, Việt Nam sẽ là quốc gia thứ 2 có nhà máy lắp ráp iPad.
Nhằm giảm thiểu những tác động tiêu cực từ cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung, Apple đã thực hiện chiến lược đa dạng hóa sản xuất và một trong những động thái mới nhất của hãng là yêu cầu đơn vị sản xuất theo hợp đồng Foxconn chuyển một phần công việc sản xuất linh kiện iPad và MacBook từ Trung Quốc sang Việt Nam, theo Viettimes dẫn tin từ Reuters.
Hành động này diễn ra khi chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump khuyến khích các công ty Mỹ chuyển hoạt động sản xuất ra khỏi Trung Quốc. Trong nhiệm kỳ của mình, ông Trump đã nhiều lần áp thuế nhập khẩu cao đối với các thiết bị điện tử được sản xuất tại Trung Quốc, đồng thời hạn chế cung cấp các linh kiện được sản xuất bằng công nghệ của Hoa Kỳ cho các công ty Trung Quốc mà nước này cho là tiềm ẩn nhiều rủi ro đối với an ninh quốc gia.
Các nhà sản xuất Đài Loan, trong đó có Foxconn vẫn luôn cảnh giác trước nguy cơ bị cuốn vào cuộc chiến thương mại ăn miếng trả miếng này. Các công ty đã chuyển hoặc đang cân nhắc việc chuyển một số hoạt động sản xuất từ Trung Quốc sang các quốc gia như Việt Nam, Mexico và Ấn Độ.
Reuters cho biết Foxconn đang xây dựng dây chuyền lắp ráp máy tính bảng iPad và máy tính xách tay MacBook của Apple tại nhà máy của hãng ở tỉnh Bắc Giang, dự kiến đưa vào hoạt động trong nửa đầu năm 2021.
Disney sa thải 32 nghìn nhân viên
Tập đoàn Walt Disney hôm 25/11 thông báo sẽ sa thải khoảng 32 nghìn nhân viên, chủ yếu là tại các công viên giải trí của hãng, vì tác động của COVID-19, theo Reuters.
Hãng tin Anh nói thêm rằng con số này tăng thêm khoảng 4 nghìn so với 28 nghìn nhân viên công bố hồi tháng Chín.
Tin cho hay, việc sa thải sẽ được tiến hành vào quý đầu của năm 2021.
Một phát ngôn viên của Disney đã xác nhận với Reuters về con số sắp bị sa thải mới nhất.
Hồi đầu tháng này, Disney cho biết rằng hãng tính sa thải thêm nhân viên tại công viên giải trí ở Nam California vì sự bất định về thời gian tiểu bang này cho phép các công viên mở cửa trở lại.
Các công viên khác củ Disney ở Florida và những nơi khác bên ngoài Hoa Kỳ đã tái mở cửa trở lại đầu năm nay mà không chứng kiến sự bùng phát Corona lớn, nhưng áp dụng nghiêm ngặt việc giãn cách xã hội, xét nghiệm và sử dụng khẩu trang.
Disneyland Paris đã buộc phải đóng cửa trở lại cuối tháng trước, khi Pháp áp dụng biện pháp đóng cửa nền kinh tế mới để ngăn chặn đợt bùng phát COVID-19 thứ hai.
Các công viên giải trí của công ty ở Thượng Hải, Hong Kong và Tokyo vẫn mở cửa.
Covid-19 : Hàn Quốc có số ca nhiễm mới cao nhất từ đầu mùa dịch
Hàn Quốc ngày 26/11/2020 thông báo có 583 bệnh nhân nhiễm virus corona trong vòng 24 giờ. Đây là số ca nhiễm mới cao nhất kể từ đầu mùa dịch Covid-19. Đáng lo ngại hơn cả là đà lây lan tăng mạnh cho dù Seoul đã ban hành thêm nhiều biện pháp giãn cách xã hội.
Theo thông tín viên Nicolas Rocca từ Seoul, không loại trừ khả năng chính quyền Hàn Quốc tiếp tục siết chặt các biện pháp ngăn chận đà lây nhiễm.
« Các giới chức Hàn Quốc càng lúc càng lo lắng. Các chỉ số không khả quan chút nào, nhất là không dễ phát hiện các đường truyền nhiễm như trong các đợt dịch trước đây. Lúc trước các ổ dịch rất tập trung ở một số nơi, nhưng giờ đây càng lúc càng đa dạng như các cuộc tụ tập cá nhân, nhà thờ, bệnh viện và kể cả trong quân đội.
Tới nay, khâu tìm kiếm truy dấu các trường hợp tiếp xúc luôn là điểm mạnh của mô hình Hàn Quốc trong việc chống dịch, nhưng làn sóng dịch thứ ba có nguy cơ xóa bỏ những nỗ lực trong hơn 10 tháng qua của các đội truy tìm dấu vết.
Thêm vào đó, tuần tới, khoảng 500.000 học sinh sẽ được triệu tập trong kỳ thi Suneung, tương đương với bằng tú tài của Pháp. Đây thực sự là một thách thức đặt ra cho chính quyền vào lúc số ca nhiễm trong giới trẻ tăng cao. Tuy nhiên chính phủ đã có một kế hoạch chi tiết để hạn chế bớt những hậu quả. Chẳng hạn như số các trung tâm tổ chức thi cử tăng thêm 58 % nhằm bảo đảm khoảng cách an toàn giữa các thí sinh, lắp đặt tấm nhựa giữa các bàn trong phòng thi và nâng cao khả năng xét nghiệm trong mùa thi lần này.
Dù vậy tỷ lệ lây nhiễm cao tập trung ở các thành phố lớn có thể đe dọa đến khả năng tiếp nhận bệnh nhân tại các phòng hồi sức tích cực. Thí dụ như tại khu vực thủ đô Seoul, hôm Thứ Hai vừa qua, chỉ còn có 25 giường mà thôi ».
Võ Thái Hà tóm lược
Không có nhận xét nào