Điểm tin thế giới ngày Thứ bảy 28 tháng 11 năm 2020 |
Các nhà lập pháp của Đảng Cộng Hòa ở Pennsylvania đã công bố một bản ghi nhớ hôm 27/11 cho biết họ sẽ sớm đưa ra một nghị quyết để phủ nhận kết quả của cuộc bầu cử năm 2020.
Ủy ban Chính sách Đa số Thượng viện Pennsylvania tổ chức một buổi điều trần công khai hôm thứ Tư tại khách sạn Wyndham Gettysburg để thảo luận về các vấn đề bất thường trong cuộc bầu cử năm 2020 với luật sư Rudy Giuliani ở Pennsylvania hôm 25/11/2020. (Ảnh Samuel Corum / Getty Images)
Nghị quyết nêu rõ rằng các nhánh hành pháp và tư pháp của chính phủ bang này đã chiếm đoạt quyền lập hiến của cơ quan lập pháp để đặt ra các quy tắc của cuộc bầu cử.
Nghị quyết “tuyên bố rằng đang có tranh cãi về việc lựa chọn đại cử tri và kết quả bầu cử tổng thống tại toàn tiểu bang của khối thịnh vượng chung này” và “kêu gọi thư ký của khối thịnh vượng chung và thống đốc rút lại hoặc bỏ trống chứng nhận đại cử tri cũng như trì hoãn chứng nhận kết quả bầu cử trên toàn tiểu bang”.
Nó cũng “thúc giục Quốc hội Hoa Kỳ tuyên bố đang có tranh cãi về việc lựa chọn các đại cử tri trong Khối thịnh vượng chung này.”
Nghị quyết cũng chỉ ra, Bộ luật Bầu cử Pennsylvania quy định rõ thời hạn chót nhận phiếu bầu qua thư là 8 giờ tối vào Ngày Bầu cử, yêu cầu xác thực chữ ký trên các lá phiếu gửi qua thư và cấm đếm các lá phiếu gửi qua thư bị lỗi. Qua đó, lập luận rằng các thay đổi quy tắc mà chính quyền tiểu bang này thực hiện là trái ngược với Luật bầu cử của tiểu bang.
Người Tokyo tuần hành ủng hộ TT Trump
Hàng trăm người Nhật Bản ủng hộ Tổng thống Trump ngày 25/11 đã tập hợp ở trung tâm Tokyo để khẳng định rằng cuộc bầu cử ở Mỹ còn lâu mới kết thúc.
Theo trang OANN, vào thứ Tư 25/11, người dân Tokyo đã xuống đường tuần hành và tuyên bố nếu Joe Biden thắng, Trung Quốc thắng và điều đó sẽ không tốt cho Nhật Bản.
Những người biểu tình cho biết truyền thông chính thống của Mỹ đang phớt lờ bằng chứng về việc gian lận cử tri của đảng Dân chủ, trong khi công chúng Nhật Bản dường như biết được nhiều thông tin trung thực hơn. Họ nói thêm rằng Tổng thống Trump phải tái đắc cử để đảm bảo một tương lai tốt đẹp hơn cho quan hệ châu Á – Thái Bình Dương và Hoa Kỳ.
“Hôm nay, chúng tôi đã tổ chức một cuộc tuần hành ở Tokyo để thể hiện sự ủng hộ Tổng thống Trump từ Nhật Bản”, một người dân có tên Takao Furuyama cho biết.
“Đây là sự ủng hộ của chúng tôi với Tổng thống Trump của Hoa Kỳ, đó là về cuộc bầu cử ở Hoa Kỳ, nhưng tôi nghĩ đây là một vấn đề lớn ảnh hưởng đến hòa bình ở Nhật Bản và trên thế giới”.
Các công dân Nhật Bản cũng cho biết ĐCSTQ đã cố gắng mua ảnh hưởng chính trị trên toàn cầu và chỉ Tổng thống Trump mới có thể ngăn chặn điều đó.
Ngày 19/11, ông Trump đăng một dòng tweet: “Các bạn đã sẵn sàng cho Cuộc diễn hành vì Trump trên toàn quốc chưa?, một người Nhật Bản đã trả lời ông: “Thế giới đã sẵn sàng cho Cuộc diễn hành vì Trump. Tôi đang đợi ở Nhật Bản”.
Các phe trong Đảng Dân chủ đang đấu đá quyết liệt để chen chân vào ‘chính quyền’ Biden
Tờ Independent cho biết, hai nghị sĩ thiên tả Alexandria Ocasio-Cortez và Ilhan Omar đã ký một bản kiến nghị kêu gọi “Tổng thống truyền thông” Joe Biden không được bổ nhiệm ông Bruce Reed vào nội các.
Bà Ocasio-Cortez, đại diện cho khu dân biểu số 14 của New York và bà Omar, đại diện cho quận 5 của Minnesota, đang hỗ trợ các nỗ lực để ông Reed, cựu chánh văn phòng của ông Biden, bị loại khỏi “quy hoạch” vị trí lãnh đạo Văn phòng Quản lý và Ngân sách (OMB).
Các báo cáo xuất hiện vào đầu tuần này cho thấy ông Reed, người từng phục vụ trong chính quyền Obama, là người đứng đầu danh sách những người có thể được ông Biden chọn làm người đứng đầu OMB. Nhưng các tổ chức vận động tranh cử và một số người cực tả của Đảng Dân chủ bao gồm hai nghị sĩ Ocasio-Cortez và Omar đang phản đối gay gắt kế hoạch này.
Họ nói ông Reed là một “diều hâu thâm hụt”, người chủ trì việc cắt giảm an sinh xã hội và chính sách Medicare dưới thời chính quyền Obama.
Sau khi có thông tin ông Reed là người có nhiều khả năng được Biden ưu ái, Tư pháp Dân chủ, một ủy ban hành động chính trị, đã đưa ra một bản kiến nghị kêu gọi nhóm chuyển tiếp Biden/Harris cần “ưu tiên những người đang làm việc, chứ không phải những kẻ gây thâm hụt ở Phố Wall”.
Căng thẳng giữa các phe phái của Đảng Dân chủ đã âm ỉ trong những tuần gần đây sau khi họ không thành công trong cuộc bầu cử Hạ viện, khi bên này đổ lỗi cho bên kia về việc để mất ghế cho các thành viên Đảng Cộng hòa.
Phe cực tả của Đảng Dân chủ cũng đang kêu gọi ông Biden phải bổ nhiệm một số đại diện của họ cho các vị trí trong nội các, vì cho rằng nếu không có sự ủng hộ của họ thì ông Biden không có ngày hôm nay.
Iran trả tự do cho công dân Úc
Chính quyền Iran đã trả tự do cho nhà Trung Đông học Kylie Moore-Gilbert, đã bị họ giam cầm từ năm 2018 sau khi buộc tội làm gián điệp với bản án 10 năm tù. Đây là thỏa thuận trao đổi tù nhân, trong đó cô được trao đổi với 3 công dân Iran bị giam giữ ở Thái Lan trong một âm mưu đánh bom bất thành năm 2012.
Tuần qua, ngày 25.11, Đài truyền hình Iran đưa tin, Iran đã trả tự do nữ học giả Kylie Moore-Gilbert người Úc gốc Anh, bị xét xử bí mật năm 2018, nhận mức án 10 năm tù với tội danh làm giám điệp. Cô là một trong những tù nhân phương Tây cao cấp nhất bị Iran giam giữ.
Giữa những đồn đoán về danh tính của những người Iran được trao đổi, các quan chức Thái Lan hôm 26/11 cho biết, họ đã chấp thuận việc chuyển giao cho Tehran ba người đàn ông đang bị giam giữ. Danh tính 3 người Iran được tiết lộ là Masoud Sedaghatzadeh, Saeid Moradi và Mohammad Kharzei, bị Thái Lan buộc tội trong vụ đánh bom bất thành năm 2012, được cho là nhằm vào các nhà ngoại giao Do Thái.
Phát biểu với truyền thông Úc hôm 26/11, Thủ tướng Úc Scott Morrison gọi việc trả tự do cho Moore-Gilbert là một “phép màu” sau “nhiều khởi đầu sai lầm trong quá trình này”. Ông cũng từ chối bình luận về các chi tiết cụ thể của thỏa thuận trao đổi tù nhân vì cho rằng, điều đó có thể gây nguy hiểm cho các công dân Úc khác đang bị giam giữ.
Tiến sĩ Kylie Moore-Gilbert năm nay 33 tuổi, có song tịch Anh và Úc từng học tại Đại học Cambridge và trước khi bị bắt là một chuyên gia về chính trị Trung Đông, giảng dạy và nghiên cứu tại Đại học Melbourne.
Tân Cương: Trại tập trung mở rộng từ bệnh viện để thu hoạch nội tạng?
Ngày 18/11 vừa qua, đài Á Châu Tự do (RFA) đưa tin, việc một bệnh viện truyền nhiễm ở Aksu, Tây Bắc Trung Quốc, bị chuyển đổi thành một trại giam đã khiến nhiều chuyên gia lo ngại rằng đây có thể là một phần trong hệ thống thu hoạch nội tạng từ tù nhân lương tâm tại Trung Quốc.
Đầu tháng 11, ông Bahtiyar Omar, giám đốc dự án Dữ liệu Vận chuyển người Duy Ngô Nhĩ UTJD, đã cung cấp cho đài RFA những hình ảnh vệ tinh từ Google Earth, cho thấy việc xây dựng các trại giam giữ và nhà máy ở ngoại ô của tỉnh Aksu từ năm 2017 đến năm 2019.
Các trại này là một phần của mạng lưới rộng lớn các cơ sở hạ tầng tương tự trên khắp Tân Cương, nơi chính quyền đã giam giữ hàng triệu người Duy Ngô Nhĩ và các nhóm thiểu số Hồi giáo khác kể từ đầu năm 2017. Trong bối cảnh quốc tế ngày càng giám sát chặt chẽ, chế độ Trung Quốc đã bắt đầu đưa những người bị giam giữ đến làm việc ở gần các nhà máy. Đây là một phần của nỗ lực tuyên truyền rằng các trại này thực chất chỉ là các “trung tâm dạy nghề”, mặc dù theo các nhân chứng, người bị giam giữ trong các cơ sở này bị đối xử tàn tệ và thường xuyên phải làm việc trong các điều kiện lao động cưỡng bức hoặc ép buộc.
Theo hình ảnh do ông Omar cung cấp, việc xây dựng hai trại tập trung bên ngoài Aksu bắt đầu vào năm 2017, trong khi cơ sở hạ tầng nhà máy xuất hiện gần đó vào năm 2018. Gần đây, ông xác định được một trong hai trại này được xây dựng và mở rộng trên khu đất vốn trước đây là Bệnh viện Bệnh truyền nhiễm thành phố Aksu.
Ông Omar nói: “Nếu tôi đưa các tọa độ vào bản đồ, tôi có thể thấy rằng [bệnh viện và trại cải tạo] nằm trên cùng một địa điểm”. “Vào năm 2003, tại tọa độ này chỉ có các tòa nhà của bệnh viện. Đó là một bệnh viện cũ, có lịch sử hơn 20 năm. Tuy nhiên, bây giờ bạn có thể thấy rằng đã có rất nhiều công trình xây dựng ở đó [kể từ năm 2017].”
Ông Omar cũng đã chỉ ra hình ảnh cho thấy một nghĩa trang lớn nằm cách hai khu trại trong bán kính 1 km cùng với một tòa nhà lớn (được RFA xác nhận là một lò hỏa táng) và bãi đậu xe được xây dựng ở giữa khu đất trong năm 2017. Ở đó đôi khi có hàng chục chiếc xe màu trắng.
Tháng 9/2020, Viện Chính sách Chiến lược Úc (Australian Strategic Policy Institute – ASPI) đã công bố các dữ liệu chi tiết về hệ thống trại tập trung tại Tân Cương, nơi giam giữ hàng triệu người Duy Ngô Nhĩ cũng như các tù nhân lương tâm khác. Theo đó, Viện này đã phát hiện và ghi lại chi tiết hơn 380 địa điểm trong mạng lưới trại tập trung trên khắp Tân Cương, và để khách quan, dữ liệu này chỉ bao gồm các trại cải tạo, trại giam và nhà tù được xây dựng mới hoặc mở rộng đáng kể kể từ năm 2017.
Đây đều là những bằng chứng không thể chối cãi về mức độ khủng bố của cuộc đàn áp do chính quyền Đảng Cộng sản Trung Quốc thực hiện tại Tân Cương.
Nhà khoa học hạt nhân hàng đầu Iran bị ám sát
Hiện trường vụ tấn công tại Damavand, gần Tehran
Nhà khoa học hạt nhân cấp cao nhất của Iran, ông Mohsen Fakhrizadeh bị ám sát gần thủ đô Tehran, Bộ Quốc phòng nước này xác nhận.
Fakhrizadeh chết trong bệnh viện sau một cuộc tấn công ở Absard, thuộc hạt Damavand.
Ngoại trưởng Iran, ông Mohammad Javad Zarif, đã lên án vụ giết người "là một hành động khủng bố nhà nước".
Các cơ quan tình báo phương Tây tin rằng ông Fakhrizadeh đứng sau một chương trình vũ khí hạt nhân bí mật của Iran.
"Nếu Iran từng chọn vũ khí hóa hạt nhân (làm giàu uranium), Fakhrizadeh được coi là cha đẻ của bom Iran," một nhà ngoại giao phương Tây nói với hãng tin Reuters vào năm 2014.
Iran khẳng định chương trình hạt nhân của họ chỉ nhằm mục đích hòa bình.
Nhưng tin tức về vụ giết người xuất hiện trong bối cảnh lo ngại mới về lượng uranium được làm giàu của nước này ngày càng tăng. Uranium làm giàu là một thành phần quan trọng cho cả sản xuất điện hạt nhân dân dụng và vũ khí hạt nhân quân sự.
Mỹ có thể áp thuế mới với Việt Nam ngay từ tháng 01/2021
Ngoại trưởng Việt Nam Phạm Bình Minh (P) tiếp đồng nhiệm Mỹ Mike Pompeo nhân chuyến công du Hà Nội của ông ngày 30/10/2020. AP - Bui Lam Khanh
Hoa Kỳ lên kế hoạch áp dụng biểu thuế mới và hạn ngạch, cũng như nhiều biện pháp hạn chế khác đối với hàng nhập khẩu từ Việt Nam ngay từ tháng 01/2021. Vào tháng 10/2020, chiểu theo Điều 301 của Bộ Luật Thương Mại 1974 -Trade Act, đại diện Thương Mại Mỹ (USTR) đã tiến hành điều tra về « luật lệ, chính sách và biện pháp của Việt Nam liên quan đến định giá tiền tệ ».
Các nhà nhập khẩu gỗ sản xuất tại Việt Nam sẽ bị tác động đặc biệt vì các biện pháp hạn chế mới này. Theo nhận định của công ty luật thương mại quốc tế Sandler, Travis and Rosenberg, được trang just-style.com trích dẫn ngày 26/11/2020, Văn phòng Đại diện Thương Mại Mỹ dường như tăng tốc để có thể áp đặt biểu thuế mới sớm nhất có thể.
Sau thời hạn lấy ý kiến công chúng ngày 12/11, và sau các phiên điều trần, các biện pháp áp thuế mới có thể được ban hành chỉ hai tuần trước ngày chuyển giao quyền lực giữa Trump và Biden, theo nhận định của công ty luật thương mại quốc tế Sandler, Travis and Rosenberg.
Không ngừng ở gỗ và tiền tệ, cục Phòng vệ Thương mại, bộ Thương Mại Hoa Kỳ (DOC) đã chính thức thông báo khởi động điều tra chống phá giá đối với sản phẩm sợi dún polyester nhập khẩu từ Việt Nam.
Ấu đả tại quốc hội Đài Loan, phản đối việc nới lỏng quy định nhập thịt heo từ Mỹ
Các nhà lập pháp đối lập thuộc Quốc dân đảng Đài Loan (KMT), ném các bộ lòng heo về hướng Thủ tướng Su Tseng-chang, ấu đả với các nhà lập pháp khác tại quốc hội và tìm cách ngăn cản ông Su trả lời chất vấn hôm thứ Sáu 27/11, trong một vụ tranh cãi gay gắt về việc nới lỏng các biện pháp giới hạn nhập khẩu thịt heo từ Mỹ, hãng tin Reuters tường trình.
Hồi tháng 8, Tổng thống Thái Anh Văn thông báo chính phủ sẽ cho phép nhập khẩu thịt heo từ Mỹ có chứa ractopamine, một chất phụ gia giúp tăng độ nạc của thịt, nhưng bị cấm ở Liên minh châu Âu và Trung Quốc.
Trong khi quyết định này được hoan nghênh ở Washington và giúp tháo bỏ được rào cản đối với một thỏa thuận thương mại tự do song phương với Mỹ mà Đài Loan theo đuổi bấy lâu nay, Quốc Dân Đảng mạnh mẽ phản đối, khơi dậy quan ngại trong công chúng về vấn đề an toàn thực phẩm sau một số vụ bê bối trong những năm gần đây.
Quốc Dân Đảng Đài Loan phản đối quyết định nhập thịt heo có chứa ractopamine, ngăn cản Thủ tướng Su phát biểu và trả lời chất vấn bằng cách chiếm bục diễn thuyết.
Bức xúc về tình trạng tê liệt tại quốc hội, Đảng Dân chủ Cấp Tiến (DPP) đang cầm quyền hôm 27/11 vây quanh Thủ tướng Su, quyết tâm bảo vệ để ông phát biểu.
Võ Thái Hà tóm lược
Không có nhận xét nào