TT Trump – Biden hòa nhau sau 2 điểm bỏ phiếu đầu tiên
Cuộc bầu cử tổng thống Mỹ chính thức bắt đầu lúc 0h ngày 3/11 tại bang New Hampshire (12h giờ VN) khi người dân thị trấn Dixville Notch và Millsfield bỏ phiếu. Đây là hai trong ba thị trấn luôn duy trì truyền thống bỏ phiếu sớm nhất nước Mỹ từ 60 năm qua.
Theo Daily Mail, ở điểm bỏ phiếu đầu tiên là thị trấn Dixville Notch, ứng viên Joe Biden giành được 5 phiếu, trong khi Tổng thống Donald Trump không có phiếu bầu nào.
Tuy nhiên, tại thị trấn Millsfield, điểm bỏ phiếu thứ hai ở New Hampshire, TT Trump đã giành chiến thắng. 21 cử tri đi bầu, ông Trump giành được 16 phiếu, trong khi Biden được 5 phiếu. Trong cuộc bầu cử năm 2016, TT Trump cũng giành chiến thắng tại đây với 16 phiếu, còn ứng viên Hillary Clinton được 4 phiếu.
Các điểm bầu cử khác trên khắp nước Mỹ sẽ bắt đầu mở cửa từ 7h ngày 3/11 (19h theo giờ Việt Nam).
Phó Tổng giám đốc Huawei đột tử tại Thâm Quyến?
Hôm 2/10, The Irish Times đưa tin ông Joe Kelly, doanh nhân Ireland, Phó Tổng giám đốc Truyền thông của hãng viễn thông khổng lồ Huawei, đột nhiên qua đời ở Thâm Quyến, hưởng dương 55 tuổi. Tại thời điểm bài viết này được xuất bản, chính quyền Trung Quốc và Huawei vẫn chưa có hồi đáp chính thức về thông tin này.
Ông Kelly sống ở Thâm Quyến, Trung Quốc, nơi Huawei đặt trụ sở chính. Ông làm việc ở Huawei vào cuối năm 2012 với vai trò phó chủ tịch phụ trách truyền thông công ty, và đưa gia đình từ London đến Trung Quốc đại Lục.
Trước đó, ông đã giữ các vai trò tương tự cho một số công ty khác, bao gồm BT, Marconi và Xerox. Trước đây, ông từng là phóng viên về mảng kinh doanh và công nghệ cho một số ấn phẩm.
Khi xuất hiện thông tin về cái chết của ông Joe Kelly, nhiều cư dân mạng Trung Quốc bàn tán sôi nổi.
Năm xưa, khi doanh nhân người Anh Neil Heywood (liên quan đến vụ án Bạc Hy Lai) chết, không có ai nghi ngờ gì. Về sau, sự kiện Vương Lập Quân bị phanh phui, mới biết được ông ấy bị sát hại.” “Muốn rút khỏi đoàn thể hắc bang ở cao tầng của Huawei, nhưng đâu có dễ thế. Khả năng là ông đã biết quá nhiều nên bị đột tử.”
Còn có cư dân mạng nói: “Với cấp bậc của ông, đều ngồi hạng thương gia. Ý là, lẽ nào về sau đã bị ‘giám sát’? Ông biết quá nhiều bí mật?”… “Ài, làm bệ đỡ cho ĐCSTQ thì làm sao có kết quả tốt đẹp”.
WHO cuối cùng đã thừa nhận Đài Loan chống dịch tốt
Taiwan News đưa tin, trong một cuộc phỏng vấn với Guardian được công bố vào thứ Hai (2/11), người phát ngôn Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Tiến sĩ Margaret Harris, đã ca ngợi Đài Loan xử lý tốt đại dịch viêm phổi Vũ Hán (COVID-19).
Tiến sĩ Margaret Harris đã giải thích lý do tại sao WHO không khuyến nghị các quốc gia phong tỏa hoàn toàn. Thay vào đó, bà Harris đề xuất kiểm tra, truy dấu vết, cách ly và đề cập đến việc Đài Loan sử dụng các kỹ thuật này để tránh việc phong tỏa hoàn toàn.
Bà Harris chủ động ca ngợi Đài Loan là nơi có “sự quản lý tốt nhất”. Tuy nhiên, bà không đề cập đến Đài Loan là một quốc gia, mà là một trong những “nền kinh tế” châu Á kiểm soát virus tốt hơn. Dường như, điều này nhằm tránh sự tức giận của Bắc Kinh.
TT Trump kết thúc chiến dịch tranh cử: ‘Chúng ta sẽ giữ giấc mơ Mỹ vĩ đại’
Theo Breitbart, Tổng thống Donald Trump đã kết thúc chiến dịch vận động tranh cử năm 2020 bằng một sự kiện ở Grand Rapids, Michigan vào sáng sớm thứ Ba 3/11, và cam kết: “Chúng ta sẽ giữ giấc mơ Mỹ vĩ đại của mình”.
Ông Trump phát biểu: “Một phiếu bầu cho Biden chính là một sự trao chìa khóa vào chính phủ cho những người không thích các bạn, không tôn trọng các bạn và muốn cướp khỏi tay con cái các bạn giấc mơ Mỹ. Chúng ta có một giấc mơ Mỹ vĩ đại. Chúng ta sẽ không để nó xảy ra. Chúng ta sẽ không để điều đó xảy ra. Chúng ta sẽ giữ giấc mơ vĩ đại của chúng ta. Một lá phiếu cho Biden là một lá phiếu trao quyền kiểm soát chính phủ cho những người theo chủ nghĩa toàn cầu, những người cộng sản, theo chủ nghĩa xã hội, những kẻ đạo đức giả giàu có theo chủ nghĩa tự do và tất cả những kẻ muốn bịt miệng, kiểm duyệt, và trừng phạt các bạn”.
Ông tiếp tục: “Nếu mọi người muốn được an toàn, muốn phẩm giá của mọi người được tôn vinh, nếu mọi người muốn một cộc sống được đối xử bằng đạo đức và sự tôn trọng, thì tôi đề nghị, ngày mai, mọi người hãy đến khu bầu cử và bỏ phiếu, bỏ phiếu, bỏ phiếu (cho tôi)”.
Tổng thống Trump nhấn mạnh: “Hãy nhớ những gì tôi đã nóibốn năm trước: Tôi chính là tiếng nói của các bạn và chúng ta sẽ ‘Làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại’. Và đó chính là những gì chúng ta đang làm hiện nay”.
Chính trường Việt Nam ‘rúng động’ vì tin kỷ luật Ủy viên Bộ Chính trị Nguyễn Văn Bình
Ủy viên Bộ Chính trị Nguyễn Văn Bình hiện là Trưởng ban Kinh tế Trung ương
Cơ quan kỷ luật của Đảng Cộng sản Việt Nam vừa đề nghị Bộ Chính trị xem xét, thi hành kỷ luật đối với ông Nguyễn Văn Bình, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương, vì những vi phạm "nghiêm trọng" khi còn là Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.
Ủy ban Kiểm tra Trung ương vừa ra thông cáo nói họ đã xem xét kết quả thẩm tra, xác minh nội dung phản ánh liên quan đến ông Nguyễn Văn Bình, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương.
Họ nói đã kết luận rằng:
"Trong thời gian giữ cương vị Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Ban cán sự đảng, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, đồng chí Nguyễn Văn Bình đã vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ và Quy chế làm việc; thiếu trách nhiệm, buông lỏng lãnh đạo, chỉ đạo, tiếu kiểm tra, giám sát, để xảy ra nhiều vi phạm, khuyết điểm trong việc ban hành và tổ chức thực hiện một số nghị quyết, quy định, quyết định về hoạt động tín dụng ngân hàng, gây hậu quả rất nghiêm trọng, khó khắc phục; nhiều cán bộ, đảng viên của Ngân hàng Nhà nước và lãnh đạo chủ chốt một số tổ chức tín dụng vi phạm pháp luật bị xử lý hình sự.
Những vi phạm,khuyết điểm của đồng chí Nguyễn Văn Bình là nghiêm trọng, gây bức xúc trong xã hội, ảnh hưởng xấu đến uy tín của tổ chức đảng, của Ngân hàng Nhà nước và cá nhân đồng chí. Căn cứ nội dung, tính chất, mức độ, hậu quả vi phạm và quy định của Đảng về xử lý kỷ luật đảng viên, UBKT Trung ương đề nghị Bộ Chính trị xe xét, thi hành kỷ luật đối với đồng chí Nguyễn Văn Bình."
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ ‘khấu đầu’ trước Bắc Kin
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan hôm Chủ nhật (1/11) đã cúi đầu trước áp lực từ Bắc Kinh, khi xóa một dòng tweet có hình ảnh quốc kỳ Đài Loan mà ông đã đăng tải trước đó.
Vào chiều thứ Sáu (30/10), một trận động đất mạnh đã xảy ra ở Biển Aegean ngoài khơi tỉnh Izmir của Thổ Nhĩ Kỳ, khiến hàng chục người thiệt mạng, hơn 100 người bị thương.
Vào thứ Bảy (31/10), ông Erdogan đã đăng ba tweet, mỗi tweet bao gồm cờ của nhiều quốc gia và tổ chức quốc tế đã hỗ trợ Thổ Nhĩ Kỳ. Dòng tweet thứ ba có hình lá cờ Đài Loan. Tuy nhiên, đến ngày 1/11, dòng tweet này đột nhiên bị xóa.
Thời báo Đài Bắc đưa tin, Bộ trưởng Ngoại giao Đài Loan Ngô Chiêu Tiếp hôm 2/10 phát biểu: “Theo thông tin mà văn phòng đại diện của chúng tôi tại Thổ Nhĩ Kỳ có được, đó là do sự can thiệp và áp lực của Trung Quốc”.
“Chúng tôi lên án sự can thiệp và đàn áp đáng tiếc của Trung Quốc đối với vấn đề hỗ trợ nhân đạo vốn không mang ý nghĩa chính trị”.
Bộ Ngoại giao Đài Loan khẳng định, hòn đảo sẽ tiếp tục cung cấp hỗ trợ nhân đạo cho cộng đồng quốc tế, bao gồm cả Thổ Nhĩ Kỳ, để thể hiện thiện chí của Đài Loan.
Người Israel đến mộ Thánh cầu nguyện cho ông Trump
Reuters đưa tin, trong buổi lễ tại mộ Thánh ở Bờ Tây hôm 2/11, các lãnh đạo di dân Do Thái hôm đã cùng cầu nguyện cho Tổng thống Trump tái đắc cử với lý do ông đã ủng hộ Israel.
“Chúng tôi đến để cầu phúc cho Tổng thống Trump, để cảm ơn ông vì những điều đã làm trong quá khứ và cũng cầu nguyện cho tương lai của ông rằng ông sẽ giành chiến thắng trong cuộc bầu cử sắp tới”, Yishai Fleisher, phát ngôn viên của những người di cư Hebron, cho biết.
Một giáo sĩ Do Thái điều hành buổi lễ đã cầu nguyện cho Tổng thống Trump có thể tiếp tục nắm quyền “4 năm nữa”, đồng thời trích dẫn cam kết “bảo vệ người dân, nhà nước và vùng đất Israel” của ông chủ Tòa Bạch Ốc.
Tổng thống Trump hôm 15/9 đã chủ trì lễ ký kết thỏa thuận bình thường hóa quan hệ lịch sử giữa Israel và Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) và Bahrain tại Nhà Trắng. Các thỏa thuận được coi là chiến thắng ngoại giao của Tổng thống Trump.
Bầu cử tổng thống Mỹ đã bước vào giai đoạn nước rút và hai ứng viên, ông Trump và ông Biden đang dồn hết lực vào các bang chiến trường trong pút chót.
Thương vụ Mỹ bán trinh sát cơ cho Đài Loan sắp được duyệt
Reuters dẫn các nguồn thạo tin hôm 2/11 cho biết, thương vụ bán bốn máy trinh sát cơ không người lái tinh vi của Hoa Kỳ cho Đài Loan đã vượt qua rào cản quan trọng trong Nghị viện và đang ở giai đoạn phê duyệt cuối cùng.
Thương vụ có trị giá 600 triệu USD, gồm 4 trinh sát cơ không người lái MQ-9 SeaGuardian, do General Atomics sản xuất, cùng trạm điều khiển ở mặt đất, phụ tùng, dịch vụ huấn luyện.
SeaGuardian có tầm hoạt động là 11.100 km. Trong khi đó, các UAV hiện hữu của Đài Loan có tầm hoạt động khoảng 250 km.
Do đó, SeaGuardian sẽ giúp Đài Loan tăng cường năng lực trinh sát trên phạm vi rộng lớn hơn, đồng thời có thể theo dõi các động thái, cơ sở quân sự, tên lửa của Trung Quốc đại lục.
Nếu thỏa thuận thành công, đây sẽ là thương vụ mua bán trinh sát cơ không người lái đầu tiên giữa Mỹ và Đài Loan.
Philippines sắp hứng thêm bão
Theo Reuters, Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte hôm thứ Hai (2/11) cảnh báo nước này sắp phải đối phó bão Atsani đổ bộ vào cuối tuần này, khi số người chết do cơn bão mạnh nhất thế giới trong năm nay – Goni – đã tăng lên 20 người.
Atsani vẫn đang phát triển trên Thái Bình Dương, hiện có sức gió giật trên 80 km/h và có thể sẽ mạnh lên. “Nó không mạnh như Goni nhưng vẫn có thể gây nhiều thiệt hại”, ông Duterte nói.
Cơ quan Khí tượng, Địa lý và Thiên văn Philippines (PAGASA) dự báo sẽ có khoảng 2-3 cơn bão đổ bộ vào nước này trong tháng11, cùng khoảng hai cơn bão trong tháng 12.
Goni là cơn bão nhiệt đới thứ 18 đổ bộ vào Philippines trong năm nay. Bão Goni quét qua các tỉnh phía nam thủ đô Manila của Philippines sáng 31/10 với sức gió 225 km/h và giật 315 km/h, khiến 20 người chết tại hai tỉnh miền trung Albay và Catanduane, san phẳng 20.000 căn nhà và làm hư hại một phần 55.000 ngôi nhà.
Người Hồi giáo Indonesia biểu tình chống Tổng thống Pháp Macron
Người biểu tình Indonesia tập trung phản đối những phát biểu của Tổng thống Pháp Emmanuel Macron về Hồi giáo vào ngày 2/11/2020.
Hàng nghìn người Hồi giáo giận dữ biểu tình bên ngoài đại sứ quán Pháp ở thủ đô Indonesia hôm 2/11, mang theo các biểu ngữ gọi Tổng thống Pháp Emmanuel Macron là “kẻ khủng bố thực sự” và yêu cầu trục xuất đại sứ của nước này ngay lập tức, theo Reuters.
Hòa cùng làn sóng phản đối dữ dội trên toàn cầu về bình luận của ông Macron về đạo Hồi, những người biểu tình ở quốc giađa số theo đạo Hồi lớn nhất thế giới yêu cầu nhà lãnh đạo Pháp rút lời lại và xin lỗi người Hồi giáo trên toàn thế giới.
“Theo ý Thượng Đế, người Hồi giáo chúng tôi tha thứ nhưng nếu ông ta không rút ại tất cả lời nói và bức tranh biếm họa của mình và xin lỗi, theo ý Thượng Đế, ông ta sẽ luôn bị khinh thường (bởi thế giới Hồi giáo)”, Nazaruddin, một người biểu tình 70 tuổi nói với Reuters.
Đội trên đầu những chiếc mũ đen, trắng và đeo mặt nạ, người biểu tình Indonesia tham gia vào cuộc biểu tình hôm 2/11 ở trung tâm thành phố Jakarta, mang theo các biểu ngữ với bức tranh biếm họa tổng thống Pháp với khuôn mặt ma quỷ màu đỏ, đôi tai nhọn và dòng chữ “Macron là kẻ khủng bố thực sự”.
Đại dịch cúm Tàu ngà 03/11/2020 tại Đức và Châu âu
Viện Robert Koch thông báo có 15.352 ca nhiễm mới ở Đức.Chủ tịch Hiệp hội Bác sĩ Đức Klaus Reinhardt đã cảnh báo về tình trạng quá tải của hệ thống y tế do số người nhiểm virus cúm tàu ngày càng tăng. Ông cho biết: “Bây giờ chúng ta phải kéo phanh khẩn cấp để sức tăng của các ca lây nhiễm mới giảm bớt. Nếu chúng ta không làm điều đó, hệ thống y tế của chúng ta có nguy cơ bị quá tải.”
Đặc biệt, con số lượng bệnh nhân cúm tàu trong các đơn vị chăm sóc đặc biệt ngày càng tăng là điều đáng lo ngại, Reinhardt nói. Con số này đã tăn gần gấp ba trong hai tuần qua. Tỷ lệ bệnh nhân lớn tuổi cũng tăng trở lại. “Điều này có nghĩa là chúng ta sẽ có nhiều diễn tiến bệnh nghiêm trọng hơn và nhiều ca tử vong hơn thêm một lần nữa.”
Thêm vào đó, không có đủ nhân viên để chăm sóc cho hết tất cả các giường trong khu chăm sóc đặc biệt, Reinhardt nói. Trong trường hợp khẩn cấp, nhân viên từ các khu vực khác của phòng khám phải được gọi đến. “Nhưng chúng ta vẫn còn ở cách tình trạng đó một khoảng xa.”
Trong khoảng bốn tuần nữa, người ta sẽ biết liệu các biện pháp mới để ngăn chặn đại dịch đã có hiệu lực hay chưa hoặc liệu có cần phải điều chỉnh lại hay không. “Nhiệm vụ hiện tại là giữ cho đại dịch được kiểm soát. Các biện pháp đã được đưa ra là phù hợp và đúng đắn cho việc này.”
Tại Pháp, hơn 50.000 ca nhiễm ca mới đã được ghi nhận trong vòng 24 giờ. Mức cao trước đó là 52.010 ca. Các nhà chức trách cũng ghi nhận hơn 400 ca tử vong trong vòng một ngày tại các bệnh viện. Tổng cộng, hơn 37.400 người trong cả nước Pháp đã chết vì bệnh Covid 19. Khoảng 20,6% các xét nghiệm hiện nay là dương tính.
Theo Hội đồng Khoa học Pháp, châu Âu phải chuẩn bị cho những đợt lây nhiễm tiếp theo. Cơ quan cố vấn của chính phủ Pháp dự kiến sẽ có “nhiều đợt liên tiếp” vào mùa đông và mùa xuân. “Vì vậy, chúng ta đang phải đối mặt với một tình huống cực kỳ khó khăn trong nhiều tháng”, các nhà khoa học cảnh báo.
Tây Ban Nha cũng báo cáo một kỷ lục với 55.019 ca nhiễm mới.
Tại Hoa Kỳ, các nhà chức trách ghi nhận ít nhất có 88.600 ca nhiễm mới trong vòng 24 giờ. Tổng cộng, hơn 9,33 triệu người đã được chứng minh là bị nhiễm virus cúm tàu. Số người chết liên quan đến virus cúm tàu tăng ít nhất thêm 508 lên tổng cộng 231.606 người.
Võ Thái Hà tóm lược
Không có nhận xét nào