Nhà ngoại tôi thuộc dòng dõi thư hương lâu đời ở Hà Nội. Cụ ngoại tôi thi đỗ rồi làm quan đến tri phủ. Ông từng là một nhà nho có tiếng rồi thời thế buộc ông chuyển sang học tiếng Pháp, làm công chức trong sở Pháp đến 1954. Sau 1954 cụ là dịch giả thơ Đường cho Nhà xuất bản Văn Học. Khi cụ mất, bên nhà xuất bản còn đến gia đình xin bài về in một tập hồi ký về cụ, vì trọng tình, mến tài một con người có tài năng, có nhân cách mà bị thời thế vùi dập.
Hoàng Ánh - Bao giờ chính trị thôi ngăn cách con người? |
Cụ có 10 người con, đều học hành tử tế và cả đống cháu cũng đều thành công nhưng không ai kế thừa được di sản Hán học của cụ. Nghĩ đến tủ sách quý của cụ không biết thất lạc nơi đâu, giờ tôi vẫn còn rất đau lòng. Trong đám con cháu cụ, hình như chỉ có tôi và ông anh họ “cựu thuyền nhân” giờ ở Mỹ là có dính líu đến viết lách (anh từng được giải của Việt Báo bên Mỹ). Đọc bài của anh tôi luôn tiếc nếu không phải bỏ dở học hành vì sự kiện 1975, chắc sự nghiệp viết lách của anh sẽ hoành tráng lắm! Ngoài ra trong họ còn có ông anh rể là tiến sĩ văn học, viết cả kịch bản, tiểu thuyết... nên chắc ông tôi sẽ cám ơn bà chị đã khéo chọn cháu rể cho ông.
Đây là bài viết về bầu cử Mỹ nói chung và bầu cử năm 2020 nói riêng của anh tôi. Bài viết khách quan, giàu thông tin và chặt chẽ.
Chuyện thời sự hiện tại thì không gì sôi nổi hơn là chuyện bầu cử tổng thống Mỹ. Không những sôi nổi ở Mỹ mà còn được theo dõi sát sao trên toàn thế giới.
Nói về bầu cử Mỹ thì tôi bắt đầu biết đến từ năm 1972 khi đương kim Tổng thống Richard Nixon thắng áp đảo ứng cử viên đảng Dân Chủ George McGovern. Khi ấy tình hình chiến sự Việt Nam đang leo thang nên báo chí Việt Nam cũng đưa tin rất nhiều về cuộc bầu cử mà theo mọi người sẽ ảnh hưởng đến vận mệnh Việt Nam Cộng Hòa. Tôi còn nhớ khi ấy ba tôi cũng như nhiều người khác ở miền Nam đã lo lắng nếu McGovern thắng cử thì có nhiều khả năng Mỹ sẽ bỏ rơi VNCH. Có lẽ cái suy nghĩ đảng Cộng hòa chống cộng; đảng Dân Chủ thân cộng hình thành trong đầu óc nhiều người Việt bắt nguồn từ thời gian này và kéo dài đến tận bây giờ; mặc dù bàn cờ chính trị thế giới đã thay đổi mấy chục năm nay. Và có lẽ mọi người cũng không nên quên Jimmy Carter, vị Tổng thống Dân chủ kế tiếp nhiệm kỳ của Nixon-Ford là người đã mở rộng vòng tay tiếp đón nhiều người tị nạn vào cao điểm người dân Việt Nam bất chấp hiểm nguy ào ạt nhào ra biển tìm kiếm tự do.
Dạo đó tôi có đọc được một bài tường trình về cuộc bầu cử năm 1972 trên báo Thời Nay mà nếu không lầm thì bài viết có tựa đề "Ngày Dài Nhất". Bài viết xoay quanh ngày mà mọi người dân Mỹ hồi hộp chờ tin Tổng thống Nixon thắng cử. Qua bài báo đó, tôi bắt đầu biết đến hệ thống bầu cử có một không hai trên thế giới của Mỹ, mặc dù vẫn không hiểu rõ lắm về ý nghĩa lá phiếu cử tri đoàn. Có một câu tôi nhớ rõ nhất trong bài viết, đó là ứng cử viên nào nắm được phiếu cử tri đoàn của California là cầm chắc chiến thắng, vì California là nơi có nhiều phiếu cử tri đoàn nhất. Đến khi qua được Mỹ thì tôi thấy câu này không còn đúng nữa mặc dù California vẫn là tiểu bang nắm nhiều phiếu cử tri đoàn nhất (55). Qua các cuộc bầu cử gần đây có thể thấy dù California vẫn là tiểu bang "xanh" nhưng các ứng cử viên Cộng hòa vẫn giành được chiến thắng, như trường hợp Bush (con) và Trump.
Lần bầu cử đầu tiên tôi được trực tiếp theo dõi ở Mỹ, nhưng không được tham gia vì còn mang quy chế thường trú nhân tị nạn, là kỳ bầu cử năm 1992, giữa ứng cử viên Dân chủ Bill Clinton và đương kim Tổng thống George H. W. Bush. Lần đó Bush thất cử và bàn giao quyền hành lại cho Clinton một cách êm đềm theo đúng quy tắc ứng xử truyền thống (sau này hai người có một dạo trở nên thân thiết như hai người bạn vong niên tâm giao). Khi đó tôi mới chỉ qua Mỹ vài năm nên chưa hiểu nhiều về cả hai người cũng như đường lối chính trị của họ nhưng theo lời ông supervisor trong phòng lab tôi làm hồi đó thì ông ta tỏ ra hối tiếc cho Bush nhưng đồng thời cũng nói lý do Bush thua là vì không giữ đúng lời hứa không tăng thuế và không vực dậy được nền kinh tế Mỹ.
Đây là bài viết về bầu cử Mỹ nói chung và bầu cử năm 2020 nói riêng của anh tôi. Bài viết khách quan, giàu thông tin và chặt chẽ.
Chuyện thời sự hiện tại thì không gì sôi nổi hơn là chuyện bầu cử tổng thống Mỹ. Không những sôi nổi ở Mỹ mà còn được theo dõi sát sao trên toàn thế giới.
Nói về bầu cử Mỹ thì tôi bắt đầu biết đến từ năm 1972 khi đương kim Tổng thống Richard Nixon thắng áp đảo ứng cử viên đảng Dân Chủ George McGovern. Khi ấy tình hình chiến sự Việt Nam đang leo thang nên báo chí Việt Nam cũng đưa tin rất nhiều về cuộc bầu cử mà theo mọi người sẽ ảnh hưởng đến vận mệnh Việt Nam Cộng Hòa. Tôi còn nhớ khi ấy ba tôi cũng như nhiều người khác ở miền Nam đã lo lắng nếu McGovern thắng cử thì có nhiều khả năng Mỹ sẽ bỏ rơi VNCH. Có lẽ cái suy nghĩ đảng Cộng hòa chống cộng; đảng Dân Chủ thân cộng hình thành trong đầu óc nhiều người Việt bắt nguồn từ thời gian này và kéo dài đến tận bây giờ; mặc dù bàn cờ chính trị thế giới đã thay đổi mấy chục năm nay. Và có lẽ mọi người cũng không nên quên Jimmy Carter, vị Tổng thống Dân chủ kế tiếp nhiệm kỳ của Nixon-Ford là người đã mở rộng vòng tay tiếp đón nhiều người tị nạn vào cao điểm người dân Việt Nam bất chấp hiểm nguy ào ạt nhào ra biển tìm kiếm tự do.
Dạo đó tôi có đọc được một bài tường trình về cuộc bầu cử năm 1972 trên báo Thời Nay mà nếu không lầm thì bài viết có tựa đề "Ngày Dài Nhất". Bài viết xoay quanh ngày mà mọi người dân Mỹ hồi hộp chờ tin Tổng thống Nixon thắng cử. Qua bài báo đó, tôi bắt đầu biết đến hệ thống bầu cử có một không hai trên thế giới của Mỹ, mặc dù vẫn không hiểu rõ lắm về ý nghĩa lá phiếu cử tri đoàn. Có một câu tôi nhớ rõ nhất trong bài viết, đó là ứng cử viên nào nắm được phiếu cử tri đoàn của California là cầm chắc chiến thắng, vì California là nơi có nhiều phiếu cử tri đoàn nhất. Đến khi qua được Mỹ thì tôi thấy câu này không còn đúng nữa mặc dù California vẫn là tiểu bang nắm nhiều phiếu cử tri đoàn nhất (55). Qua các cuộc bầu cử gần đây có thể thấy dù California vẫn là tiểu bang "xanh" nhưng các ứng cử viên Cộng hòa vẫn giành được chiến thắng, như trường hợp Bush (con) và Trump.
Lần bầu cử đầu tiên tôi được trực tiếp theo dõi ở Mỹ, nhưng không được tham gia vì còn mang quy chế thường trú nhân tị nạn, là kỳ bầu cử năm 1992, giữa ứng cử viên Dân chủ Bill Clinton và đương kim Tổng thống George H. W. Bush. Lần đó Bush thất cử và bàn giao quyền hành lại cho Clinton một cách êm đềm theo đúng quy tắc ứng xử truyền thống (sau này hai người có một dạo trở nên thân thiết như hai người bạn vong niên tâm giao). Khi đó tôi mới chỉ qua Mỹ vài năm nên chưa hiểu nhiều về cả hai người cũng như đường lối chính trị của họ nhưng theo lời ông supervisor trong phòng lab tôi làm hồi đó thì ông ta tỏ ra hối tiếc cho Bush nhưng đồng thời cũng nói lý do Bush thua là vì không giữ đúng lời hứa không tăng thuế và không vực dậy được nền kinh tế Mỹ.
Kỳ bầu cử sau, 1996, giữa đương kim Tổng thống Bill Clinton và ứng cử viên Cộng hòa Bob Dole là lần tôi chính thức được hưởng cái thú đứng dưới mưa lạnh của tháng 11 ở Virginia, xếp hàng chờ mấy tiếng đồng hồ vào phòng phiếu để thực hiện quyền lợi của một công dân Mỹ. Cũng cần phải nói thêm hai lần bầu cử 1992, 1996 có sự hiện diện của ứng cử viên độc lập Ross Perot khá sôi nổi (năm 1996 ứng cử với tư cách thành viên đảng Cải Cách - Reform).
Trở lại với lần bầu cử có một không hai năm nay. Có một không hai vì đây là lần đầu kỳ bầu cử được tham gia bởi số cử tri đông đảo nhất. Có một không hai vì đây là lần đầu bầu cử diễn ra trong tình trạng dịch bệnh ngặt nghèo trên toàn thế giới chứ không riêng gì Mỹ. Có một không hai vì đây là kỳ bầu cử diễn ra trong bối cảnh nước Mỹ bị chia rẽ nhất. Có lẽ từ sau nội chiến Nam Bắc, chưa bao giờ lòng dân lại chia rẽ một cách nặng nề như hiện nay. Tất nhiên ứng cử viên nào cũng có người ủng hộ cuồng nhiệt riêng mà theo tình hình hiện tại phải là người có đầu óc tỉnh táo, cởi mở nhất mới có thể giữ vững hòa khí được với người của phe bên kia.
Trở lại với lần bầu cử có một không hai năm nay. Có một không hai vì đây là lần đầu kỳ bầu cử được tham gia bởi số cử tri đông đảo nhất. Có một không hai vì đây là lần đầu bầu cử diễn ra trong tình trạng dịch bệnh ngặt nghèo trên toàn thế giới chứ không riêng gì Mỹ. Có một không hai vì đây là kỳ bầu cử diễn ra trong bối cảnh nước Mỹ bị chia rẽ nhất. Có lẽ từ sau nội chiến Nam Bắc, chưa bao giờ lòng dân lại chia rẽ một cách nặng nề như hiện nay. Tất nhiên ứng cử viên nào cũng có người ủng hộ cuồng nhiệt riêng mà theo tình hình hiện tại phải là người có đầu óc tỉnh táo, cởi mở nhất mới có thể giữ vững hòa khí được với người của phe bên kia.
Có biết bao người trong gia đình không muốn gặp mặt nhau, có bao nhiêu bạn bè nghỉ chơi nhau, có bao nhiêu người quen xã giao trên Facebook đã unfriend hay block nhau (đôi khi chỉ sau một màn chửi rủa nhau dữ dội trên mạng), chỉ vì người theo Trump, người ủng hộ Biden. Phe nào cũng có lý lẽ riêng nên tôi không nhất thiết phải phân tích làm gì mà chỉ muốn đề cập đến những bài viết, chia sẻ (share) trên mạng xã hội để công kích phe bên kia, trong khi người post không hề kiểm chứng xem những tin, hay clip phim đó có chính xác không? Có đúng với thực tế không? Ai cũng có quyền tự do ngôn luận nhưng nếu cáo buộc ai một điều gì thì cần có bằng chứng, chứ đừng nói cho sướng miệng, hùa theo đám đông, hoặc nhắm mắt lập lại lời người khác như con vẹt.
- Bỏ phiếu bằng thư: Năm nay không phải là năm đầu tiên áp dụng. Việc bỏ phiếu bằng thư cho những người không thể có mặt tại phòng phiếu vào ngày bầu cử đã có từ thời nội chiến Nam Bắc. Sở dĩ năm nay được áp dụng rộng rãi thì chắc ai cũng hiểu là vì nạn dịch Covid-19.
- Gian lận việc bỏ phiếu: Dĩ nhiên khả năng gian lận hiện diện mọi nơi trong mọi hoàn cảnh chứ không riêng gì bầu cử, nhưng như đã trình bày ở trên, việc gì cũng phải có bằng chứng. Cho đến thời điểm hiện tại chưa có bằng chứng nào chứng tỏ có việc gian lận trong lần bầu cử này. Nhân tiện xin nói, bất cứ ai có bằng chứng về việc gian lận của bất cứ đảng nào, Cộng hòa hay Dân chủ, thì xin đừng lan truyền trên mạng mà hãy gửi ngay cho sở cảnh sát địa phương hoặc FBI để họ điều tra. Cần phải nói rằng việc kiểm phiếu, đếm phiếu luôn được đặt dưới sự giám sát của đại diện cả hai đảng và những người độc lập. Gian lận chỉ có thể xảy ra khi một người phản lại đảng của mình bắt tay với bên kia và có sự thông đồng của các giám sát viên độc lập. Việc đó có dễ xảy ra hay không tùy quý vị suy nghĩ.
- Tại sao có nhiều tiểu bang Trump bỏ xa Biden rồi qua một đêm hay vài ngày sau tình hình thay đổi 180 độ? Lý do: Tùy luật mỗi tiểu bang, phần lớn phiếu bầu gửi bằng thư không được đếm trước. Tại sao Biden lật ngược được tình thế? Vì những người ủng hộ Biden sợ dính virus ở phòng phiếu nên bỏ phiếu bằng thư nhiều hơn. Nhân tiện nói luôn là nếu có video clip nào quay cảnh hủy phiếu bầu bằng thư thì Biden sẽ là người chịu thiệt nhiều hơn vì lý do tôi vừa kể. Hơn nữa một bao hay một thùng phiếu bên trong chứa bao nhiêu phiếu dành cho Trump, bao nhiêu cho Biden thì chỉ có trời mới biết. Do đó nếu có ai hủy các phiếu đó thì chỉ với mục đích phá hoại cuộc bầu cử chứ không thể biết chắc là sẽ giúp hay hại ứng cử viên nào.
- Chuyện đòi kiểm lại phiếu (recount): Hoàn toàn hợp pháp và cũng không phải là trường hợp đặc biệt vì đã xảy ra trong quá khứ. Tuy nhiên việc cần phải đếm lại phiếu cần có lý do hợp lý mà thường là chênh lệch giữa hai bên quá thấp. Chứ nếu chênh lệch phiếu nhiều quá thì có đếm tới đếm lui cũng thế thôi.
- Chuyện khiếu nại kiện cáo trước tòa (legal challenge): Hoàn toàn hợp pháp và đương nhiên cũng phải có cơ sở để kiện chứ không thể nhảy đong đỏng lên nói bên kia chơi ăn gian đòi kiện mà không hề có chứng cớ.
- Chuyện đòi ngưng đếm phiếu: Hoàn toàn bất hợp pháp. Hơn nữa, mỗi tiểu bang có luật lệ bầu cử riêng mà tổng thống không có quyền hạn can thiệp vào.
- Biểu tình ôn hòa phản đối hay ủng hộ kết quả bầu cử: Biểu tình ôn hòa phản đối hay ủng hộ kết quả bầu cử: Hoàn toàn hợp pháp vì đó là quyền căn bản của dân Mỹ. Tuy nhiên vác súng rầm rộ bao vây phòng phiếu, cản trở việc kiểm phiếu hay gây áp lực là hoàn toàn bất hợp pháp. Nhân tiện kể luôn sáng nay đài radio ở đây có loan báo cảnh sát Pennsylvania bắt hai người từ Virginia lái xe lên đó trang bị vũ khí đem theo những lá phiếu giả đến Philadelphia Convention Center, một trong những nơi thực hiện việc kiểm phiếu. Stickers và nón kiếm thấy trên xe Hummer có dấu hiệu của tổ chức QAnon. Chi tiết về những lá phiếu giả này hiện chưa được công bố.
- Gian lận việc bỏ phiếu: Dĩ nhiên khả năng gian lận hiện diện mọi nơi trong mọi hoàn cảnh chứ không riêng gì bầu cử, nhưng như đã trình bày ở trên, việc gì cũng phải có bằng chứng. Cho đến thời điểm hiện tại chưa có bằng chứng nào chứng tỏ có việc gian lận trong lần bầu cử này. Nhân tiện xin nói, bất cứ ai có bằng chứng về việc gian lận của bất cứ đảng nào, Cộng hòa hay Dân chủ, thì xin đừng lan truyền trên mạng mà hãy gửi ngay cho sở cảnh sát địa phương hoặc FBI để họ điều tra. Cần phải nói rằng việc kiểm phiếu, đếm phiếu luôn được đặt dưới sự giám sát của đại diện cả hai đảng và những người độc lập. Gian lận chỉ có thể xảy ra khi một người phản lại đảng của mình bắt tay với bên kia và có sự thông đồng của các giám sát viên độc lập. Việc đó có dễ xảy ra hay không tùy quý vị suy nghĩ.
- Tại sao có nhiều tiểu bang Trump bỏ xa Biden rồi qua một đêm hay vài ngày sau tình hình thay đổi 180 độ? Lý do: Tùy luật mỗi tiểu bang, phần lớn phiếu bầu gửi bằng thư không được đếm trước. Tại sao Biden lật ngược được tình thế? Vì những người ủng hộ Biden sợ dính virus ở phòng phiếu nên bỏ phiếu bằng thư nhiều hơn. Nhân tiện nói luôn là nếu có video clip nào quay cảnh hủy phiếu bầu bằng thư thì Biden sẽ là người chịu thiệt nhiều hơn vì lý do tôi vừa kể. Hơn nữa một bao hay một thùng phiếu bên trong chứa bao nhiêu phiếu dành cho Trump, bao nhiêu cho Biden thì chỉ có trời mới biết. Do đó nếu có ai hủy các phiếu đó thì chỉ với mục đích phá hoại cuộc bầu cử chứ không thể biết chắc là sẽ giúp hay hại ứng cử viên nào.
- Chuyện đòi kiểm lại phiếu (recount): Hoàn toàn hợp pháp và cũng không phải là trường hợp đặc biệt vì đã xảy ra trong quá khứ. Tuy nhiên việc cần phải đếm lại phiếu cần có lý do hợp lý mà thường là chênh lệch giữa hai bên quá thấp. Chứ nếu chênh lệch phiếu nhiều quá thì có đếm tới đếm lui cũng thế thôi.
- Chuyện khiếu nại kiện cáo trước tòa (legal challenge): Hoàn toàn hợp pháp và đương nhiên cũng phải có cơ sở để kiện chứ không thể nhảy đong đỏng lên nói bên kia chơi ăn gian đòi kiện mà không hề có chứng cớ.
- Chuyện đòi ngưng đếm phiếu: Hoàn toàn bất hợp pháp. Hơn nữa, mỗi tiểu bang có luật lệ bầu cử riêng mà tổng thống không có quyền hạn can thiệp vào.
- Biểu tình ôn hòa phản đối hay ủng hộ kết quả bầu cử: Biểu tình ôn hòa phản đối hay ủng hộ kết quả bầu cử: Hoàn toàn hợp pháp vì đó là quyền căn bản của dân Mỹ. Tuy nhiên vác súng rầm rộ bao vây phòng phiếu, cản trở việc kiểm phiếu hay gây áp lực là hoàn toàn bất hợp pháp. Nhân tiện kể luôn sáng nay đài radio ở đây có loan báo cảnh sát Pennsylvania bắt hai người từ Virginia lái xe lên đó trang bị vũ khí đem theo những lá phiếu giả đến Philadelphia Convention Center, một trong những nơi thực hiện việc kiểm phiếu. Stickers và nón kiếm thấy trên xe Hummer có dấu hiệu của tổ chức QAnon. Chi tiết về những lá phiếu giả này hiện chưa được công bố.
Bộ trưởng William P. Barr cũng như Bộ Tư pháp chưa lên tiếng gì trước những cáo buộc về sự gian lận bầu cử (AP)
Về vấn đề chia rẽ trong lòng dân Mỹ thì ngoài lý do ủng hộ người này hay người kia, còn có một sự khác biệt trong cách nhìn về phong trào Black Lives Matter. Ai muốn tìm hiểu thì có thể Google. Ở đây tôi chỉ muốn đề cập đến khía cạnh khác. Trong những người “bạn” của tôi trên Facebook chắc chẳng có ai từng sống ở Mỹ vào cái thời mà phân biệt chủng tộc còn là hợp pháp và công khai.
Khoảng 1957-1958, ba tôi tu nghiệp khóa sĩ quan tham mưu bộ binh ở Học viện quân sự Fort Benning, Georgia. Trong thời gian đó, những khi được xả trại ra phố bằng xe bus, ba tôi cùng các sĩ quan khác đều phải ngồi ở hàng ghế phía sau, sau tấm bảng “Colored”, cho dù những hàng ghế trước còn trống hoặc thậm chí không hề có ai ngồi. Nếu muốn uống nước thì cũng phải uống ở vòi có bảng ghi “Colored”. Chúng ta ngày nay không bị phân biệt đối xử như vậy và chắc chắn con cháu chúng ta cũng thế. Xin đừng ngây thơ cho là chúng ta được như vậy đơn giản là nhờ những người da trắng trở nên rộng lượng bao dung hơn. Chúng ta và con cháu chúng ta được trao cho cơ hội đồng đều như mọi người khác trên đất Mỹ này là một phần nhờ vào mồ hôi, nước mắt, và cả máu của những người đấu tranh như Rosa Parks, Martin Luther King Jr. và bao nhiêu người da đen khác.
Bởi thế xin làm ơn đừng dùng lời miệt thị dành cho những người da đen xuống đường tranh đấu đòi hỏi công lý cho họ (và có thể cho cả chúng ta). Hành động đập phá, hôi của luôn đáng bị lên án nhưng đừng đồng hóa nó với những cuộc biểu tình đấu tranh đòi lẽ phải. Xin nhớ rằng tội phạm (và nạn nhân) không hề phân biệt màu da. Tên sát nhân Charles Manson, kẻ cầm đầu vụ giết hại nữ tài tử Sharon Tate (người đang có mang 8 tháng rưỡi khi đó) cùng bốn người khác tại tư gia của cô, là người da gì? Da trắng. Timothy McVeigh, kẻ đặt bom tại tòa nhà liên bang ở Oklahoma City giết chết 168 người là người da gì? Da trắng. Jeffrey Dahmer, kẻ giết người hàng loạt và ăn cả thịt người là dân da gì? Da trắng. Seung-Hui Cho, tên xả súng giết 32 người ở Đại học VA Tech là người da gì? Da vàng. Thiết nghĩ tôi không cần phải nói thêm.
Trước khi chấm dứt tôi muốn đề cập một chuyện khác. Từ kỳ bầu cử năm 2008 đã có những người Việt Nam tuyên bố nếu Obama đắc cử họ sẽ bỏ nước Mỹ mà qua nước khác sinh sống. Gần đây tôi lại được biết cũng có những người, Việt Nam dĩ nhiên, tuyên bố tương tự nếu Biden đắc cử. Tôi xin khẳng định là nước Mỹ rất cần những người như thế này rời khỏi nước Mỹ càng sớm càng tốt. Đây là một nước theo thể chế dân chủ. Nếu quý vị không vừa lòng với những người lãnh đạo chính phủ, nếu quý vị cảm thấy xã hội còn nhiều bất công thì quý vị hoàn toàn có quyền (và nghĩa vụ) dùng tiếng nói, hành động, hoặc lá phiếu của mình để thay đổi nó, để xã hội trở nên tốt hơn. Nước Mỹ không cần những người chỉ biết ăn bám, sẵn sàng bỏ chạy sang nước ngoài khi không vừa ý hoặc khi xã hội đang rối ren. Để rồi chờ cho những người khác hoàn thiện nó cho mình quay trở lại tiếp tục hưởng thụ. Nước Mỹ và chúng tôi khinh thường những con người như thế.
Về vấn đề chia rẽ trong lòng dân Mỹ thì ngoài lý do ủng hộ người này hay người kia, còn có một sự khác biệt trong cách nhìn về phong trào Black Lives Matter. Ai muốn tìm hiểu thì có thể Google. Ở đây tôi chỉ muốn đề cập đến khía cạnh khác. Trong những người “bạn” của tôi trên Facebook chắc chẳng có ai từng sống ở Mỹ vào cái thời mà phân biệt chủng tộc còn là hợp pháp và công khai.
Khoảng 1957-1958, ba tôi tu nghiệp khóa sĩ quan tham mưu bộ binh ở Học viện quân sự Fort Benning, Georgia. Trong thời gian đó, những khi được xả trại ra phố bằng xe bus, ba tôi cùng các sĩ quan khác đều phải ngồi ở hàng ghế phía sau, sau tấm bảng “Colored”, cho dù những hàng ghế trước còn trống hoặc thậm chí không hề có ai ngồi. Nếu muốn uống nước thì cũng phải uống ở vòi có bảng ghi “Colored”. Chúng ta ngày nay không bị phân biệt đối xử như vậy và chắc chắn con cháu chúng ta cũng thế. Xin đừng ngây thơ cho là chúng ta được như vậy đơn giản là nhờ những người da trắng trở nên rộng lượng bao dung hơn. Chúng ta và con cháu chúng ta được trao cho cơ hội đồng đều như mọi người khác trên đất Mỹ này là một phần nhờ vào mồ hôi, nước mắt, và cả máu của những người đấu tranh như Rosa Parks, Martin Luther King Jr. và bao nhiêu người da đen khác.
Bởi thế xin làm ơn đừng dùng lời miệt thị dành cho những người da đen xuống đường tranh đấu đòi hỏi công lý cho họ (và có thể cho cả chúng ta). Hành động đập phá, hôi của luôn đáng bị lên án nhưng đừng đồng hóa nó với những cuộc biểu tình đấu tranh đòi lẽ phải. Xin nhớ rằng tội phạm (và nạn nhân) không hề phân biệt màu da. Tên sát nhân Charles Manson, kẻ cầm đầu vụ giết hại nữ tài tử Sharon Tate (người đang có mang 8 tháng rưỡi khi đó) cùng bốn người khác tại tư gia của cô, là người da gì? Da trắng. Timothy McVeigh, kẻ đặt bom tại tòa nhà liên bang ở Oklahoma City giết chết 168 người là người da gì? Da trắng. Jeffrey Dahmer, kẻ giết người hàng loạt và ăn cả thịt người là dân da gì? Da trắng. Seung-Hui Cho, tên xả súng giết 32 người ở Đại học VA Tech là người da gì? Da vàng. Thiết nghĩ tôi không cần phải nói thêm.
Trước khi chấm dứt tôi muốn đề cập một chuyện khác. Từ kỳ bầu cử năm 2008 đã có những người Việt Nam tuyên bố nếu Obama đắc cử họ sẽ bỏ nước Mỹ mà qua nước khác sinh sống. Gần đây tôi lại được biết cũng có những người, Việt Nam dĩ nhiên, tuyên bố tương tự nếu Biden đắc cử. Tôi xin khẳng định là nước Mỹ rất cần những người như thế này rời khỏi nước Mỹ càng sớm càng tốt. Đây là một nước theo thể chế dân chủ. Nếu quý vị không vừa lòng với những người lãnh đạo chính phủ, nếu quý vị cảm thấy xã hội còn nhiều bất công thì quý vị hoàn toàn có quyền (và nghĩa vụ) dùng tiếng nói, hành động, hoặc lá phiếu của mình để thay đổi nó, để xã hội trở nên tốt hơn. Nước Mỹ không cần những người chỉ biết ăn bám, sẵn sàng bỏ chạy sang nước ngoài khi không vừa ý hoặc khi xã hội đang rối ren. Để rồi chờ cho những người khác hoàn thiện nó cho mình quay trở lại tiếp tục hưởng thụ. Nước Mỹ và chúng tôi khinh thường những con người như thế.
https://thenewviet.com/
Không có nhận xét nào