EU cho rằng công ty này lạm dụng thế thống trị trong lĩnh vực mua sắm trực tuyến để cản trở đối thủ cạnh tranh...
Liên
minh châu Âu (EU) chính thức công bố những cáo buộc trong vụ kiện chống
độc quyền nhằm vào Amazon, cho rằng công ty này lạm dụng thế thống trị
trong lĩnh vực mua sắm trực tuyến. Cùng với đó, EU mở một cuộc điều tra
thứ hai nhằm vào các hoạt động kinh doanh của "gã khổng lồ" thương mại
điện tử Mỹ.
Theo tin từ CNN Business, bà Margrethe Vestager - quan chức cấp cao nhất về chống độc quyền trong Ủy ban châu Âu (EC) - ngày 10/11 nói rằng Amazon đã lạm dụng vị thế chợ thương mại điện tử lớn nhất ở Pháp và Đức - hai thị trường lớn nhất của Amazon trong EU.
Tháng 7/2019, EC đã tiến hành điều tra chính thức về vai trò kép của Amazon với tư cách vừa là một chợ trực tuyến vừa là một nhà bán lẻ. Cuộc điều tra đã xem xét kỹ lưỡng thỏa thuận giữa Amazon với các nhà bán lẻ độc lập, cũng như tìm hiểu xem dữ liệu của những người bán hàng trên Amazon có bị công ty này sử dụng bất hợp pháp.
Các điều tra viên của châu Âu đã phát hiện thấy Amazon đưa vào các thuật toán bán lẻ của riêng hãng những liệu không công khai của các nhà bán lẻ độc lập, chẳng hạn dữ liệu về số sản phẩm được đặt hàng và doanh thu của các nhà bán lẻ. Việc này nhằm mục đích giúp Amazon quyết định đưa ra những sản phẩm mới nào, và với mức giá như thế nào, theo đó giành ưu thế cạnh tranh trong việc bán hàng của chính Amazon - ba Vestager cho hay.
Vị quan chức EC kết luận cách làm này cho phép Amazon hạn chế khả năng cạnh tranh của các nhà bán hàng bên thứ ba, cũng như hạn chế khả năng phát triển của các nhà bán hàng đó.
Amazon đã lên tiếng phản đối những cáo buộc này. "Chúng tôi không đồng tình với những đánh giá ban đầu của EC và sẽ tiếp tục thực thi mọi nỗ lực nhằm đảm bảo rằng họ hiểu chính xác về sự thạt", Amazon nói trong một tuyên bố.
Hơn 70% người mua sắm trực tuyến ở Pháp và hơn 80% ở Đức đã mua ít nhất một mặt hàng trên Amazon trong 12 tháng qua, theo bà Vestager. "Chúng tôi không đặt vấn đề về thành công hay quy mô của Amazon. Mối quan tâm của chúng tôi là những hành vi kinh doanh rất cụ thể có vẻ như đang khiến cạnh tranh bị bóp méo", bà Vestager phát biểu.
Theo EC, đánh giá sơ bộ của cơ quan này là Amazon đã vi phạm các quy định chống độc quyền của EU, nhưng cho biết cuộc điều tra phải được hoàn tất trước khi có bất kỳ án phạt nào được đưa ra. Cuộc điều tra có thể kéo dài nhiều năm và có khả năng dẫn tới một án phạt lên tới 10% doanh thu toàn cầu của Amazon trong 1 năm. Nếu dựa trên dự báo doanh thu của Amazon trong 2020, thì án phạt đó có thể lên tới khoảng 37 tỷ USD.
Cuộc điều tra thứ hai của EU nhằm làm sáng tỏ liệu Amazon có cố tình ưu ái các sản phẩm mà công ty này bán lẻ, hoặc ưu ái những nhà bán lẻ bên thứ ba sử dụng các dịch vụ hậu cần và giao hàng của Amazon. Một tâm điểm trong cuộc điều tra này là tiêu chuẩn mà Amazon sử dụng để lựa chọn các sản phẩm hiển thị tron mục "Buy Box".
"Chúng tôi e rằng Amazon có thể cố tình ép các nhà bán lẻ phải sử dụng các dịch vụ của Amazon, một việc khiến các nhà bán lẻ phụ thuộc sâu hơn vào hệ sinh thái của Amazon", bà Vestager nói.
Cách các công ty công nghệ lớn sử dụng dữ liệu và đối xử với đối thủ cạnh tranh nhỏ hơn đã trở thành một trọng tâm lớn của cơ quan chức năng ở cả Mỹ và châu Âu. Tháng trước, Bộ Tư pháp Mỹ (DOJ) cáo buộc Google cản trở cạnh tranh nhằm duy trì vị thế thống lĩnh trên thị trường tìm kiếm trực tuyến và quảng cáo thông qua tìm kiếm.
EU đã trở thành một "chiến trường" quan trọng cho các công ty công nghệ, bởi khu vực này có những quy định ngặt nghèo về bảo vệ dữ liệu, nội dung gây thù ghét, thuế, và cạnh tranh. Giới chức EU đã có một chuỗi những vụ kiện nhằm vào các công ty như Google, kèm theo những án phạt nhiều tỷ USD, và Amazon rất có thể sẽ chung số phận.
Theo tin từ CNN Business, bà Margrethe Vestager - quan chức cấp cao nhất về chống độc quyền trong Ủy ban châu Âu (EC) - ngày 10/11 nói rằng Amazon đã lạm dụng vị thế chợ thương mại điện tử lớn nhất ở Pháp và Đức - hai thị trường lớn nhất của Amazon trong EU.
Tháng 7/2019, EC đã tiến hành điều tra chính thức về vai trò kép của Amazon với tư cách vừa là một chợ trực tuyến vừa là một nhà bán lẻ. Cuộc điều tra đã xem xét kỹ lưỡng thỏa thuận giữa Amazon với các nhà bán lẻ độc lập, cũng như tìm hiểu xem dữ liệu của những người bán hàng trên Amazon có bị công ty này sử dụng bất hợp pháp.
Các điều tra viên của châu Âu đã phát hiện thấy Amazon đưa vào các thuật toán bán lẻ của riêng hãng những liệu không công khai của các nhà bán lẻ độc lập, chẳng hạn dữ liệu về số sản phẩm được đặt hàng và doanh thu của các nhà bán lẻ. Việc này nhằm mục đích giúp Amazon quyết định đưa ra những sản phẩm mới nào, và với mức giá như thế nào, theo đó giành ưu thế cạnh tranh trong việc bán hàng của chính Amazon - ba Vestager cho hay.
Vị quan chức EC kết luận cách làm này cho phép Amazon hạn chế khả năng cạnh tranh của các nhà bán hàng bên thứ ba, cũng như hạn chế khả năng phát triển của các nhà bán hàng đó.
Amazon đã lên tiếng phản đối những cáo buộc này. "Chúng tôi không đồng tình với những đánh giá ban đầu của EC và sẽ tiếp tục thực thi mọi nỗ lực nhằm đảm bảo rằng họ hiểu chính xác về sự thạt", Amazon nói trong một tuyên bố.
Hơn 70% người mua sắm trực tuyến ở Pháp và hơn 80% ở Đức đã mua ít nhất một mặt hàng trên Amazon trong 12 tháng qua, theo bà Vestager. "Chúng tôi không đặt vấn đề về thành công hay quy mô của Amazon. Mối quan tâm của chúng tôi là những hành vi kinh doanh rất cụ thể có vẻ như đang khiến cạnh tranh bị bóp méo", bà Vestager phát biểu.
Theo EC, đánh giá sơ bộ của cơ quan này là Amazon đã vi phạm các quy định chống độc quyền của EU, nhưng cho biết cuộc điều tra phải được hoàn tất trước khi có bất kỳ án phạt nào được đưa ra. Cuộc điều tra có thể kéo dài nhiều năm và có khả năng dẫn tới một án phạt lên tới 10% doanh thu toàn cầu của Amazon trong 1 năm. Nếu dựa trên dự báo doanh thu của Amazon trong 2020, thì án phạt đó có thể lên tới khoảng 37 tỷ USD.
Cuộc điều tra thứ hai của EU nhằm làm sáng tỏ liệu Amazon có cố tình ưu ái các sản phẩm mà công ty này bán lẻ, hoặc ưu ái những nhà bán lẻ bên thứ ba sử dụng các dịch vụ hậu cần và giao hàng của Amazon. Một tâm điểm trong cuộc điều tra này là tiêu chuẩn mà Amazon sử dụng để lựa chọn các sản phẩm hiển thị tron mục "Buy Box".
"Chúng tôi e rằng Amazon có thể cố tình ép các nhà bán lẻ phải sử dụng các dịch vụ của Amazon, một việc khiến các nhà bán lẻ phụ thuộc sâu hơn vào hệ sinh thái của Amazon", bà Vestager nói.
Cách các công ty công nghệ lớn sử dụng dữ liệu và đối xử với đối thủ cạnh tranh nhỏ hơn đã trở thành một trọng tâm lớn của cơ quan chức năng ở cả Mỹ và châu Âu. Tháng trước, Bộ Tư pháp Mỹ (DOJ) cáo buộc Google cản trở cạnh tranh nhằm duy trì vị thế thống lĩnh trên thị trường tìm kiếm trực tuyến và quảng cáo thông qua tìm kiếm.
EU đã trở thành một "chiến trường" quan trọng cho các công ty công nghệ, bởi khu vực này có những quy định ngặt nghèo về bảo vệ dữ liệu, nội dung gây thù ghét, thuế, và cạnh tranh. Giới chức EU đã có một chuỗi những vụ kiện nhằm vào các công ty như Google, kèm theo những án phạt nhiều tỷ USD, và Amazon rất có thể sẽ chung số phận.
https://vneconomy.vn/
Không có nhận xét nào