Header Ads

  • Breaking News

    Cổ Nhuế - Úc, Việt Nam và Trung Cộng chung một chiếu

    Chủ nhật 15.11 cuối tuần qua, 10 nước trong tổ chức ASEAN cùng với 5 nước láng giềng Úc, Trung Cộng, Nhật Bản, New Zealand, và Nam Hàn đã thoả thuận thành lập một khu vực buôn bán gọi là RCEP. RCEP viết tắt từ Regional Comprehensive Economic Partnership. Ở Việt Nam dịch thành ‘Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực’.


    Như vậy, RCEP bao gồm 15 nước. Mỗi năm, 15 nước trong RCEP làm ra sản lượng trị giá hơn $26 tỷ và chi ra $37 ngàn tỷ để mua bán hàng hoá. RCEP nhắm tới tạo ra những luật lệ chung về làm ăn, buôn bán và bảo vệ tác quyền cho 15 quốc gia kéo dài từ Nhật Bản xuống tới New Zealand . Mãi đến sang năm RCEP mới bắt đầu hoạt động và từ khi hoạt động cho đến 10 năm sau đó, RCEP mới thực sự hiệu lực. Khi hiệu lực, RCEP sẽ giảm bớt đến 90% thuế quan giữa 15 nước với nhau.

    Với RCEP, ba nước Úc, Việt Nam, và Trung Cộng không hẹn mà ngồi chung một chiếu. Úc và Trung Cộng đang kình địch với những đòn kinh tế đánh lẫn nhau, sẽ cùng nhau chiếm lĩnh thị trường đông một phần ba dân số địa cầu. Việt Nam đang xung đột với Trung Cộng tại Biển Đông có thể dễ dàng tìm nguồn hàng khác với Bắc Kinh, nhờ có RCEP. Sau cùng, Bắc Kinh đang tranh giành ảnh hưởng tại Đông Nam Á với Hoa Kỳ. Từ bốn năm nay, Hoa Kỳ rút về lo ‘Make America Great Again’ dành khoảng trống quyền lực ở Thái Bình Dương cho Trung Cộng múa may quay cuồng.

    Không có chỗ cho Mỹ

    Bình luận từ báo South China Morning Post (xuất bản tại Hongkong) cho tới đài phát thành VOA (của Hoa Kỳ) cho rằng : RCEP đã loại Mỹ ra khỏi khu vực và đón Trung Cộng vào. Thật vậy, trước đây Hoa Kỳ đứng ra thành lập TPP (Trans-Pacific Partnership, không có chỗ cho Trung Cộng), rồi bỗng dưng rút lui. Hoa Kỳ rút đi, để lại khoảng trống ở Thái Bình Dương. Hiện nay, Hoa Kỳ rối loạn vì gặp trục trặc khi bầu cử tổng thống thì Trung Cộng mạnh dạn đặt tay ký tên vào ‘Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực’ (không có chỗ cho Hoa Kỳ).

    Thủ tướng Trung Cộng Lý Kế Quang (Li Keqiang) hí hửng tuyên bố: RCEP còn lớn hơn cả Liên Hiệp châu Âu. RCEP sẽ là thị trường lớn nhất cho các nhà máy của Trung Cộng. Thật vậy, RCEP là một khu vực thông thương đầu tiên có mặt cả ba nền kinh tế lớn nhất, nhì và hạng tư tại châu Á. Đó là Trung Cộng, Nhật Bản và Nam Hàn. Nhờ có RCEP, không cần đặt bút ký hai nước Trung Cộng và Nhật Bản đương nhiên nắm trong tay một thứ tương đương với FTA (Free Trade Agreement, hiệp định tự do thương mại). Cũng mặc nhiên nắm trong tay FTA là hai nước Nhật Bản và Nam Hàn.

    Với Trung Cộng, RCEP là sân chơi rộng lớn giúp cho cường quốc thứ nhì trên thế giới tung hoành mà không bị đệ nhất cường quốc cản chân. Điều Trung Cộng chờ đợi ở RCEP là thay đổi nguồn cung cấp nguyên liệu và định hướng lại mục tiêu khi Trung Cộng xuất cảng hàng hoá. Trước đây, cơ xưởng tại Trung Cộng ngày đêm sản xuất hàng hoá và nhắm tới xuất cảng qua phương Tây. Với RCEP, núi hàng hoá Made in China này sẽ bán ra trong khu vực.

    RCEP rất mong manh




    Việt Nam rất hí hửng và tự nhận như thể chính Hà Nội đứng ra thành lập RCEP. Hà Nội quên mất ASEAN đã mất 8 năm bớt một thêm hai mới có ngày 15.11.2020. Sau ngày này, RCEP còn phải chờ thêm 12 tháng để cơ quan lập pháp các nước phê chuẩn. Hơn nữa, khác với các thứ hiệp định khác, bản văn RCEP sẽ không được công bố cho tới khi được các nước phê chuẩn.

    Dù sao, RCEP mở ra một tương lai rạng rỡ cho 10 nước đang phát triển ở Đông Nam Á. Tuy nhiên, RCEP không phải là chiếc đũa thần giúp cho các nước trong vùng cùng nhau làm giàu. Trong 8 năm thai nghén, RCEP vẫn dành chỗ ngồi xứng đáng cho Ấn Độ. Nhưng chỉ đến năm ngoái thôi, Ấn Độ cho biết không muốn thấy hàng hoá rẻ rề từ Trung Cộng tràn vào nước mình, nên rút tên.

    Kế tiếp, RCEP có thể được quân bình đôi chút với Trung Cộng nhờ có Úc, New Zealand, Nhật Bản và Nam Hàn. Nhưng thế quân bình này rất mong manh vì người ta sợ Nhật Bản có thể vì áp lực từ Mỹ dám rút lui lắm đa. Nếu chính quyền Donald Trump êm thắm chuyển qua nhiệm kỳ thứ nhì, như lời ngoại trưởng Mike Pompeo, thì gần như chắc thủ tướng Nhật Yoshihide Suga khó thoát được áp lực này.

    Đến nay, trăm con mắt đang nhìn về tổng thống đắc cử Joe Biden. Người ta chờ đợi ông Joe Biden đưa ra chính sách của chính quyền mới đối với Trung Cộng và Đông Nam Á. Chưa rõ, chính quyền Joe Biden cho đội mồ sống lại TPP hay không? Chưa rõ chính quyền Joe Biden tiếp tục cuộc chiến thương mại với Trung Cộng hay ngưng? Chưa rõ, Hoa Kỳ dưới quyền tổng thống Joe Biden có tiếp tục chuyển trục sang châu Á và Thái Bình Dương hay không?

    Thiếu vắng Đài Loan và Hongkong

    Ngoài ra, nhìn vào bản đồ các nước thuộc về RCEP, chúng ta thấy có lỗ hổng. Lỗ hổng ở Đài Loan. Vì Bắc Kinh chễm chệ trong RCEP nên cái ‘tỉnh lẻ’ Đài Loan phải đi chỗ khác chơi. Không được vào RCEP, các ngành sản xuất thép, hoá chất liên quan với dầu hoả, máy móc và vải vóc của Đài Loan sẽ gặp khó khăn khi cạnh tranh với 15 nước khác. Dù gặp rất nhiều khó khăn, có lẽ Đài Loan không tìm cách gia nhập RCEP. Bà Vương Mỹ-hoa (Wang Mei-hua), bộ trưởng kinh tế Đài Loan, cho rằng: Nếu Đài Loan xin vào RCEP thì phải chịu điều kiện ngặt nghèo do Trung Cộng đặt ra. Trong đó có thoả thuận năm 1992. Theo thoả thuận giữa Quốc Dân đảng Đài Loan và đảng Cộng Sản Bắc Kinh, hai bên nhìn nhận ‘chỉ có một Trung Quốc’. Hai bên đồng ý như vậy, nhưng mỗi bên lại hiểu điều đó theo ý mình.

    Cũng không được nhắc tên trong danh sách các nước RCEP là Hongkong. Trước đây, Hongkong được coi như là một nền kinh tế khác với Bắc Kinh. Nay Hongkong dần dần bị xoá tên.

    Úc hoá giải đòn thù từ Trung Cộng

    Với Úc và New Zealand, RCEP được coi là nơi chốn để thực thi tinh thần thượng tôn luật pháp. Hai nước này có đời sống chính trị theo phương Tây nhưng lại là láng giềng của phương Đông. Úc và New Zealand không mong gì hơn chữ ký vào RCEP sẽ là bằng chứng để các nước trong vùng tôn trọng tác quyền khi sản xuất hàng hoá, tuân theo luật khi buôn bán và dựa vào luật pháp để dàn xếp bất đồng trên thương trường.

    Úc luôn luôn muốn làm vựa trái cây và thực phẩm cho Đông Nam Á. Ngoài tài nguyên thiên nhiên, Úc còn dư kiến thức để giúp các nước trong vùng về tài chính, y tế, và giáo dục. Cho tới giờ Cổ Nhuế vẫn tưởng Úc sống nhờ khoán sản, nông phẩm và du học sinh. Bé cái lầm! Ký giả Eryk Bagshaw viết trên tờ The Age (17.11.2020): nông sản chỉ chiếm 3% sản lượng của Úc. Hàng hoá do cơ xưởng làm ra chiếm 6%. Dư lại lên đến 70% sản lượng Úc đến từ các dịch vụ tài chính, y tế và giáo dục.

    Trong mấy tháng gần đây, Úc gặp khó khăn khi bán lúa mạch, thịt bò, rượu và tôm hùm vì bị Trung Cộng trả thù. Trung Cộng gây sửng sốt cho chính phủ Úc khi cấm hàng hoá này sang hàng hoá khác mà không bộ trưởng Trung Cộng nào nhấc máy điện thoại tiếp chuyện với Úc. Không bán được mấy thứ đó, có thể làm cho nông gia này nông gia kia ở Úc chết đứng; nhưng Trung Cộng không thể quất sập nền kinh tế Úc. Trung Cộng quên rằng: kinh tế Úc đã chuyển từ đào mỏ, trồng trọt sang các ngành dịch vụ.

    Với RCEP, Úc còn dễ dàng tranh hùng tranh bá với Trung Cộng và Nhật Bản hơn nữa. Nói theo chữ thể thao: một sân chơi mới — rộng lớn hơn thị trường Trung Cộng – đang mở ra chào đón Úc.

    Cổ Nhuế

    https://vietluan.com.au

    Chủ nhật 15.11 cuối tuần qua, 10 nước trong tổ chức ASEAN cùng với 5 nước láng giềng Úc, Trung Cộng, Nhật Bản, New Zealand, và Nam Hàn đã thoả thuận thành lập một khu vực buôn bán gọi là RCEP. RCEP viết tắt từ Regional Comprehensive Economic Partnership. Ở Việt Nam dịch thành ‘Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực’.

    Như vậy, RCEP bao gồm 15 nước. Mỗi năm, 15 nước trong RCEP làm ra sản lượng trị giá hơn $26 tỷ và chi ra $37 ngàn tỷ để mua bán hàng hoá. RCEP nhắm tới tạo ra những luật lệ chung về làm ăn, buôn bán và bảo vệ tác quyền cho 15 quốc gia kéo dài từ Nhật Bản xuống tới New Zealand . Mãi đến sang năm RCEP mới bắt đầu hoạt động và từ khi hoạt động cho đến 10 năm sau đó, RCEP mới thực sự hiệu lực. Khi hiệu lực, RCEP sẽ giảm bớt đến 90% thuế quan giữa 15 nước với nhau.

    Với RCEP, ba nước Úc, Việt Nam, và Trung Cộng không hẹn mà ngồi chung một chiếu. Úc và Trung Cộng đang kình địch với những đòn kinh tế đánh lẫn nhau, sẽ cùng nhau chiếm lĩnh thị trường đông một phần ba dân số địa cầu. Việt Nam đang xung đột với Trung Cộng tại Biển Đông có thể dễ dàng tìm nguồn hàng khác với Bắc Kinh, nhờ có RCEP. Sau cùng, Bắc Kinh đang tranh giành ảnh hưởng tại Đông Nam Á với Hoa Kỳ. Từ bốn năm nay, Hoa Kỳ rút về lo ‘Make America Great Again’ dành khoảng trống quyền lực ở Thái Bình Dương cho Trung Cộng múa may quay cuồng.

    Không có chỗ cho Mỹ

    Bình luận từ báo South China Morning Post (xuất bản tại Hongkong) cho tới đài phát thành VOA (của Hoa Kỳ) cho rằng : RCEP đã loại Mỹ ra khỏi khu vực và đón Trung Cộng vào. Thật vậy, trước đây Hoa Kỳ đứng ra thành lập TPP (Trans-Pacific Partnership, không có chỗ cho Trung Cộng), rồi bỗng dưng rút lui. Hoa Kỳ rút đi, để lại khoảng trống ở Thái Bình Dương. Hiện nay, Hoa Kỳ rối loạn vì gặp trục trặc khi bầu cử tổng thống thì Trung Cộng mạnh dạn đặt tay ký tên vào ‘Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực’ (không có chỗ cho Hoa Kỳ).

    Thủ tướng Trung Cộng Lý Kế Quang (Li Keqiang) hí hửng tuyên bố: RCEP còn lớn hơn cả Liên Hiệp châu Âu. RCEP sẽ là thị trường lớn nhất cho các nhà máy của Trung Cộng. Thật vậy, RCEP là một khu vực thông thương đầu tiên có mặt cả ba nền kinh tế lớn nhất, nhì và hạng tư tại châu Á. Đó là Trung Cộng, Nhật Bản và Nam Hàn. Nhờ có RCEP, không cần đặt bút ký hai nước Trung Cộng và Nhật Bản đương nhiên nắm trong tay một thứ tương đương với FTA (Free Trade Agreement, hiệp định tự do thương mại). Cũng mặc nhiên nắm trong tay FTA là hai nước Nhật Bản và Nam Hàn.

    Với Trung Cộng, RCEP là sân chơi rộng lớn giúp cho cường quốc thứ nhì trên thế giới tung hoành mà không bị đệ nhất cường quốc cản chân. Điều Trung Cộng chờ đợi ở RCEP là thay đổi nguồn cung cấp nguyên liệu và định hướng lại mục tiêu khi Trung Cộng xuất cảng hàng hoá. Trước đây, cơ xưởng tại Trung Cộng ngày đêm sản xuất hàng hoá và nhắm tới xuất cảng qua phương Tây. Với RCEP, núi hàng hoá Made in China này sẽ bán ra trong khu vực.

    RCEP rất mong manh

    Việt Nam rất hí hửng và tự nhận như thể chính Hà Nội đứng ra thành lập RCEP. Hà Nội quên mất ASEAN đã mất 8 năm bớt một thêm hai mới có ngày 15.11.2020. Sau ngày này, RCEP còn phải chờ thêm 12 tháng để cơ quan lập pháp các nước phê chuẩn. Hơn nữa, khác với các thứ hiệp định khác, bản văn RCEP sẽ không được công bố cho tới khi được các nước phê chuẩn.

    Dù sao, RCEP mở ra một tương lai rạng rỡ cho 10 nước đang phát triển ở Đông Nam Á. Tuy nhiên, RCEP không phải là chiếc đũa thần giúp cho các nước trong vùng cùng nhau làm giàu. Trong 8 năm thai nghén, RCEP vẫn dành chỗ ngồi xứng đáng cho Ấn Độ. Nhưng chỉ đến năm ngoái thôi, Ấn Độ cho biết không muốn thấy hàng hoá rẻ rề từ Trung Cộng tràn vào nước mình, nên rút tên.

    Kế tiếp, RCEP có thể được quân bình đôi chút với Trung Cộng nhờ có Úc, New Zealand, Nhật Bản và Nam Hàn. Nhưng thế quân bình này rất mong manh vì người ta sợ Nhật Bản có thể vì áp lực từ Mỹ dám rút lui lắm đa. Nếu chính quyền Donald Trump êm thắm chuyển qua nhiệm kỳ thứ nhì, như lời ngoại trưởng Mike Pompeo, thì gần như chắc thủ tướng Nhật Yoshihide Suga khó thoát được áp lực này.

    Đến nay, trăm con mắt đang nhìn về tổng thống đắc cử Joe Biden. Người ta chờ đợi ông Joe Biden đưa ra chính sách của chính quyền mới đối với Trung Cộng và Đông Nam Á. Chưa rõ, chính quyền Joe Biden cho đội mồ sống lại TPP hay không? Chưa rõ chính quyền Joe Biden tiếp tục cuộc chiến thương mại với Trung Cộng hay ngưng? Chưa rõ, Hoa Kỳ dưới quyền tổng thống Joe Biden có tiếp tục chuyển trục sang châu Á và Thái Bình Dương hay không?

    Thiếu vắng Đài Loan và Hongkong

    Ngoài ra, nhìn vào bản đồ các nước thuộc về RCEP, chúng ta thấy có lỗ hổng. Lỗ hổng ở Đài Loan. Vì Bắc Kinh chễm chệ trong RCEP nên cái ‘tỉnh lẻ’ Đài Loan phải đi chỗ khác chơi. Không được vào RCEP, các ngành sản xuất thép, hoá chất liên quan với dầu hoả, máy móc và vải vóc của Đài Loan sẽ gặp khó khăn khi cạnh tranh với 15 nước khác. Dù gặp rất nhiều khó khăn, có lẽ Đài Loan không tìm cách gia nhập RCEP. Bà Vương Mỹ-hoa (Wang Mei-hua), bộ trưởng kinh tế Đài Loan, cho rằng: Nếu Đài Loan xin vào RCEP thì phải chịu điều kiện ngặt nghèo do Trung Cộng đặt ra. Trong đó có thoả thuận năm 1992. Theo thoả thuận giữa Quốc Dân đảng Đài Loan và đảng Cộng Sản Bắc Kinh, hai bên nhìn nhận ‘chỉ có một Trung Quốc’. Hai bên đồng ý như vậy, nhưng mỗi bên lại hiểu điều đó theo ý mình.

    Cũng không được nhắc tên trong danh sách các nước RCEP là Hongkong. Trước đây, Hongkong được coi như là một nền kinh tế khác với Bắc Kinh. Nay Hongkong dần dần bị xoá tên.

    Úc hoá giải đòn thù từ Trung Cộng

    Với Úc và New Zealand, RCEP được coi là nơi chốn để thực thi tinh thần thượng tôn luật pháp. Hai nước này có đời sống chính trị theo phương Tây nhưng lại là láng giềng của phương Đông. Úc và New Zealand không mong gì hơn chữ ký vào RCEP sẽ là bằng chứng để các nước trong vùng tôn trọng tác quyền khi sản xuất hàng hoá, tuân theo luật khi buôn bán và dựa vào luật pháp để dàn xếp bất đồng trên thương trường.

    Úc luôn luôn muốn làm vựa trái cây và thực phẩm cho Đông Nam Á. Ngoài tài nguyên thiên nhiên, Úc còn dư kiến thức để giúp các nước trong vùng về tài chính, y tế, và giáo dục. Cho tới giờ Cổ Nhuế vẫn tưởng Úc sống nhờ khoán sản, nông phẩm và du học sinh. Bé cái lầm! Ký giả Eryk Bagshaw viết trên tờ The Age (17.11.2020): nông sản chỉ chiếm 3% sản lượng của Úc. Hàng hoá do cơ xưởng làm ra chiếm 6%. Dư lại lên đến 70% sản lượng Úc đến từ các dịch vụ tài chính, y tế và giáo dục.

    Trong mấy tháng gần đây, Úc gặp khó khăn khi bán lúa mạch, thịt bò, rượu và tôm hùm vì bị Trung Cộng trả thù. Trung Cộng gây sửng sốt cho chính phủ Úc khi cấm hàng hoá này sang hàng hoá khác mà không bộ trưởng Trung Cộng nào nhấc máy điện thoại tiếp chuyện với Úc. Không bán được mấy thứ đó, có thể làm cho nông gia này nông gia kia ở Úc chết đứng; nhưng Trung Cộng không thể quất sập nền kinh tế Úc. Trung Cộng quên rằng: kinh tế Úc đã chuyển từ đào mỏ, trồng trọt sang các ngành dịch vụ.

    Với RCEP, Úc còn dễ dàng tranh hùng tranh bá với Trung Cộng và Nhật Bản hơn nữa. Nói theo chữ thể thao: một sân chơi mới — rộng lớn hơn thị trường Trung Cộng – đang mở ra chào đón Úc.


    https://vietluan.

    Không có nhận xét nào