Ban Tu Thư TVVN
“Leo thang” là từ “phù hợp”
hơn cả trong bối cảnh “chiến tranh công hàm” giữa các bên Mã lai, Phi, VN và TQ
gởi Ủy Ban Ranh Giới Thềm Lục Dịa (UBRGTLĐ), thông qua tổng thư ký LHQ trong những
ngày gần đây.
Nội dung các công hàm nhằm phản bác các yêu sách, lập trường đối nghịch lẫn
nhau giữa các bên, như tranh chấp chủ quyền lãnh thổ, tranh chấp do chồng lấn
thềm lục địa và vùng kinh tế độc quyền, tranh chấp về yêu sách quyền lịch sử,
tranh chấp quyền chủ quyền, quyền tài phán… ở Biển Đông cùng các thực thể địa
lý chìm nổi trong vùng biển này.
Công hàm cuối cùng của TQ ngày 17 tháng tư năm 2020 nhắm về VN. Với những lý lẽ
cứng rắn, như đoạn “Trung Quốc kiên quyết đòi Việt Nam phải rút mọi lực lượng
và phương tiện khỏi các đảo và đá mà nước này đã xâm lược và chiếm đóng bất hợp
pháp”. Hôm nay 21 tháng tư phát ngôn nhân BNG TQ lên tiếng mạnh mẽ hơn, gần như
là đe dọa VN: “Trung Quốc sẽ thực thi mọi biện pháp cần thiết để bảo vệ vững chắc
chủ quyền, các quyền và lợi ích của mình ở Trung Hoa Nam Hải”.
Xét lại lịch sử ta thấy những giọng điệu tương tự của TQ vào thời điểm tháng
giêng 1974 lúc TQ xâm lăng Hoàng Sa của VN, hay khoảng tháng ba 1988, chiếm các
bãi đá của VN ở TS.
Theo tôi, nếu chiến tranh thế giới xảy ra, bắt đầu sẽ ở Biển Đông, giữa TQ và
VN.
Mặc dầu TQ có thể “giới hạn cuộc chiến”, “chiến tranh cục bộ”, bằng cách cho
tàu hải cảnh cùng “dân quân” dưới dạng ngư dân bao vây và đổ bộ chiếm đảo VN.
Dĩ nhiên trước đó TQ cho tàu chiến cản trở các tàu tiếp vận từ bờ ra các đảo.
TQ dễ dàng đặt thế giới trước “việc đã rồi”.
Nhưng tình hình địa chính trị khu vực đang có những thay đổi phức tạp, như cán
cân “lực lượng” đang chuyển đổi nhanh chóng giữa TQ và các đại cường truyền thống.
Cộng thêm yếu tố khủng hoảng kinh tế, áp lực tâm lý xã hội đến từ dịch
Covid-19. TQ khó có thể “giới hạn” trong “chiến tranh cục bộ” ở vùng Biển
Đông.
Chiến tranh có thể mở qua mặt trận Đài loan, sau đó Nam và Bắc Hàn. Tiếp theo
lôi cuốn cả khu vực vào “đại chiến”.
Đến nay “tiềm năng tự vệ” của VN vẫn là “yếu” trước lực lượng hải quân và không
quân của TQ. Tàu chiến, tàu ngầm, hỏa tiễn cùng phi cơ chiến đấu của VN sẽ
không “cầm chân” được TQ một tuần.
Nếu không có sự trợ giúp vũ khí của Mỹ, TQ nhanh chóng đặt thế giới trước “sự
đã rồi”.
Tình hình nước Mỹ cho thấy Tổng Thống Trump muốn tạo một biến cố lớn, lôi kéo Mỹ
vào “biến cố” đó, thời gian kéo dài vài năm, đủ lý do để Trump thắng cử thêm
nhiệm kỳ nữa. Trump cũng đã vịn vào đại dịch Covid-19, ký lịnh “toàn quốc sản
xuất vì chiến tranh”, đặt tất cả các xí nghiêp Mỹ dưới tình trạng “chiến
tranh”, dĩ nhiên dưới quyền “tổng tư lịnh” là Donald Trump. Tức là Mỹ đã “sẵn
sàng” gia nhập một cuộc chiến lâu dài, ở bên kia địa cầu
Nếu có sự can dự của Mỹ và các cường quốc Nhật, Ấn độ và Châu Âu, chắc chắn lò
lửa sẽ vượt qua sự kiểm soát của Bắc kinh và lây lan ra toàn khu vực
Câu hỏi đặt ra là Bắc kinh có
“tính sai” hay không ?
Về phía VN, theo tôi, đang lúc còn thời gian và nhân VN làm “chủ tịch” ASEAN.
VN nên thuyết phục các nước về sự thành lập một “định chế giải quyết các tranh
chấp ở Biển Đông”.
Từ năm ngoái, nhân vụ Tư Chính, tôi đã đề nghị vấn đề này. Định chế quốc tế đó
là mô hình giải quyết tranh chấp của các xứ Châu Mỹ, thông qua Hiệp ước Bogota:
nhìn nhận thẩm quyền của Tòa Công lý Quốc tế (Cour International de Justice –
CIJ) để phân xử mọi tranh chấp giữa các bên.
Hiện nay các quốc gia Mã lai, Indonesia, Singapour, Thái lan, Campuchia đã là
thành viên ký nhận thẩm quyền của tòa Công lý quốc tế . Phi đã ký nhận thẩm quyền
của Tòa Trọng tài quốc tế ở La Haye. Miến điện đã từng ký nhận thẩm quyền của
Tòa án Quốc tế về Luật biển (ITLOS). Trong khối ASEAN chỉ có VN, Lào và Brunei
là chưa có ký nhận thẩm quyền của bất kỳ một tòa án quốc tế nào.
Con đường “hòa bình” là con đường VN phải lựa chọn.
Không có con đường nào khác, ngoài việc dựa vào khối ASEAN để buộc TQ giải quyết tranh chấp trước Tòa Án Công lý Quốc tế. Tòa Án này là cơ quan pháp lý của LHQ, được sự bảo kê của Hội đồng bảo an.
Hai bài viết dưới đây tôi viết cách đây khoảng gần một tháng, ghi lại những cảm nghĩ về đe dọa chiến tranh khu vực Châu Á.
Hôm qua tôi viết “tút” ngắn,
phân tích “ý đồ” của TQ (nếu có thể gọi như vậy) qua việc thu mua gạo của VN, bất
kể giá cả ra sao. Tôi có kết luận rằng TQ có thể đang “chuẩn bị lương thảo” để
mở ra một cuộc chiến tranh. TQ có thể chiếm Đài loan và nhân tiện chiếm các đảo
Trường Sa của VN.
Có rất nhiều người không thuyết phục ý kiến này. Vấn đề là trong lịch sử cận đại
về chiến tranh của nhân loại, đa số, nếu không nói là hầu hết, có nguyên nhân bắt
nguồn từ một cuộc khủng hoảng sâu xa về kinh tế, xã hội.
Cuộc “đại dịch” Covid-19 sẽ gây khủng hoảng sâu xa về kinh tế và xã hội, trên
khắp thế giới, làm nghiêm trọng thêm hiện tượng “dân tộc chủ nghĩa” trong xã hội
ở các quốc gia giàu mạnh.
Thế Chiến Thứ II ở Châu Âu, nguyên nhân sâu xa là Đức không thể “trả nợ chiến
tranh” do Thế chiến thứ I. Phe “thắng trận” đã buộc Đức phải trả những món nợ
mà nếu trả, dân Đức sẽ “làm mọi suốt đời”! Việc buộc phải trả nợ và sự “nhực
nhã” vì thua trận, Hitler đã dễ dàng kích động tinh thần “dân tộc chủ nghĩa”
bài Do thái trong nước. Khi nắm được quyền lực Hitler đổ dồn mọi tài nguyên quốc
gia vào việc “hiện đại hóa” quốc phòng. Lý do chiến tranh (của Đức) ở đây là
“kinh tế” và “danh dự dân tộc”.
Trong khi Nhật, cũng là một “đế quốc quân phiệt”, sử dụng “dân tộc chủ nghĩa” để
củng cố quốc phòng. Mục đích dế quốc Nhật là “bành trướng lãnh thổ”, với tham vọng
xây dựng khối “Đại Đông Á”, mục đích “hùng phong đại quốc” và tranh đoạt tài
nguyên. Nhật không thể “phát triển bền vững” nếu không có nguồn nguyên liệu
cung ứng dồi dào từ bên ngoài. Nguyên nhân chiến tranh của Nhật là khẳng định vị
thế “đế quốc”, thâu tóm và bảo vệ nguồn nguyên liệu cần thiết để phart triển.
Nhìn qua các dữ kiện này, so sánh với tình hình thế giới hiện thời, có những điều
gì “tương đồng” ?
Qua trận “thư hùng” Mỹ và TQ về “chiến tranh thương mại”. Ta thấy Mỹ (và đồng
minh) không thể thắng vì tất cả, địch và chúng ta, đều “liên thuộc” chặt chẽ về
kinh tế. “Đập” TQ “tan nát” đầu này thì cũng làm nát bét đầu kia của “phe
mình”. TQ “yếu” hơn nhiều lần nhưng “không thua”, vì phía đối thủ “phụ thuộc”
quá nhiều vào TQ.
Ở điểm này ta thấy Mỹ sẽ không thể giữ vị thế “đại cường” lâu dài nếu không sớm
“thoát” khỏi cảnh “lệ thuộc” về kinh tế vào TQ. Điều “phụ thuộc” về kinh tế này
khiến Mỹ khá giống với Nhật, phụ thuộc về tài nguyên, trong thời Đệ nhị Thế chiến.
Chủ trương “da trắng ưu việt” của Trump từ mấy năm nay cũng khá tương đồng với
hiện tượng “chủng tộc ưu việt” ở Đức.
Mỹ khó có cách nào “thoát” một cách êm thắm mà không bị đối phương bắt chẹt.
Về phía TQ, Tập Cận Bình hiện thời đang bị dư luận trong và ngoài nước chỉ
trích về cái cách quản lý bịnh Covid-19. Nhiều tin tức báo chí cho biết Tập có
thể bị TƯ “khiển trách” và “lột” bớt quyền hành trong thời gian tới (nếu may mắn
không bị thanh trừng). Ngoài ra qua hệ quả của “chiến tranh thương mại” với Mỹ,
người ta thấy rằng nguyên nhân cuộc chiến là do chính sách “đe dọa bành trướng”
của Tập qua các chương trình đầy tham vọng như “vành đai con đường”, “made in
china 2025″… Tức là Tập Cận Bình bỏ qua lời khuyên “thao quang dưỡng hối”, ép
mình chờ thời của Đặng Tiểu Bình.
Nếu so sánh “công tội”, “tội” của Tập lớn so với “công lao”….
Ở Mỹ, Trump hiện lâm vào tư thế hết sức bất lợi. Thành quả phát triển kinh tế gặt
hái được từ ba năm qua bỗng chốc tiêu tan. Kinh tế trên đà sa sút và viễn tượng
cả nước Mỹ bị Covid-19 tàn phá. Cách quản lý khủng hoảng y tế của Trump cho thấy
là “tệ”, nước Mỹ lý ra có thể trách được dịch, hoặc có thể phòng dịch với tư thế
“mạnh” vì đầy đủ dụng cụ y tế. Trump đã quá “lạc quan”, hay quá “tin tưởng”
trên những điều không thật. Tức là hy vọng thắng cử tháng 11 sắp tới của Trump
là “mong manh”.
Nước Nga, Putin đang lúng túng vì chỉ một tuần giá dầu giảm 75%, chỉ còn hơn 25
đô la. Nước Nga sẽ nhanh chóng bước vào suy thoái, lòng dân vốn đã phẫn uất,
Putin có thể sẽ mất quyền nếu ông này không kịp thời có “giải pháp”.
Về cá nhân “lãnh tụ” của 3 “đế quốc”, tức các quốc gia có thể gây chiến tranh
trên toàn thế giới, tất cả đều lâm vào “thế kẹt”. Cả ba đều muốn tạo một “biến
cố” quan trọng để người dân không còn chăm chú vào khuyết điểm của mình nữa. Biến
cố đủ lớn để dân chúng thấy rằng sự tiếp tục lãnh đạo quốc gia của lãnh tụ là
“cần thiết”.
Yếu tố “thống nhứt đất nước” từ bao thập niên nay là nguồn “ám ảnh” của tất cả
các lãnh tụ cộng sản TQ. Đặng Tiểu Bình vì muốn xoa dịu những chống đối trong
dân chúng và trong nội bô, đã tiếp tục gây chiến tranh với VN trong hơn thập
niên. Họ Đặng chiếm một số bãi đá TS của VN, mục đích gây “căng thẳng thường trực”
để dễ dàng áp đặt các chương trình đổi mới “tứ hiện đại” của mình.
Vì vậy ta không thể loại trừ viễn ảnh TQ sẽ đánh chiếm Đài loan trong tương lai
gần, mục đích dĩ nhiên để họ Tập củng cố quyền lực trong nội bộ.
Nước Mỹ của ông Trump, vốn luôn “vĩ đại”. Ông Trump đề ra khẩu hiệu tranh cử
“làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại”. Hiển nhiên khẩu hiệu chỉ nhằm mị dân. Vì thực
tế nước Mỹ chưa bao giờ không vĩ đại.
Bây giờ, đối diện với những “rắc rối” nội tại lẫn ngoại tại, nước Mỹ “nhỏ bé” lại.
Dân Châu Âu, vốn là “bạn bè truyền thống” của dân Mỹ, không tới 10% ủng hộ các
chính sách của Trump. Trong nước, với chủ trương “da trắng ưu việt”, Trump đã
gây ra một sự chia rẽ, nếu không nói là “thù nghịch” chưa từng thấy trong lịch
sử cận đại của Mỹ. Trump thắng hay thua trong kỳ bầu cử tới, nước Mỹ vẫn thua,
vẫn yếu đi vì chia rẽ nội bộ.
Trump chỉ có thể thắng cử nếu vẫn giữ nguyên đà phát triển kinh tế. Việc này
xem ra khó khăn vì viễn ảnh đen tối về dịch Covid-19 đe dọa toàn nước Mỹ.
Trump rất muốn “thoát” ra khỏi lệ thuộc kinh tế với TQ. Mà việc này chỉ có thể
thực hiện nếu cả thế giới đảo lộn vì một “biến cố trọng đại” nào đó.
Còn Nga, một quốc gia có nền
kinh tế đặt trên dầu hỏa. Giá dầu xuống kinh tế lụn bại theo. Nhưng Nga có khả
năng “làm lay động” thế giói, vì khả năng quốc phòng.
Tất cả các dữ kiện hợp lại cho thấy một “biến cố lớn lao” có thể xảy ra. Những
“ông lớn” trên thế giới đều muốn như vậy. Những “mâu thuẩn”, khó khăn chính trị
trong nội bộ, những ràng buộc, lệ thuộc chồng chéo về kinh tế… cần phải được giải
tỏa.
“Ông” nào sẽ “ra tay” trước ? TQ đánh Đài loan ? TQ đánh chiếm Trường Sa ? Làm
các vụ này ngôi vị của Tập sẽ được củng cố lại.
Nhưng chắc chắn cách nào thì Mỹ cũng nhân dịp này “thanh toán sòng phẳng” với
TQ để không còn bị “liên thuộc về kinh tế” với nước này nữa. Có vậy Trump mới
có thể “thắng cử” vẻ vang tháng 11 tới.
Những ngọn đèn báo hiệu chiến
tranh.
1/ Trật tự thế giới bị đặt lại.
Nếu ta tìm hiểu các nguyên nhân gây ra Thế chiến thứ II, ta thấy nguyên nhân
“trật tự thế giới bị đặt lại” là một điều quan trọng mà ít thấy các sử gia VN
nói tới.
Trật tự thế giới đã bị “đặt lại” qua nhiều hình thức:
Hội Quốc liên đã “im lặng” trước hành vi xâm lược của Nhật đối với các vùng
lãnh thổ của TQ. Mở đầu là Mãn Châu 1931, sau đó là toàn lãnh thổ TQ 1937. Định
chế quốc tế này cũng bất lực trước sự xâm lược của Đức đối với các quốc gia (Áo
và Đông Âu…)
Song song đó ở Châu Âu, Đức rút khỏi Hội quốc liên (1934) đồng thời tuyên bố vô
hiệu lực hiệp ước Versailles ký năm 1919. Những điều khoản trong hiệp ước
Versailles như bồi thường chiến tranh, hay buộc Đức phải ký nhận trách nhiệm
hoàn toàn về hệ quả gây ra Thế chiến thứ nhứt, đã khiến cho nước Đức suy sụp về
kinh tế trong khi lòng dân khao khát “phục thù”.
Nếu ta đối chiếu với các sự hiện hôm nay, ta cũng thấy “trật tự thế giới” bị đặt
lại.
LHQ đã bất lực trước các vụ xâm lấn lãnh thổ (Nga đối với Ukraine, Do Thái đối
với Palestine, Thổ đối với Syrie, TQ đối với VN (HS và các bãi đá TS…)
Luật lệ quốc tế cũng bị thách thức, nhiều hiệp ước quốc tế không được các quốc
gia thi hành… TQ không nhìn nhận phán quyết của tòa Trọng tài thường trực 2016
về nội dung “giải thích và cách áp dụng Luật Quốc tế về Biển 1988 (UNCLOS), Mỹ ủng
hộ Do thái trong những quyết định đi ngược lại nội dung của LHQ về các vấn đè
Palestine. Mỹ cũng đơn phương rút khỏi Hiệp định Paris COP 21 về biến đổi khí hậu…
Còn “lòng dân”, dân TQ cũng khao khát phục thù “thế kỷ nhục nhã” do các đại cường
gây ra cho Trung Hoa.
2/ Sự trỗi dậy của chủ nghĩa “phát xít”.
Chủ nghĩa “phát xít” thể hiện đầy đủ qua các “hiện tượng” thấy được ở Đức, Ý,
Nhật (và trong chừng mực Tây ban nha) trong thời kỳ 1930-1945.
Dấu hiệu manh nha của chủ nghĩa phát xít là hô hào sử dụng bạo lực để giải quyết
những tranh chấp. Các phương pháp ngoại giao, thỏa hiệp, hay các nguyên tắc dân
chủ đều bị đả phá, hay loại bỏ. Lãnh tụ được “suy tôn”. Lòng “hận thù” được
kích động, qua các hình thức “kỳ thị chủng tộc”, hận thù chủng tộc, hay đề cao
chủng tộc. “Quốc gia” được đề cao. Những người theo Chủ nghĩa này chống lại phe
“hòa bình”, cho rằng phe này “hèn nhát”.
Nếu ta nhìn nước Mỹ thời TT Trump, đã có những dấu hiệu của “phát xít”, tuy còn
“rụt rè” vì luật pháp nước Mỹ không cho phép. Nhưng các hiện tượng “tôn sùng
lãnh tụ”, “kỳ thị chủng tộc”, đả phá nền tảng dân chủ, đề cao vũ lực và coi nhẹ
ngoại giao…
TQ ta cũng thấy hiện tượng tương tự, như thi đua vũ trang, chủ trương sử dụng
vũ lực để giải quyết các tranh chấp, tôn sùng lãnh tụ, đề cao “dân tộc chủ
nghĩa”…
3/ Khủng hoảng kinh tế.
Sách sử ký của VN đặt nặng vấn đề “ý thúc hệ” do đó nguyên nhân Thế chiến thứ
II thường qui kết cho cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 ở Mỹ.
Thật vậy, hầu như tất cả các cuộc chiến tranh đã xảy ra trên địa cầu đều bắt
nguồn từ “kinh tế”. Tranh chấp lãnh thổ, biển đảo, tranh chấp lợi ích “địa chiến
lược”… đều có nguyên nhân từ “kinh tế”.
Nhưng nếu đơn thuần chỉ nói “khủng hoảng kinh tế” là không nói lên được chuyện
gì.
Nhưng nếu nhìn nhận khủng hoảng kinh tế 1929 bắt nguồn từ Mỹ là “nguyên nhân”
Thế chiến thứ II, thì cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới sắp tới sẽ đạt lại “trật
tự thế giới” từ lâu đã rất lỏng lẽo. Điều này tôi đã viết trong bài trước.
TQ vừa ra khỏi đại dịch cúm, trên đường hồi phục, trong khi Mỹ và các quốc gia
Châu Âu bắt đầu bước vào khủng hoảng. Hầu hết (nếu không nói là tất cả) các dụng
cụ y tế, thuốc men… mà Mỹ và Châu Âu sử dụng đều sản xuất từ TQ.
Nước Mỹ và Châu Âu hiện đang khủng hoảng nặng nề về y tế, nguyên nhân do thiếu
chuẩn bị.
Mỹ và Châu Âu mặc dầu “biết trước” dịch sẽ đến (ngoại trừ ông Trump do dốt hay
do lạc quan tếu). Tất cả đều thấy những tai hại của dịch và thây rõ sư thiếu thốn
dụng cụ y tế của quốc gia, nếu đại dịch bùng phát.
Tức là trong cơn khủng hoảng y tế, TQ, phía sản xuất dụng cụ y tế, là phe nắm
“kèo trên”. Kinh tế của TQ trên đường hồi phục. Quốc phòng của TQ hiện dư sức
giữ chân Mỹ đứng ngoài các xung đột Đài loan và Biển Đông.
Qua cuộc “hội thảo” của G20 hôm qua. Ta không thể không đặt vấn đề là Tập Cận
Bình đã “ép” được Trump nhượng bộ.
4/ Chiến tranh thế giới, giữa hai phe Mỹ và TQ, có xảy ra hay không ? Nếu không
có dịch Covid-19, trước sau gì nó cũng tới. Nhiều học giả thế giới đã tiên đoán
việc này.
Nhưng đại dịch Covid-19 có thể làm “khó” nước Mỹ.
Đài loan hay Biển Đông sẽ là “lợi ích” mà Mỹ phải nhượng cho TQ để nước này
cung cấp thiết bị y tế cần thiết cho Trump ?
Điều lo ngại là TQ “thừa thắng xông lên”, khuynh đảo để thâu tóm nền ninh tế thế
giới.
https://www.tvvn.org/
Không có nhận xét nào