Hôm 13/11, Nikkei cho đăng bài viết của tác giả Shaun Turton dẫn các bình luận về khối ASEAN và các thành viên mới của tổ chức này như Lào và Campuchia. Theo đó hai quốc gia láng giềng của Việt Nam có thể bị loại nếu theo Bắc Kinh đi ngược lại quyền lợi của khối.
Dưới đây chúng tôi xin gửi tới quý độc giả phần chuyển ngữ những nội dung chính của bài viết này.
Trong cuộc gặp gỡ các nhà ngoại giao Hoa Kỳ vào năm 2007, cố thủ tướng Singapore Lý Quang Diệu đã đưa ra đánh giá thẳng thắn về một số thành viên mới của ASEAN.
Ông Lý nói, Lào chỉ là “tiền đồn của Trung Quốc” và chính trị của Campuchia đã “quá cá nhân hóa” xoay quanh Thủ tướng kỳ cựu Hun Sen.
Ông Lý nói rằng, ASEAN được thành lập vào năm 1967 với tư cách là một chiến lũy chống lại sự lan rộng của chủ nghĩa cộng sản ở châu Á, vì thế vào những năm 1990 khối không nên vội vàng mở rộng ra ngoài 5 thành viên sáng lập, theo nội dung một bức điện ngoại giao được WikiLeaks công bố.
Năm thành viên sáng lập ASEAN mà ông Lý nói tới là: Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore và Thái Lan.
Ông Lý lập luận rằng, trong khi những thành viên mới gia nhập làm “xáo trộn” các giá trị của ASEAN, thì sự trỗi dậy của Trung Quốc đang trở thành một vấn đề lớn. Họ quảng cáo lợi ích từ việc “chia sẻ sự phát triển” của họ để buộc các nước phải lựa chọn trở thành “bạn hay thù”.
Nhiều điểm yếu của ASEAN được ông Lý xác định cách đây 13 năm đã chứng tỏ cố Thủ tướng Singapore là người có tư duy đi trước thời đại. Bởi thực tế cho thấy khi tham vọng của chính quyền Trung Quốc trong khu vực tiếp tục phát triển theo tiên lượng của ông Lý thì căng thẳng giữa các thành viên ASEAN chỉ thêm gia tăng.
Cuối tháng trước, một cựu quan chức cấp cao nổi tiếng của Singapore, ông Bilahari Kausikan, đã khiến các quan chức Campuchia tức giận khi cho rằng nước này và Lào có thể bị loại khỏi ASEAN vì chịu nhận ảnh hưởng của quốc gia ngoài khối, ám chỉ Trung Quốc.
Năm 2012, Campuchia đã có hành động chưa từng có và gây sốc đối với các thành viên ASEAN khi nước này phản đối một tuyên bố chung của khối chỉ vì nó ảnh hưởng tới lợi ích của Bắc Kinh trên Biển Đông.
Theo ông Kausikan, Lào tỏ ra sẵn sàng mềm dẻo hơn thì Thủ tướng Campuchia Hun Sen lại thể hiện rằng ông ta không quan tâm đến lợi ích khu vực.
Nếu Campuchia tiếp tục vượt qua “lằn ranh đỏ” của năm 2012, nước này có thể buộc các đối tác ASEAN phải đưa ra một “quyết định rất cứng rắn”, ông Kausikan dự đoán.
“Nếu bạn muốn trở thành một phần của một tổ chức khu vực, thì bạn không thể hoàn toàn ích kỷ. Sự kiên nhẫn của các thành viên khác không phải là không có giới hạn, và trước nhiều thách thức mà ASEAN đang phải đối mặt, nếu một chi trở nên hoại tử, [thì việc] phải cắt cụt nó có thể là lựa chọn duy nhất để cứu sống [cơ thể]”, ông Kausikan bày tỏ quan điểm.
Trong cuốn sách gần đây của mình, “In the Dragon’s Shadow: Southeast Asia in the Chinese Century” (Dưới bóng Rồng: Đông Nam Á trong kỷ nguyên Trung Quốc), tác giả kiêm nhà báo Sebastian Strangio chỉ ra rằng ảnh hưởng của Trung Quốc đã làm lộ ra những thiếu sót của ASEAN.
Phát biểu với Nikkei Asia, ông Strangio nói rằng nếu xung đột Mỹ-Trung không xảy ra, hiện trạng của ASEAN khó có thể thay đổi nhanh chóng.
Ông Kausikan cho biết ASEAN đã có những thay đổi trong việc biểu quyết sự đồng thuận về vấn đề Biển Đông trong những năm gần đây, từ chỗ nhấn mạnh sự đồng thuận dựa trên tuyệt đối, chuyển sang trạng thái sự đồng thuận sẽ đạt được dựa trên đa số.
ASEAN “đang bắt đầu xác định lại sự đồng thuận để không để một hoặc hai thành viên có quyền phủ quyết”, Kausikan nói. “Đặc biệt là Campuchia nên lưu ý điều này”.
https://vietluan.
Dưới đây chúng tôi xin gửi tới quý độc giả phần chuyển ngữ những nội dung chính của bài viết này.
Trong cuộc gặp gỡ các nhà ngoại giao Hoa Kỳ vào năm 2007, cố thủ tướng Singapore Lý Quang Diệu đã đưa ra đánh giá thẳng thắn về một số thành viên mới của ASEAN.
Ông Lý nói, Lào chỉ là “tiền đồn của Trung Quốc” và chính trị của Campuchia đã “quá cá nhân hóa” xoay quanh Thủ tướng kỳ cựu Hun Sen.
Ông Lý nói rằng, ASEAN được thành lập vào năm 1967 với tư cách là một chiến lũy chống lại sự lan rộng của chủ nghĩa cộng sản ở châu Á, vì thế vào những năm 1990 khối không nên vội vàng mở rộng ra ngoài 5 thành viên sáng lập, theo nội dung một bức điện ngoại giao được WikiLeaks công bố.
Năm thành viên sáng lập ASEAN mà ông Lý nói tới là: Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore và Thái Lan.
Ông Lý lập luận rằng, trong khi những thành viên mới gia nhập làm “xáo trộn” các giá trị của ASEAN, thì sự trỗi dậy của Trung Quốc đang trở thành một vấn đề lớn. Họ quảng cáo lợi ích từ việc “chia sẻ sự phát triển” của họ để buộc các nước phải lựa chọn trở thành “bạn hay thù”.
Nhiều điểm yếu của ASEAN được ông Lý xác định cách đây 13 năm đã chứng tỏ cố Thủ tướng Singapore là người có tư duy đi trước thời đại. Bởi thực tế cho thấy khi tham vọng của chính quyền Trung Quốc trong khu vực tiếp tục phát triển theo tiên lượng của ông Lý thì căng thẳng giữa các thành viên ASEAN chỉ thêm gia tăng.
Cuối tháng trước, một cựu quan chức cấp cao nổi tiếng của Singapore, ông Bilahari Kausikan, đã khiến các quan chức Campuchia tức giận khi cho rằng nước này và Lào có thể bị loại khỏi ASEAN vì chịu nhận ảnh hưởng của quốc gia ngoài khối, ám chỉ Trung Quốc.
Năm 2012, Campuchia đã có hành động chưa từng có và gây sốc đối với các thành viên ASEAN khi nước này phản đối một tuyên bố chung của khối chỉ vì nó ảnh hưởng tới lợi ích của Bắc Kinh trên Biển Đông.
Theo ông Kausikan, Lào tỏ ra sẵn sàng mềm dẻo hơn thì Thủ tướng Campuchia Hun Sen lại thể hiện rằng ông ta không quan tâm đến lợi ích khu vực.
Nếu Campuchia tiếp tục vượt qua “lằn ranh đỏ” của năm 2012, nước này có thể buộc các đối tác ASEAN phải đưa ra một “quyết định rất cứng rắn”, ông Kausikan dự đoán.
“Nếu bạn muốn trở thành một phần của một tổ chức khu vực, thì bạn không thể hoàn toàn ích kỷ. Sự kiên nhẫn của các thành viên khác không phải là không có giới hạn, và trước nhiều thách thức mà ASEAN đang phải đối mặt, nếu một chi trở nên hoại tử, [thì việc] phải cắt cụt nó có thể là lựa chọn duy nhất để cứu sống [cơ thể]”, ông Kausikan bày tỏ quan điểm.
Trong cuốn sách gần đây của mình, “In the Dragon’s Shadow: Southeast Asia in the Chinese Century” (Dưới bóng Rồng: Đông Nam Á trong kỷ nguyên Trung Quốc), tác giả kiêm nhà báo Sebastian Strangio chỉ ra rằng ảnh hưởng của Trung Quốc đã làm lộ ra những thiếu sót của ASEAN.
Phát biểu với Nikkei Asia, ông Strangio nói rằng nếu xung đột Mỹ-Trung không xảy ra, hiện trạng của ASEAN khó có thể thay đổi nhanh chóng.
Ông Kausikan cho biết ASEAN đã có những thay đổi trong việc biểu quyết sự đồng thuận về vấn đề Biển Đông trong những năm gần đây, từ chỗ nhấn mạnh sự đồng thuận dựa trên tuyệt đối, chuyển sang trạng thái sự đồng thuận sẽ đạt được dựa trên đa số.
ASEAN “đang bắt đầu xác định lại sự đồng thuận để không để một hoặc hai thành viên có quyền phủ quyết”, Kausikan nói. “Đặc biệt là Campuchia nên lưu ý điều này”.
https://vietluan.
Không có nhận xét nào