Header Ads

  • Breaking News

    Các cổ phiếu công nghệ kéo thị trường đi xuống, phải chăng Big Tech lo sợ khả năng cao ông Trump sẽ đắc cử?

    Thị trường cổ phiếu, đặc biệt là cổ phiếu công nghệ đã trải qua một tuần giảm quá “tiêu điều” ngay trước bầu cử. Phải chăng khả năng thắng cử của ông Trump đang tăng cao, các ông lớn công nghệ (Big tech) lo sợ nên đã kéo cả thị trường đi xuống?


    Thị trường đóng cửa: Cổ phiếu sụt giảm hôm thứ Sáu (30/10) khi thị trường ghi nhận tuần tồi tệ nhất kể từ tháng 3/2020. Chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones giảm 157 điểm, tương đương 0,59%.

    Công ty công nghệ kéo cổ phiếu xuống thấp hơn, trong đó Twitter là cổ phiếu giảm nhiều nhất, kết thúc phiên giảm 21,11% ở mức 4,36 USD.

    Cổ phiếu công nghệ khiến thị trường giảm điểm hôm thứ Sáu (30/10) khi các nhà đầu tư trải qua một đợt sụt giảm thu nhập từ 5 công ty lớn nhất thế giới.

    Cổ phiếu FAANG kéo thị trường đi xuống

    Twitter đang chịu ảnh hưởng lớn nhất, giảm gần 20% vào cuối tháng 9/2020 sau nhiều quý tăng liên tiếp. Trong báo cáo thu nhập chiều thứ Năm (29/10), công ty do Jack Dorsey lãnh đạo cũng đã cảnh báo về chi phí và lưu ý rằng khó có thể dự đoán các nhà quảng cáo sẽ phản ứng như thế nào với cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ sắp diễn ra vào thứ Ba (3/11) tới.

    Facebook, Apple và Amazon cũng đang có giao dịch thấp hơn, giảm 5% đến 6%.

    Alphabet - công ty mẹ của Google là điểm sáng duy nhất trong nhóm, tăng khoảng 4% nhờ sự phục hồi vững chắc trong lĩnh vực tìm kiếm và quảng cáo, bao gồm cả sự tăng trưởng ấn tượng tại YouTube.

    Facebook đã “thổi bay” doanh số bán quảng cáo (tăng 22% so với cùng kỳ năm ngoái) nhưng đã báo cáo lượng người dùng đang giảm nhẹ ở Bắc Mỹ trong quý III/2020 so với quý II/2020.

    Giám đốc điều hành Mark Zuckerberg đã cảnh báo nhiều tháng trước rằng gã khổng lồ truyền thông mạng xã hội này có thể có độ tương tác ở mức trung bình khi đại dịch rút lui.

    DJIA giảm 360 điểm; tương đương 1,36%. S&P 500 và Nasdaq chuyên về công nghệ giảm thấp hơn lần lượt 1,41% và 2,48%.

    “Tóm lại, những mong mỏi từ phố Wall và toàn thị trường - là hy vọng vào kết quả vượt trội từ các công ty công nghệ hàng đầu, với Apple và Amazon đang dẫn đầu - cuối cùng đã thất vọng với việc cổ phiếu công nghệ bán tháo sáng nay theo bản tin”, nhà phân tích Dan Ives của Wedbush Securities cho biết trong một ghi chú hôm thứ Sáu (30/10).

    Nhưng ông và những người khác nhận thấy các con số nhìn chung khá vững chắc và phản ứng của thị trường đã quá nhanh - đặc biệt là trong trường hợp của Apple, ông Ives nói.

    Gã khổng lồ công nghệ đang bị trừng phạt này có doanh số bán phần mềm iPhone giảm so với năm ngoái. Ông Ives cho rằng điều đó là do việc ra mắt chậm trễ của iPhone mới nhất - iPhone 12 - chậm hơn bình thường từ 4 đến 6 tuần trong năm nay. Khách hàng đành phải tạm dừng mua nhưng việc đặt hàng trước nhiều gấp đôi so với iPhone 11 một năm trước.

    Trên Twitter, nhà phân tích Jason Helfstein của Oppenheimer cho biết hôm thứ Sáu (30/10): “Chúng tôi sẽ tận dụng sự thoái lui cổ phiếu của Twitter TWTR để thêm vào các vị trí”.

    Ông đã tăng mục tiêu giá của cổ phiếu từ 46 USD lên 55 USD và nhắc lại về một xếp hạng "trội hơn". Cổ phiếu đang trao tay hôm qua ở mức khoảng 41 USD.

    Tại Amazon, dường như có những lo ngại về các chi phí liên quan đến đại dịch viêm phổi Vũ Hán và sự thiếu hụt rõ ràng về doanh số bán hàng chủ chốt trong dịp lễ sắp tới.

    Đợt bán tháo cổ phiếu công nghệ hôm thứ Sáu (30/10) thậm chí còn kéo theo cả Netflix, bất chấp tin tức về việc tăng giá hôm thứ Năm (29/10) khiến Phố Wall hoan nghênh. Đây cũng là một cổ phiếu FAANG (Facebook, Apple, Amazon, Netflix và Google) và giảm 5%.

    Thị trường chứng khoán toàn cầu lao dốc vì COVID-19 trỗi dậy

    Thị trường chứng khoán Mỹ, châu Âu, châu Á - Thái Bình Dương vào cuối ngày 28/10 và sáng ngày 29/10 đều chứng kiến sự lao dốc của giá cổ phiếu. Nhà đầu tư lo ngại sự bùng phát của dịch COVID-19 và ảnh hưởng của nó đến kinh tế toàn cầu.


    Ngày 30/10 vừa qua đang khép lại một tuần rất khó khăn đối với chứng khoán - vốn đã đạt mức cao nhất trong một thời gian - trong bối cảnh các thị trường toàn cầu lo lắng về việc tăng đột ngột của các ca nhiễm virus Corona Vũ Hán.

    Theo CNBC, chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones giảm 943,24 điểm; tương ứng với 3,4% và đây là phiên giảm âm thứ tư liên tiếp của sàn giao dịch này.

    Chỉ số S&P 500, chỉ số đo lường vốn hóa thị trường của 500 công ty giao dịch công khai lớn nhất ở Mỹ giảm 3,5%; tương ứng với 119,65 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite, chỉ số tổng hợp cấu thành của toàn bộ chỉ số giá cổ phiếu của các công ty được niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán Nasdaq giảm 3,7%; tương đương 426,48 điểm.

    Sắc đỏ là màu chủ đạo ở tất cả các thị trường lớn ở châu Âu. Chỉ số Dax của Đức giảm 4,2%; xuống mức thấp nhất kể từ cuối tháng 5-2020. Chỉ số CAC 40 của Pháp giảm 3,4%. Chỉ số FTSE 100 ở London giảm 2,6%.

    Những phong tỏa đã được áp dụng lại ở các quốc gia châu Âu lớn như Đức, Ý và Pháp. Các trường hợp nhiễm virus báo cáo hàng ngày ở Hoa Kỳ đạt mức cao kỷ lục vào thứ Năm (29/10) với các chuyên gia cảnh báo rằng tỷ lệ tử vong có thể tăng gấp 3 lần vào giữa tháng Giêng.

    Có 88.521 trường hợp nhiễm virus Corona Vũ Hán mới được báo cáo ở Hoa Kỳ vào thứ Năm, theo dữ liệu từ Đại học Johns Hopkins do CNN đưa tin - nhiều hơn 9.540 trường hợp so với thứ Tư (28/10).

    Thủy Tiên



    Không có nhận xét nào